Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Tháng Chín 28, 2016

Vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động (NLĐ).

banner3

Theo đó, người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần tuân thủ các quy định về quản lý sức khỏe NLĐ như sau:

– Thực hiện việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ kể từ thời điểm họ được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.

– Phải bố trí việc làm phù hợp với tình hình sức khỏe của NLĐ và:

+ Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp làm công việc tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc các yếu tố có hại này;

+ Hạn chế bố trí NLĐ mắc bệnh mạn tính làm các công việc có yếu tố có hại đến bệnh đang mắc;

+ Nếu phải bố trí NLĐ bị bệnh mạn tính làm công việc có yếu tố hại đến bệnh đang mắc thì NSDLĐ phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đến sức khỏe cho NLĐ biết và chỉ được bố trí sau khi NLĐ đồng ý bằng văn bản.

Thông tư 19/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

 

Câu hỏi:

“Vừa qua tôi phát hiện chồng tôi cặp bồ với người khác, tôi và chị gái tổ chức theo dõi, khi phát hiện cô gái này đi cùng chồng tôi, tôi và chị gái lập tức xông tới lột quần áo cô ta cho bỏ tức, nhưng chị em tôi không hề gây thương tích cho cô này thì hành vi này có bị xử phạt gì hay không?

buc-xuc-nguoi-phu-nu-bi-danh-ghen-lot-do-giua-duong

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (ảnh minh họa)

Trả lời câu hỏi:

Dù không hề gây thương tích cho cô gái này nhưng hành vi lột quần áo trên là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 về tội làm nhục người khác.

Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Còn theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực tới đây thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Căn cứ vào kết quả giám định, yêu cầu khởi tố của người bị hại, nếu hành vi đánh ghen gây thương tích rơi vào một trong các trường quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì có thể bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Cụ thể là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ…

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

Theo điều 134, BLHS năm 2015 tới đây sắp có hiệu lực thì có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

 

Công văn 3647/BHXH-CSXH hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Chinese rescuers pull out a body of a worker crushed after scaffolding of a building under construction collapsed on to some twenty-odd workers, in Zhengzhou, central China's Henan province 06 September 2007.  The accident is the second major workplace accident following the collapse of a 328-metre (1,076-foot) bridge over the Tuo river in Hunan province, killing 41 workers who were removing steel scaffolding erected during its construction.                CHINA OUT GETTY OUT   AFP PHOTO (Photo credit should read STR/AFP/Getty Images)
Ảnh minh họa

Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, BNN của người bị TNLĐ, BNN đã điều trị xong và ra viện từ ngày 01/7/2016 trở đi có những thay đổi trong thành phần hồ sơ như sau:

– Đối với hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ: Bỏ biên bản điều tra TNLĐ và các biên bản trong trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ như biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông…

– Đối với hồ sơ hưởng chế độ BNN: Bỏ biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động hoặc bản trích sao các giấy tờ trên.

Đồng thời, bổ sung vào văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN nội dung ngày, tháng, năm ban hành của biên bản điều tra, khám nghiệm, kết quả đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, quan trắc môi trường lao động.

 

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn 7086/BYT-BH hướng dẫn thực hiện việc thanh toán thuốc Bảo hiểm y tế.

mau-the-bhyt

Ảnh minh họa

Theo đó, trong thời gian chờ Bộ Y tế sửa đổi bổ sung Thông tư 40/2014/TT-BYT , việc thanh toán thuốc bảo hiểm y tế được thống nhất thực hiện như sau:

– Đối với những loại thuốc đã sử dụng tới thời điểm ban hành Công văn này:

Thực hiện thanh toán trong trường hợp chỉ định thuốc phù hợp với chỉ định trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép hoặc theo hướng dẫn phác đồ điều trị của bệnh viện hoặc phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

– Đối với những loại thuốc chưa được sử dụng:

Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 40/2014/TT-BYT , rằng chỉ thanh toán với những chỉ định sử dụng phù hợp với chỉ định đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt.

Công văn 7086/BYT-BH được ban hành ngày 26/9/2016.

Câu hỏi:

“Vợ tôi đang đi xe máy trên đường thì bất ngờ một chiếc ô tô mở cửa. Do khoảng cách quá gần, cô ấy tông vào cánh cửa rồi ngã ra đường. Nhưng người chủ xe trên không đồng ý bồi thường cho vợ tôi với lý do là vợ tôi không quan sát”. Tôi muốn hỏi người chủ xe có phạm lỗi không? Và vợ tôi có được bồi thường không?

logo-mblaw

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời tư vấn:

Theo Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe phải thực hiện quy định sau: “đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.”

Như vậy, việc lái xe taxi bất ngờ mở cửa là hành vi không bảo đảm an toàn về giao thông đường bộ khi dừng đỗ. Và người điều khiển phương tiện đã có lỗi trong việc gây ra tai nạn đối với vợ bạn.

Và theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 thì vợ bạn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện bồi thường Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.

Nếu người điều khiển phương tiện trên cố tình không bồi thường thì vợ bạn có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường, bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Trong trường hợp việc vi phạm về việc mở cửa xe mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bị xử phạt hành chính về lỗi “mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn” theo điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46 năm 2016 của Chính với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Còn nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng như gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng…hoặc gây ra hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo đó, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Mới đây câu chuyện người mẹ trẻ rao bán nội tạng để lấy tiền chữa bệnh cho con đang dậy sóng dư luận. Với vai trò là một Luật sư xin anh cho biết luật Pháp Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đền rao bán nội tạng này?

+ Pháp luật sẽ có hình thức xử phạt thế nào đối với hành vi ra bán nội tạng này?

+ Luật sư có lời khuyên thế nào đối với người mẹ mẹ trẻ này?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

noitang

 Ảnh minh họa

Luật sư nhận định:

Trước hết, qua câu chuyện này, là người làm cha làm mẹ, tôi cũng hiểu và cảm thông với việc làm của người mẹ trẻ. Trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn, không có tiền để chữa bệnh cho con thì cha mẹ có thể làm bất cứ việc gì để cứu sống tính mạng của con mình. Tình thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Tuy nhiên tình thương nào cũng cần phải được đặt trong giới hạn của quy định của pháp luật.

Trong việc này, tôi khuyên chị nên bình tâm suy nghĩ, tìm hướng giải quyết có thể là nhờ báo đài, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm. Không nên quyết định bồng bột, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này của cả chị và con chị.

Trở lại với sự việc, Pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có “LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 2006” quy định về vấn đề này.

Theo đó tại  Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là “ Không vì mục đích thương mại”.

Ngoài theo quy định tại  Điều 11 Luật này về các hành vi bị nghiêm cấm:

“….

Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại

…..”

Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, “việc hiến tặng nội tạng” là mang ý nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo. Khi thương mại hóa vấn đề này, biến “việc hiến bộ phận cơ thể con người” thành món hàng hoá có thể mua đi, bán lại dễ dàng thuộc phạm trù văn hoá, pháp luật không cho phép

Như vậy có thể thấy “hành vi rao bán nội tạng của người mẹ”trái với quy định của pháp luật.

Thực tiễn hiện nay:

Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều, tuy nhiên để đợi được người hiến , tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò,mồi về việc mua bán nội tạng. Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.

Về chế tài xử lý:

Đây chính là một lỗ hổng pháp lý, bởi hiện nay theo Luật hình sự  1999 thì tội phạm về mua bán, môi giới nội tạng chưa được quy định . Còn theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006  đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11, tuy nhiên lại không có văn bản hướng dẫn hay quy định liên quan nào đến việc xử lý những hành vi này. Sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết cho cơ quan pháp luật.

Theo tôi, với tình hình thực tế hiện nay về nguy cơ xuất hiện loại tội phạm mới các nhà làm luật nên hình sư hóa hành vi mua bán và môi giới nội tạng. Bởi hành vi này đi ngược với ý nghĩa tinh thần về nhân đạo, nhân văn.Gây ảnh hưởng tới xã hội,ảnh hưởng cả về sức khỏe và mặt đạo đức của con người.

Trân trọng!

Theo nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm tại việc tại Việt Nam quy định những người được cấp giấy phép lao động tại Việt nam phải có các điều kiện sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Theo quy định trên thì lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là  lao động phổ thông nên không thể xin cấp giấp phép lao động. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam muốn xin cấp giấy phép lao động phải là giám đốc điều hành, nhà quản lý chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên.

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật