Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 121 Bộ luật dân sự 2015

Điều 121. Giải thích giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.

2. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 208 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu chung

Điều 208. Xác lập quyền sở hữu chung

Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thiếu tá, Đại úy quân đội có thể được bố trí căn hộ đến 70m2

Đây là quy định tại Thông tư 68/2017/TT-BQP về hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được ban hành ngày 01/4/2017. Cụ thể:

Cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương có thể được bố trí cho thuê:

– Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị có diện tích sử dụng từ 60m2 đến 70m2; hoặc

– Căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn có diện tích sử dụng từ 55m2 đến 65m2.

Điều kiện để các cán bộ này được thuê nhà ở công vụ gồm:

– Có nhu cầu thuê;

– Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền;

– Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà của mình tại nơi công tác nhưng diện tích bình quân trong HGĐ dưới 15m2sàn/người;

– Không thuộc diện phải ở doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thông tư 68/2017/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 16/5/2017 và thay thế Thông tư 03/2010/TT-BQP .

Hợp đồng thuê nhà ở công vụ đã ký trước ngày 16/5/2017 thì thực hiện đến hết thời hạn của Hợp đồng.

Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Vấn nạn “cát tặc” -Chế tài xử lý chưa nghiêm?

Vụ việc

Theo phản ánh của người dân Hải Dương, tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra khoảng 5 năm trở lại đây và có diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Chính quyền địa phương bộc lộ rõ sự bất lực. Của đau con xót, người dân đã thành lập các đội tự bảo vệ đất đai trước hoạt động cát tặc. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động tự phát này không được như kỳ vọng và người dân đành chấp nhận chuyển nhượng diện tích đất cho DN với cái giá rẻ như cho không.

Trong quá trình tác nghiệp tại Hải Dương và một số địa phương có tình trạng cát tặc, hầu hết chính quyền và ngành chức năng tại các đây đều kêu ca về chế tài xử lý cát tặc chưa đủ mạnh. Liệu đây có phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc không xử lý triệt để vấn nạn “cát tặc” hay không?

agb

Ảnh minh họa

Luật sư Trần Tuấn Anh (giám đốc công ty Luật Minh Bạch) nhận định:

“Tôi” cho rằng đây là lý do không chính đáng, bởi đúng là pháp luật hiện nay, mức phạt đối với hành vi khai thác cát trái phép có thể ở mức khá nhẹ là từ 50-70 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm. Tuy nhiên, bên cạnh hình thức xử phạt bằng tiền thì đối tượng khai thác cát trái phép còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn.

Như vậy, nếu các cấp chính quyền địa phương thực hiện quyết liệt, đúng pháp luật thì cát tặc làm gì có cơ hội để hoành hành. Không lẽ cứ sau mỗi lần vi phạm, bị phạt tiền, bị tịch thu công cụ, phương tiện, bị buộc thực hiện việc phục hồi môi trường thì cát tặc lại đi mua sắm một bộ phương tiện mới để thực hiện tiếp hành vi vi phạm.

Hơn nữa, trong trường hợp đối tượng cố tình vi phạm thì cơ quan chức năng có thể chuyển sang xử lý hình sự về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên theo quy định tại Điều 172 BLHS và với tội phạm này, mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù, ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 50 đến 500 triệu đồng.

Tôi cho rằng, về góc độ chế tài đã có đủ. Chính vì vậy, vấn đề nằm ở chỗ người thực thi pháp luật và cơ quan chính quyền ở địa phương có muốn làm hay không mà thôi.

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản là ngành nghề có điều kiện, trước hết nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần phải thành lập doanh nghiệp, và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng (không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận vốn pháp định) . Kinh doanh bất động sản có nhiều loại khác nhau, cụ thể từng lĩnh vực sẽ có các điều kiện cụ thể sau : 

I.Kinh doanh bất động sản có sẵn

– Bất động sản đưa vào kinh doanh phải :

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Nhà đầu tư được kinh doanh dưới các hình thức sau :

  • Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
  • Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất

1. Kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai

-Bất động sản đưa vào phải :

  1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
  2. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

–  Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.

III. Kinh doanh dịch vụ bất động sản ( bao gồm môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; tư vấn quản lý bất động sản)

1.Môi giới bất động sản

Điều kiện :

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

 

2.Sàn giao dịch bất động sản

Điều kiện :

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
  3. Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

 3.Tư vấn quản lý bất động sản bao gồm :

a) Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất;

b) Tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của bất động sản;

c) Tổ chức thực hiện việc bảo trì, sửa chữa bất động sản;

d) Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của khách hàng theo đúng hợp đồng;

đ) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, với Nhà nước theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất.

 

 

 

 

 

Điều 28 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 28, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 28 : Quyền thay đổi tên 

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi chưa được hưởng trợ cấp xã hội

1.Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định;

 – Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

 – Bản sao Sổ hộ khẩu;

 – Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

 – Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

– Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

2. Các bước thực hiện

– Bước 1: Người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định viết giấy biên nhận và hẹn trả kết quả cho cá nhân. Trường hợp chưa đầy đủ theo quy định hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

– Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

– Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

3. Thời hạn giải quyết

Gồm:

– 22 ngày (Hội đồng xét duyệt; niêm yết, công khai; UBND xã xử lý);

– 10 ngày làm việc (UBND huyện xử lý).

Mua tài sản do người khác trộm cắp mà có thì bị xử lý thế nào?

Câu hỏi : 

Tôi là cửa hàng mua bán điện thoại, hôm đó có 1 anh khách lạ đến bán điện thoại cho tôi và tôi thấy điện thoại còn mới hỏi sao bán thì anh nói với tôi là được cho không dùng đến nên bán. Hôm sau tôi bị công an địa phương đến làm việc và triệu tập tôi lên làm việc về tội tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phạm tội không và sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau :

Tại Khoản 1 Điều 250 BLHS quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Hướng dẫn chi tiết điều luật trên, tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT ngày 30/11/2011 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, VKSND tối cao và TAND tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền (sau đây viết tắt là Thông tư số 09) có quy định như sau:

“1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

  1. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.”

Cấu thành cơ bản của tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 250 BLHS với nội dung: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

– Mặt khách thể và đối tượng tác động của tội phạm

Khách thể chung của tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản là trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa và khách thể trực tiếp là trật tự quản lý Nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có, gây ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Cho nên, đối tượng tác động của tội này là tài sản do người khác phạm tội mà có. Do đó, nếu một người chứa chấp, tiêu thụ tài sản của một người nhưng tài sản đó không phải do phạm tội mà có thì hành vi chứa chấp, tiêu thụ của họ không cấu thành tội này.

– Mặt khách quan của tội phạm

Điều luật chỉ quy định “người nào … chứa chấp, tiêu thụ tài sản …” mà không liệt kê những hành vi nào được xem là hành vi chứa chấp, tiêu thụ.

Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 09 quy định: “chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó” và “tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó”.

Tuy nhiên, hành vi chứa chấp chỉ thuộc hành vi khách quan của tội này khi người thực hiện hành vi chứa chấp nhận tài sản từ người phạm tội. Nếu như người thực hiện hành vi chứa chấp không nhận tài sản từ người phạm tội thì hành vi của họ không phạm tội này mà có thể phạm tội khác được quy định trong Bộ luật hình sự.

– Mặt chủ quan của tội phạm

Điều luật quy định “người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có…” nên đã thể hiện rõ lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Tuy nhiên, để làm rõ thuật ngữ “biết rõ” cũng không phải là vấn đề đơn giản. Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 09 thì biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội”.

– Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể thường, tức người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định thì đáp ứng về mặt chủ thể đối với loại  tội này. Điều luật quy định 04 khung hình phạt khác nhau: đến 3 năm tù (Khoản 1); đến 7 năm tù (Khoản 2); đến 10 năm tù (Khoản 3) và đến 15 năm tù (Khoản 4). Cho nên người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi thuộc một trong các tình tiết định khung được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4; còn người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của các khung từ Khoản 1 đến Khoản 4.

Ngoài các hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 250 BLHS là “phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật này có thể thấy người chứa chấp tài sản do phạm tội mà có phải xác định trường hợp người này phải biết rõ tài sản này là tài sản trộm cắp nhưng bản thân bạn hoàn toàn không hề biết. Do đó bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi quy định của Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, do bạn là bên thứ 3 không ngay tình bởi đây là tài sản bắt buộc phải có giấy tờ theo quy định của Bộ luật dân sự cho nên bên bị thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn trả trả lại tài sản trộm cắp đó.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Thủ tục cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Cơ quan thực hiện :  

  • Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
  • Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Yêu cầu : 

Có giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Trình tự thực hiện : 

– Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú, hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao

– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao sẽ xem xét hồ sơ.

– Nếu có đủ cơ sở, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.

Thành phần hồ sơ : 

– Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam có dán ảnh 4×6 (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN);

– 02 ảnh 4×6;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (do nước sở tại cấp);

– Giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ khác có liên quan (nếu có) làm căn cứ để tham khảo bao gồm:

+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30/5/1975 được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Thời hạn thực hiện : 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Điều 46 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 46, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 46 : Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Điều kiện hỗ trợ đào tạo lao động mất việc

Theo nội dung Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.Thì lao động là đối tượng theo quy định tại Điều 2 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg mất việc sẽ được nhà nước hỗ trợ đào tạo khi:

– Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau:

+ Quyết định thôi việc, buộc thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: có Giấy xác nhận của người sử dụng lao động.

– Trường hợp tự tạo việc làm: có Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của UBND cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).

NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP, NGƯỜI NGHÈO, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG MỨC LÃI SUẤT 4,8%/NĂM KHI VAY MUA NHÀ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID !!!

Ngày 13/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1232/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ trong năm 2020 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm.

Tại Điều 16 của Nghị định 100/2015 quy định đối tượng được hưởng chính sách vay ưu đãi này bao gồm:

  1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  2. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  3. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  4. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; và
  5. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Những cá nhân thuộc các đối tượng trên có đủ điều kiện có thể được vay vốn tối đa lên tới 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà hoặc 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở chỉ với mức lãi suất 4,8%/năm.

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật nhà ở năm 2014

QUỐC HỘI ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật