Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh nào?

Lịch sử lập pháp lần đầu tiên ghi nhận nhiều quy định mới về trách nhiệm hình sự và thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại. Trong phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng

Tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự 

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm 33 tội phạm quy định tại Điều 76 BLHS 2015 Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của pháp nhân thương mại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và nhu cầu phòng ngừa tội phạm. Đứng từ góc độ hành nghề luật trên thực tế, các tội phạm sau pháp nhân thường hay vi phạm:

  • Tội phạm liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp

Ví dụ:

Tội trốn thuế (Đ200); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ(Đ203); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Đ216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Đ217); Tội sản xuất buôn bán hàng giả(Đ192)…….

  • Tội phạm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Ví dụ: Tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Đ209), tội thao túng thị trường chứng khoán (Đ221), tội tài trợ khủng bố (Đ324), tội rửa tiền (Đ300)…

  • Tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Đ225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Đ226)

  • Tội phạm trong lĩnh vực môi trường

Ví dụ: – Tội gây ô nhiễm môi trường (Đ235)

– Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Đ 237)

– Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Đ 238)

– Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Đ 239)

– Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Đ 242)

– Tội hủy hoại rừng (Đ 243)

– Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm (Đ 244)

– Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Đ 245)

– Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm phạm (Đ 246)

Hình phạt áp dụng

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại từ trách nhiệm hành chính nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự của pháp nhân thương mại

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung

  • Hình phạt chính:

 – Phạt tiền (Đ 77)

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội , sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. Căn cứ vào nguyên tắc chung như vậy, BLHS 2015 đã quy định cụ thể mức phạt tiền trong từng tội danh cụ thể tương ứng với từng khung hình phạt cụ thể tùy vào hành vi người đại diện pháp nhân thực hiện

  – Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Đ 78)

Hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường an ninh, trật tư, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 05 năm. Trong trường hợp pháp nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì lĩnh vực nào vi phạm thì tạm đình chỉ lĩnh vực đó

     – Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Đ 79)

Hình phạt này là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong từng lĩnh vưc hoặc trong tất cả các lĩnh vực áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong hai trường hợp:

Thứ nhất: Một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Đây là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt này

Thứ hai: Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động, ví dụ như: được thành lập chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền…..

Trách nhiệm hành chính cũng bao gồm hình thức tương tự là phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn, nhưng nhìn chung mức phạt ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hình sự vì không dẫn đến đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

  • Hình phạt bổ sung (Điều 33.2 BLHS 2015)

    – Cấm kinh doanh trong 1 số lĩnh vực nhất định (Đ 80)

Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc xã hội. Thời hạn cấm kinh doanh cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Cấm huy động vốn (Đ 81)

Hình phạt được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức huy động vốn bị cấm bao gồm:

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, quỹ đầu tư

+ Phát hành, chào bán chứng khoán

+ Huy động vốn khách hàng

+ Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước

+ Hình thành quỹ tín thác bất động sản

Thời hạn cấm từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính)

Trách nhiệm hành chính cũng có hình thức xử phạt tương tự là tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn nhưng không bao gồm hình thức tương tự với hình phạt cấm huy động vốn hay phạt tiền

Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Đ 82 BLHS 2015)

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm

  • Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Đ 47)
  • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Đ 48)
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (K2 Đ 82)
  • Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục,ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra (K3 Đ 82)

Biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho pháp nhân 

  • Tăng cường biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
  • Xây dựng chính sách nội bộ quản trị rủi ro
  • Tăng cường kiểm tra nội bộ
  • Thuê tư vấn thường xuyên
  • Các biện pháp khác

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu

Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 128 Bộ luật dân sự 2015

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Mẫu giấy biên nhận hồ sơ
TÊN CƠ QUAN TRAO HỒ SƠ
TÊN CƠ QUAN NHẬN HỒ SƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:………………

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2016

 

GIẤY BIÊN NHẬN

Hồ sơ….

————–

Họ và tên: …………………………………………….

Chức vụ, đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………….

Đã tiếp nhận hồ sơ của:

Ông (bà):  ………………………………………………………………………….. bao gồm:

1…………………………………………………………………………………………………………………..

3………………………………………………………….

4………………………………………………………….

5………………………………………………………….

6…………………………………………………………. .

……………………………………………….

……………………………………………….

 


Nơi nhận:
– Cơ quan trao hồ sơ
– Lưu: Hồ sơ.
 

NGƯỜI TIẾP NHẬN

 

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.Hồ sơ:

(1) Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp).

(2) Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.

– Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc xuất trình bản chính hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu trong trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp).

* Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:

– Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn);

– Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

2.Trình tự thực hiện

Cá nhân tự chuẩn bị các giấy tờ trong thành phần hồ sơ hoặc đến Trung tâm hành chính công cấp huyện/ Bộ phận một cửa để được hướng dẫn theo quy định;

– Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện/ Bộ phận một cửa;

– Công chức tiếp nhận hồ sơ:

+ Hướng dẫn người dân chuẩn bị hồ sơ;

+ Cung cấp mẫu tờ khai theo quy định và hướng dẫn  người dân khai;

+ Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Sau đó viết phiếu hẹn trả kết quả.

– Trả kết quả cho cá nhân theo thời gian quy định.

* Lưu ý:

+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

3.Thời hạn giải quyết : 15 ngày làm việc

Vấn đề pháp lý về PCCC ở chung cư

Chào Luật sư!

Liên quan tới vấn đề cư dân chung cư CT1 Trung Văn – Vinaconex 3 phản ánh tòa nhà này chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu PCCC. Hiện nay, đã có 345/360 căn hộ đã có người sinh sống.

  1. Theo Luật sư, việc tòa nhà chưa được nghiệm thu hệ thống PCCC nhưng chủ đầu tư Vinaconex 3 đã để cho cư dân vào ở. CĐT đã vi phạm quy định gì?
  2. Trách nhiệm của CĐT, trong trường hợp chung cư có cháy nổ ra sao?
  3. Để xảy ra sự việc trên, trách nhiệm thuộc về những đơn vị nào?

zone-9

Ảnh minh họa

Trả lời:

Trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua xảy ra một loạt vụ cháy nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nguyên nhân không nhỏ trong các vụ việc trên xuất phát từ sự yếu kém trong công tác PCCC ngay tại các cơ sở đó. Khi xảy ra các vụ việc đáng thì mới lộ ra một loạt sai phạm về vấn đề này.

Liên quan tới vấn đề cư dân chung cư CT1 Trung Văn- Vinaconex 3 phản ánh việc chung cư chưa được nghiệm thu PCCC nhưng vẫn đưa vào sử dụng và gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân đang sinh sống tại đây cũng như khu lân cận.

Theo phản ánh này thì chủ đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật phòng cháy chữa cháy và các nghị định, thông tư liên quan.

Cụ thể, điểm h, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY quy định:

“Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này”.

Tại điểm 9, phụ lục II quy định chung cư là một trong các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ.

Cũng theo Điều 17 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định:

“1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

–        Điều 8 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định

“1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt”

=>     Như vậy, theo những quy định trên thì chủ đầu tư bắt buộc phải tổ chức nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng.

Trong trường hợp, chưa nghiệm thu về pccc mà chủ đầu tư vẫn cố tình đưa công trình vào sử dụng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Khoản 6, Khoản 7, Điều 36 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. b) Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.”

 

Trong trường hợp chung cư xảy ra cháy nổ thì chủ đầu tư có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 BLHS 1999 sửa đổi 2009 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 12 năm tù giam.

Cụ thể:

Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

  1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám  năm.
  3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
  4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Để xảy ra vụ việc trên, đầu tiên trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý về pccc của cấp cơ sở. Không lý do gì mà một tòa chung cư ở ngay giữa Thủ Đô Hà Nội đã đưa vào sử dụng và có 345/360 căn hộ đã có người sinh sống mà lại thiếu các thủ tục nghiệm thu PCCC – một trong những thủ tục cần thiết nhất trước khi đưa vào sử dụng.

Đây là vấn đề  không chỉ riêng trong lĩnh vực pccc mà đây còn là vấn đề chung trong công tác quản lý ở nước ta hiện nay. Sự quản lý lỏng lẻo, hời hợt chính là một phần nguyên nhân trong các vụ tai thương tâm vừa qua.

 

 

Quy định về nồng độ cồn tối thiểu khi tham gia giao thông

Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm hành vi “điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở…”.

 Với người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thì chỉ cần xác định là trong máu có nồng độ cồn, không quy định nồng độ cồn tối thiểu là bao nhiêu sẽ bị nghiêm cấm.

Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì nồng độ cồn trong máu không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/lít khí thở.

1-canhsatgiaothong

Ảnh minh họa

CÁC TRƯỜNG HỢP XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ CỒN

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2014/ TTLT-BYT-BCA quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu bao gồm:

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể quy định các mức phạt đối với hành vi vượt quá nồng độ cồn cho phép như sau:

a) Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP):

– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở chịu mức phạt 2-3 triệu đồng. Tước bằng lái xe 1-3 tháng.

– Vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/lít khí thở thì bị phạt 7-8 triệu đồng. Tước bằng lái xe 3-5 tháng.

– Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở sẽ bị phạt 16-18 triệu đồng. Tước bằng lái xe 4-6 tháng.

b) Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP):

– Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe thực hiện một trong các vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng.

Cảnh sát giao thông xử phạt chủ yếu dựa trên việc đo nồng độ cồn trong hơi thở. Với nồng độ cồn trong máu vì phức tạp hơn nên chỉ xét nghiệm khi có đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Điều 55 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 55 Bộ luật dân sự như sau : 

Điều 55 : Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ dưới mười lăm tuổi

1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.

2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 133 Bộ luật dân sự 2015

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Ném gạch đá vào xe lửa, oto đang lưu thông có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Hành động ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông thực sự là mối nguy hiểm lớn, đe dọa sự an toàn của người điều khiển và cả những người đang cùng tham gia giao thông thời điểm đó. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện nay pháp luật mới có quy định về trách nhiệm của lái xe gây tai nạn mà chưa đề cập đến trách nhiệm của người dân bên đường khi gây nguy hiểm cho người đang điều khiển phương tiện. Ý kiến của luật sư về vấn đề này?

Người gửi câu hỏi: Bác A – Long Biên Hà Nội.

csgt

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phạm vào tội phạm được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý về vi phạm hành chính với các quy định tương ứng trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan. Tức là hành vi này luôn được cụ thể hóa thành các điều luật rất dễ nhận thấy.

Còn đối với hành vi ném gạch đá hoặc các vật nguy hiểm khác gây thiệt hại cho các phương tiện khi đang tham gia giao thông thì không có điều luật nào về Hình sự hay xử lý vi phạm hành chính có tên cụ thể đến từng hành vi như vậy. Nhưng nói vậy không có nghĩa là những hành vi đó không được điều chỉnh bởi pháp luật Hình sự hay không bị xử lý vi phạm hành chính.

Lấy ví dụ đơn cử như hành vi ném đá vào xe ô tô gây vỡ kính xe và thiệt hại được xác định là 5 triệu đồng. Vậy người gây ra hành vi trên sẽ bị xử lý về tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ Hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

Và trong trường hợp nếu hành vi đó gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc thiệt hại về tài sản lên tới 500 triệu đồng thì mức án cao nhất mà người phạm tội phải đối mặt là chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Còn trong trường hợp hành vi gây thiệt hại không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo các biện pháp hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với các điều luật tương ứng.

Trân trọng!

Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

2.1.Phương thức chuyển tiền (Remittance)

   Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Ở đây, người mua ( người nhập khẩu) thông qua ngân hàng gửi tiền trả cho người bán ( người xuất khẩu). Loại này ít được dùng trong thanh toán quốc tế vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi phương thức trả tiền này không đảm bảo quyền lợi của người bán. Chỉ trong nghiệp vụ trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng…. người ta mới dùng phương thức này

   Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức chuyển tiền gồm trả tiền bằng điện, (Telegraphic Transfer- T/T) và trả tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T). Trả tiền bằng điện hay bằng thư đều phải qua ngân hàng làm trung gian trả tiền. Do đó, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí cho ngân hàng. Nếu trả tiền bằng điện còn phải trả them điện phí nữa

2.2. Phương thức thanh toán bằng cách ghi sổ (Open Account)

   Phương thức thanh toán này được thực hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hóa hay các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua hàng.Người nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm một lần). Thanh toán khoản nợ hình thành trên tài khoản của người xuất khẩu

    Phương thức thanh toán ghi sổ thực chất là một hình thức tín dụng thương nghiệp. Thanh toán ghi sổ được áp dụng rộng rãi trong thanh toán nội địa nhưng ít được dùng trong thanh toán quốc tế bởi nó không có sự đảm bảo đầy đủ cho người xuất khẩu kịp thời thu tiền hàng. Phương thức thanh toán này đòi hỏi sự tin cậy rất cao của người xuất khẩu đối với người nhập khẩu, chủ yếu được áp dụng trong việc thanh toán:

  • Giữa các chi nhánh ở các nước khác nhau của cùng một công ty
  • Giữa các công ty có quan hệ mua bán lâu đời và thường xuyên, đặc biệt trong việc mua bán những lượng hàng không lớn lắm
  • Tiền hoa hồng và tiền hàng gửi bán

2.3. Phương thức nhờ thu (Collection of  Payment)

     Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu” của Phòng Thương mại quốc tế, bản sửa năm 1995 (Uniform Rules for the Collection, 1995 Revision No.522, ICC).Bản quy định này cũng là những quy định pháp lý tùy ý, có nghĩa là muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận thống nhất và đưa vào trong hợp đồng

   Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán, sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến ngân hàng nhờ thu hộ mình số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức nhờ thu còn có 2 laoij là nhờ thu phiếu troen và nhờ thu phiếu kèm chứng từ.

2.3.1. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)

  Nhờ thu phiếu trơn là khi người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền của hối phiếu ở người mua mà không kèm theo  điều kiện gì cả. Cùng với việc gửi hàng hóa cho người mua, người bán gửi thẳng chứng từ để người mua đi nhận hàng.

   Phương thức này không thích hợp trong thanh toán quốc tế bởi nếu người mua không tốt thì hộ có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người bán, hoặc người mua trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ gửi hàng không đi kèm hối phiếu. Chính vì vậy, trong ngoại thương, người ta ít dùng phương thức này, chỉ trong thanh toán phi mậu dịch như thu cước vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng… phương thức này mới được áp dụng

2.3.2. Nhờ thu kèm chưng từ (Documentary Collection)

    Nhờ thu kèm chứng từ là trường hợp người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng vơi một chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người mua vơi điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn trong trường hợp bán chịu) thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ để đi nhận hàng. Phương thức này cho phép người xuất khẩu giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi được thanh toán hoặc đảm bảo thanh toán. Nói chung, người xuất khẩu giao hàng và sau đó lập các chứng từ thương mại như hóa đơn và chứng từ sở hữu, sau đó gửi chứng từ kèm với hối phiếu cho ngân hàng địa diện cho người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ sở hữu cho người nhập khẩu nếu người nhập khẩu thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán vào một thời điểm trong tương lai. Có hai khả năng:

  • Nhờ thu tiền đổi chứng từ – (Document against Payment – D/P). Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay. Người bán, sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết (theo thỏa thuận trong hợp đồng) mang đến ngân hàng nhờ thu hộ. Ngân hàng này chọn ngân hàng đại lý ở nước người mua để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người mua biết và chỉ trao chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua đến trả tiền ngay hối phiếu đó (người nhập khẩu thanh toán hối phiếu để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa). Sauk hi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng ủy thác để giao cho người bán, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này, thông thường do người bán chịu.
  • Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document agaist Acceptance – D/A). Phương thức này được sử dụng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua.Trình tự tiến hành và nội dung giống như ở D/P, chỉ khác là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu (có kỳ hạn) để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa để đi nhận hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh toán hợp pháp vô điều kiện của mình theo các khoản của hối phiếu. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người mua được ngân hàng chuyển lại cho người bán. Đến khi hối phiếu đến hạn trả tiền, người mua phải trả tiền cho người hưởng lợi của hối phiếu. Trong giấy ủy nhiệm ngân hàng thu tiền hộ, người bán thương nêu rõ các cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể để ngân hàng căn cứ vào đó mà giải quyết.

   Trong phương thức này, có hai ngân hàng tham gia: ngân hàng của người xuất khẩu (gọi là ngân hàng chuyển) và ngân hàng ở nước người mua (gọi là ngân hàng thu hoặc xuất trình vì họ xuất trình chưng từ có liên quan cho người bị ký phát). Quá trình chuyền thông tin hơi mất thời gian này khiến cho những chỉ thị ban đầu chính xác và đầy đủ của người xuất khẩu có ý nghĩa sống còn. Vì lý do đó, ngân hàng chyển nói chung thường yêu cầu người xuát khẩu điền một đơn nhờ thu để giúp người xuất khẩu dễ dàng thông báo chỉ thị cho ngân hàng. Trên cơ sở chỉ thị này, ngân hàng lập một lệnh nhờ thu được chuyền cho ngân hàng nhờ thu trong bộ chứng từ nhờ thu. Các bước thực hành trong nhờ thu được tiêu chuẩn hóa trong các quy định thống nhất về nhờ thu của ICC

*)Ưu điểm và nhược điểm của phương thức nhờ thu

   Ưu điểm của nhờ thu đối với người bán là sử dụng cách này tương đối dễ và không tốn kém, và người bán được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi được đảm bảo thanh toán. Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa có cơ hội để kiểm tra các chứng từ và cả hàng hóa trong một số trường hợp (như khi kiểm tra trong một khoa ngoại quan)

   Nhược điểm đối với người xuất khẩu là có một số rủi ro như: Rủi ro người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không nhận chứng từ; rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nước nhập khẩu, và rủi ro hàng có thể bị hải quan giữ. Quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng hóa đã gửi đi mà không có người nhận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và tiền thu về chậm, người bán có thể gặp khó khăn về vốn. Do vậy, một người xuất khẩu cẩn thận sẽ phải có báo cáo về tình hình tín dụng của người mua cũng như bản đánh giá rủi ro quốc gia

    Người nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro trong nhờ thanh toán đổi chứng từ là hàng được gửi có thể không giống nhứ đã ghi trong hóa đơn và vận đơn, nhưng rủi ro náy nói chung không thể tránh khỏi trừ khi người nhập khẩu yêu cầu một giấy chưng nhận kiểm định trong bộ chưng từ.

  Ngân hàng không chịu rủi ro nào trong nhờ thu (trừ khi do sự bất cẩn của chính họ trong quá trình thực hiện các hướng dẫn). Đây là một lý do vì sao nhờ thu nói chung ít tốn kém hơn nhiều, nếu xét về chi phí ngân hàng, so với tín dụng chứng từ

   Trong đàm phán, nhờ thu chứng từ có thể được coi là sự lựa chọn trung gian có lợi. Nếu xét về các ưu điểm tương đối vơi người bán và người mua, nó nằm giữa bán hàng trả chậm (lợi cho người mua) và thu tín dụng (lợi cho người bán). Do đó, người bán thường thích nhờ thu chứng từ hơn thu tín dụng mà người bán đề nghị.

2.4. Phương thức tín dụng chứng từ

     Phương thưc tín dụng chưng từ là phương thức thanh toán theo thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng), theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thư ba hoặc tả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi) hoặc sẽ trả, chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hoặc mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ.

      Việc sử dụng tín dụng chứng từ được điều chỉnh bằng một bộ quy định của Phòng thương mại quốc tế – ICC (The Uniform Customs & Practice for Documentary Credits, 1993 Revision ICC Publication No 500), thường gọi là UCP 500. Cùng với tòa án trọng tài và Incoterms, Phòng thương mại quốc tế (ICC) được biết đến trước nhất bằng UCP. UCP thường được viễn dẫn như một ví dụ điển hình về tính hiệu quả hơn hẳn của hệ thống văn bản điều chỉnh thương mại quốc tế so với các hiệp định, quy định của chính phủ hoặc các luật về án lệ. Thực tế, các luật gia đã coi UCP là một văn bản luật thành công nhất trong việc thống nhất các luật và tập quán thương mại trong lịch sử thương mại thế giới

    Bản UCP đầu tiên được thông qua năm 1929, sau đó bản sửa đổi năm 1939 đã được chấp nhận rộng rãi ở Châu Âu. Các bản sửa đổi tiếp theo được thông qua năm 1951 và 1962 đã được các ngân hàng áp dụng trên toàn thế giới. Các bản sửa đổi sau này, bổ sung thêm các nội dung được chuẩn hóa và nang cao về kỹ thuật nghiệp vụ được thông qua năm 1974 và 1983.Bản UCP 500 hiện nay đang sử dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Các bản sửa đổi thường xuyên cho phép ucp có thể bắt kịp những tiến bộ trong tập quán ngân hàng. Kết quả là, UCP có thể coi là hữu ích và thực tế hơn bất kỳ một luật hay hiệp ước nào

     UCP cũng là một bản quy định linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ luật quốc gia hay một văn bản luật quốc tế nào. UCP không phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng trên cơ sở đó hình thành nên các quan hệ tín dụng. Về cơ bản, UCP là sự thể chế hóa các tập quán thông lệ thương mại quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu.

     Về tác dụng pháp lý của các quy định trong ICC về thư tín dụng trên toàn thế giới, quy định cơ bản là các quy định UCP là cơ sở hình thành hợp đồng. Do vậy, các mẫu đơn xin mở thư tín dụng nói chung có ghi một điều rằng thư tín dụng là đối tượng điều chỉnh của UCP 500.Xét về mặt pháp lý đó được coi là sự thể hiện sự mong muốn của các bên áp dụng thư tín dụng theo các quy định của UCP 500

   Sau gần 10 năm sử dụng, UCP 500 đã có được ảnh hưởng rộng lớn đến nỗi ở mỗi nước UCP đều được coi là giá tri pháp lý, hoặc ít nhất có hiệu lực của một tập quán thương mại. Tuy nhiên, ở một số nước khác như Anh, UCP không có giá trị pháp lý chính thức và chỉ áp dụng khi các bên đưa các quy định này một cách cụ thể vào thư tín dụng bằng việc chính thức dẫn chiếu UCP trên mẫu thư tín dụng. Ở Mỹ, Bộ luật thương mại thống nhất điều chỉnh việc sử dụng thư tín dụng, nhưng ở một số bang UCP lại được coi là giá trị điều chỉnh khi các bên đã đưa UCP vào thư tín dụng hoặc khi UCP là tập quán thương mại.

   Bẳn quy tắc UCP mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận khác đi, miễn là có dẫn chiếu. Hiện nay ở Việt nam, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này để điều chỉnh các quan hệ áp dụng thư tín dụng quốc tế giữa Việt nam và nước ngoài.

2.5. Phương thức thư ủy thác mua (Authority to Purchase – A/P)

  Thư ủy thác mua là thư do ngân hàng nước người mua viết cho ngân hàng ở nước ngoài theo yêu cầu của người mua yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư ủy thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.

  Có phương thức này là bởi các nước giàu, khi dùng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường viện cớ rằng ngân hàng những nước nghèo không đủ tín nhiệm nên không thể tự mình đảm bảo cho thư tín dụng của mình mở cho thương nhân xuất khẩu ở các nước giàu. Do đó, ngân hàng đó phải đem vốn gửi trước tại ngân hàng nước giàu thì mới có thể mở thư tín dụng được

  Thư ủy thác mua khác phương thức tín dụng chứng từ ở những điểm sau:

  • Dùng thư ủy thác mua không phải dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng bên mua, mà là yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài đảm bảo trả tiền hối phiếu của người bán ký phát, cho nên ngân hàng bên mua phải mang một số ngoại tệ tương đương với số tiền hối phiếu gửi trước ở ngân hàng nước ngoài. Như vậy, phương thức này không dựa trên tín nhiệm đảm bảo mà là tiền mặt đảm bảo (ký quỹ)
  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, người bán có thể mang hối phiếu đến ngân hàng nào chiết khấu cũng được, vì họ tin rằng hối phiếu này được ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo trả tiền, nhưng trong phương thức thu ủy thác mua, do người trả hối phiếu là người nhập khẩu nên người bán chỉ có thể đem hối phiếu đến ngân hàng thông báo được ủy thác mua hối phiếu để lĩnh tiền
  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, khi người bán muốn nhận tiền ngay ở ngân hàng thông báo hoặc đem chiết khấu hối phiếu cho một ngân hàng nào đó thì phải chịu chi phí chiết khấu. Trái lại, trong phương thức thư ủy thác, khi người bán mang hối phiếu đến ngân hàng thông báo thì ngân hàng này phải trả tiền hối phiếu đó, người bán không phải trả tiền lợi tức chiết khấu. Lợi tức này do người mua chịu (lợi tức số tiền hối phiếu kể từ ngày ngân hàng thông báo trả tiền hối phiếu cho đến ngày thu hồi hối phiếu ở người mua). Khi tả tiền cho ngân hàng, người mua đồng thời trả luôn số tiền đó

2.6.Thư bảo đảm trả tiền (Letter of Guarantee – L/G)

    Ở đây, ngân hàng bên người mua, theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái thư, gọi là thư “bảo đảm trả tiền”, bảo đảm sẽ trả tiền hàng sau khi hàng của bên bán đã đến địa điểm mà các bên quy định

   Phương thức thư bảo đảm trả tiền khác với phương thức tín dụng chứng từ và phương thức ủy thác mua ở chỗ phương thức này căn cứ vào hàng hóa để trả tiền còn hai phương thức trên căn cứ vào chứng từ để trả tiền.

    Thanh toán theo phương thức thư bảo đảm trả tiền có 3 loại:

  + Hàng đến trả tiền : Khi hàng đến bến và dỡ xuống xong, ngân hàng mở thư bảo đảm trả tiền hoặc ngân hàng đại lý của nó ở các của khẩu điện cho đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người bán. Người ta còn quy định là nếu như đại lý ở nước ngoài không nhận được điện của ngân hàng trong nước thông báo trả tiền thì mấy ngày sau khi người bán xuất trình cho ngân hàng chứng nhận công ty thuê tàu chứng nhận hàng đã đến bến và dỡ xuống xong thì ngân hàng tự động trả tiền cho người bán. Cách trả tiền này áp dụng đối với những người bán tương đối tín nhiệm và đối với hàng hóa không cần kiểm nghiệm

  + Kiểm nghiệm xong trả tiền: Sauk hi hàng hóa đến bến và kiểm nghiệm xong, nếu hàng hóa đúng quy cách, số lượng và chất lượng, người mua mới trả tiền. Cách này trả tiền thường được áp dụng đối với những mặt hàng nhìn bề ngoài khó xét được phẩm chất hoặc nguyên đai, nguyên kiện

  + Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại trả sau khi có kết quả kiểm nghiệm. Phương pháp này đảm bảo hàng hóa đến bến an toàn, đúng chất lượng và chủng loại, chủ động trong thời gian trả tiền, không bị đọng vốn. Nhược điểm của nó là giá hàng cao bởi người bán bị thiệt thòi nhiều nên thường nâng giá hàng.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH một thành viên

Câu hỏi: 

Công ty tôi có trụ sở tại Hà Nội, do nhu cầu thay đổi nhân sự, chúng tôi muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi chúng tôi cần những giấy tờ gì và giải quyết trong bao lâu? Công ty chúng tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty Luật Minh bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn đặt trụ sở tại Hà Nội, nên cơ quan giải quyết là Phòng Đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội

Trình tự thực hiện :

  1. Doanh nghiệp có trách nhiệm hực hiện việc đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp ra Quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  2. Cán bộ tiếp nhận của sở kế hoạch đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã có đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì tiếp nhận và nhập thông tin về hồ sơ vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  3. Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận thì người đại diện nộp hồ sơ cho doanh nghiệp lên nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ :

+ Thông báo thay đổi người dại diện theo pháp luật.

+ Kèm theo thông báo có Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu công ty về việc đổi thay đổi người đại diện theo pháp luật (Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)

Trong trường hợp người thay đổi không phải là nhân viên công ty thì kèm theo 

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc mới của chủ sở hữu ( người đại diện mới)

+ Hợp đồng lao động ký kết giữa công ty và người đại diện pháp luật mới 

Bản sao các loại giấy tờ của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty gồm có:

– Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.

– Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gồm: Hộ chiếu Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài

. – Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

– Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

+ Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu ko phải chính người đại diện theo pháp luật cũ của công ty đi nộp hồ sơ và giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đó

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới 

Mọi ý kiến thắc mắc và cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333

để được giải đáp

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật