Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục xin cấp giấy phép đưa người VN đi xuất khẩu lao động

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, phải được Bộ lao động thương binh và Xã hội cấp phép mới đủ điều kiện hoạt động. Để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề này công ty Luật Hiếu Gia xin giới thiệu thủ tục thành lập và xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MBLAW là chũng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến vấn đề xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MBLAW tư vấn trực tiếp và tiến hành soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện để xin được giấy phép : 

1.Thành lập công ty xuất khẩu lao động: Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

2. Ngoài các giấy tờ trên còn cần : 

Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng;

– Văn bản xác nhận ký quỹ 1 tỷ đồng;

3. Điều kiện khác : 

– Doanh nghiệp có vốn pháp định là 5 tỷ đồng

–  Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

–  Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại khoản 1 điều 5 nghị định 126 năm 2007 thì tiền ký quỹ là 1 tỷ VNĐ, Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

4. Thành phần hồ sơ xin cấp phép bao gồm : 

a)Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;  

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 

c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;

d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;

đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 

e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài)  hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; 

h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

5. Cơ quan thực hiện : Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ thương binh lao động xã hội nhận hồ sơ và cấp phép

6. Thời gian thực hiện : 35 ngày từ khi thành lập mới doanh nghiệp đến khi hoàn thành thủ tục xin giấy phép đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Đăng ký bản quyền tác giả

Làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền không có ý nghĩa bắt buộc nhưng được khuyến khích thực hiện.

1.MBLAW sẽ tư vấn trực tiếp cho khách hàng, trong đó : 

– Đánh giá tác phẩm có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không.

– Tìm hiểu và phân loại đối tượng, loại hình đăng ký phù hợp.

– Kiểm tra sơ bộ về khả năng đăng ký bản quyền tác giả.

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký.

– Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

+ Thông tin tác giả

+ Thông tin chủ hữu tác phẩm.

+ Thông tin và bản mẫu tác phẩm.

2.Đối tượng thực hiện : 

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

3. Hồ sơ đăng ký 

a. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/ các đồng tác giả

* 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.
* 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả.
* Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả.
* Giấy uỷ quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);
* Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);

b. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)

* 03 bản mẫu tác phẩm gốc.

* 01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu).

* 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính.

* Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản).

* Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng.

* Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu).

* Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 6232 để được giải đáp, hoặc số điện thoại liên hệ dịch vụ: 0987 892 333 Email: luatsu@luatminhbach.vn 

Trân trọng!

 

Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu

Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do luật quy định.

Quy định về mua bán nội tạng và chế tài xử lý.

Mới đây câu chuyện người mẹ trẻ rao bán nội tạng để lấy tiền chữa bệnh cho con đang dậy sóng dư luận. Với vai trò là một Luật sư xin anh cho biết luật Pháp Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đền rao bán nội tạng này?

+ Pháp luật sẽ có hình thức xử phạt thế nào đối với hành vi ra bán nội tạng này?

+ Luật sư có lời khuyên thế nào đối với người mẹ mẹ trẻ này?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

noitang

 Ảnh minh họa

Luật sư nhận định:

Trước hết, qua câu chuyện này, là người làm cha làm mẹ, tôi cũng hiểu và cảm thông với việc làm của người mẹ trẻ. Trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn, không có tiền để chữa bệnh cho con thì cha mẹ có thể làm bất cứ việc gì để cứu sống tính mạng của con mình. Tình thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Tuy nhiên tình thương nào cũng cần phải được đặt trong giới hạn của quy định của pháp luật.

Trong việc này, tôi khuyên chị nên bình tâm suy nghĩ, tìm hướng giải quyết có thể là nhờ báo đài, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm. Không nên quyết định bồng bột, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này của cả chị và con chị.

Trở lại với sự việc, Pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có “LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 2006” quy định về vấn đề này.

Theo đó tại  Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là “ Không vì mục đích thương mại”.

Ngoài theo quy định tại  Điều 11 Luật này về các hành vi bị nghiêm cấm:

“….

Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại

…..”

Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, “việc hiến tặng nội tạng” là mang ý nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo. Khi thương mại hóa vấn đề này, biến “việc hiến bộ phận cơ thể con người” thành món hàng hoá có thể mua đi, bán lại dễ dàng thuộc phạm trù văn hoá, pháp luật không cho phép

Như vậy có thể thấy “hành vi rao bán nội tạng của người mẹ”trái với quy định của pháp luật.

Thực tiễn hiện nay:

Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều, tuy nhiên để đợi được người hiến , tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò,mồi về việc mua bán nội tạng. Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.

Về chế tài xử lý:

Đây chính là một lỗ hổng pháp lý, bởi hiện nay theo Luật hình sự  1999 thì tội phạm về mua bán, môi giới nội tạng chưa được quy định . Còn theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006  đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11, tuy nhiên lại không có văn bản hướng dẫn hay quy định liên quan nào đến việc xử lý những hành vi này. Sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết cho cơ quan pháp luật.

Theo tôi, với tình hình thực tế hiện nay về nguy cơ xuất hiện loại tội phạm mới các nhà làm luật nên hình sư hóa hành vi mua bán và môi giới nội tạng. Bởi hành vi này đi ngược với ý nghĩa tinh thần về nhân đạo, nhân văn.Gây ảnh hưởng tới xã hội,ảnh hưởng cả về sức khỏe và mặt đạo đức của con người.

Trân trọng!

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại về tội trốn thuế

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 200 BLHS năm 2015, cụ thể:

TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THUẾ, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM

Điều 200. Tội trốn thuế

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;

g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;

i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Tội trốn thuế là một trong những tội phạm được quy định trong các BLHS 1985, 1999 và được tiếp tục quy định là tội phạm trong BLHS năm 2015 nhưng có sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. So với BLHS 1999, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các hành vi phạm tội trốn thuế; mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền trên cơ sở nâng mức phạt tiền; quy định mức phạt tiền cụ thể thay vì tính theo số lần so với số tiền trốn thuế như trước kia và quy định TNHS của pháp nhân thương mại khi phạm tội này.

Hành vi phạm tội này được hiểu là hành vi cố ý không nộp các khoản thuế mà người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật. BLHS 1999 không mô tả cụ thể thế nào là trốn thuế mà chỉ nêu lại tên tội danh, thì BLHS năm 2015 đã mô tả cụ thể các hành vi khách quan của tội trốn thuế, gồm 09 dạng hành vi. Cụ thể:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan thuế.

Đây là các hành vi quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế. Các hành vi này đều được thực hiện với lỗi cố ý và đều nhằm mục đích là không nộp hoặc nộp không đúng, không đầy đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều này, các hành vi kể trên cấu thành tội này khi thuộc các trường hợp sau:

Thứ nhất, trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Thứ hai, trường hợp số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng tuy nhiên trước đó người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội được quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo đó:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế là trường hợp trước đó người phạm tội bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế (mà chưa cấu thành tội phạm); và người bị xử phạt chưa được xóa án tích của lần vi phạm hành chính này mà lại tiếp tục thực hiện thành vi trốn thuế.
  • Đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội phạm quy định tại các Điều 188 (tội buôn lậu), 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm), 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả), 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm), 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 196 (tội đầu cơ), 202 (tội làm, buôn bán tem giả, vé giả), 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy), 253 (tội tàng trữ, vận chuyển , mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy), 254 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy), 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự), 305 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ), 306 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự), 309 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân) và 311 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi trốn thuế  với số tiền số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.”;

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 112 Bộ luật dân sự 2015

Điều 112. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Cô gái bị ghép mặt vào clip sex: Người chia sẻ có thể bị phạt

Mới đây, diễn đàn hơn một triệu thành viên chia sẻ ảnh chụp cô gái khá xinh đẹp trong phòng tập gym, kèm những bức hình được cắt ra từ clip nhạy cảm.

co_gai_vinh_phuc_khon_don_vi_bi_nham_la_nhan_vat_trong_clip_sex_45584_co_gai_vinh_phuc_clip_sex0_resize

Câu chuyện cô gái bị ghép mặt vào clip sex thu hút sự chú ý của dân mạng

Cô gái đó là P.A (19 tuổi), hiện đang học tập tại Hà Nội. P.A kể lại, ngày 20/10, trong khi đang ngồi học trong lớp thì được hai người bạn thân thông báo sự việc. Hình ảnh trong phòng tập gym của cô bị ghép vào một bức ảnh được cắt ra từ clip sex và lan truyền rộng rãi.

Từ câu chuyện của P.A, nhiều người thắc mắc, những đối tượng ghép ảnh người khác ghép vào clip sex hoặc hình ảnh cắt từ clip sex rồi tung lên mạng sẽ bị xử lý thế nào? Những người chia sẻ hình ảnh nhạy cảm của người khác nhưng chưa kiểm chứng có phải chịu trách nhiệm?

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) phân tích, hành vi ghép mặt cô gái vào bức ảnh cắt từ clip sex và đăng lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)

“Hành vi trên có dấu hiệu cấu thành “tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 121 BLHS 2009 bởi, nó khiến nhiều người hiểu nhầm cô gái là nhân vật trong clip đồi trụy, làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của cô gái. Người phạm tội “Làm nhục người khác” có thể bị phạt tù tới 3 năm tù

Luật sư Tuấn Anh nhận định, đối tượng ghép mặt cô gái vào clip sex rồi tung lên mạng thì có thể bị truy tố về tội danh “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Luật sư cho biết thêm, những người không trực tiếp cắt ghép mặt cô gái vào ảnh chụp đoạn clip sex nhưng thực hiện hành vi đăng tải, chia sẻ hình ảnh này tới nhiều người gây ảnh hưởng có thể phải bồi thường thiệt hại cho cô gái.

“Theo Bộ luật dân sự năm 2005, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì phải bồi thường”,

Như vậy, những người cố ý hoặc vô ý lan truyền trên mạng internet những thông tin thiếu chính xác như đăng tải, chia sẻ thông tin, clip ghép mặt cô gái vào đoạn clip sex gây thiệt hại đến quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của cô gái thì trong mọi trường hợp đều có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho nạn nhân.

Tùy vào mức độ vi phạm, người đăng tải, chia sẻ các thông tin thiếu căn cứ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nạn nhân có thể bị xử lý hành chính với số tiền phạt từ 10 – 15 triệu đồng theo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện 2013.

Về phía cô gái bị ghép mặt trong đoạn clip nhảy cảm, luật sư Tuấn Anh cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình cô gái có quyền yêu cầu những người chia sẻ thông tin đó phải gỡ bỏ ngay lập tức hình ảnh gây ảnh hưởng đến mình, đồng thời xin lỗi và đính chính công khai.

Ngoài ra, cô gái có thể yêu cầu người chia sẻ thông tin thất thiệt về mình bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.

 

 

Điều 75 Bộ luật dân sự 2015

Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều kiện hỗ trợ đào tạo lao động mất việc

Theo nội dung Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.Thì lao động là đối tượng theo quy định tại Điều 2 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg mất việc sẽ được nhà nước hỗ trợ đào tạo khi:

– Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau:

+ Quyết định thôi việc, buộc thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: có Giấy xác nhận của người sử dụng lao động.

– Trường hợp tự tạo việc làm: có Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của UBND cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).

Giáo viên tiểu học được chấm điểm học sinh từ ngày 06/11/2016

Đây là nội dung mới đáng chú ý được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 6/11/2016. Theo đó, cho phép giáo viên được đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét đối với học sinh tiểu học; đối với đánh giá thường xuyên thì giáo viên đánh giá bằng nhận xét; đồng thời kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng

Ngoài ra thông tư còn sửa đổi bổ sung một số nội dung quan trọng khác như:

– Đánh giá thường xuyên.

– Đánh giá định kì.

– Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt.

– Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá.

– Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

– Khen thưởng.

– Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo.

– Trách nhiệm của hiệu trưởng.

– Trách nhiệm của giáo viên.

– Quyền và trách nhiệm của học sinh.

Những điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam

Kinh doanh lữ hành là một trong những loại hình kinh doanh du lịch đang phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là một trong những ngành nghề kinh doanh du lịch quy định tại Điều 38 Luật Du Lịch 2005:

Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:

  1. Kinh doanh lữ hành;
  2. Kinh doanh lưu trú du lịch;
  3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
  4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
  5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.” 

thu-tuc-thay-doi-giam-doc-cong-ty-tnhh

Điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam

– Các cá nhân, tổ chức được quyền thành lập công ty du lịch trừ trường hợp vi phạm điều cấm theo Luật doanh nghiệp 2014.

– Người điều hành du lịch phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành nội địa) và 4 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành quốc tế) khi xin giấy phép hoạt động lữ hành.

– Có ít nhất 3 Hướng dẫn viên du lịch quốc tế làm việc.

– Cơ sở vật chất đảm bảo cho văn phòng hoạt động.

– Có tiền ký quỹ tại Ngân hàng. (Nghị định số 180/2013) –Đối với kinh doanh lữ hành  quốc tế.

Với mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:

+.250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

+.500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

– Có hồ sơ thành lập công ty đầy đủ theo quy định tại Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp

Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu ngay tình

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Luật phòng chống tác hải rượu bia không được Quốc hội thông qua, vì sao?

Đa phần các đại biểu Quốc hội đã không thông qua hoặc không có ý kiến về việc “cấm tuyệt đối việc uống rượu bia khi tham gia giao thông” và đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến Luật Phòng chống tác hại rượu bia không được thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần này.

Luật sư Trần Tuấn Anh có quan điểm về vấn đề này trên báo điện tử Dân Việt. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật