Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Thủ tục Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
+ Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

+ Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Thời gian thực hiện: 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Tăng ngày nghỉ được hưởng nguyên lương cho người lao động

Dự thảo Báo cáo tổng kết đánh giá 03 năm thi hành Bộ luật Lao động 2012 vào ngày 03/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cân nhắc xem xét bổ sung ngày kỷ niệm Ngày Chiến thắng Điện biên phủ 7/5 hàng năm vào ngày nghỉ lễ quốc gia.

vbmoi

Nếu nội dung này được đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Lao động 2012 (dự kiến được thông qua và năm 2017) thì người lao động sẽ có thêm 01 ngày nghỉ lễ hàng năm và được hưởng nguyên lương.

Ngoài ra, tại Dự thảo Báo cáo này còn đề xuất nhiều nội dung quan trọng khác liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, như là:

Quy định rõ tiền lương trả cho người lao động những ngày nghỉ hàng năm nhưng chưa nghỉ được tính theo mức lương nào? Lương thực tế hay lương hợp đồng?

– Quy định thời hạn thông báo trước cho người lao động về lịch nghỉ hàng năm để người lao động chủ động hơn với lịch nghỉ của mình.

– Tăng số giờ làm thêm trong một năm (có thể xem xét quy định về làm thêm giờ tối đa trong ngày, trong tuần) để đảm bảo sự linh hoạt cho người sử dụng lao động, tăng khả năng cạnh tranh về thị trường lao động so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt trong hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện nước ta là một nước đang phát triển và phù hợp với thực tế người lao động có nhu cầu làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập.

Điều 121 Bộ luật dân sự 2015

Điều 121. Giải thích giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.

2. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.

Tư vấn đầu tư nước ngoài

Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Công ty Luật Minh Bạch (MB Law) hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư, đã đầu tư và sẽ đầu tư tại Việt Nam.

Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (Investment Consultant) là một dịch vụ pháp lý trọng điểm của Luật Minh Bạch (MB Law) trong các dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng.

Luật Minh Bạch (MB Law) cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. (more…)

Cá nhân được tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Vừa qua, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 24/2016/TT-BXD sửa đổi các Thông tư liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng.

chung-chi-hanh-nghe-thiet-ke-xay-dung

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, cá nhân sẽ căn cứ quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thực hiện việc kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề của mình làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng trong các trường hợp sau:

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề ghi thời hạn hiệu lực mà còn hiệu lực và được cấp trước ngày 01/9/2016 không thực hiện chuyển đổi chứng chỉ theo Thông tư 17/2016/TT-BXD .

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề (không ghi thời hạn hiệu lực) cấp trước ngày 01/9/2016 được sử dụng đến 30/6/2018 mà không thực hiện chuyển đổi.

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng từ sau ngày 01/3/2016 được tiếp tục hành nghề đến hết ngày 31/12/2016 và tự xác định hạng nếu không thực hiện chuyển đổi.

Ngoài ra, những quy định về sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Thông tư 17/2016/TT-BXD sẽ được dời ngày áp dụng đến ngày 01/12/2016.

Thông tư 24/2016/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/9/2016.

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực thú y

Câu hỏi: 

Một bạn ở Vĩnh Phúc có hỏi: Tôi có bằng đại học ngành chăn nuôi (thú y), vợ tôi tốt nghiệp đại học ngành kinh tế nông nghiệp. Vợ  chồng tôi đang băn khoăn về việc thành lập doanh nghiệp với một số lĩnh vực hoạt động như Buôn bán thuốc thú y; Dịch vụ thú y cho tổ chức và cá nhân; Cung cấp vacxin cho chăn nuôi với số vốn 800 triệu đồng. Vậy mong luật sư tư vấn giúp vợ chồng tôi nên chọn loại hình doanh nghiệp nào? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch chúng tôi và gửi câu hỏi vầ cho chương trình, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Các ngành mà vợ chồng bạn dự định thành lập công ty để hoạt động trên các lĩnh vực đó yêu cầu chứng chỉ hành nghề, như ngành buôn bán thuốc thú y thì người đứng chứng chỉ hành nghề là cá nhân quản lý, trực tiếp bán thuốc thú y. Bạn có bằng đại học ngành chăn nuôi (thú ý) đủ điều kiện để hoạt động trong lĩnh vực này.

Những ngành nghề bạn định kinh doanh cũng không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định chính vì vậy không có quy định về vốn tối thiểu và tối đa. Mỗi loại hình công ty đều có ưu điểm và hạn chế riêng, trong trường hợp này bạn nên chọ loại hình công ty TNHH 1 thành viên do bạn làm chủ sở hữu và có thể có thành viên góp vốn là vợ của bạn hoặc người khác. Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân. Với loại hình công ty này thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình mà chỉ hạn chế trong số vốn góp vào công ty. Số lượng thành viên công ty không nhiều nên dễ quản lý, đều là người quen biết, tin cậy.

Còn nếu bạn thành lập Doanh nghiệp tư nhân, nó có ưu điểm là do chỉ có một cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động hoàn toàn trong việc quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như một sự đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp rồi. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ.Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của doanh nghiệp tư nhân, thu hút hợp tác kinh doanh. Nhưng chịu ruit ro rất lớn do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Với số vốn 800 triệu đồng thì bạn nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên, khả năng rủi ro thấp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình mà không phải là toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Hướng dẫn giải quyết chế độ hưu trí đối với cán bộ nghỉ hưu

Vừa qua, BHXH Việt Nam có Công văn số 3492/BHXH-CSXH hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc giải quyết chế độ hưu trí cho cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP.

Theo đó, ngày 13/6/2016, Bộ LĐ-TB&XH có Công văn số 2131/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn về thời điểm hưởng lương hưu đối với cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định số26/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội.

Công văn của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ: Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1 của Nghị định 26/2015/NĐ-CP, đối với cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng BHXH từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng BHXH 20 năm, thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.

Đối với cán bộ thuộc diện nêu trên đã được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, thì việc đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ và do ngân sách nhà nước đảm bảo. Do vậy, thời điểm hưởng lương hưu của các cán bộ này là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ hưu do cơ quan quản lý cán bộ lập

Điều chỉnh ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Câu hỏi:

Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư là cá nhân, hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý khu kinh tế Tỉnh Long An chứng nhận lần đầu năm 2013, chứng nhận thay đổi lần thứ 01 năm 2014.

Ngành nghề kinh doanh bao gồm: In ấn và sản xuất chi tiết máy lụa. Hiện nay do nhu cầu mở rộng phát triển kinh doanh nên công ty chúng tôi có nhu cầu bổ sung các ngành nghề nhập khẩu, xuất khẩu, bán trực tiếp các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn.

Mong luật sư của Công ty Luật Minh Bạch tư vấn giúp những thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn đầu tư của Công ty Luật Minh Bạch

Trả lời:

Chào quý công ty, cảm ơn quý công ty đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Bạch. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1/ Cơ sở pháp lý:

Luật Đầu tư năm 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2014

2/ Luật sư tư vấn:

Do ngành nghề kinh doanh của Công ty chỉ là In ấn và sản xuất chi tiết máy in lụa nên Công ty có quyền nhập khẩu, xuất khẩu và bán các mặt hàng cho Công ty sản xuất ra. Tuy nhiên, Công ty không có quyền nhập khẩu các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn không thông qua khâu sản xuất để phân phối trực tiếp ra thị trường. Nếu Công ty thực hiện việc này là trái phép bởi vì trái với ngành nghề đã đăng ký và đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên Công ty phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh mới có thể tiếp tục thực hiện mở rộng mục tiêu và quy mô đầu tư.

Các thủ tục cần thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định hiện nay, ngành nghề kinh doanh là một thông tin được hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư . Trước khi tiến hành thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do trước đó Công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư cũ nên Công ty phải thực hiện thủ tục tách thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  2. Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  3. Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  4. Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư
  5. Tài liệu quy định tại các điểm b,c,d, đ và e khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014 liên quan đến các nội dung điều chỉnh

Thời gian thực hiện: Thông thường mất khoảng 15 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ, Sở kế hoạch đầu tư cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới

Bước 2: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  2. Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  3. Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và công ty Cổ phần)
  4. Tài liệu khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp nộp kèm bản sao chứng chỉ hành nghề và giấy tờ tùy thân

Thời gian thực hiện:

Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên thực tế tầm từ 5-10 ngày

Trường hợp áp dụng Kết quả nhận được
Trước khi thay đổi doanh nghiệp sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ trước 01/07/2015, ngành nghề kinh doanh chưa được mã hóa theo mã ngành cấp 4 – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mẫu mới (không hiển thị ngành nghề)

– Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (hiển thị danh sách ngành nghề)

Trước khi thay đổi doanh nghiệp đang sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sau ngày 01/07/2015 – Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (không hiển thị ngành nghề)

 

Bước 3: Xin Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Bảng mã HS;
  3. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thuế;
  4. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa;

Thời gian thực hiện: Luật quy định thời gian 10 ngày làm việc trong trường hợp không phải xin ý kiến Bộ Công Thương. Trường hợp xin ý kiến Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan thì thời gian là 28 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế tiến độ giải quyết của cơ quan Nhà nước thường lâu hơn so với dự kiến

 

 

Điều 72 Bộ luật dân sự 2015

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 35 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 35, Bộ luật dân sự 2015

Điều 35 : Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 

1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Thủ tục tuyên bố phá sản

 Luật phá sản 2014 của Việt Nam cũng có những thay đổi khi không còn định nghĩa về “Tình trạng phá sản” mà chỉ còn khái niệm “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Vậy như thế nào là mất khả năng thanh toán?

Theo đó, “Mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán” Điều 4          Luật phá sản 2014. Theo quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp bao gồm các dấu hiệu sau:

– Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Như vậy, nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

          Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp.

– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ.

– Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Do đó, không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trước đó. Cụ thể là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

– Thứ tư, khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.

– Thứ năm, bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều cách thức gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản…

Thẩm quyền của Tòa án :

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố

Toà án nhân dân huyện, quận có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, quận đó.

Những người có quyền nộp đơn : 

–   Chủ nợ

–   Ngư­ời lao động trong trư­ờng hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả đ­ược l­ương, các khoản nợ khác cho ngư­ời lao động

–   Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nư­ớc

–   Các cổ đông công ty cổ phần

–   Thành viên hợp danh công ty hợp danh.

Những người có nghĩa vụ nộp đơn : 

 Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Thành phần hồ sơ : 

I. Người nộp đơn là chủ nợ

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ng­ời làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đ­ợc doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;

đ) Quá trình đòi nợ;

e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

II. Người nộp đơn là người lao động      Đại diện cho ng­ười lao động đ­ược cử hợp pháp sau khi đ­ược quá nửa số ng­ười lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho ng­ười lao động đ­ược cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ng­ừơi làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Số tháng nợ tiền l­ương, tổng số tiền l­ương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả đ­ược cho ng­ười lao động;

đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

III. Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải đ­ược gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đ­ựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục đ­ược tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy đư­ợc ;

d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ ch­ưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm ;

đ) Danh sách những ng­ươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chư­a đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm ;

e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

IV Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà n­ước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đu­ợc thực hiện như mục III trên đây

V. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần

  1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn đ­ược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Tr­ường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đ­ược đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
  2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ược thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e .

VI. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh

1.Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ợc thực hiện như mục III.

Thời gian giải quyết : 

– Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.

– Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

– Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.

Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

2.1.Phương thức chuyển tiền (Remittance)

   Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Ở đây, người mua ( người nhập khẩu) thông qua ngân hàng gửi tiền trả cho người bán ( người xuất khẩu). Loại này ít được dùng trong thanh toán quốc tế vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi phương thức trả tiền này không đảm bảo quyền lợi của người bán. Chỉ trong nghiệp vụ trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng…. người ta mới dùng phương thức này

   Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức chuyển tiền gồm trả tiền bằng điện, (Telegraphic Transfer- T/T) và trả tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T). Trả tiền bằng điện hay bằng thư đều phải qua ngân hàng làm trung gian trả tiền. Do đó, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí cho ngân hàng. Nếu trả tiền bằng điện còn phải trả them điện phí nữa

2.2. Phương thức thanh toán bằng cách ghi sổ (Open Account)

   Phương thức thanh toán này được thực hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hóa hay các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua hàng.Người nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm một lần). Thanh toán khoản nợ hình thành trên tài khoản của người xuất khẩu

    Phương thức thanh toán ghi sổ thực chất là một hình thức tín dụng thương nghiệp. Thanh toán ghi sổ được áp dụng rộng rãi trong thanh toán nội địa nhưng ít được dùng trong thanh toán quốc tế bởi nó không có sự đảm bảo đầy đủ cho người xuất khẩu kịp thời thu tiền hàng. Phương thức thanh toán này đòi hỏi sự tin cậy rất cao của người xuất khẩu đối với người nhập khẩu, chủ yếu được áp dụng trong việc thanh toán:

  • Giữa các chi nhánh ở các nước khác nhau của cùng một công ty
  • Giữa các công ty có quan hệ mua bán lâu đời và thường xuyên, đặc biệt trong việc mua bán những lượng hàng không lớn lắm
  • Tiền hoa hồng và tiền hàng gửi bán

2.3. Phương thức nhờ thu (Collection of  Payment)

     Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu” của Phòng Thương mại quốc tế, bản sửa năm 1995 (Uniform Rules for the Collection, 1995 Revision No.522, ICC).Bản quy định này cũng là những quy định pháp lý tùy ý, có nghĩa là muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận thống nhất và đưa vào trong hợp đồng

   Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán, sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến ngân hàng nhờ thu hộ mình số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức nhờ thu còn có 2 laoij là nhờ thu phiếu troen và nhờ thu phiếu kèm chứng từ.

2.3.1. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)

  Nhờ thu phiếu trơn là khi người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền của hối phiếu ở người mua mà không kèm theo  điều kiện gì cả. Cùng với việc gửi hàng hóa cho người mua, người bán gửi thẳng chứng từ để người mua đi nhận hàng.

   Phương thức này không thích hợp trong thanh toán quốc tế bởi nếu người mua không tốt thì hộ có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người bán, hoặc người mua trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ gửi hàng không đi kèm hối phiếu. Chính vì vậy, trong ngoại thương, người ta ít dùng phương thức này, chỉ trong thanh toán phi mậu dịch như thu cước vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng… phương thức này mới được áp dụng

2.3.2. Nhờ thu kèm chưng từ (Documentary Collection)

    Nhờ thu kèm chứng từ là trường hợp người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng vơi một chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người mua vơi điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn trong trường hợp bán chịu) thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ để đi nhận hàng. Phương thức này cho phép người xuất khẩu giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi được thanh toán hoặc đảm bảo thanh toán. Nói chung, người xuất khẩu giao hàng và sau đó lập các chứng từ thương mại như hóa đơn và chứng từ sở hữu, sau đó gửi chứng từ kèm với hối phiếu cho ngân hàng địa diện cho người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ sở hữu cho người nhập khẩu nếu người nhập khẩu thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán vào một thời điểm trong tương lai. Có hai khả năng:

  • Nhờ thu tiền đổi chứng từ – (Document against Payment – D/P). Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay. Người bán, sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết (theo thỏa thuận trong hợp đồng) mang đến ngân hàng nhờ thu hộ. Ngân hàng này chọn ngân hàng đại lý ở nước người mua để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người mua biết và chỉ trao chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua đến trả tiền ngay hối phiếu đó (người nhập khẩu thanh toán hối phiếu để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa). Sauk hi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng ủy thác để giao cho người bán, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này, thông thường do người bán chịu.
  • Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document agaist Acceptance – D/A). Phương thức này được sử dụng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua.Trình tự tiến hành và nội dung giống như ở D/P, chỉ khác là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu (có kỳ hạn) để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa để đi nhận hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh toán hợp pháp vô điều kiện của mình theo các khoản của hối phiếu. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người mua được ngân hàng chuyển lại cho người bán. Đến khi hối phiếu đến hạn trả tiền, người mua phải trả tiền cho người hưởng lợi của hối phiếu. Trong giấy ủy nhiệm ngân hàng thu tiền hộ, người bán thương nêu rõ các cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể để ngân hàng căn cứ vào đó mà giải quyết.

   Trong phương thức này, có hai ngân hàng tham gia: ngân hàng của người xuất khẩu (gọi là ngân hàng chuyển) và ngân hàng ở nước người mua (gọi là ngân hàng thu hoặc xuất trình vì họ xuất trình chưng từ có liên quan cho người bị ký phát). Quá trình chuyền thông tin hơi mất thời gian này khiến cho những chỉ thị ban đầu chính xác và đầy đủ của người xuất khẩu có ý nghĩa sống còn. Vì lý do đó, ngân hàng chyển nói chung thường yêu cầu người xuát khẩu điền một đơn nhờ thu để giúp người xuất khẩu dễ dàng thông báo chỉ thị cho ngân hàng. Trên cơ sở chỉ thị này, ngân hàng lập một lệnh nhờ thu được chuyền cho ngân hàng nhờ thu trong bộ chứng từ nhờ thu. Các bước thực hành trong nhờ thu được tiêu chuẩn hóa trong các quy định thống nhất về nhờ thu của ICC

*)Ưu điểm và nhược điểm của phương thức nhờ thu

   Ưu điểm của nhờ thu đối với người bán là sử dụng cách này tương đối dễ và không tốn kém, và người bán được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi được đảm bảo thanh toán. Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa có cơ hội để kiểm tra các chứng từ và cả hàng hóa trong một số trường hợp (như khi kiểm tra trong một khoa ngoại quan)

   Nhược điểm đối với người xuất khẩu là có một số rủi ro như: Rủi ro người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không nhận chứng từ; rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nước nhập khẩu, và rủi ro hàng có thể bị hải quan giữ. Quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng hóa đã gửi đi mà không có người nhận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và tiền thu về chậm, người bán có thể gặp khó khăn về vốn. Do vậy, một người xuất khẩu cẩn thận sẽ phải có báo cáo về tình hình tín dụng của người mua cũng như bản đánh giá rủi ro quốc gia

    Người nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro trong nhờ thanh toán đổi chứng từ là hàng được gửi có thể không giống nhứ đã ghi trong hóa đơn và vận đơn, nhưng rủi ro náy nói chung không thể tránh khỏi trừ khi người nhập khẩu yêu cầu một giấy chưng nhận kiểm định trong bộ chưng từ.

  Ngân hàng không chịu rủi ro nào trong nhờ thu (trừ khi do sự bất cẩn của chính họ trong quá trình thực hiện các hướng dẫn). Đây là một lý do vì sao nhờ thu nói chung ít tốn kém hơn nhiều, nếu xét về chi phí ngân hàng, so với tín dụng chứng từ

   Trong đàm phán, nhờ thu chứng từ có thể được coi là sự lựa chọn trung gian có lợi. Nếu xét về các ưu điểm tương đối vơi người bán và người mua, nó nằm giữa bán hàng trả chậm (lợi cho người mua) và thu tín dụng (lợi cho người bán). Do đó, người bán thường thích nhờ thu chứng từ hơn thu tín dụng mà người bán đề nghị.

2.4. Phương thức tín dụng chứng từ

     Phương thưc tín dụng chưng từ là phương thức thanh toán theo thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng), theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thư ba hoặc tả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi) hoặc sẽ trả, chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hoặc mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ.

      Việc sử dụng tín dụng chứng từ được điều chỉnh bằng một bộ quy định của Phòng thương mại quốc tế – ICC (The Uniform Customs & Practice for Documentary Credits, 1993 Revision ICC Publication No 500), thường gọi là UCP 500. Cùng với tòa án trọng tài và Incoterms, Phòng thương mại quốc tế (ICC) được biết đến trước nhất bằng UCP. UCP thường được viễn dẫn như một ví dụ điển hình về tính hiệu quả hơn hẳn của hệ thống văn bản điều chỉnh thương mại quốc tế so với các hiệp định, quy định của chính phủ hoặc các luật về án lệ. Thực tế, các luật gia đã coi UCP là một văn bản luật thành công nhất trong việc thống nhất các luật và tập quán thương mại trong lịch sử thương mại thế giới

    Bản UCP đầu tiên được thông qua năm 1929, sau đó bản sửa đổi năm 1939 đã được chấp nhận rộng rãi ở Châu Âu. Các bản sửa đổi tiếp theo được thông qua năm 1951 và 1962 đã được các ngân hàng áp dụng trên toàn thế giới. Các bản sửa đổi sau này, bổ sung thêm các nội dung được chuẩn hóa và nang cao về kỹ thuật nghiệp vụ được thông qua năm 1974 và 1983.Bản UCP 500 hiện nay đang sử dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Các bản sửa đổi thường xuyên cho phép ucp có thể bắt kịp những tiến bộ trong tập quán ngân hàng. Kết quả là, UCP có thể coi là hữu ích và thực tế hơn bất kỳ một luật hay hiệp ước nào

     UCP cũng là một bản quy định linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ luật quốc gia hay một văn bản luật quốc tế nào. UCP không phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng trên cơ sở đó hình thành nên các quan hệ tín dụng. Về cơ bản, UCP là sự thể chế hóa các tập quán thông lệ thương mại quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu.

     Về tác dụng pháp lý của các quy định trong ICC về thư tín dụng trên toàn thế giới, quy định cơ bản là các quy định UCP là cơ sở hình thành hợp đồng. Do vậy, các mẫu đơn xin mở thư tín dụng nói chung có ghi một điều rằng thư tín dụng là đối tượng điều chỉnh của UCP 500.Xét về mặt pháp lý đó được coi là sự thể hiện sự mong muốn của các bên áp dụng thư tín dụng theo các quy định của UCP 500

   Sau gần 10 năm sử dụng, UCP 500 đã có được ảnh hưởng rộng lớn đến nỗi ở mỗi nước UCP đều được coi là giá tri pháp lý, hoặc ít nhất có hiệu lực của một tập quán thương mại. Tuy nhiên, ở một số nước khác như Anh, UCP không có giá trị pháp lý chính thức và chỉ áp dụng khi các bên đưa các quy định này một cách cụ thể vào thư tín dụng bằng việc chính thức dẫn chiếu UCP trên mẫu thư tín dụng. Ở Mỹ, Bộ luật thương mại thống nhất điều chỉnh việc sử dụng thư tín dụng, nhưng ở một số bang UCP lại được coi là giá trị điều chỉnh khi các bên đã đưa UCP vào thư tín dụng hoặc khi UCP là tập quán thương mại.

   Bẳn quy tắc UCP mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận khác đi, miễn là có dẫn chiếu. Hiện nay ở Việt nam, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này để điều chỉnh các quan hệ áp dụng thư tín dụng quốc tế giữa Việt nam và nước ngoài.

2.5. Phương thức thư ủy thác mua (Authority to Purchase – A/P)

  Thư ủy thác mua là thư do ngân hàng nước người mua viết cho ngân hàng ở nước ngoài theo yêu cầu của người mua yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư ủy thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.

  Có phương thức này là bởi các nước giàu, khi dùng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường viện cớ rằng ngân hàng những nước nghèo không đủ tín nhiệm nên không thể tự mình đảm bảo cho thư tín dụng của mình mở cho thương nhân xuất khẩu ở các nước giàu. Do đó, ngân hàng đó phải đem vốn gửi trước tại ngân hàng nước giàu thì mới có thể mở thư tín dụng được

  Thư ủy thác mua khác phương thức tín dụng chứng từ ở những điểm sau:

  • Dùng thư ủy thác mua không phải dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng bên mua, mà là yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài đảm bảo trả tiền hối phiếu của người bán ký phát, cho nên ngân hàng bên mua phải mang một số ngoại tệ tương đương với số tiền hối phiếu gửi trước ở ngân hàng nước ngoài. Như vậy, phương thức này không dựa trên tín nhiệm đảm bảo mà là tiền mặt đảm bảo (ký quỹ)
  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, người bán có thể mang hối phiếu đến ngân hàng nào chiết khấu cũng được, vì họ tin rằng hối phiếu này được ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo trả tiền, nhưng trong phương thức thu ủy thác mua, do người trả hối phiếu là người nhập khẩu nên người bán chỉ có thể đem hối phiếu đến ngân hàng thông báo được ủy thác mua hối phiếu để lĩnh tiền
  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, khi người bán muốn nhận tiền ngay ở ngân hàng thông báo hoặc đem chiết khấu hối phiếu cho một ngân hàng nào đó thì phải chịu chi phí chiết khấu. Trái lại, trong phương thức thư ủy thác, khi người bán mang hối phiếu đến ngân hàng thông báo thì ngân hàng này phải trả tiền hối phiếu đó, người bán không phải trả tiền lợi tức chiết khấu. Lợi tức này do người mua chịu (lợi tức số tiền hối phiếu kể từ ngày ngân hàng thông báo trả tiền hối phiếu cho đến ngày thu hồi hối phiếu ở người mua). Khi tả tiền cho ngân hàng, người mua đồng thời trả luôn số tiền đó

2.6.Thư bảo đảm trả tiền (Letter of Guarantee – L/G)

    Ở đây, ngân hàng bên người mua, theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái thư, gọi là thư “bảo đảm trả tiền”, bảo đảm sẽ trả tiền hàng sau khi hàng của bên bán đã đến địa điểm mà các bên quy định

   Phương thức thư bảo đảm trả tiền khác với phương thức tín dụng chứng từ và phương thức ủy thác mua ở chỗ phương thức này căn cứ vào hàng hóa để trả tiền còn hai phương thức trên căn cứ vào chứng từ để trả tiền.

    Thanh toán theo phương thức thư bảo đảm trả tiền có 3 loại:

  + Hàng đến trả tiền : Khi hàng đến bến và dỡ xuống xong, ngân hàng mở thư bảo đảm trả tiền hoặc ngân hàng đại lý của nó ở các của khẩu điện cho đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người bán. Người ta còn quy định là nếu như đại lý ở nước ngoài không nhận được điện của ngân hàng trong nước thông báo trả tiền thì mấy ngày sau khi người bán xuất trình cho ngân hàng chứng nhận công ty thuê tàu chứng nhận hàng đã đến bến và dỡ xuống xong thì ngân hàng tự động trả tiền cho người bán. Cách trả tiền này áp dụng đối với những người bán tương đối tín nhiệm và đối với hàng hóa không cần kiểm nghiệm

  + Kiểm nghiệm xong trả tiền: Sauk hi hàng hóa đến bến và kiểm nghiệm xong, nếu hàng hóa đúng quy cách, số lượng và chất lượng, người mua mới trả tiền. Cách này trả tiền thường được áp dụng đối với những mặt hàng nhìn bề ngoài khó xét được phẩm chất hoặc nguyên đai, nguyên kiện

  + Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại trả sau khi có kết quả kiểm nghiệm. Phương pháp này đảm bảo hàng hóa đến bến an toàn, đúng chất lượng và chủng loại, chủ động trong thời gian trả tiền, không bị đọng vốn. Nhược điểm của nó là giá hàng cao bởi người bán bị thiệt thòi nhiều nên thường nâng giá hàng.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật