Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Tháng chín 30, 2016

Ngày 29/09/2016, thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định 1880/QĐ-TTg năm 2016 định mức bồi thường thiệt hại cho đối tượng tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển

13_qfjy_kgux

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

  • Khai thác hải sản
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Sản xuất muối
  • Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển
  • Dịch vụ hậu cần nghề cá
  • Dịch vụ thương mại, ven biển
  • Thu mua, tạm trữ ven biển

Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2016.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Theo quy định tại điều 12, Thông tư 01/2016/TT-BCA thì  Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh tr lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đ kim soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

 

Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Điều 130 văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh 2014

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam những hành vi sau đây sẽ được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

 + Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hoá.

+ Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

–  Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

–  Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định thêm về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên để bảo đảm sự công bằng cho các các nhân, tổ chức đi đăng kí đơn và nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyên tắc này bao gồm các trường hợp sau:

 Thứ nhất, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ hai, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ ba, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký trong hai trường hợp trên cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy, căn cứ vào các điều luật nêu trên sẽ là thông tin hữu ích để ai có ý muốn đăng ký hoặc đã đi đăng kí quyền sở hữu công nghiệp có thể hiểu hơn về các trình tự tiến hành việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp.

Hiện nay ở Hà Nội, cùng với phát triển đô thị thì các tòa nhà, căn hộ chung cư mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên ở có rất nhiều trường hợp các chủ đầu tư đã không quan tâm tới vấn đề phòng cháy chữa cháy ở các tòa nhà này. Khi có rủi ro xảy ra thì thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng, thiệt hại lớn cả về người và tài sản.

Vậy dưới góc độ pháp lý, Luật sư có bình luận gì về vấn đề trên, trách nhiệm khi xảy ra rủi ro sẽ do ai gánh chịu và chế tài xử lý về việc này là như thế nào?

chay-chung-cu-1433

Ảnh mình họa (internet)

Luật sư trả lời:

Hành vi bàn giao căn hộ chung cư cho cư dân vào ở khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là rất sự coi thường tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách hàng (người mua nhà). Bởi việc này có thể gây ra những hậu quả khôn lường, những thiệt hại vô cùng lớn trong trường hợp xảy ra sự kiện cháy, nổ. Trong thực tế, sự nguy hiểm này cũng đã được chứng minh bằng liên tiếp các vụ cháy, nổ liên quan đến nhà chung cư khi chưa đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy nhưng đã tổ chức bàn giao cho cư dân về ở trong thời gian vừa qua.

Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng có lẽ do mức phạt quá nhẹ đã dẫn đến sự “nhờn luật” của các đơn vị kinh doanh nhà ở. Theo quy định của pháp luật hiện tại, với hành vi “đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” chỉ bị phạt tối đa là 50 triệu đồng và hình thức xử phạt bổ sung là “buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” (khoản 6 và điểm b khoản 7 Điều 36 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình). Tuy nhiên, thời hạn để “buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” này lại chưa được pháp luật quy định một cách cụ thể.

Còn khi xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người hoặc tài sản do vi phạm về phòng cháy, chữa cháy thì những đối tượng liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 1999. Người phạm tội có thể phải đối diện với mức án cao nhất là 12 năm. Ngoài ra, Điều 240 Bộ luật Hình sự còn quy định, “phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc  bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể “bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”. Tuy nhiên, trong trường hợp đã bị xử lý hình sự về tội này thì thường hậu quả đã là rất lớn và rất khó khắc phục.

Dưới góc độ quản lý nhà nước về PCCC, tôi cho rằng, để xảy ra tình trạng nêu trên, một phần có lẽ cũng xuất phát từ cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong công tác quản lý của mình đối với các công trình này. Rõ ràng đã có sự nương nhẹ, bỏ qua hoặc không quyết liệt trong việc buộc các chủ công trình này phải hoàn thiện hệ thống phòng cháy, chữa cháy và được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt rồi mới được đưa vào sử dụng. Bởi đây là các tòa nhà chung cư, có số lượng dân đến ở là rất đông chứ không phải là dạng nhà ở nhỏ lẻ để có thể cho dân vào “ở chui” được.

Vậy, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đến đâu? Hay chỉ dừng lại ở việc “công bố danh sách” các công trình vi phạm về điều kiện PCCC và tiếp tục phó mặc sự an toàn, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân vào các chủ đầu tư chỉ biết bán nhà kiếm lời? Đây thực sự là vấn đề cần phải được quan tâm, làm rõ và xác định trách nhiệm đến từng cá nhân, tập thể có liên quan.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Với lao động nữ, các quy định hưởng trợ cấp thai sản là hết sức quan trọng vì tuyệt đại đa số mọi người đều có 1 – 2 lần nghỉ thai sản trong quá trình lao động. Mặt khác, chế độ thai sản là 1 quyền lợi lớn đối với người lao động tham gia BHXH, hỗ trợ chi phí rất nhiều cho lao động nữ trong thai kỳ và nuôi con nhỏ.

Pregnant woman holding her stomach outdoors --- Image by © Heide Benser/Corbis

Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì: “Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 34 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:

– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

– Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.

Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.

Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó:

vbmoi

– Việc khen thưởng cuối năm dựa trên kết quả đánh giá học sinh trong năm học (không dựa vào bình bầu như các năm trước) và sẽ tổ chức khen thưởng cho:

+ Học sinh có kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt; các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.

+ Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất.

– Kết quả đánh giá học sinh là sự kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, nhưng đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

Ngoài ra, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 06/11/2016) đề cập một số nội dung mới khác như:

– Học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.

– Giáo viên được chấm điểm để đánh giá định kì học sinh.

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật