Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục xin cấp giấy phép đưa người VN đi xuất khẩu lao động

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, phải được Bộ lao động thương binh và Xã hội cấp phép mới đủ điều kiện hoạt động. Để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề này công ty Luật Hiếu Gia xin giới thiệu thủ tục thành lập và xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MBLAW là chũng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến vấn đề xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MBLAW tư vấn trực tiếp và tiến hành soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện để xin được giấy phép : 

1.Thành lập công ty xuất khẩu lao động: Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

2. Ngoài các giấy tờ trên còn cần : 

Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng;

– Văn bản xác nhận ký quỹ 1 tỷ đồng;

3. Điều kiện khác : 

– Doanh nghiệp có vốn pháp định là 5 tỷ đồng

–  Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

–  Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại khoản 1 điều 5 nghị định 126 năm 2007 thì tiền ký quỹ là 1 tỷ VNĐ, Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

4. Thành phần hồ sơ xin cấp phép bao gồm : 

a)Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;  

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 

c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;

d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;

đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 

e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài)  hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; 

h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

5. Cơ quan thực hiện : Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ thương binh lao động xã hội nhận hồ sơ và cấp phép

6. Thời gian thực hiện : 35 ngày từ khi thành lập mới doanh nghiệp đến khi hoàn thành thủ tục xin giấy phép đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục chứng thực di chúc

Cơ quan thực hiện : UBND cấp xã 

Trình tự thực hiện : 

Người yêu cầu liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định) để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ. Thời gian cụ thể như sau:

– Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

– Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Thành phần hồ sơ :

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời gian thực hiện : Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Điều 182 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu liên tục

Điều 182. Chiếm hữu liên tục

1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

Các tổ chức hành nghề luật sư có thể thành lập chi nhánh ở các tỉnh khác nơi mình đặt trụ sở chính. Với chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động giống tổ chức hành nghề mở ra chi nhánh.

Cơ quan thực hiện : Sở tư pháp 

 Trình tự thực hiện : Tổ chức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

Thành phần hồ sơ : 

1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (theo mẫu).
2. Quyết định thành lập Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có ghi nhận nội dung “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập”.
3. Quyết định bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư.
4. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh (Bản chính đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp TP.HCM cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp tỉnh, thành khác cấp).
5. Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư của Trưởng Chi nhánh (bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
6. Biên bản họp thành viên (nếu tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh là Công ty luật hợp danh và Công ty TNHH 02 thành viên trở lên).
7. Hợp đồng làm việc/lao động với tổ chức hành nghề luật sư của Trưởng Chi nhánh (nếu Trưởng Chi nhánh không phải là thành viên của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh).
8. Giấy tờ chứng minh trụ sở. Đối với trường hợp thuê, mượn trụ sở thì trong hợp đồng phải ghi cụ thể vị trí, diện tích và mục đích thuê, mượn; trường hợp sử dụng nhà riêng để làm trụ sở thì phải có văn bản xác định cụ thể vị trí, diện tích dùng làm trụ sở.
Thời gan thực hiện : 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Có phải thu lại thẻ BHYT khi người lao động thôi việc?

Thực hiện Công văn số 9740/BYT-BH ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành về việc thu hồi thẻ BHYT đối với những trường hợp người lao động ngừng đóng BHYT không nộp lại thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng; để bảo đảm sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT và đơn vị sử dụng lao động trong việc quản lý dữ liệu thẻ BHYT, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 1814/BHXH-ST ngày 24/5/2016 và Công văn số 3881/BHXH-ST ngày 7/10/2016 về việc thu hồi thẻ BHYT, trong đó có hướng dẫn quy trình cập nhật, tra cứu thông tin về thẻ BHYT trên cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT.

Theo quy định nêu trên, đơn vị sử dụng lao động sẽ không thực hiện việc thu hồi thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng khi người lao động thôi việc. BHXH Việt Nam đã có chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, đề nghị ông Sơn liên hệ với cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động tham gia, đóng BHYT để được hướng dẫn cụ thể.

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản là ngành nghề có điều kiện, trước hết nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần phải thành lập doanh nghiệp, và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng (không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận vốn pháp định) . Kinh doanh bất động sản có nhiều loại khác nhau, cụ thể từng lĩnh vực sẽ có các điều kiện cụ thể sau : 

I.Kinh doanh bất động sản có sẵn

– Bất động sản đưa vào kinh doanh phải :

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Nhà đầu tư được kinh doanh dưới các hình thức sau :

  • Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
  • Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất

1. Kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai

-Bất động sản đưa vào phải :

  1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
  2. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

–  Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.

III. Kinh doanh dịch vụ bất động sản ( bao gồm môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; tư vấn quản lý bất động sản)

1.Môi giới bất động sản

Điều kiện :

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

 

2.Sàn giao dịch bất động sản

Điều kiện :

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
  3. Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

 3.Tư vấn quản lý bất động sản bao gồm :

a) Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất;

b) Tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của bất động sản;

c) Tổ chức thực hiện việc bảo trì, sửa chữa bất động sản;

d) Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của khách hàng theo đúng hợp đồng;

đ) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, với Nhà nước theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất.

 

 

 

 

 

Mục 3 chương 3 Bộ luật dân sự 2015 : Nơi cư trú

Mục 3 chương 3 bộ luật dân sự 2015 quy định về cụ thể về nơi cư trú của cá nhân, được quy định từ điều 40 đến điều 45 của bộ luật này. Cụ thể : 

Điều 40 Nơi cư trú của cá nhân 

Điều 41 Nơi cư trú của người chưa thành niên 

Điều 42 Nơi cư trú của người được giám hộ

Điều 43 Nơi cư trú của vợ, chồng

Điều 44 Nơi cư trú của quân nhân

Điều 45 Nơi cư trú của người làm nghề lưu động 

Điều 128 Bộ luật dân sự 2015

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Thông tư 37/2015-BTC về kiểm tra mẫu vải trong SP dệt may

Luật sư Nguyễn Văn Hân – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình Luật sư của doanh nghiệp của Kênh truyền hình Tài chính, kinh tế – VITV, với chủ để: Thông tư 37/2015-BTC về kiểm tra mẫu vải trong SP dệt may.

Qua đây chỉ rõ sự bất cập trong việc ban hành và thực hiện Thông tư 37/2015-BTC đối với các doanh nghiệp diệt may.

Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

 

Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

 

Điều 119 Bộ luật dân sự 2015

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Điều 114 Bộ luật dân sự 2015

Điều 114. Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật