Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Tư vấn về tội chống người thi hành công vụ.

Hiện nay, khi đang lưu thông trên đường, nhiều trường hợp bị cảnh sát giao thông dừng xe xử lý vi phạm nhưng người điều kiển giao thông không chấp hành, bất tuân và giằng co với cảnh sát, như vậy thì có cấu thành tội chống người thi hành công vụ hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ.

 

chong nguoi thi hanh cong vu

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội chống người thi hành công vụ:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

a) Có tổ chức

b) Phạm tội nhiều lần

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Khách thể của tội phạm:

Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi hành công vụ nêu tại Điều 257 này bao gồm các nhân viên của các cơ quan hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.

Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật hoặc không cho họ thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình:

+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đá , đâm, chém…)

+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.

+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

Hành vi dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực,… của người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 93 và Điều 104 BLHS hiện hành.

Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích hoặc làm chết người đang thi hành công vụ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 93 hoặc điểm k khoản 2 Điều 104 BLHS 1999.

Hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 257. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi kháng cự hay cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.Việc người thi hành công vụ có thực hiện hay không các hành vi theo sự cưỡng ép không ảnh hưởng tới việc định tội danh với hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là cản trở người đang thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện các hành vi trái pháp luật. Nếu người phạm tội không biết người mà mình chống lại là người đang thi hành công vụ hoặc nghi ngờ về tính hợp pháp của việc thực hiện nhiệm vụ của người đó, thì tùy trường hợp căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà xác định tội danh đối với hành vi đã thực hiện là gây thương tích hay chống người thi hành công vụ.

Hình phạt:

Điều 257 quy định hai khung hình phạt:

Khung 1: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

– Có tổ chức

– Phạm tội nhiều lần;

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

–  Gây hậu quả nghiêm trọng;

– Tái phạm nguy hiểm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 với khung hình phạt tương tự Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

 

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục Yêu cầu/đề nghị trợ giúp pháp lý

Đối tượng thực hiện : Cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP

1. Người nghèo.

2. Người có công với cách mạng.

3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.

4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Cơ quan thực hiện : Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 

Cách thức thực hiện :

– Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh;

– Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở);

– Qua thư tín hoặc bằng các hình thức khác.

Yêu cầu : 

– Phải thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

– Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý : Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý : Người được trợ giúp đang cư trú tại địa phương;vụ việc xảy ra tại địa phương hoặc do nơi khác chuyển đến 

– Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

– Giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có);

Trong trường hợp thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì phải cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý.

Thời hạn giải quyết : Ngay sau khi nhận được hồ sơ.

 

Điểm mới về thuế sử dụng đất, GTGT

Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 4238/TCT-CS giới thiệu các nội dung mới của Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP .

Theo đó, có một số điểm đáng chú ý như sau:

vbmoi

Ảnh minh họa

– Bổ sung trường hợp được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phải nộp hàng năm (đã trừ số thuế được miễn, giảm) từ 50 nghìn đồng trở xuống.

Trường hợp có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất.

Hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế.

– Bổ sung các đối tượng không chịu thuế GTGT như:

+ Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí…;

+ Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh.

Chụp ảnh gái mại dâm đăng lên mạng phạm tội gì?

Trong thời gian gần đây liên quan đến vụ việc một gái bán dâm bị bắt quả tang đã khai nhận có thuê nam sinh năm cuối của một trường đại học trên Hà Nội dùng smartphone chụp ảnh khỏa thân gái bán dâm rồi đăng lên mạng “câu khách”. Xin hỏi luật sư hành vi của nam sinh này có vi phạm pháp luật? Và chế tài xử lý về tội phạm này như thế nào?

moigioimaidam

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch, để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Hành vi  dùng smartphone chụp ảnh gái bán dâm đăng lên mạng để “câu khách” của nam sinh đã phạm vào “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 của BLHS 1999 sửa đổi 2009.

“Điều 255. Tội môi giới mại dâm

. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

  1. a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  2. b) Có tổ chức;
  3. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. d) Phạm tội nhiều lần ;

đ)  Tái phạm nguy hiểm;

  1. e) Đối với nhiều người;
  2. g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

  1. a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  2. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng”

Cụ thể “ môi giới mại dâm ” là hành vi làm trung gian, tổ chức móc nối, dụ dỗ, dẫn dắt để cho người mại dâm và người khác quan hệ tình dục với nhau.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗi, móc nối, dẫn dắt người mại dâm và người mại dâm đã có sự nhận lời, thỏa thuận.

Theo đó, hành vi này đã thỏa mãn 4 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm.

Về “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định thì khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, ngoài hình phạt chính thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Theo BLHS 2015 sắp có hiệu lực thì tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

Trân trọng!

Điều 145 Bộ luật dân sự 2015

Điều 145. Áp dụng cách tính thời hạn

1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phân tích:

Tính thời hạn là việc xác định khoảng thời gian theo thời hạn là bao nhiêu. Việc tính thời hạn phải căn cứ vào loại thời hạn (Theo đơn vị thời gian hay theo sự kiện), phải xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn theo quy định tại các điều 146, 147, 148 của BLDS năm 2015 và phải tính theo dương lịch nếu không có thỏa thuận nào khác

Thông thường, thời hạn được tính theo quy định của bộ luật này. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, căn cứ vào đối tượng của quan hệ mà các bên có thể thỏa thuận về việc tính thời hạn theo các đơn vị khác nhau. Ví dụ trong hợp đồng thuê khoán quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng lúa hoặc trồng hoa màu, thời hạn được tính theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản (theo mùa, vụ) chứ không thể tính theo các đơn vị được xác định tại khoản 2 điều 144 Bộ luật này

Quy định vè việc áp dụng các tính thời hạn tại điều này có thay đổi so với quy định tại điều 150 BLDS năm 2005 đó là các bên có thể thỏa thuận để tính thời hạn theo lịch âm hoặc lịch dương. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn được tính theo lịch dương

 

Đính chính về việc quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn

Ngày 15/09/2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4930/QĐ-BYT để đính chính Thông tư 17/2016/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Theo đó:

vbmoi

– Tại Điểm a Khoản 2 Điều 7, nội dung “Sau khi khắc phục lỗi về chất lượng” đính chính thành “Sau khi khắc phục lỗi về ghi nhãn”.

– Đính chính tại Phụ lục 05 Biên bản Tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm như sau:

+ Thêm nội dung “Số lượng” vào sau nội dung “Số lô”;

+ Phần chú thích 5 của Biên bản: Nội dung “5 … của Hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” đính chính thành “5 … của Hội đồng tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm”.

Quyết định 4930/QĐ-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2016.

 

Dự thảo luật phòng, chống tham nhũng đề xuất bỏ quy định kê khai tài sản. Bước tiến hay bước thụt lùi?

Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quy định sau khi kê khai lần đầu, cán bộ, công chức chỉ kê khai bổ sung mỗi khi được đề bạt chức vụ mới.

aaaaaaa

Ảnh minh họa

Ngày 15/9, Hội luật gia VN tổ chức hội thảo tham vấn dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tại đây, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đã bỏ quy định về kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, thay vào đó bằng kê khai lần đầu và bổ sung.

Kê khai lần đầu thực hiện với tất cả người mới được bổ nhiệm vào ngạch công chức. “Có nghĩa là anh bắt đầu sự nghiệp công chức thì phải tuyên thệ là tài sản, thu nhập của mình có bao nhiêu”, ông Thanh nói.

Sau khi kê khai lần đầu, cán bộ, công chức chỉ kê khai bổ sung mỗi khi được đề bạt chức vụ mới, hoặc khi có biến động về tài sản, thu nhập tăng thêm với giá trị từ 200 triệu đồng trở lên.

Ông Chu Văn Thịnh, Chủ tịch Hội luật gia quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng không nên bỏ kê khai tài sản, thu nhập hàng năm vì đây là “sự thụt lùi của một chế định”. Theo ông Thịnh, việc kê khai hàng năm có tác dụng như “sáng nào ngủ dậy cũng phải rửa mặt, soi gương”…

Vị Chủ tịch Hội luật gia cũng cho rằng cần mở rộng đối tượng kê khai, vì trong thực tế nhiều người không có hệ số phụ cấp chức vụ nhưng lại giữ vị trí nghề nghiệp dễ nhũng nhiễu. “Trong cuộc họp của Hội luật gia quận Ba Đình, một nữ luật sư trẻ phát biểu là có cảnh sát khu vực (cấp phường) làm nhiệm vụ ở địa bàn thương mại lớn của Hà Nội không muốn được đề bạt lên vị trí lãnh đạo cấp quận, bởi công việc hiện tại của người ta dễ hơn, lợi ích hơn vị trí khác”, ông Thịnh dẫn chứng.

Nguyên vụ trưởng vụ Pháp chế Thanh tra chính phủ Đỗ Gia Thư cho hay, nhiều ý kiến đồng tình phải có biện pháp phù hợp để kiểm soát tài sản, thu nhập của người thân cán bộ, công chức trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập (vợ hoặc chồng, con, bố mẹ, anh chị em). Tuy nhiên, quan điểm khác lo ngại kiểm soát như vậy thì quá rộng, không quản lý được và sẽ mang tính hình thức.

Về việc công khai bản kê khai tài sản, nguyên vụ trưởng vụ Pháp chế nói ông đã nhiều lần đấu tranh phải công khai ở nơi cư trú thay vì chỉ ở công sở như lâu nay. “Đây là điều cực kỳ cần thiết để nhân dân giám sát quan chức”, ông Thư nói.

Theo quy định hiện hành, hơn một triệu cán bộ, công chức ở Việt Nam phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, tuy nhiên số được xác minh và bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực rất ít. Đơn cử, năm 2014 có hơn 1 triệu người thực hiện công việc nêu trên, 1.225 bản kê khai được xác minh và chỉ 5 người bị cơ quan chức năng kết luận không trung thực.

 

Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

 

Nhập khẩu thuốc từ nước ngoài về Việt Nam cần phải làm thủ tục gì?

Câu hỏi : Tôi muốn nhập khẩu thuốc từ Pháp về thì cần làm những thủ tục gì để nhập khẩu về Việt Nam.
a) Khi về Việt Nam rồi thì tôi cần làm những thủ tục gì để lưu hành?
b) Tôi chưa thành lập công ty
c) Nếu cần lập công ty thì cần những giấy tờ gì?

Trả lời : 

  1. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

“   1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy             phép của Bộ, ngành liên quan.

  1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
  2. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.”
  • Bạn xác định rõ loại thuốc bạn nhập có nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay không, là loại thuốc gì để xin Giấy phép ở Bộ ngành liên quan và xuất trình các tài liệu liên quan trước cơ quan có thẩm quyền kiểm tra để xác nhận tiêu chuẩn liên quan đến kiểm dịch, an toàn thực phẩm và quy chuẩn chất lượng. Ví dụ thuốc thú y thì sẽ xin Giấy phép nhập khẩu ở Cục Thú y, Thuốc thành phẩm, tân dược thì sẽ xin ở Cục quản lý dược, Bộ y tế…..

Ngoài ra bạn còn phải thực hiện thủ tục hải quan, thành phần hồ sơ khai điện tử (Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC) bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý
  • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
  • Tờ khai trị giá
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

  Muốn sản phẩm được lưu hành trên thị trường thì phải đăng ký lưu hành thuốc. Thủ tục được quy định tại Thông tư 44/2014/TT-BYT quy định việc đăng ký thuốc. Điều kiện đăng ký lưu hành thuốc đó là:

“a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc tại Việt Nam nếu là cơ sở kinh doanh thuốc của Việt Nam.

b) Có Giấy phép sản xuất, kinh doanh thuốc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp và Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam nếu là cơ sở kinh doanh thuốc của nước ngoài. Trường hợp không có Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam, cơ sở kinh doanh thuốc của nước ngoài phải ủy quyền cho cơ sở kinh doanh thuốc của Việt Nam đăng ký thuốc”

Hồ sơ đăng ký thuốc được quy định tại Chương III thông tư 44/2014/TT-BYT. Tùy vào từng loại thuốc khác nhau, từng trường hợp đăng ký thuốc mà sẽ cần chuẩn bị những tài liệu, bộ hồ sơ khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo thành phần hồ sơ tại quy định nêu trên.

Đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp bạn định thành lập (Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên…) sẽ phải nộp các tài liệu, giấy tờ khác nhau được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thời điểm bạn thành lập doanh nghiệp.

Điều 217 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sử dụng tài sản chung

Điều 217. Sử dụng tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 110 Bộ luật dân sự 2015

Điều 110. Vật chính và vật phụ

1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

3. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản mới nhất 2018

Mẫu số 07-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   

                                                                               ………..,ngày….. tháng …… năm………

 

ĐƠN YÊU CẦU

 TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

  Kính gửi: Tòa án nhân dân(1) ………………………………………

Họ tên người yêu cầu:

1)(2)…………………………………địa chỉ (3)……………………………

Là: (4)……………………………trong vụ việc(5)…………………………

………………………………………………………………………………

2)…………………………………địa chỉ…………………………………..

Là…………………………………trong vụ việc…………………………..

……………………………………………………………………(nếu có)

Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)

……………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………..

                                                                                                                           NGƯỜI YÊU CẦU (7)

 

 

 

 Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định định giá; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc và từng loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết (ví dụ: số 50/2017/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án đang giải quyết vụ việc.

(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá.

(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của tùng người yêu cầu; nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

 

Quý bạn đọc có thể tải file mềm tại đây: Mẫu số 07 Đơn yêu cầu tòa án ra quyết định định giá tài sản

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Việt kiều muốn mua nhà tại Việt Nam cần những điều kiện, giấy tờ gì?

     Từ ngày nhà nước mở rộng chính sách cho Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam, tỷ lệ Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước ngày càng tăng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số ít lo sợ về thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam phức tạp nên còn e dè trong việc quyết định có nên mua nhà ở Việt Nam hay không?

20150917110910-2

Theo Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt kiều) là đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam.

Điều kiện chỉ cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam là đủ. Một điểm mới nữa là Việt kiều được sở hữu nhà ở với số lượng không hạn chế.

Theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì Việt kiều muốn mua nhà phải có giấy tờ thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp; hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài, thì giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam bao gồm:

– Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.

– Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam.

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật du lịch năm 2017

QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật