Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Tin tức

Có lẽ đây vẫn là chủ đề nóng và gây thắc mắc cho rất nhiều người, bởi ai một lần trong đời cũng sẽ thực hiện công chứng, chứng thực các loại giấy tờ cho bản thân mình.

Trên thực tế, tùy theo tính chất của các loại bản sao y (bản sao được chứng thực) mà chia thành 2 loại thời hạn khác nhau.

Loại 1: Bản sao y có thời hạn vô hạn

Đó là bản sao y của các loại giấy tờ mang tính chất ổn định như bằng tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng…

Loại 2: Bản sao y có thời hạn hữu hạn (thông thường là 03 tháng hoặc 06 tháng)

Đó là bản sao y của các loại giấy tờ có thể thay đổi, tùy biến các thông tin trong đó, chẳng hạn như Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân…

Vấn đề này hoàn toàn không được quy định trong bất kỳ văn bản nào liên quan đến công chứng, chứng thực như Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP…

Việc phân chia như trên xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và ý nghĩa của việc công chứng, chứng thực, cho nên giữa cơ quan thực hiện công chứng, chứng thực với người dân tự ngầm hiểu, chấp nhận.

Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015) được tách ra từ khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội “Giết người”

“Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Tại Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29-11-1986, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:

“Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ (khoản 3).

– Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là tội phạm. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đảng (theo Điều 102).

Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo khoản 3 Điều 101. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết”.

Mặc dù Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP nêu trên là văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào khác có nội dung hướng dẫn mới về quy định này

Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao động, xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức không thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng thông thường.

  Đình công là sự ngừng việc của tập thể lao động. Ngừng việc nói ở đây là sự đơn phương ngừng hẳn công việc đang làm bình thường theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động.

–    Đình công là hình thức đấu tranh có tổ chức. Tính tổ chức trong đình công thể hiện ở chỗ: việc quyết định đình công, thủ tục chuẩn bị đình công, tiến hành đình công, giải quyết đình công đều do đại diện của tập thể lao động và công đoàn tiến hành. Ngoài tổ chức công đoàn, không ai có quyền đứng ra tổ chức đình công.

–    Việc đình công chỉ tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp.

Giới hạn phạm vi đình công trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp xuất phát từ phạm vi và nội dung của tranh chấp lao động tập thể. Nếu trong vụ tranh chấp mà một bên là tập thể lao động

của cả doanh nghiệp thì có thể tất cả người lao động trong doanh nghiệp ngừng việc để đình công.

Nếu là tranh chấp giữa tập thể lao động thuộc bộ phận của doanh nghiệp thì đình công chỉ được tiến hành trong phạm vi bộ phận đó.

Sự tham gia hưởng ứng của những người khác không có liên quan đến tranh chấp lao động tập thể, không thuộc tập thể lao động có tranh chấp thì đều là bất hợp pháp.

Khi tham gia đình công, người lao động có thể bị phạt vi phạm hành chính, nếu có những hành vi sau và mức phạt cụ thể :

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi người lao động có hành vi sau đây:

– Tham gia đình công sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tạm hoãn hoặc ngừng cuộc đình công quy định tại Điều 175 hoặc tham gia cuộc đình công quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 176 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc hoặc kích động người khác đình công quy định tại khoản 2 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
  2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công quy định tại khoản 1 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

Thời gian qua, vấn đề nổi cổm hiện lên là các quyết định hành chính về quản lý đất đai được ban hành, nhưng không được sự đồng thuận của người dân, tạo nên những bức xúc, dẫn đến tình trạng xung đột, người dân đi kiện tụng, nhưng không phải trường hợp nào cũng được tòa án thụ lý và giải quyết, có những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện, cụ thể : 

mau-don-khoi-kien-ly-hon

Toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:

–  Người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

–  Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng.

– Không đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định.

– Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

– Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn ba ngày (03) làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

+  Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện.

+  Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

Câu hỏi gửi luật sư

1- Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến xe container (xe đầu kéo) làm chết người. Vậy xin hỏi luật sư, luật pháp quy định như thế nào về việc đào tạo bằng FC lái xe container?

2- Luật sư có thể cho biết, việc tuyển dụng giáo viên cũng như học viên phải tuân theo quy định nào? Ví dụ: thời gian lái xe, tuổi tác, bằng cấp…

3- Luật sư có thể cho biết, việc đăng kiểm xe ô tô, đặc biệt là xe container theo quy định như hiện nay đã đảm bảo an toàn chưa? Hay cần phải thu hẹp thời gian đăng kiểm và siết chặt các bước kiểm tra như hiện nay?

4- Thưa luật sư, việc để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trách nhiệm của người lái xe trước pháp luật ra sao?

Trả lời:

1, 2- Không giống như học lái xe máy hoặc các loại xe con bình thường, việc trở thành tài xế Container phải trải qua một quá trình cần thời gian và kinh nghiệm

Trước đây khi Luật giao thông đường bộ chưa sửa đổi thì không phân biệt giữa bằng C và bằng FC nhưng bắt đầu từ ngày 1/7/2009 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe Container, xe kéo theo Romooc phải có giấy phép lái xe hạng FC. Để có thể lấy được bằng FC tài xế cần có (căn cứ theo các Điều 59, 60, 61 Luật giao thông đường bộ 2008):

  1. Phải đủ từ 24 tuổi trở lên.
  2. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam có điều kiện sức khỏe (Không bị các loại bệnh, tật theo quy định của Bộ Y tế) và trình độ văn hóa theo quy định (Tốt nghiệp THCS trở lên).
  3. Phải có GPLX hạng C, D hoặc E có thời gian hành nghề lái xe từ 1 năm trở lên và có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
  4. Phải tham gia kỳ thi sát hạch nâng hạng GPLX FC theo quy định.

Tùy vào từng trường hợp có thâm niên và số Km lái xe an toàn khác nhau mà việc thi lấy bằng FC sẽ được miễn một số phần thi. Cụ thể:

– Các tài xế đã có bằng lái xe hạng C, D, E và có đủ thâm niên cũng như số kilômét lái xe an toàn theo quy định (3 năm và 50.000km lái xe an toàn), có thời gian liên tục điều khiển ô tô đầu kéo đủ 2 năm trở lên, được miễn tham gia khóa học lái xe phần lý thuyết tại các cơ sở đào tạo lái xe tại các quận huyện của Tp.HCM, miễn sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lái xe trên đường. Thế nhưng, đối tượng này phải dự sát hạch thực hành lái xe trong hình theo nội dung quy trình sát hạch lái xe FC.

– Các lái xe có bằng lái C, D, E có đủ thâm niên và số kilômét lái xe an toàn theo quy định (3 năm và 50.000km lái xe an toàn), nhưng thời gian liên tục lái ô tô đầu kéo chỉ từ 1 năm đến dưới 2 năm, được miễn học lý thuyết tại các cơ sở đào tạo lái xe nhưng phải tham dự sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe theo nội dung, quy trình sát hạch lái xe hạng FC.

– Các lái xe có giấy phép lái xe hạng C, D, E có đủ thâm niên và số kilômét lái xe an toàn nhưng có thời gian liên tục lái ô tô đầu kéo dưới 1 năm, được miễn học thực hành, nhưng phải học lý thuyết tại cơ sở đào tạo lái xe và phải tham dự sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe theo nội dung, quy trình sát hạch lái xe hạng FC.

– Các lái xe có giấy phép lái xe hạng C, D, E nhưng chưa đủ thâm niên và số kilômét lái xe an toàn theo quy định, hiện đang lái ô tô đầu kéo phải tham gia học lý thuyết, thực hành tại cơ sở dạy lái xe cũng như phải thi sát hạch hai nội dung này.

3- Đăng kiểm là thủ tục bắt buộc để đảm bảo an toàn & bảo vệ môi trường khi các phương tiện tham gia giao thông. Nếu phương tiện quá hạn đăng kiểm khi lưu thông thì mức độ rủi ro và ô nhiễm môi trường sẽ tăng cao vừa mất mỹ quan, vừa thiếu an toàn.

Về vấn đề đăng kiểm xe container, tại phục lục II quy định về chu kỳ kiểm được ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì quy định rằng:

– Đối với ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm thì lần kiểm định đầu tiên là 24 tháng/ lần còn các lần kiểm định tiếp theo cách nhau định kỳ là 12 tháng/ lần.

– Đối với ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm thì chu kỳ kiểm định là 6 tháng/ lần.

Thời hạn đăng kiểm xe đang là vấn đề gây tranh cãi khi mà số ít cho rằng việc kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần là cần thiết để đảm bảo an toàn khi vận hành thì phần đông đều nhận định quy định này đang gây phiền hà, tốn kém cho người dân với những lý do:

Thứ nhất, hệ thống đường sá tại Việt Nam đã được cải thiện, các xe cá nhân thường dùng để chở gia đình, có xe 7 năm vẫn chưa đi hết số km bảo hành. Chủ xe luôn bảo dưỡng định kỳ, ít hỏng hóc.

Thứ hai, hoạt động đăng kiểm tại Việt Nam chưa nghiêm túc, nảy sinh nhiều tiêu cực. Do đó có đăng kiểm nhiều thì chất lượng đăng kiểm vẫn không thực chất. Chu kỳ kiểm định ngắn sẽ tạo điều kiện cho tham ô, nhũng nhiễu, gây tốn kém thời gian, tiền bạc cho người dân.

Mức phí kiểm định hiện tại từ 180.000 – 560.000 đồng/lần.

Thứ ba, tại các quốc gia khác, chu kỳ kiểm định định kỳ đối với các xe cá nhân có niên hạn từ 7-12 năm vẫn phổ biến 1 năm/lần. Do đó, nếu áp dụng, Việt Nam cũng nên nới hạn đăng kiểm từ 12-18 tháng/lần.

Thứ tư, nên bỏ quy định về thời gian đăng kiểm và thay bằng đăng kiểm qua số lượng km. Vì trên thực tế có những xe chạy 1 tháng đã bằng xe khác chạy cả năm.

Căn cứ những lý do trên, quan điểm của Luật sư cho rằng việc siết chặt đăng kiểm là không cần thiết, quan trọng hơn hết là ý thức của mọi người người khi tham gia giao thông.

4- Trường hợp để xảy ra tai nạn nghiêm trọng khi tham gia giao thông thì người lái xe ngoài việc phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì cũng có thể bị xử lý hình sự. Tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 quy định: Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với mức hình phạt là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Công ty Luật Minh Bạch

Đây là nội dung mà dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được công bố vào ngày 21/4/2017. Theo đó tại Điều 73 của dự thảo này quy định 2 phương án có thể áp dụng đối với người lao động khi làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm.

Quy định về việc tiền làm thêm giờ, ban đêm hiện có hiệu lực tại điều 97 Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Phương án thứ nhất theo dự thảo với quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012. Phương án thứ nhất có tăng lương cho người lao động khi làm thêm giờ vào ban đêm từ ít nhất 20% lên 50%.

“Điều 73. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Phương án 1:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả tiền lương làm thêm giờ tính theo tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 30% tiền lương của giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động còn được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 50% tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.”

Còn tại phương án thứ hai theo dự thảo Bộ luật Lao động thì việc tăng lương được tính theo giờ. Cụ thể:

“Phương án 2:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả tiền lương làm thêm giờ tính theo tiền lương giờ làm việc bình thường như sau:

a) Vào ngày thường: ít nhất bằng 150% cho giờ làm thêm đầu tiên, 200% cho các giờ làm thêm tiếp theo.

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần: ít nhất bằng 200% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 300% cho các giờ làm thêm tiếp theo;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 400% cho các giờ làm thêm tiếp theo.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động còn được trả thêm mỗi giờ ít nhất bằng 50% tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn vào ban ngày.”

Công ty Luật Minh Bạch

Hôm nay (20/4), tại TP.HCM diễn ra hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM.

Việc phát triển vận tải hành khách công cộng gắn với lộ trình hạn chế xe cá nhân

Hôm nay (20/4), tại TP.HCM diễn ra hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và giải pháp (Liên hiệp các Hội KH&KT TP phối hợp với Sở GTVT TP HCM tổ chức). Hội thảo sẽ có nhiều ý kiến của các chuyên gia uy tín về việc TP HCM cần có lộ trình hạn chế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy tham gia giao thông đô thị.

Xe máy, thủ phạm kẹt xe và TNGT

Theo PGS.TS. Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TP.HCM), hiện TP.HCM có khoảng 7,5 triệu xe gắn máy, tăng gần 2 triệu so năm 2011. Vào giờ cao điểm, lượng xe gắn máy lên tới 11.000 xe/giờ, chiếm 93% tổng lưu lượng các loại xe. Trung bình TP có 910 xe máy/1.000 dân, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Xe máy đang gây ra kẹt xe, TNGT (số vụ TNGT do xe máy chiếm 71%). Do vậy, xe máy không được xem là loại hình giao thông cá nhân mà cần phải hạn chế xuống dưới 40%.

“Tuy nhiên, chúng ta không thể hạn chế xe máy nếu người dân không có phương tiện thay thế và không gì khác phải là hệ thống giao thông công cộng. Bởi vậy, việc phát triển giao thông công cộng (GTCC) phải đi trước một bước và có cách hợp lý”, PGS. Mai nói và chỉ ra nhiều giải pháp hạn chế xe máy như: Tổ chức quản lý các loại xe máy đăng ký mới thông qua giấy chứng nhận quyền mua xe, phí lưu hành xe, phí kẹt xe tùy thuộc vào phạm vi khu vực, càng vào trung tâm TP, xe máy càng phải đóng tiền giữ xe cao, phí ô nhiễm môi trường…

“Trong điều kiện tài chính yếu như Việt Nam, giải pháp xe buýt và xe buýt nhanh BRT là phù hợp nhất”, PGS. Mai nói thêm.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Bích Hằng, Trường ĐH GTVT – Phân hiệu  TP.HCM 2 nhận định, TP đang có những định hướng sai trong việc quản lý chỗ đậu xe. TP đang tập trung tăng cung bãi đậu xe, trong khi trên thế giới để kiểm soát xe cá nhân đã áp dụng quy định về số chỗ đỗ xe tối đa được phép cung cấp. Tăng cung tất yếu sẽ dẫn đến tăng cầu, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện cá nhân khi điều kiện đậu xe quá thuận lợi. TP có xu hướng coi đậu xe như một dịch vụ xã hội, cho người sử dụng miễn phí, giá thấp.

“Đây là quan điểm đi ngược lại mục tiêu khuyến khích phát triển giao thông công cộng. Đã đến lúc phải xác định lại đối tượng phục vụ của hệ thống giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân không phải để lưu thông phương tiện giao thông. Cần chuyển từ tăng cung hạ tầng giao thông sang quản lý nhu cầu đi lại của người dân”, TS. Hằng nói.

Cần có lộ trình hạn chế xe máy

Theo ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM, phát triển vận tải công cộng phải đi trước một bước rồi mới hạn chế xe cá nhân. Kinh nghiệm ở Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy, họ có cả một hệ thống công cộng đầy đủ như metro, BRT, xe buýt nhưng xe máy cũng chỉ dưới 1 triệu và họ vẫn quyết tâm thực hiện từng bước: Từ hạn chế đến cấm và cuối cùng là tiêu hủy cả những xe 2 bánh không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, theo một lộ trình dài 16 năm.

Để hạn chế xe cá nhân, theo ông Tính cần áp dụng các xe biển số chẵn lẻ lưu thông ngày chẵn, lẻ và ngược lại. Thu phí cá nhân vào các điểm kẹt xe, thu phí cao chỗ đỗ xe dành cho xe cá nhân trong khu vực trung tâm, phí môi trường… Những xe máy đã quá niên hạn sử dụng, cũ nát cần thu hồi và loại bỏ.

Cùng quan điểm, TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia kinh tế cho rằng, cần hạn chế và tiến tới loại bỏ xe máy, nhanh chóng lấy xe buýt thay xe máy trên toàn thành phố; Từng bước lấy mạng lưới giao thông công cộng cao tốc thay xe buýt trên một số tuyến trục theo khả năng tài chính. Không ít thành phố ở Trung Quốc đã cấm xe máy khi còn chưa có mạng lưới giao thông này, hay nhiều TP ở châu Âu cũng không có xe máy.

Theo TS. Nam, đối với xe máy cần có lộ trình hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn ra khỏi giao thông đô thị. Trên cơ sở đó xây dựng đề án chi tiết và lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt. Nếu lấy xe buýt là phương tiện giao thông công cộng chủ lực, thì lộ trình loại bỏ xe gắn máy tối đa là 15 năm. “Cần quy hoạch phát triển mạng xe buýt của TP.HCM cho 20-30 năm tới.Một mạng lưới xe buýt hiệu quả cần cho phép người dân có khoảng cách đi bộ phổ biến giữa nhà và điểm đỗ buýt, giữa điểm đỗ buýt và nơi cần đến dưới 1km”, TS. Nam nói.

Đối với người dân sống trong ngõ hẻm, theo TS. Lương Hoài Nam, có thể khai thác loại xe buýt nhỏ (minibus), tuk-tuk… Các trạm trung chuyển nên xây ở các vị trí cạnh bến MRT trong tương lai. Đối với TP.HCM không nên phát triển mô hình BRT cửa trái, chạy làn đường ngoài cùng như Hà Nội đã triển khai mà nên lấy làn đường trong cùng sát vỉa hè làm làn buýt giống như các nước ở châu Âu. Ngoài ra các doanh nghiệp xe buýt cần điều hành tốt, quản lý chuyên nghiệp…

Đỗ Loan

Theo Báo Giao thông

Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP và 158/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 5/5, trong đó có một số điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông hoặc quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

Nghị định này cũng quy định mức xử phạt vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng với một trong các hành vi: bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; không có nhà vệ sinh hoặc có nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn.

treo-co-to-quoc-dung-quy-cach-2

– Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi: treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội; lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Công ty Luật Minh Bạch

Căn cứ theo Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012, tại điều 56 của Luật này có quy định cụ thể:

“Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.”

dieu-khien-xe-dap-may-dien-vi-pham-van-con-ngo-ngac-4-1253-1347

Theo quy định trên thì các hành vi vi phạm dưới 250.000 đồng sẽ được nộp phạt trực tiếp. Như vậy, theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì những lỗi vi phạm đối với phương tiện giao thông đường bộ dưới 250.000 đồng có 57 lỗi được quy định cụ thể đối với ô tô, xe máy và xe thô sơ, cụ thể được liệt kê sau đây:

STT Hành vi Phương tiện vi phạm Mức phạt tiền Căn cứ pháp lý

(Nghị định 46)

01 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm a Khoản 1 Điều 5
Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm a Khoản 1 Điều 6
Xe đạp, xe đạp máy Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng Điểm c Khoản 1 Điều 8
02 Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm b Khoản 1 Điều 5
Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm d Khoản 1 Điều 6
03 Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm c Khoản 1 Điều 5
Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm đ Khoản 1 Điều 6
04 Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm g Khoản 1 Điều 5
Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm c Khoản 1 Điều 6
05 Dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm d Khoản 1 Điều 5
06 Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm đ Khoản 1 Điều 5
07 Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm e Khoản 1 Điều 5
08 Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm h Khoản 1 Điều 5
09 Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau mà không phải là xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm i Khoản 1 Điều 5
10 Không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm k Khoản 1 Điều 5
11 Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy Ô tô Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm l Khoản 1 Điều 5
12 Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm b Khoản 1 Điều 6
13 Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước Xe mô tô Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm e Khoản 1 Điều 6
14 Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm g Khoản 1 Điều 6
15 Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm h Khoản 1 Điều 6
16 Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm i Khoản 1 Điều 6
17 Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm a Khoản 2 Điều 6
18 Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm b Khoản 2 Điều 6
19 Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm c Khoản 2 Điều 6
20 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm d Khoản 2 Điều 6
21 Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm đ Khoản 2 Điều 6
22 Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm e Khoản 2 Điều 6
23 Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm g Khoản 2 Điều 6
24 Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm h Khoản 2 Điều 6
25 Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm a Khoản 3 Điều 6
Xe đạp, xe đạp máy Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng Điểm đ Khoản 1 Điều 8
26 Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm b Khoản 3 Điều 6
27 Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm d Khoản 3 Điều 6
28 Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm đ Khoản 3 Điều 6
29 Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm e Khoản 3 Điều 6
30 Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm g Khoản 3 Điều 6
31 Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm h Khoản 3 Điều 6
32 Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm i Khoản 3 Điều 6
Xe đạp máy Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm d Khoản 4 Điều 8
33 Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm k Khoản 3 Điều 6
34 Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm l Khoản 3 Điều 6
35 Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm n Khoản 3 Điều 6
36 Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đang điều khiển xe, trừ thiết bị trợ thính Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm o Khoản 3 Điều 6
37 Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định Xe đạp, xe đạp máy Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng Điểm a Khoản 1 Điều 8
38 Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước Xe đạp, xe đạp máy Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng Điểm b Khoản 1 Điều 8
39 Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép Xe đạp, xe đạp máy Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng Điểm d Khoản 1 Điều 8
40 Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ Xe đạp, xe đạp máy Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng Điểm e Khoản 1 Điều 8
41 Đi dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên Xe đạp, xe đạp máy Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng Điểm g Khoản 1 Điều 8
42 Sử dụng ô (dù), điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) Xe đạp, xe đạp máy Từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng Điểm h Khoản 1 Điều 8
43 Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông Xe đạp, xe đạp máy Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm a Khoản 2 Điều 8
44 Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt Xe đạp, xe đạp máy Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm b Khoản 2 Điều 8
45 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên Xe đạp, xe đạp máy Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm c Khoản 2 Điều 8
46 Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông Xe đạp, xe đạp máy Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm d Khoản 2 Điều 8
47 Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau Xe đạp, xe đạp máy Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm đ Khoản 2 Điều 8
48 Chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu Xe đạp, xe đạp máy Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm e Khoản 2 Điều 8
49 Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển Xe đạp, xe đạp máy Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm g Khoản 2 Điều 8
50 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông Xe đạp, xe đạp máy Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Điểm h Khoản 2 Điều 8
51 Buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy Xe đạp, xe đạp máy Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm a Khoản 3 Điều 8
52 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông Xe đạp, xe đạp máy Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm b Khoản 3 Điều 8
53 Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác Xe đạp, xe đạp máy Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Điểm c Khoản 3 Điều 8
54 Lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường Xe đạp, xe đạp máy Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm a Khoản 4 Điều 8
55 Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy Xe đạp, xe đạp máy Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm b Khoản 4 Điều 8
56 Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn Xe đạp, xe đạp máy Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm c Khoản 4 Điều 8
57 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” Xe đạp, xe đạp máy Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Điểm e Khoản 4 Điều 8

(nguồn: thuvienphapluat.vn)

Công ty Luật Minh Bạch

Kiểm soát đặc biệt là gì?

tcnh

Theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước 2010, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Thông tư 07/2013 cho biết “Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.”

Kiểm soát đặc biệt xảy ra trong trường hợp nào?

Một tổ chức tín dụng khi không đáp ứng được khả năng hoạt động cụ thể khi mà tổ chức tín dụng đó:

– Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

– Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

– Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

– Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Như vậy có năm trường hợp mà tổ chức tín dụng có thể bị đặt dưới tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và khi một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt, sẽ có một đội ngũ được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm soát được gọi là Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm những cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng và cán bộ của tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát đó, sẽ có các điều kiện yêu cầu đối với các cá nhân là Trưởng ban kiểm soát đặc biệt và cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt. về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát đặc biệt này sẽ giám sát, xem xét về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng,..

Các hình thức kiểm soát đặc biệt

Có hai hình thức kiểm soát đặc biệt mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra đối với một tổ chức tín dụng, căn cứ tùy theo  thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật mà tổ chức tín dụng đó mà Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định biện pháp Giám sát đặc biệt là “mức kiểm soát thấp” hoặc Kiểm soát toàn diện là “mức kiểm soát cao”. Theo đó:

– Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

– Kiểm soát toàn diện là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

Về thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng này không có một mốc cố định sẵn mà tùy vào mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong Quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới các cơ quan tổ chức có liên quan.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt này có thể được gia hạn trong vòng 30 ngày trước khi hết thời hạn chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có triển vọng phục hồi hoạt động bình thường hoặc tổ chức tín dụng cần có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng không được gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ phải chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

Chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

giao-dich-vien-600x4001

Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:

– Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;

– Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;

– Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán. Khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ có yêu cầu mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Hậu kiểm soát đặc biệt, hồi sinh hay biến mất?

ngan-hang

Trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam, đã không ít trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào diện này. Nhiều ngân hàng đã trở lại sau giai đoạn khó. Điền hình là trường hợp của Eximbank, ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, đã có thời điểm ôm khối nợ xấu cả nghìn tỷ đồng, chiếm gần 65% tổng dư nợ do liên quan đến một vụ án kinh tế.

Năm 1997, Eximbank thực sự rơi vào bế tắc và đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Khi đó NHNN đã phải đưa Vietcombank vào quản lý. Mặc dù trong thực tế, Nhà nước không bỏ một đồng nào vào Eximbank nhưng ngân hàng này đã hồi sinh, nhiều năm sau đó tăng trưởng vượt bậc.

Những cái tên khác cũng đã từng kinh qua một thời gian khó nhưng đã hồi sinh và “sống khỏe” như VPBank (2002), Maritime Bank (2001), thậm chí cả ngân hàng lớn như VietinBank (đầu năm 2001, Incombank, tên cũ của VietinBank đã rơi vào tình trạng phá sản về mặt kỹ thuật).

Dù vậy, trong quá trình tái cơ cấu cũng có những cái tên đã biến mất sau khi bị đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt” mà không thể khắc phục được hậu quả như Ngân hàng Việt Hoa, Nam Đô, Vũng Tàu, Châu Á Thái Bình Dương.

Công ty Luật Minh Bạch

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật