Theo Điều 50 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì hồ sơ đổi giấy phép lái xe hạng A1 do ngành Giao thông vận tải cấp được quy định như sau:
Ảnh minh họa
Người lái xe lập 1 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.
Luật sư cho tôi hỏi những nội dung cần phải xin giấy phép quảng cáo? Nếu không xin giấy phép quảng cáo thì bị phạt bao nhiêu?
Trả lời:
Theo luật quảng cáo mới nhất 2012 thì các hình thức quảng cáo như băng ron, bảng, biển, pano, quảng cáo trên các phương tiện giao thông… không cần phải xin giấy phép quảng cáo mà chỉ cần gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.
Tuy nhiên đối với việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây: (Điều 31, Luật quảng cáo 2012)
a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Theo quy định tại nghị định 158/2013/NĐ_CP xử phạt vi phạm hành chính văn hóa thể thao du lịch quảng cáo thì đối với những hình thức quảng cáo không phải xin giấy phép quảng cáo nếu không thông báo hoặc thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo, phương tiện giao thông đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy từng hành vi vi phạm. Đặc biệt đối với các trường hợp quảng cáo không có giấy phép công trình thì theo quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều 60 của Nghị định trên thì :
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo”
Xin chào luật sư, Hiện nay, Công ty tôi có trụ sở tại Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài đang có nhu cầu thành lập 1 tổ chức hoạt động vì cộng đồng (phi lợi nhuận) đặt trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh. Luật sư cho biết tôi cần phải làm những thủ tục gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 30/2012/NĐ_CP: ““Quỹ xã hội”: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.” Do đó, việc công ty bạn thành lập 1 tổ chức hoạt động vì cộng đồng (phi lợi nhuận) đặt trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh thì phải tuân theo thủ tục thành lập quỹ xã hội.
Để thành lập quỹ xã hội, cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2012/NĐ_CP:
“Điều 8. Điều kiện thành lập quỹ
Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây:
Mục đích hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Có sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Có hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.”
Theo như thông tin mà bạn cung cấp, tổ chức này hoạt động vì mục đích cộng đồng và phi lợi nhuận, do đó phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ xã hội. Căn cứ vào quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2012/NĐ_CP, quỹ phải có ít nhất 3 sáng lập viên, đối với sáng lập viên là tổ chức Việt Nam thì phải có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ. Như vậy, để thành lập được tổ chức như bạn nêu, cần phải có thêm những sáng lập viên khác cùng với công ty bạn cùng góp vốn để thành lập (ít nhất 3 sáng lập viên). Theo quy định tại khoản 2 Điều 12:
“Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:
a) Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 5.000.000.000 (năm tỷ);
b) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.000.000.000 (một tỷ);
c) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100.000.000 (một trăm triệu);
d) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 20.000.000 (hai mươi triệu).”
Như vậy công ty bạn cần phải đóng góp tài sản vào quỹ đã thành lập. Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2012/NĐ_CP, thành phần hồ sơ thành lập quỹ bao gồm:
Đơn đề nghị thành lập quỹ xã hội
Dự thảo điều lệ quỹ
Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp của công ty TNHH Song Kết để thành lập quỹ
Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu của công TNHH Song Kết ( điều lệ công ty, nghị quyết của HĐTV về việc tham gia thành lập quỹ, quyết định cử người đại diện tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ).
Bạn cần xác định phạm vi hoạt động của tổ chức này để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục thành lập. Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 30/2012/NĐ_CP, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ đối với trường hợp quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh với quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh; chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ đối với trường hợp quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã; chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết.Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Câu hỏi: Sắp tới tôi định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn với ngành nghề chủ yếu là kinh doanh rau, củ, quả và thực phẩm an toàn có chứng nhận Vietgap. Cho tôi hỏi ngoài những giấy tờ thủ tục cho việc thành lập công ty thì tôi có phải xin thêm những loại giấy tờ gì cho việc kinh doanh mặt hàng trên hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Ngoài những giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc thành lập công ty,Công ty bạn cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Những giấy tờ pháp lý bạn cần chuẩn bị:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( chi tiết hơn là kinh doanh rau củ quả)
Đăng ký xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm do chi cục Bảo vệ thực vật hoặc sở Nông nghiệp xác nhận
Giấy khám sức khỏe đối với chủ cơ sở và các nhân viên ( Những người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm) còn giá trị sử dung
Sau khi đã có đủ các giấy tờ trên bạn cần chuản bị 1 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm với những giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp chứng nhậ cơ sở đủ điều kiên An toàn thực phẩm
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn giá trị sử dụng
Bản thuyết minh cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị
Danh sách khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên có xác nhận của cơ sở
Danh sách xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên cơ sở
Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh
Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở
Bản vẽ sơ đồ tổng thể đườmg đi tới cơ sở
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hố sơ trên nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét tính hợp pháp và sẽ cấp giấy chứng nhận cho công ty bạn ( Cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan nhà nước được phân cấp ở địa phương cấp giấy chứng nhận)
Câu hỏi:Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên. Chúng tôi đang muốn thay đổi địa chỉ trụ sở và địa chỉ kinh doanh (cùng quận) thì cần làm những thủ tục gì?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Vì công ty bạn thay đổi địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ kinh doanh cùng quận cần phải nộp tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh.Trường hợp người nộp thuế thuộc Cục Thuế trực tiếp quản lý thì hồ sơ được gửi đến Cục Thuế để thực hiện điều chỉnh lại thông tin về địa chỉ mới của người nộp thuế cho cơ quan thuế nơi công ty bạn có trụ sở
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
– Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính ;
– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính;
– Giấy tờ nộp kèm: bản chứng thực đăng ký doanh nghiệp, văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ.
Hiện nay tôi đang làm giám đốc công ty TNHH Xây dựng một thành viên, thành lập từ năm 2007, nay tôi định chuyển sang cho vợ đứng tên làm giám đốc. Vậy tôi cần làm những giấy tờ thủ tục gì? Cảm ơn luật sư.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Chúng tôi xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:
TH1: Bạn muốn chuyển sang cho vợ làm giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật trong giấy đăng ký doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau (Nộp hồ sơ thông báo thay đổi tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư):
Thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật (Theo mẫu quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
Quyết định của chủ sở hữu công ty.
Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của vợ bạn
Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của vợ bạn (trong trường hợp Công ty có đăng ký ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật chuyên ngành yêu cầu Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề).
TH2: Nếu bạn chỉ chuyển cho vợ làm giám đốc, không thay đổi người đại diện theo pháp luật thì việc thay đổi người giữ chức vụ giám đốc chỉ là hoạt động nội bộ, công ty không phải thực hiện thủ tục thông báo tại cơ quan nhà nước.
“Với thực tiễn công tác của mình, tôi cho rằng việc “tham nhũng vặt” vẫn luôn tồn tại và được xem như là một tất yếu khi người dân cần sử dụng các dịch vụ công chính là do một chữ “lợi” – luật sư Trần Tuấn Anh ( Giám đốc công ty Luật Minh Bạch- Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) phân tích về lý do vì sao tham nhũng vặt vẫn có thể tồn tại trong đời sống hàng ngày.
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Phân tích sâu hơn, LS Trần Tuấn Anh chia sẻ: Khi đề cập đến tham nhũng vặt, tôi lại liên tưởng đến câu nói phổ biến trong dân gian: “Buôn thất nghiệp, lãi quan viên” để chỉ những người buôn bán nhỏ, nhưng lợi nhuận trên phần vốn là rất lớn.
Ở đây tham nhũng vặt cũng gần gần như vậy. Tuy rằng nó chỉ có 100.000 – 200.000 đồng, thậm chí là 50.000 đồng khi mỗi người sử dụng dịch vụ phải bỏ ra, nhưng nó lại thường diễn ra trong các lĩnh vực mà rất đông người sử dụng dịch vụ. Chính vì vậy nếu tổng kết lại thì số lượng tiền tham nhũng lại không hề “vặt” một chút nào.
Chúng ta có thể điểm qua một số các lĩnh vực mà người sử dụng thường phải “lót tay” mỗi khi sử dụng dịch vụ như: Y tế, dịch vụ hành chính công (cấp mới, thay đổi nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký kinh doanh; xin các loại giấy phép con; xin giấy phép lao động…); dịch vụ hải quan; thuế… hay thậm chí là xin cho con được đi học trường công lập, đúng tuyến; xin được làm công nhân, bảo vệ cũng phải chi một khoản không hề nhỏ với thu nhập của người dân để đạt được mục đích mà đáng ra là quyền của của công dân.
Ảnh minh họa (internet)
Tôi chỉ đơn cử trong lĩnh vực đăng ký hoạt động doanh nghiệp tại một địa phương, mỗi hồ sơ bình thường (liên quan đến thành lập mới, thay đổi ĐKKD, giải thể…) để được duyệt hoặc được sửa hồ sơ nhanh (mà như những người trong nghề chuyên đi đăng ký kinh doanh thuê thường hay gọi vắn tắt là để “không bị ăn thông báo”) thì phải lót tay số tiền 200.000 đồng. Như vậy, chúng ta có thể hình dung ra được số tiền “tham nhũng vặt” sẽ lớn như thế nào khi tại địa phương này hàng năm có tới hàng chục nghìn lượt doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh?
Với thực tiễn công tác của mình, tôi cho rằng việc “tham nhũng vặt” vẫn luôn tồn tại và được xem như là một tất yếu khi người dân cần sử dụng các dịch vụ công là do một chữ “lợi”. Hiện tượng tham nhũng vặt này đã tồn tại không biết bao đời nay trong xã hội chúng ta và nó như một lối mòn trong suy nghĩ của người dân khi sử dụng dịch vụ công. Tuy nhiên, muộn còn hơn không, hơn lúc nào hết các cơ quan quản lý cần phải ngay lập tức tiến hành thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh lại hoạt động và cách phục vụ của nền hành chính công; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân để họ hiểu rằng hành vi đó là vi phạm pháp luật, các cơ quan công quyền sinh ra là để phục vụ người dân, phục vụ xã hội. Có làm được như vậy thì người dân mới bớt khổ và bớt đi nỗi lo mỗi khi có việc phải sử dụng đến dịch vụ công ngay trên đất nước của mình.
Trách nhiệm của các cơ quan thanh, kiểm tra ở đâu?
Những năm gần đây, số lượng các vụ án tham nhũng không giảm mà có chiều hướng gia tăng với quy mô lớn, tính chất phức tạp và cực kỳ nghiêm trọng với số tiền gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước lên đến hàng ngàn tỷ đồng… Để xảy ra những vụ việc trên, các đối tượng trong vụ án chắc chắn phải đối mặt với những bản án nghiêm khắc nhất của pháp luật.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nó cũng để lại trong dư luận xã hội câu hỏi lớn về hiệu quả của công tác thanh kiểm tra của các cơ quan chuyên trách. Công tác này vẫn được thực hiện hàng năm và các vụ án trên đều diễn ra trong một thời gian dài, số tài sản lớn vậy mà không thể phát hiện được ngay để ngăn chặn khi mà hậu quả còn chưa lớn.
Phải chăng do trình độ năng lực yếu kém hay do mối quan hệ dẫn đến sự nể nang, khi không còn kiểm soát được mới công bố với bàn dân thiên hạ! Nhưng vụ án tham nhũng, ngoài trách nhiệm của những người gây ra, còn phải xem xét cả trách nhiệm của những cơ quan chuyên trách về thanh- kiểm tra.
Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Trong các báo cáo của Đảng, Nhà nước cũng đánh giá tham nhũng là quốc nạn, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Tham nhũng hiện nay xảy ra ở nhiều lĩnh vực từ quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, tư pháp… Tình trạng tham nhũng vặt của cán bộ công chức trong bộ máy công quyền khiến người dân vô cùng bức xúc.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, dưới góc độ của người làm công tác pháp luật, tôi cho rằng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức (lý do cơ bản là chưa công khai kết quả kê khai).
Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN); Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17.6.2013 quy định chi tiết một số điều của luật PCTN, các thông tư của Thanh tra Chính phủ là những công cụ sắc bén để PCTN. Tuy nhiên con người vẫn là yếu tố quyết định. Điều 30, Luật PCTN mới chỉ đề cập tới việc công khai, minh bạch trong công tác tổ chức – cán bộ. Điều đó mới chỉ đáp ứng được yếu tố cần.
Yếu tố đủ quan trọng nhất là phải có quy chuẩn về phẩm chất, năng lực cán bộ cũng như quy chuẩn về việc đánh giá và tuyển chọn cán bộ công chức, viên chức. Trên cơ sở đó loại bỏ được công chức, viên chức yếu kém, tham nhũng để bộ máy Nhà nước trong sạch.
Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn kinh doanh về dịch vụ chuyển phát nhanh thì cần làm những thủ tục gì? Tôi cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi cau hỏi về cho chúng tôi, Luật sư của chúng tôi xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:
Bạn muốn kinh doanh về dịch vụ chuyển phát nhanh đây là ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định, cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;
– Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/2011/NĐ-CP phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp
Kinh doanh DV chuyển phát nhanh đòi hỏi có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính của cơ quan quản lý chuyên ngành.
*Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;
– Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
– Phương án kinh doanh;
– Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
– Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
– Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
– Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
– Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
– Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
– Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này.
– Phương án kinh doanh, gồm các nội dung chính sau:
+ Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;
+ Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;
+ Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;
+ Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;
+ Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);
+ Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;
+ Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.
Câu hỏi: Chào Luật sư Hiện tại lãnh đạo của tôi là người Trung Quốc và muốn mở một cửa hàng bán hàng điện tử ở Việt Nam. Vậy cho tôi hỏi nếu sếp tôi là người đứng tên mở cửa hàng thì cần những thủ tục gì và nếu một người Việt Nam đứng tên hộ thì cần những thủ tục gì. Cám ơn luật sự đã tư vấn giúp tôi.
Trả lời:
Kinh doanh đồ điện tử được xếp vào nhóm kinh doanh hộ cá thể. Theo pháp luật Việt Nam thì hộ kinh doanh là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Như vậy lãnh đạo của bạn là người Trung Quốc thì không thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể, có thể nhờ người Việt Nam đứng tên hộ
Theo quy định tại Điều 71, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì trình tự, thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh dưới hình thức là hộ kinh doanh cá thể được thực hiện:
Đăng kí kinh doanh
– Đầu tiên, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
2. Đăng ký thuế
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì đến cơ quan thuế đăng kí thuế và cấp MST (mã số thuế) đồng thời xác định phương pháp nộp thuế.
Câu hỏi: Hiện tại tôi muốn mở một quán ăn vỉa hè quy mô nhỏ và nhân lực từ 5-6 người. Vậy tôi có phải đăng ký kinh doanh và phải chịu các khoản thuế nào không? Nếu không đăng ký kinh doanh quán tôi có quyền được để tên hay không? Tôi chân thành cảm ơn.
Một trong những quán ăn vỉa hè ở hà nội
Trả lời tư vấn : Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho công ty, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì có những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để
bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
*) Bạn không thuộc những trường hợp nêu trên phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Để tránh những hậu quả pháp lý bất lợi có thể gặp phải, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại UBND Quận/Huyện nơi kinh doanh.
*) Khi tiến hành đăng ký kinh doanh bạn phải đóng 3 loại thuế chính là
Thuế môn bài
Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập cá nhân
Lưu ý: Nếu doanh thu hàng năm của bạn dưới 100 triệu thì bạn không phải nộp thuế giá trị gia tăng. (Điều 5.Đối tượng không chịu thuế – Luật thuế giá trị gia tăng 2013)
*) Nếu không đăng ký kinh doanh bạn vẫn có quyền để tên nhưng khả năng gặp rủi ro dễ bị xử phạt hành chính theo Khoản 7, Điều 1, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
MBLAW là công ty chuyên tư vấn và xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài một cách nhanh chóng và uy tín.
MBLAW sẽ tư vấn và soạn thảo hồ sơ cho quý khách hàng, và thay mặt quý khách hàng liên hệ làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
Giấy phép lao động đối với người nước ngoài tại Việt Nam được coi là cơ sở pháp lý cao nhất đảm bảo điều kiện pháp lý để người lao động có quốc tịch nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Dưới đây là trình tự thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam do MBLAW cung cấp :
I. Điều kiện cấp giấy phép lao động
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài giảng dạy ở các trung tâm ngoại ngữ :
Giáo viên được xếp vào đối tượng là chuyên gia, Hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau :
Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định.( có thời hạn trong 12 tháng)
Lý lịch tư pháp theo quy định.
Văn bản chứng minh là giáo viên:
+ Giấy xác nhận có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng hoặc tương đương trở lên và có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn giảng dạy tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ (trung tâm ngoại ngữ);
+ Chứng chỉ sư phạm liên quan đến ngành nghề giảng dạy
02 ảnh mầu 4×6 phông nền trắng, không đeo kính.
Bản sao có chứng thực hộ chiếu (Nguyên quyển).
Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài là giáo viên:
+ Trường hợp được doanh nghiệp Việt Nam thuê: Hợp đồng lao động.
Văn bản chấp thuận cho phép sử dụng người lao động của Sở Lao động – Thương binh và xã hội
Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Với tư cách là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, uy tín tại Việt Nam. Luật Minh Bạch tự hào là một trong những đơn vị tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực xin giấy phép Lao động cho doanh nghiệp tại Việt Nam, Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn bởi Công ty Luật Minh Bạch.
Trong quá trình tư vấn xin Giấy phép lao động cho khách hàng, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sau
– Tư vấn điều kiện và thủ tục xin Giấy phép lao động cho người lao động;
– Tư vấn và hướng dẫn người lao động chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết;
– Soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết cho việc xin Giấy phép lao động;
– Tư vấn và đại diện cho khách hàng xin lý lịch tư pháp tại Việt Nam;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng tiến hành thủ tục khám sức khỏe tại Việt Nam;
– Nộp hồ sơ Đăng ký sử dụng lao động nước ngoài tại Sở Lao động thương binh xã hội;
– Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động tại Sở Lao động thương binh xã hội, trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
– Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
– Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến Giấy phép lao động tại Việt Nam cho khách hàng;
Mọi chi tiết thắc mắc khách hàng có thể liên hệ số hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại : 0987.892.333 để được giải đáp
Công ty Luật Hợp danh Minh Bạch :
Phòng 703, tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân , Hà Nội
– Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
– Đến thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi thì quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn còn sống;
– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế
– Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế (Mẫu mới số TP/CN-2014/CN.03 được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP)
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi;
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;
– Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;
Thủ tục đăng ký
– Người nhận con nuôi nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành xác minh và kiểm tra, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì đăng ký nuôi con nuôi thực tế.
Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Công văn 276/TANDTC-PC ngày 13/9/2016, hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.
Theo đó, những quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 bao gồm:
– Xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng;
– Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới;
– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự;
– Miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội.
Những thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thi hành quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 gồm:
– Chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân;
– Tha tù trước thời hạn có điều kiện;
– Xóa án tích;
– Xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi.
Những quy định nên trên được tập hợp trong Danh mục ban hành kèm theo Công văn 276/TANDTC-PC và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
Công văn 276/TANDTC-PC hiện đang được cập nhật. Để xem chi tiết vui lòng xem tại thuvienphapluat.vn
Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 đã bãi bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng, vậy, di chúc chung vợ chồng được lập sau thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực thì có được pháp luật ghi nhận hay không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Tài sản chung của vợ chồng ở Việt Nam là một chế định rất phổ biến và các vấn đề pháp lý phát sinh từ đây cũng vô cùng phong phú. Một trong số đó là vấn đề di chúc chung của vợ chồng. Với bản chất là một khối tài sản chung hợp nhất, những bất động sản của vợ chồng nên thường xuyên trở thành đối tượng của di chúc chung nhằm thể hiện sự “thuận vợ thuận chồng” truyền thống của người Việt Nam.
Việc thừa nhận di chúc chung vợ chồng xuất phát từ tính ưu việt của nó trong việc duy trì tính thống nhất trong khối tài sản chung, thông qua quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc bắt đầu kể từ khi “bên sau cùng chết hoặc tại thời điểm hai vợ chồng cùng chết”. Theo đó, trong thời gian này, người còn sống được bảo vệ khá tốt trong khối tài sản chung cho đến khi họ qua đời, tránh tình trạng cuộc sống của người còn lại bị gián đoạn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật cũng như thực tiễn xét xử tại TAND các cấp về vấn đề di chúc chung vợ chồng lại phát sinh nhiều bất cập. Có thể kể đến như thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người còn sống, như trong trường hợp người còn sống gặp khó khăn, bệnh tật nhưng họ không thể chuyển nhượng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng. Thêm vào đó, thực tiễn đã có những câu hỏi xoay quanh trường hợp trong thời gian người vợ/chồng còn sống đã sử dụng di sản chưa phân chia vào sản xuất kinh doanh, thu được những lợi nhuận thì lợi nhuận phát sinh này được xem là di sản thừa kế hay thuộc quyền sở hữu của người vợ/chồng còn sống đó? Không những vậy, quy định về di chúc chung vợ chồng còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế của bên chết trước vì họ cũng phải chờ đến thời điểm di chúc chung có hiệu lực thì mới được phân chia di sản. Hơn nữa, điều này thực tế còn ảnh hưởng khá nặng nề đến lợi ích của các chủ nợ, đặc biệt là các ngân hàng; bởi lẽ, theo quy định, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán trước khi chia di sản theo những thứ tự ưu tiên. Vấn đề được đặt ra là, người chồng/vợ chết trước có nghĩa vụ về tài sản với người khác do có hành vi gây thiệt hại, do vay tài sản… thì quyền tài sản của các chủ nợ đó được giải quyết như thế nào, khi mà những người thừa kế chưa được hưởng di sản? Người chồng/vợ còn sống có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ từ tài sản của người chết để lại với tư cách là người thừa kế hay là người được uỷ nhiệm, pháp luật thời bấy giờ vẫn không quy định cụ thể. Bên cạnh đó, việc tồn tại di chúc chung vợ chồng còn phát sinh nhiều vướng mắc trong quy định về thời hiệu thừa kế, khi trong một số trường hợp, khi người còn lại chết thì thời hiệu khởi kiện đối với di sản của người chết trước cũng đã hết.
Xuất phát từ những bất cập vừa điểm qua, nhà lập pháp Việt Nam đã bãi bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng trong BLDS 2015. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không đồng thời cấm việc lập di chúc chung vợ chồng.
Quan hệ vợ chồng là một quan hệ hết sức đặc biệt được gắn kết bằng một chất liệu mà pháp luật đôi khi cũng chưa thể can thiệp, đó là tình cảm gắn bó vợ chồng. Do đó, thực tế tại các văn phòng công chứng vẫn tiếp nhận các trường hợp vợ chồng có mong muốn lập di chúc chung cùng với nhau để định đoạt những tài sản lớn, mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là vật chất. Chính vì sự “bỏ quên” hoặc bãi bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng của BLDS 2015 khiến cho các công chứng viên lúng túng, hình thành hai luồng quan điểm trái ngược giữa “pháp luật hiện hành không thừa nhận di chúc chung vợ chồng” và “pháp luật không cấm đồng nghĩa với việc vẫn chấp nhận giá trị của di chúc chung vợ chồng”. Bên cạnh đó, một cách khôn khéo, nhiều cặp vợ chồng đã lập những di chúc riêng nhưng tự nguyện ràng buộc nhau bằng quy định “Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia” (Điều 661 BLDS 2015). Như vậy, việc lập di chúc chung của vợ chồng có thể gián tiếp thực hiện, cụ thể được áp dụng theo cơ chế đồng sở hữu và theo ý chí của người lập di chúc có thể xác định thời hạn của chia di sản là sau khi đồng chủ sở hữu cuối cùng chết hoặc tại thời điểm tất cả đồng chủ sở hữu cùng chết.
Câu hỏi được đặt ra tại thời điểm này là: Di chúc chung vợ chồng được lập sau thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực thì có được pháp luật ghi nhận hay không? Hay nói một cách khác là, nếu không có quy định cấm lập di chúc chung một cách minh thị thì liệu có được hiểu là không cho phép vợ chồng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung hay không?
Trước hết, đi từ bản chất vấn đề, di chúc được định nghĩa “là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 BLDS 2015); ngoài ra, di chúc còn được ghi nhận là một dạng giao dịch dân sự, trên cơ sở Điều 116 BLDS 2015, “giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Một cách hợp lý, những điều luật trên chỉ thể hiện di chúc là “ý chí của cá nhân” chứ không bắt buộc là “ý chí của một cá nhân” nên hoàn toàn có thể hiểu vợ chồng được lập di chúc chung. Nói cách khác, hoàn toàn không đủ cơ sở để cho rằng pháp luật hiện hành cấm lập di chúc chung của vợ chồng.
Do đó, hướng xử lý vấn đề sẽ được tiến hành theo tinh thần của BLDS 2015: Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự; trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng (Điều 6 BLDS 2015). Theo đó, trong trường hợp pháp luật chưa có những quy định ghi nhận một cách rõ ràng về giá trị pháp lý của di chúc chung vợ chồng thì Tòa án, mà cụ thể là những Thẩm phán, cần có những nhận định hết sức khoa học, khách quan và phù hợp nhằm đưa ra những phán quyết chính xác, cao hơn là những án lệ mang tính mẫu mực, đối với những vụ việc thực tiễn phát sinh tại Tòa án về vấn đề di chúc chung của vợ chồng
Ngày 12/10/2016, Bộ Công an ban hành Thông tư 40/2016/TT-BCA điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ, chiến sĩ CAND đang hưởng trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg và Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Theo đó, những đối tượng được điều chỉnh tăng trợ cấp hằng tháng gồm có:
– Cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đang hưởng trợ cấp;
– Cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng trợ cấp.
Mức hưởng trợ cấp hằng tháng mới với những đối tượng trên như sau:
– Đối với người có mức trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống:
Mức hưởng từ ngày 01/01/2016 = Mức hưởng trợ cấp tháng 12/2015 + 150.000 đồng
– Đối với người có mức trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng:
Mức hưởng từ ngày 01/01/2016 = Mức hưởng trợ cấp tháng 12/2015 + (2.000.000 đồng – Mức hưởng trợ cấp tháng 12/2015)
Thông tư 40/2016/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 27/11/2016.
Sau khi đã có đủ căn cứ chứng minh và đã xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn, người có yêu cầu ly hôn đơn phương cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những tài liệu sau đây:
1. Đơn xin ly hôn;
2. Bản sao Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu (có công chứng bản chính);
3. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;
4. Bản sao giấy khai sinh con (nếu có);
5. Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có);
Trong hồ sơ ly hôn đơn phương, đơn xin ly hôn, CMND và Sổ hộ khẩu là tài liệu bắt buộc phải có để Tòa án có cơ sở thụ lý, giải quyết vụ việc. Giấy khai sinh của con và các chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản là những giấy tờ, tài liệu giúp chứng minh rõ nét yêu cầu ly hôn đơn phương và để Tòa án có căn cứ giải quyết những vấn đề có liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con hoặc tranh chấp về tài sản, nếu hai bên đã tự thỏa thuận được về những vấn đề này và không có yêu cầu về việc giải quyết tranh chấp thì tài liệu này có thể có hoặc không.
Tính đến nay trên cả nước có 724 văn phòng công chứng được thành lập tại hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 1327 công chứng viên được bổ nhiệm hoạt động tại các văn phòng công chứng. Cùng với 156 phòng công chứng với hơn 458 công chứng viên, các văn phòng công chứng và các công chứng viên hoạt động tại đây đã thành một mạng lưới các tổ chức hành nhề công chứng ngày càng hiệu quả và phát triển hơn, đáp ứng tốt nhu cầu công chứng của nhân dân. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc tất cả các tổ chức hành nghề công chứng nếu muốn phát triển cải tiến, đổi mới khẳng định vị trí thương hiệu của mình trong xã hội thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo niềm tin và độ an toàn trong giao dịch đối với người đi công chứng
Công chứng ở nước ta hiện nay được phát triển theo hướng xã hội hóa. Theo đó bên cạnh việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển mô hình phòng công chứng do nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công thì Luật công chứng đồng thời cho phép sự ra đời của các văn phòng công chứng do các cá nhân đầu tư và thành lập. Hiện nay văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa, việc phát triển văn phòng công chứng trong thời gian qua tại một số địa phuuwong đã góp phần phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu công chứng của nhân dân trong khi không đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực và tài lực của nhà nước
Thực hiện Luật công chứng 2014, nghị định 29/2015/NĐ-CP, thì nhiều Sở tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương, căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đã và đang chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch trên cả nước thực hiện việc chuyển giao và một số địa phương khác cuxngd dang trong quá trình thực hiện việc chuyển giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cũng được nhiều địa phương quan tâm.
b) Mặt hạn chế
Vấn đề tên gọi của văn phòng công chứng đã gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Sở Tư pháp. Để xác định tên gọi của văn phòng công chứng có trùng với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác hay không, nếu trong phạm vi tỉnh, thành phố thì Sở Tư pháp còn có cơ sở để giải quyết và chấp thuận việc đặt tên. Tuy nhiên, nếu vấn đề này thuộc phạm vi cả nước thì Sở Tư pháp rất khó kiểm tra. Mặt khác, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực để đánh giá tên gọi, từ ngữ, ký hiệu như thế nào là vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vấn đề này còn mang tính chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước của từng địa phương, dẫn đến tình trạng không có sự thống nhất giữa các địa phương.Sở tư pháp còn lúng túng trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn. Vai trò quản lý nhà nước không được phát huy dẫn đến việc các tổ chức hành nghề công chứng trên một số địa bàn chưa lấy cơ quan tư pháp làm chỗ dựa khi có những vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động hành nghề mà thường gửi thẳng kiến nghị, thăc mắc lên Bộ Tư pháp, không qua Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng ở địa phương dẫn đến tình trạng quá tải ở Bộ.
Về xã hội thì bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau (giữa văn phòng công chứng và phòng công chứng). Như phản ánh của một số địa phương thì đã có hiện tượng công chứng dạo, thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nhưng không thuộc những trường hợp quy định trong luật Công chứng 2014. Điều này cho thấy rõ vai trò quản lý của nhà nước rõ ràng đã bị lơ là buông lỏng chưa theo kịp tình hình thực tế.
Các Sở Tư pháp vẫn chưa rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định hướng dẫn các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo thẩm quyền, dẫn đến hoạt động công chứng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn cho việc quản lý chặt chẽ hoạt động này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều đáng quan tâm ở đây là nhà nươc cần phải quan tâm đến việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo một quy hoạch hợp lý.
Vấn nạn khai thác cát trái phép hay người dân vẫn quen gọi là “cát tặc” gây ảnh hưởng tới hàng ngàn ha hoa màu biến mất, hàng vạn gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi.Đây là thực tế gây nhức nhối tại nhiều địa phương trong thời gian gần đây,hành vi trái pháp luật này dẫn đến tình trạng dân mất đất, tỉnh mất tài nguyên.
Để đối phó với vấn nạn này thì các ban nghành liên quan có trách nhiệm như thế nào? Có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này xảy ra? Trách nhiệm pháp lý đối với các đối tượng ngang nhiên khai thác cái trái phép này ra sao?
Luật sư Trần Tuấn Anh (giám đốc công ty Luật Minh Bạch) nhận định:
Dưới góc độ pháp luật thì Luật Khoáng sản 2010 đã quy định rất rõ trách nhiệm của UBND các cấp (tức chính quyền địa phương) phải có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn do mình quản lý.
“Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành văn bản để thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương;b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sảnchưa khai thác;c) Tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;d) Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạtđộng khoáng sản trái phép tại địa phương.
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủyban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương;b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dâncấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạophối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.”
Trách nhiệm thì đã rõ là như vậy, tuy nhiên, chế tài cụ thể đối với các cấp chính quyền lại không có. Vì vậy, nếu có sự sai phạm thì cũng chỉ dừng lại ở việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm hay nặng hơn là cách chức, thuyên chuyển công tác của những người có thẩm quyền. Tôi cho rằng, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các cấp chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong xử lý cát tặc.
Còn về vấn đề bảo kê thì đến nay chưa có tài liệu gì chứng minh và cũng chưa có một chính quyền địa phương nào bị xử lý trước pháp luật về việc này. Tuy nhiên, dưới góc độ xã hội, rõ ràng là đang có sự phân chia lợi ích thu được từ việc khai thác cát trái phép giữa các nhóm lợi ích. Bởi không bỗng dưng mà những con tàu hút cát khổng lồ hay hàng trăm chiếc xe tải chạy cả ngày lẫn đêm lại có thể “tàng hình” trước mắt các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Trong khi đó, người dân nào cũng biết. Như vậy, nếu không là hoạt động bảo kê thì cũng là sự bao che, dung túng cho hoạt động trái pháp luật được tồn tại của các cấp chính quyền địa phương.
Đôi khi, chính quyền địa phương thường đưa ra lý do như lực lượng mỏng, cát tặc hoạt động tinh vi ….v.v, tuy nhiên, đây là những lý do không chính đáng, bởi làm gì có chuyện người dân còn biết, truyền hình còn quay về quay được mà cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương lại không biết. Hơn nữa, tình trạng cát tặc hoạt động ngang nhiên, thách thức cả các lực lượng chức năng thì không thể nói là “hoạt động tinh vi” đến mức chính quyền địa phương không thể phát hiện ra được.
Trong trường hợp đúng là có sự bảo kê của chính quyền địa phương thì những người bảo kê này sẽ bị xử lý là đồng phạm với những người thực hiện hành vi khai thác cát trái phép. Với hành vi này, người thực hiện có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 142/2013/NĐ-CP hoặc trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 172 BLHS về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, pháp luật là vậy, song gần như chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự liên quan đến việc khai thác cát trái phép.