Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

2 công an TP Phúc Yên bị đình chỉ do liên đới vụ quán bar Sunny

Ngày 8/5, mạng xã hội lan truyền đoạn clip quay bên trong một quán bar có chữ Sunny. Trong clip, hai người phụ nữ mặc đồ lót, uốn éo khiêu dâm và mời bia các vị khách.

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch chia sẻ rằng những hành vi khiêu dâm hoặc kích dục thường khó xử lý nếu lực lượng chức năng không trực tiếp lập biên bản ngay thời điểm vi phạm. Đối với vi phạm hình sự, như mua bán dâm hoặc ma túy, nếu có bằng chứng thì cơ quan chức năng có thể củng cố hồ sơ và tiến hành khởi tố vụ án.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được giải quyết theo Điều 137 BLDS năm 2005, theo đó hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Trong trường hợp này, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

-Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 136 được áp dụng đối với yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì hợp đồng là một loại phổ biến của giao dịch dân sự. Xuất phát từ đó, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của BLDS năm 2005 là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của BLDS năm 2005 thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế, có nghĩa là yêu cầu Toà án vào bất kỳ thời điểm nào cũng được.

-BLDS năm 2005 không quy định phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như quy định của BLDS năm 1995, mà quy định đó là một trong các nội dung của hợp đồng, nếu các bên có thoả thuận và tùy từng loại hợp đồng (khoản 7 Điều 402).Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng về việc bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận. Về quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS quy định: các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.  Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hậu quả pháp lý là: khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại

-Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hậu quả pháp lý là: Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.

 

 

6 hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Luật an ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 tới đây, An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo Điều 8 của luật này thì các hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm : 

1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:

a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

b) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;

d) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

e) Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

=>Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Công văn 276 hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Công văn 276/TANDTC-PC  ngày 13/9/2016, hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

boluathinhsu2015_1

Theo đó, những quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 bao gồm:

– Xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng;

– Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới;

– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự;

– Miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội.

Những thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thi hành quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 gồm:

– Chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân;

– Tha tù trước thời hạn có điều kiện;

– Xóa án tích;

– Xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

Những quy định nên trên được tập hợp trong Danh mục ban hành kèm theo Công văn 276/TANDTC-PC và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

Công văn 276/TANDTC-PC hiện đang được cập nhật. Để xem chi tiết vui lòng xem tại thuvienphapluat.vn

Vụ sập nhà ở phố cổ: Ai phải chịu trách nhiệm với người chết?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) đã làm 2 người chết, 3 người bị thương, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc có hậu quả nghiêm trọng này?

vu_sap_nha_cua_bac2

Ảnh minh họa (internet)

Ngày 4.8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.

Hậu quả, 5 người (2 nữ, 3 nam) ở ngôi nhà này bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Dù lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực nhưng chỉ 3 người may mắn thoát nạn.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định, khi ngôi nhà số 43 bị sập, ngôi nhà bên cạnh là nhà số 41 đang thi công đào móng. Việc thi công nhà 41 đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 Cửa Bắc xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm về sự việc và những nạn nhân thương vong? Trước những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng Luật sư đi tìm câu trả lời.

Luật sư trả lời:

Vụ sập nhà số 43 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bởi gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, cụ thể là đã làm 2 người chết, 3 người bị thương và 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Trong trường hợp đúng như thông tin mà báo chí đã đưa, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sập nhà số 43 là do việc thi công nhà 41 bên cạnh đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 đã xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Với những dấu hiệu trên, tôi cho rằng, cơ quan Công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời làm rõ những người có trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Bởi trong vụ việc này cần phải làm rõ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại của những người có liên quan.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ sập nhà nghiêm trọng nêu trên thưa luật sư?

­- Để có thể xác định chính xác trách nhiệm của những người liên quan, cơ quan chức năng cần phải tìm ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự việc đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Cụ thể:

Trong trường hợp nguyên nhân từ việc ngôi nhà số 43 này xuống cấp và đổ sập thì cần phải đánh giá xem việc chủ sở hữu ngôi nhà có biết việc xuống cấp này hay không? Đã được khuyến cáo về sự nguy hiểm khi tiếp tục sử dụng căn nhà để kinh doanh, để ở hay không? Nếu chứng minh được chủ sở hữu căn nhà này đã biết việc đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh và cho nhân viên của mình ở lại trong ngôi nhà đó thì chủ sở hữu ngôi nhà này có dấu hiệu phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Người chủ sở hữu nhà trong trường hợp này đã có lỗi vô ý do quá tự tin, bởi ông đã được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của hành vi tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó, tuy nhiên ông tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra. Ngoài việc bị xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các nạn nhân cũng thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu ngôi nhà này.

Trong trường hợp ngôi nhà đổ sập vì lý do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu ngôi nhà thì cần phải tìm ra lý do khách quan này là gì và nó có làm miễn trừ hay giảm trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của chủ nhà hay không và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Trong trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc ngôi nhà số 43 bị sập là do hoạt động thi công, đào móng của ngôi nhà số 41 thì vụ việc này đã có dấu hiệu hình sự của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng  đến  năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”.

Nếu xác định có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra cần phải ngay lập tức khởi tố vụ án, từ đó để xác định trách nhiệm của những người có liên quan. Trong trường hợp việc xây dựng nhà là không có giấy phép thì trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư (Chủ sở hữu căn nhà số 41 Cửa Bắc) và trách nhiệm liên đới thuộc đơn vị thi công công trình. Bởi nguyên tắc khi xây dựng nhà thì bắt buộc chủ đầu tư phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và khi thi công thì đơn vị thi công phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng hoặc chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc thì ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 292 thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người bị chết, bị thương và chủ sở hữu nhà số 41 (do ngôi nhà bị sập hoàn toàn) bởi hành vi vi phạm này. Về thiệt hại cụ thể, số tiền phải bồi thường, trách nhiệm cụ thể của từng bên, trách nhiệm liên đới bồi thường…. sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của từng cá nhân, đơn vị khi thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng quy định của pháp luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định.

Trân trọng!

 

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

A. Thành phần hồ sơ (Số lượng hồ sơ: 01 bộ)

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ;

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

4. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

5. Mục lục hồ sơ.

6. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

7. Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền; 8. Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên hội đồng thành viên hoặc giám đốc của công ty: – Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác ) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng Nhà nước.

B. Thời hạn giải quyết

– 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

C. Cơ quan có thẩm quyền

– Sở Kế hoạch và Đầu tư

D. Kết quả nộp hồ sơ

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Nghị định số 168/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

Mục lục bài viết

Nghị định số 168/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

(more…)

Trừ điểm giấy phép lái xe: Công bằng và nhân văn

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, một nội dung đang thu hút sự chú ý là quy định về việc trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX). Theo đề xuất này, thay vì tước hoặc đục lỗ GPLX như trước, cơ quan chức năng sẽ trừ điểm trực tiếp trên GPLX của người vi phạm. Quy định này được nhiều đại biểu Quốc hội và người dân ủng hộ vì được cho là công bằng và nhân văn hơn, giúp người lái xe nâng cao ý thức khi tham gia giao thông mà không gây ảnh hưởng nặng nề đến công việc và cuộc sống của họ.

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng việc trừ điểm GPLX không chỉ là một biện pháp xử lý hành chính, mà còn nhằm mục đích quan trọng hơn là định hướng hành vi của người lái xe. “Khi đã vi phạm và bị trừ điểm, tài xế buộc phải tuân thủ luật giao thông nếu không muốn tiếp tục mất điểm,” ông nhấn mạnh. Ông cũng đề xuất rằng để thực hiện hiệu quả quy định này, cần đảm bảo sự đồng bộ và liên thông với Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh công dân.

Mời bạn đọc thêm tại đây 

Ủng Hộ Đồng Bào Vùng Lũ: Từ Thiện Minh Bạch, Tránh Lợi Dụng”

Lợi dụng danh nghĩa từ thiện để “trục lợi” là vấn đề gây bức xúc trong dư luận, đặt trong bối cảnh  những ngày qua, người dân cả nước và rất nhiều tổ chức thiện nguyện đang chung tay, nỗ lực khắc phục hậu quả của bão số 3, điều này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để hoạt động nhân đạo, từ thiện có ý nghĩa và đảm bảo thực chất? Vấn đề này đang làm dấy lên yêu cầu cần phải có những biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo hoạt động từ thiện được thực hiện đúng mục đích, không bị lợi dụng.  Theo quan điểm của Luật sư Trần Tuấn Anh, để hoạt động từ thiện có ý nghĩa và minh bạch, các cá nhân và tổ chức từ thiện cần tuân thủ pháp luật, chọn lựa  các quỹ từ thiện và cơ sở trợ giúp đã được cấp phép. Cơ sở trợ giúp xã hội  cũng phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và minh bạch tài chính theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP và Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Việc từ thiện tự phát không minh bạch có thể làm mất lòng tin của xã hội, ảnh hưởng đến tinh thần tương thân tương ái. Luật sư cũng đưa ra khuyến cáo đến các cá nhân tham gia từ thiện cần tỉnh táo, kiểm tra kỹ các nguồn thông tin và tuân thủ quy định pháp luật để ngăn chặn những đối tượng trục lợi.

Mời bạn đọc theo dõi thêm tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Ném gạch đá vào xe lửa, oto đang lưu thông có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Hành động ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông thực sự là mối nguy hiểm lớn, đe dọa sự an toàn của người điều khiển và cả những người đang cùng tham gia giao thông thời điểm đó. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện nay pháp luật mới có quy định về trách nhiệm của lái xe gây tai nạn mà chưa đề cập đến trách nhiệm của người dân bên đường khi gây nguy hiểm cho người đang điều khiển phương tiện. Ý kiến của luật sư về vấn đề này?

Người gửi câu hỏi: Bác A – Long Biên Hà Nội.

csgt

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phạm vào tội phạm được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý về vi phạm hành chính với các quy định tương ứng trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan. Tức là hành vi này luôn được cụ thể hóa thành các điều luật rất dễ nhận thấy.

Còn đối với hành vi ném gạch đá hoặc các vật nguy hiểm khác gây thiệt hại cho các phương tiện khi đang tham gia giao thông thì không có điều luật nào về Hình sự hay xử lý vi phạm hành chính có tên cụ thể đến từng hành vi như vậy. Nhưng nói vậy không có nghĩa là những hành vi đó không được điều chỉnh bởi pháp luật Hình sự hay không bị xử lý vi phạm hành chính.

Lấy ví dụ đơn cử như hành vi ném đá vào xe ô tô gây vỡ kính xe và thiệt hại được xác định là 5 triệu đồng. Vậy người gây ra hành vi trên sẽ bị xử lý về tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ Hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

Và trong trường hợp nếu hành vi đó gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc thiệt hại về tài sản lên tới 500 triệu đồng thì mức án cao nhất mà người phạm tội phải đối mặt là chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Còn trong trường hợp hành vi gây thiệt hại không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo các biện pháp hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với các điều luật tương ứng.

Trân trọng!

Thủ tục làm Hợp đồng/ Giấy ủy quyền

 

1. Địa điểm

– Văn phòng công chứng.

vpcongchung

Văn phòng công chứng cầu giấy hà nội

2. Hồ sơ

 a. Bên ủy quyền

* Trong trường hợp bên ủy quyền là cá nhân

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân).   Bản án ly hôn + giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( nếu đã ly hôn ).

– Chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân(nếu vợ hoặc chồng đã chết).

– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia tài sản, bản án phân chia tài sản ).

* Trong trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân

– Quyết định thành lập/ Đăng ký kinh doanh của pháp nhân.

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền;

– Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao có chứng thực).

*Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

– Hộ khẩu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (Đăng ký kết hôn)

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…)

– Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại (Nếu có)

     b. Bên nhận ủy quyền

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền

– Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền

– Phiếu yêu cầu công chứng (có sẵn tại nơi công chứng)

tintucvn-giy-y-quyn-c-nhn-1-638

Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân

3. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ (Bản photo và bản gốc để đối chiếu); Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, tư vấn tại nhà (có thù lao).

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.

thoigian

4. Thời hạn giải quyết

– Không quá 2 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc

 

Công ty Luật Minh Bạch

Phạt đến 10 triệu đồng nếu chở hàng hóa không che chắn

Hiện nay, tình trạng ô nhiếm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, đặc biệt trong những trường hợp hành vi điều khiển giao thông vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa bị rơi vãi ra đường gây khó khăn cho các phương tiện giao thông, gây nguy hiểm cho việc đi lại của người dân. Để hạn chế tình trạng này, chính phủ đã ban hành nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, tăng mạnh mức tiền phạt đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, cụ thể:
 
– Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

– Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Với xu thê hội nhập ngày càng sâu và rộng của các doanh nghiệp Việt Nam, trong những năm gần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với các thị trường chính như: Lào, Campuchia, Singapore, Úc, Ấn Độ, Công Gô, EU, Mỹ…Khi các doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài sẽ cần thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và nhận lợi nhuận từ nước ngoài chuyển về. (more…)

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật