Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Mẫu 06 Thuế giá trị gia tăng- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

MBLAW cung cấp mẫu 06 mới nhất về thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG BÁO

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

 

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ ……………..

Tên người nộp thuế:……………………………….

Mã số thuế:……………….

Địa chỉ: …………………………………

Nghề nghiệp/ Lĩnh vực hoạt động/Ngành nghề kinh doanh chính:
…………………………………………….

Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp ………………….. ; do điều kiện của cơ sở kinh doanh chúng tôi mới thành lập và qua xem xét các điều kiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp ………………, cơ sở chúng tôi đăng ký với cơ quan thuế được áp dụng tính thuế theo phương pháp ………………

Thời gian đề nghị được áp dụng kể từ năm …………………………

Chúng tôi xin cam kết thực hiện tính thuế, khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và các pháp luật thuế có liên quan.

Nếu vi phạm luật thuế và các chế độ quy định, chúng tôi xin chịu xử lý theo pháp luật./.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:…….

                             Hà Nội, Ngày  …..tháng ….. năm 2017
NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

 

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006
QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHÚ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Lluật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo  đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại; quảng cáo thương mại; hội chợ, triển lãm thương mại.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại.
  2. Các tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 91, Điều 103, Điều 131 Luật Thương mại khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này.
  3. Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Thương mại được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Nghị định này như thương nhân, trừ các hoạt động được quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 34 và Điều 36 Nghị định này.

 

Điều 3. Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại

  1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Luật Thương mại và Nghị định này.
  2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại.
  3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật.

 

Chương II
KHUYẾN MẠI

Mục 1

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI,
HẠN MỨC TỐI ĐA GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA,
DỊCH VỤ DÙNG ĐỂ KHUYẾN MẠI VÀ MỨC GIẢM GIÁ TỐI ĐA
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐƯỢC KHUYẾN MẠI

 

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại

  1. Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
  2. Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
  3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).
  4. Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng dùng để khuyến mại.
  5. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
  6. Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
  7. Không dược dùng thuốc chữa bệnh cho người, kế cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại.

 

Điều 5. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại

  1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định này.
  2. Tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng đế khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này.
  3. Giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  4. a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại đế mua hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
  5. b) Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.

 

Điều 6. Mức giảm giá tối đa đối với bàng hoá, dịch vụ được khuyến mại

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vưọt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

 

Mục 2

CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI

 

Điều 7. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền

  1. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường.
  2. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.
  3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu.

 

Điều 8. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó.

 

Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó

  1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
  2. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
  3. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiếu.
  4. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mười lăm) ngày.
  5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

 

Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ

  1. Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác.
  2. Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại quy định tại Điều 5 Nghị định này.
  3. Nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.

 

Điều 11. Bán hàng, cung ứng địch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố

  1. Nội dung của phiếu dự thi phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.
  2. Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  3. Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự chứng kiến của đại diện khách hàng và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng.
  4. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố.

 

Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi

  1. Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng. Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
  2. Trong trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hóa, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hoá cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
  3. Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân thủ các quy định sau đây:
  4. a) Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước đế làm kết quả xác định trúng thưởng;
  5. b) Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng, thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại;
  6. c) Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành.
  7. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 180 (một trăm tám mươi) ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày.
  8. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thường, giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước theo quy đinh tại khoản 4 Điều 96 Luật Thương mại.
  9. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể việc thực hiện khoản 5 Điều này.

 

Điều 13. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên

  1. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ quy định về thông báo các thông tin liên quan tại Điều 97 Luật Thương mại; có trách nhiệm xác nhận kịp thời, chính xác sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên.
  2. Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Ghi rõ tên của thẻ hoặc phiếu;
  4. b) Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên, việc mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Trong trường hợp không thể ghi đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình;
  5. c) Các nội dung liên quan được quy định tại Điều 97 của Luật Thương mại.

 

Điều 14. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác

Đối với chương trình khuyến mại mà hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được mua, bán hoặc cung ứng qua intemet và các phương tiện điện tử khác, thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến mại của Luật Thương mại và Nghi đinh này.

 

Mục 3

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI

 

Điều 15. Thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại

  1. Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Mục 2 Chương này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
  2. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:
  3. a) Tên chương trình khuyến mại;
  4. b) Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
  5. c) Hình thức khuyến mại;
  6. d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;

đ) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;

  1. e) Khách hàng của chương trình khuyến mại;
  2. g) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.
  3. Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố quy định tại Điều 11 Nghị định này, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm:

ạ) Gửi báo cáo bằng vãn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại về kết quả trúng thưởng;

  1. b) Thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.

 

Điều 16. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi

  1. Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mạng tính may rủi quy định tại Điều 12 Nghị định này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền sau đây:
  2. a) Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  3. b) Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
  4. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
  5. a) Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm: tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến.mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại;
  6. b) Thể lệ chương trình khuyến mại;
  7. c) Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng;
  8. d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;

đ) Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);

  1. e) Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).
  2. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy đinh tại khoản 1 Điều này xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiên chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Văn bản xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại phải bao gồm các nội dung sau đây:
  4. a) Tên chương trình khuyến mại;
  5. b) Hình thức khuyến mại;
  6. c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại;
  7. d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;

đ) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; tổng trị giá giải thưửng;

  1. e) Thời gian khuyến mại;
  2. g) Địa bàn tổ chức khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
  3. h) Xử lý giải thưởng tồn đọng;
  4. i) Thể lệ chương trình khuyến mại;
  5. k) Các nghĩa vụ khác của thương nhân thực hiện khuyến mại.
  6. Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại.
  7. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có).

Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trinh khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.

 

Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện các chương trình khuyến mại bằng hình thức khác

  1. Các chương trình khuyến mại ngoài các hình thức quy định tại Mục 2 Chương này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
  2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
  3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  4. Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
  5. Trong vòng 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả chương trình khuyến mại.

 

Điều 18. Công bố kết quả và trao thưởng chương trình khuyến mại

Trong trường hợp chương trình khuyến mại có trao giải thưởng, thời hạn công bố kết quả và trao giải thưởng không được vượt quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc chương trình khuyến mại.

 

Điều 19. Chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại

Thương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền xác nhận, trừ các trường hợp quy định dưới đây:

  1. Trong trường hợp bất khả kháng, thương nhân có thể chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn nhưng phải thông báo công khai tới khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
  2. Trường hợp thương nhân bị cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền buộc đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn theo quy định tại Điều 20 Nghi định này.

 

Điều 20. Đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền có quyền đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân nêu phát hiện có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Vi phạm các quy định tại Điều 100 Luật Thương mại và Điều 4 Nghị định này;
  3. b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong thể lệ chương trình khuyến mại đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
  4. Thương nhân có chương trình khuyến mại bị đình chỉ có nghĩa vụ công bố công khai việc chấm dứt chương trình khuyến mại và thực hiên đầy đủ các cam kết với khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại đó, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này.
  5. Thương nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên; thuốc chữa bệnh để khuyến mại dưới mọi hình thức, khi bị đình chỉ việc thực hiện chương trình khuyến mại phải chấm dứt toàn bộ việc thực hiện chương trình khuyến mại.

 

Chương III
QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

Mục 1

NỘI DUNG CỦA SẢN PHẨM QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

 

Điều 21. Bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo thương mại

  1. Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đó.
  2. Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 22. Sản phẩm quảng cáo thương mại có nội dung so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh.

 

Điều 23. Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại

  1. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em.
  2. Không được lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm của trẻ em để đưa vào nội dung sản phẩm quảng cáo các thông tin sau đây:
  3. a) Làm giảm mềm tin của trẻ em vào gia đình và xã hội;
  4. b) Trực tiếp đề nghị, khuyến khích trẻ em yêu cầu cha mẹ hoặc người khác mua hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;
  5. c) Thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo sẽ có lợi thế hơn những trẻ em không sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo,
  6. d) Tạo cho trẻ em suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

 

Điều 24. Quảng cáo thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến y tế

Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dược phẩm, văc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế.

 

Điều 25. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng

Quảng cáo thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống cây trồng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan và không được chứa đựng các nội dung sau:

  1. Khẳng định về tính an toàn, tính không độc hại nhưng không có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  2. Khẳng định về hiệu quả và tính năng của thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng nhưng không có cơ sở khoa học.
  3. Sử dụng tiếng nói, chữ viết hoặc hình ảnh vi phạm quy trình và phương pháp sử dụng an toàn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

 

Điều 26. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa

Ngoài những loại hàng hoá không thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hoá, thương nhân chỉ được phép quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn quy định kỹ thuật tương ứng sau khi hàng hóa đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu chuẩn chất lượng.

 

Mục 2

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

 

Điều 27. Trách nhiệm đối với nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại

  1. Thương nhân kinh doanh quảng cáo thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung sản phẩm quảng cáo của mình vi phạm các nội dung quảng cáo bị cấm tại Luật Thương mại và các nội dung về sản phẩm quảng cáo được quy định tại Nghị định này; phải chấp hành đúng các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
  2. Người đứng đầu cơ quan quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền tin, báo điện tử và các loại xuất bản phẩm chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo thương mại được quảng cáo trên phương tiện quảng cáo mà mình quản lý.

 

Điều 28. Đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại phối hợp với cơ quan cấp phép thực hiện quảng cáo đình chỉ quảng cáo thương mại trong trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại vi phạm quy định của pháp luật.
  2. Trong trường hợp quảng cáo thương mại bị đình chỉ, thương nhân có sản phẩm quảng cáo thương mại và cơ quan quản lý phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ tuân thủ quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước nêu tại khoản 1 Điều này.

 

Chương IV
HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Mục 1

HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU
TẠI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

 

Điều 29. Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
  2. Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

 

Điều 30. Trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật

  1. Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thấm quyền theo quy định của pháp luật.
  2. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được trưng bày để so sánh với hàng thật phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  3. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi được trưng bày phải niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 

Điều 31. Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại

  1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có quyền chọn tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại.
  2. Trường hợp tên, chủ.đề của hội chợ, triển lãm thương mại sử dụng những từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm thương mại thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:
  3. a) Có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký;
  4. b) Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu của thương nhân, tố chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.

 

Điều 32. Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

Việc cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hoá, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Điều 33. Tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Mục 2

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC, THAM GIA
HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

 

Điều 34. Tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký tại Sở Thương mại, nơi dự kiến tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm.
  2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên.quan đến thương mại chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
  3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa bàn; Sở Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó.
  4. Trường hợp việc hiệp thương quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Sở Thương mại quyết đinh xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở sau đây:
  5. a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện;
  6. b) Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
  7. c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự;
  8. d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
  9. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản báo cáo Sở Thương mại về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký tại Sở Thương mại.

 

Điều 35. Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Sở Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày, trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tùy thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, Sở Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

 

Điều 36. Tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ỏ nước ngoài

  1. Việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải được đăng ký tại Bộ Thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức.
  2. Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
  3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa điểm ở nước ngoài, Bộ Thương mại tố chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
  4. Trường hợp việc hiệp thương theo quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Bộ Thương mại quyết định xác nhận cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài dựa trên các cơ sở sau đây:
  5. a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đã thực hiện;
  6. b) Năng lực tổ chức hội chợ, triền lãm thương mại ở nước ngoài;
  7. c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự ở nước ngoài;
  8. d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
  9. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển.lãm thương mại tại nước ngoài phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài theo những nội dung đã đăng ký tại Bộ Thương mại.
  10. Thương nhân tự tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của mình không phải tuân thủ các quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.

 

Điều 37. Thay đối, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

  1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Bộ Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tuỳ thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  2. Bộ thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, Bộ Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

 

Điều 38. Nội dung đăng ký tố chức hội chợ, triển lãm thương mại

Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định lại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này bao gồm:

  1. Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, bao gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có); thời gian, địa.điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
  3. Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).

 

Chương V
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 39. Thanh tra, kiếm tra

  1. Trong quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, thương nhân. tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại độc lập phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt đông xúc tiến thương mại phải đảm bảo thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
  2. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng việc kiểm tra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động xúc tiến thương mại, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 40. Xử lý vi phạm

Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại vi phạm Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Điều 41. Khiếu nại, tố cáo

  1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiên hà của cán bộ, công chức nhà nước. Việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy đinh của pháp luật.

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 42. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  2. Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

 

Điều 43. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghi định này.

 

Chính phủ

Thủ tướng

Phan Văn Khải

 

Mỗi năm phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện 03 lần

VKSNDTC vừa ban hành Hướng dẫn 26/HD-VKSTC về việc triển khai kiểm sát tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Triển khai, thi hành Điều 66 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.

Liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện, Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 quy định thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Công an nhân dân và biểu mẫu, sổ sách dùng trong công tác tha tù trước thời hạn có điều kiện (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an).

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định mới, chuyển từ hình thức chấp hành án tại các cơ sở giam giữ sang chấp hành tại cộng đồng (tha tù trước thời hạn có điều kiện), lần đầu các cơ quan tư pháp triển khai thực hiện.

Một số lưu ý:

4.1Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện hàng năm, mỗi năm 3 đợt, cụ thể: Vào dịp 30/4 hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/4); Thời điểm xét tha dịp 2/9 hàng năm, (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/8); Thời điểm xét tha dịp Tết Nguyên Đán hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 31/12). Việc lập hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 3 đợt cùng thời điểm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.

4.2 Khi tiến hành kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018. Nếu phát hiện những phạm nhân đủ điều kiện tha tù trước hạn nhưng không được trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đề nghị thì ban hành văn bản kiến nghị yêu cầu các cơ quan trên lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện. Hồ sơ đề nghị thực hiện đúng quy định tại Điều 4Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4.3 Viện kiểm sát cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người được tha tù trước hạn có điều kiện về cư trú. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự (cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách) thì kiểm sát việc lập hồ sơ, danh sách đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Đối với các trường hợp xem xét rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, yêu cầu có sự chỉ đạo theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng không được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì kiến nghị cơ quan đó lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

4.4 Qua các đợt kiểm sát xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, kiểm sát rút ngắn thời gian thử thách VKS các tỉnh, thành phố cập nhật, theo dõi và tổng hợp đầy đủ báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân Tối cao(Vụ 8) theo quy định.

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

A. Thành phần hồ sơ (Số lượng hồ sơ: 01 bộ)

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ;

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

4. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

5. Mục lục hồ sơ.

6. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

7. Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền; 8. Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên hội đồng thành viên hoặc giám đốc của công ty: – Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác ) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng Nhà nước.

B. Thời hạn giải quyết

– 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

C. Cơ quan có thẩm quyền

– Sở Kế hoạch và Đầu tư

D. Kết quả nộp hồ sơ

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Điều 186 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản được hay không?

Thời gian qua, nhiều ý kiến thắc mắc “Giấy tờ có giá” là gì?. Các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy, xe ô tô…) có phải là yêu cầu trả lại “Giấy tờ có giá” không?. Nếu yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa có thụ lý?.

Tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Theo  quy định trên thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy CNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy đăng ký xe máy, mô tô, ô tô….không phải là giấy tờ có giá quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiễm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tóa án không thụ lý giải quyết.

Cơ quan chức năng sẽ giải quyết theo thẩm quyền

Tuy nhiên trong thực tế, nhiều người đã nhầm lẫn trong việc xác định giấy tờ có giá và đã có đơn đề nghị Tòa giải quyết. Trường hợp này, TANDTC hướng dẫn như sau: Nếu người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản mà Tòa án chưa thụ lý vụ án thì Tòa trả lại đơn kiện cho người khởi kiện.

Trong văn bản trả lại đơn, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu đã thụ lý vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tiền tạm ứng án phí cho đương sự.

 

Xác định thế nào là phòng vệ chính đáng.

Việc xác định một hành vi nào là phòng vệ chính đáng, hay vượt quá phòng vệ chính đáng, hay không phải là phòng vệ chính đáng trên thực tiễn không hề đơn giản. Đôi khi ranh giới này rất mong manh.

Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội, hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Theo khoản 2 Điều 15 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Tùy từng trường hợp, mức độ nguy hiểm của sự việc mà hành vi chống trả của người bị hại trong trường hợp đó được xác định là hành phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 75 Bộ luật dân sự 2015

Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Hầu hết các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất ra sản phẩm của mình và muốn mình là chủ sở hữu riêng về sản phẩm đó. Mỗi sản phẩm sẽ có 1 mã số mã vạch riêng. Vậy để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình các bạn cần những giấy tờ gì và làm những công việc gì? MBLAW tư vấn và soạn thảo giấy tờ cần thiết cho các bạn khi đến với chúng tôi. 

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quét mã vạch sẽ lên được thông tin của sản phẩm mà người tiêu dùng đang quan tâm. Để sản phẩm của quý doanh nghiệp, công ty hiện lên phần mềm đó thì phải trải qua 2 bước

Bước 1 : Tiến hành đăng ký mã số mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Tổng cục đo lường chất lường chất lượng Việt Nam). MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng. Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị là 1 bản sao đăng ký kinh doanh chứng thực. 

Thành phần hồ sơ bao gồm: 

  • Bản sao đăng ký kinh doanh
  • Giấy biên nhận hồ sơ 
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm

Sau 1 ngày nhận đủ hồ sơ, ngày tiếp theo quý khách hàng sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng in cho sản phẩm của mình. Sau 1 tháng sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Bước 2 : Sau khi đăng ký mã số mã vạch với Tổng cục đo lường chất lượng thì quý khách hàng đã có mã vạch, lúc này người tiêu dùng sử dụng phần mềm quét mã vạch trên điện thoại (ICHECK) thì thông tin sản phẩm của quý khách hàng chưa có. Khách hàng phải đăng ký sử dụng phần mềm của bên thứ ba (Nhà cung cấp phần mềm icheck) Phải đăng ký mua gói sử dụng dịch vụ và đóng phí duy trì hằng năm. Khách hàng có thể liên hệ với MBLAW sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan nhà nước. MBLAW sẽ hỗ trợ khách hàng liên lạc và kết nối với nhà cung cấp phần mềm icheck. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần được giải đáp khách hàng vui lòng gọi hotline 19006232 để được MBLAW tư vấn cụ thể hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Luật sư Trần Tuấn Anh trả lời phỏng vấn kênh truyền hình InfoTV về vấn đề gia tăng vi phạm trong hoạt động xây dựng

Liên quan đến vi phạm trong hoạt động của các dự án bất động sản đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây, Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Minh Bạch đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trên kênh truyền hình InfoTV.

https://youtu.be/zFHmUUaU-ss

Muốn tăng lương phải tinh giảm biên chế

Trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các báo cáo kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí nguồn để tăng lương cơ sở 7% trong năm 2017.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc và cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương.

Câu chuyện “Tiền đâu” để tăng lương lại một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự. Chính phủ có thể cân đối nguồn để tăng lương nhưng đi kèm với nó là một điều kiện mà chúng ta thực hiện dai dẳng lâu nay vẫn chưa hiệu quả – tinh giản biên chế.

Biên chế bao nhiêu là đủ khi mà bộ máy hành chính luôn bị kêu ca là cồng kềnh, kém hiệu quả. Vì lực lượng công chức viên chức quá đông, quá hùng hậu nên mỗi lần tăng lương là cả một cuộc “cân não” của Chính phủ. Nói tăng lương không phải chỉ đơn giản là một lần mà còn phải cân đối nguồn cho hàng loạt năm tiếp theo, cho hàng loạt chính sách “ăn theo” lương. Tăng năm nay rồi sang năm sẽ như thế nào?

Bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả nhưng lại vô cùng khó tinh giản. Lý do là để vào được cơ quan Nhà nước thường do các mối quan hệ ràng buộc, là con cháu, họ hàng của anh A, chị B, chú X… Nhiều người trong số này không làm được việc, chuyên môn yếu kém. Vì các mối quan hệ ràng buộc, chằng chéo, nếu đưa những người làm việc kém hiệu quả ra khỏi guồng máy thì khác nào “tự cắt vào tay mình”?

Theo Bộ Nội vụ, đến nay 22 Bộ và 63 tỉnh thành phố đã xác định vị trí việc làm. Nhưng cái khó là vẫn chưa có báo cáo thống kê về con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. 30% này là lực cản vô cùng lớn trong hệ thống, nếu không gọi được đích danh những người “ngồi mát ăn bát vàng” thì muôn đời không xóa được tình trạng cào bằng trong cách tính lương. Chứ như lâu nay, chúng ta ở mãi trong vòng luẩn quẩn, không giải quyết vấn đề được “đến đầu đến đũa”

Các chuyên gia về tiền lương đã nghĩ ra những phương án khoa học để trả lương xứng đáng cho người cống hiến thật sự. Nhưng hầu như các phương án này sau đó đều phải “cắt gọt” cho phù hợp với tình hình thực tế. Để giải quyết tốt chính sách tiền lương thì phải giải quyết các vấn đề vượt tầm của hệ thống tiền lương, thậm chí nằm ngoài hệ thống tiền lương nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cải cách hệ thống tiền lương, trong đó tinh giản biên chế là yêu cầu số 1.

Hy vọng, sau khi đã xác định rõ vị trí việc làm, cộng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử… thì bộ máy sẽ bớt cồng kềnh, hiệu quả công việc sẽ tăng lên. Và đặc biệt, những người làm việc thực sự sẽ được trả lương xứng đáng với công sức, trí tuệ họ đã bỏ ra.Việc triển khai quyết liệt, rốt ráo, minh bạch Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế sẽ không có chỗ cho người lười biếng

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật