Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu ngay tình

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

5.0 sao của 1 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều kiện mở doanh nghiệp tư vấn bất động sản

Hỏi: Hiện nay tại Việt Nam, giao dịch bất động sản vẫn rất sôi động và chúng tôi muốn đầu tư mở doanh nghiệp tư vấn bất động sản cho khách hàng nước ngoài, kiều bào tại Việt Nam. Vậy chúng tôi muốn biết mở 1 doanh nghiệp tư vấn bất động sản thì cần những điều kiện gì?

thay-doi-dia-chi-f18f4

Trả lời:

Vâng, đúng vậy, trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển ổn định về mặt kinh tế thì thị trường bất động sản ở Việt Nam cũng phát triển hết sức sôi động. Tham gia vào thị trường này thì không còn giới hạn chỉ là người Việt Nam sinh sống trong nước có nhu cầu về nhà ở nữa, mà còn có một bộ phận rất lớn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhu cầu đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam để sinh sống, học tập, làm việc hay kinh doanh.

Chính vì vậy, cùng với đó là các dịch vụ liên quan đến đầu tư, kinh doanh bất động sản cho các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng như người nước ngoài có thể sở hữu, sử dụng đối với bất động sản ở Việt Nam cũng phát triển theo đúng quy luật cung – cầu nhằm đáp ứng yêu cầu này.

Đối với hoạt động tư vấn bất động sản theo pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thì đây là một hoạt động kinh doanh bất động sản.

Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Tư vấn bất động sản là hoạt động trợ giúp về các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản theo yêu cầu của các bên”.

Đối với ngành nghề kinh doanh là tư vấn bất động sản thì pháp luật Việt Nam không quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tức là bạn có quyền tự do đăng ký, tự do hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh này. \

Như vậy, bạn chỉ cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và một số hồ sơ theo mẫu của Luật Doanh nghiệp để gửi đến Sở Kế hoạch đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở chính để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tổ chức hoạt động.

Bạn có thể lựa chọn các hình thức doanh nghiệp như: Công ty tư nhân; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh….để hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bất động sản của mình.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh ( Giám đốc công ty Luật Minh Bạch )

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề có điều kiện, yêu cầu cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh ngành nghề này cần có đủ điều kiện mới được phép kinh doanh

Yêu cầu : 

Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh dịch vụ cầm đồ : 

  • Người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp:
  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
  • Người đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề có liên quan.
  • Điều đáng lưu ý là chủ cơ sở phải có hộ khẩu ít nhất 5 năm ở nơi đặt địa điểm kinh doanh 

– Điều kiện về cơ sở kinh doanh dịch vụ cẩm đồ:

  • Đảm bảo điều kiện về an toàn và phòng cháy chữa cháy, phòng độc và vệ sinh môi trường;
  • Đảm bảo về trật tự, an toàn công cộng;
  • Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.

Thành phần hồ sơ :

  •  Đơn đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo mẫu số MĐ-6 tại Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch
  • Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân ( Chứng minh thư, hộ chiếu)
  • Sổ hộ khẩu công chứng

Thời gian làm việc : Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính kế hoạch quận, huyện, thị xã 

Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cần điều kiện gì?

Khung pháp lý cho quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 11/03/2018 Chính phủ ban hành nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Với các quy định liên quan đến Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo…

Theo đó đầu tư

– Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở điều lệ quỹ và không có tư cách pháp nhân; quỹ này không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.

– Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam.

Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

– Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo gồm:

+ Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại;

+ Đầu tư không quá 50% vốn điều lệ của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

Chi tiết xin xem thêm tại Nghị định số 38/2018/NĐ-CP tại đây

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.

2. Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Danh Mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:

a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;

b) Đầu tư không quá 50% vốn Điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

4. Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.

5. Các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư và nội dung này phải được quy định tại Điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có).

Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo phải được tất cả nhà đầu tư thông qua.

2. Điều lệ quỹ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên quỹ đầu tư, ngày thành lập, thời hạn hoạt động của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ;

b) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; nguyên tắc hoạt động; thời hạn hoạt động của quỹ;

c) Vốn góp của quỹ và quy định về tăng, giảm vốn góp của quỹ;

d) Quyền và nghĩa vụ (bao gồm lương, thưởng, phí hoạt động) của công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ; các trường hợp thay đổi công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ;

đ) Quy định về Đại hội nhà đầu tư;

e) Quy định về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư;

g) Quy định về việc lưu giữ sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ;

h) Quy định về phân chia lợi nhuận;

i) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;

k) Quy định về chế độ báo cáo;

l) Quy định về giải thể, thanh lý quỹ;

m) Quy định về chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư;

n) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;

o) Các nội dung khác (nếu có).

3. Phần Mục tiêu hoạt động tại Điều lệ quỹ phải ghi rõ khuyến cáo như sau: Quỹ này nhằm Mục tiêu đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Nhà đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư.

Tổ chức quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức quản lý theo một trong các mô hình sau:

a) Đại hội nhà đầu tư, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

b) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ hoặc Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

c) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ và Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

2. Các nhà đầu tư của quỹ có thể thành lập hoặc thuê công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thành lập quỹ và thông báo bổ sung ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Hoạt động quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Nghị định này thực hiện theo Điều lệ của quỹ, các hợp đồng ký kết với quỹ (nếu có) và không chịu sự Điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán.

4. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ định kỳ 03 tháng các thông tin:

a) Thông tin về danh Mục đầu tư của quỹ, bao gồm số tiền đã đầu tư tại từng doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

b) Thông tin về kế hoạch đầu tư, thoái vốn dự kiến (nếu có).

c) Chi phí quản lý, phí thưởng (nếu có) trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ và các phí dịch vụ khác được quy định tại Điều lệ quỹ phát sinh trong kỳ báo cáo.

d) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ.

5. Việc chuyển nhượng cổ Phần của cổ đông sáng lập tại công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp.

Điều kiện để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

  1. Có điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
  2. Có công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (nhà đầu tư có thể thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hoặc đi thuê công ty quản lý quỹ)
  3. Giấy xác nhận của ngân hàng về quy mô vốn đã góp.
  4. Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  5. Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại Điều lệ công ty của nhà đầu tư là tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện Phần vốn góp theo ủy quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này.

Như vậy điều kiện để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hiện nay là rất đơn giản, chỉ cần các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện nêu trên sẽ được phép thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

6 hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Luật an ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 tới đây, An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo Điều 8 của luật này thì các hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm : 

1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:

a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

b) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;

d) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

e) Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

=>Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động của tòa án.

Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động. Trong mối quan hệ này, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu được những giá trị mới lớn hơn – lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu đạt được lợi ích tối đa luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa họ khó có thể thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Những lợi ích đối lập này giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ trở thành mâu thuẫn, bất đồng nếu hai bên không dung hoà được quyền lợi của nhau. Do vậy, tranh chấp lao động xảy ra là điều dễ nhận thấy.

          Theo báo cáo công tác ngành Toà án, từ nửa cuối năm 1997, tranh chấp lao động đưa đến Toà án nhân dân tối cao, số vụ việc tranh chấp lao động mà Toà án các cấp thụ lý giải quyết trong 6 năm gần đây (từ năm 2003 đến 2008) như sau:

– Năm 2003 Toà án các cấp đã thụ lý giải quyết 781 vụ, trong đó ở cấp sơ thẩm là 578 vụ, cấp phúc thẩm là 90 vụ và cấp giám đốc thẩm là 14 vụ.

– Năm 2004: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 766 vụ; trong đó: cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết là 603 vụ, cấp phúc thẩm 111 vụ, giám đốc thẩm 52 vụ.

– Năm 2005: 1.129 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 950 vụ, cấp phúc thẩm 174 vụ, giám đốc thẩm 97 vụ.

– Năm 2006: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1043 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 820 vụ, cấp phúc thẩm 205 vụ, giám đốc thẩm 109.

– Năm 2007: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.423 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết 1.022 vụ, phúc thẩm 244 vụ, giám đốc thẩm 157 vụ.

– Năm 2008: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.734 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết 1.430 vụ, phúc thẩm 155 vụ, giám đốc thẩm 149 vụ.

So với các loại vụ việc tranh chấp về dân sự, kinh doanh – thương mại, thì các tranh chấp lao động đưa đến Toà án chưa nhiều, nhưng có chiều hướng tăng dần. Tuyệt đại đa số các tranh chấp lao động đưa đến Toà án là tranh chấp lao động cá nhân. Trong 13 năm qua, chỉ có 02 vụ tranh chấp lao động tập thể đưa đến Toà án; 04 vụ đình công (Thái Nguyên 01. Vĩnh Phúc 01 và thành phố Hồ Chí Minh 02. Từ khi Bộ luật Lao động mới được ban hành (1995) đến năm 2003, tranh chấp lao động cá nhân chủ yếu là tranh chấp về sa thải, về chấm dứt hợp đồng lao động. Từ khoảng cuối năm 2003 đến nay, ngoài các loại việc tranh chấp chủ yếu như trên, thì xuất hiện nhiều loại tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng, về phân phối thu nhập, về đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội, về bồi thường thiệt hại.

Tranh chấp lao động xảy ra tại khu các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu và luôn có chiều hướng tăng. Kết quả khảo sát tình hình tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tối cao và của các ngành liên quan cho thấy tranh chấp lao động xảy ra trong thực tế là nhiều, nhưng số vụ việc đưa đến Toà án thì còn rất hạn chế. Tình trạng này không phải vì việc hoà giải tại cơ sở tốt, mà ngược lại, chính thủ tục hoà giải đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân từ sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của người lao động còn hạn chế; các tổ chức tư vấn cho người lao động chưa phát huy được ảnh hưởng. Chính vì vậy mà nhiều vụ việc đưa đến Toà án, Toà án phải trả lại đơn khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc vì chưa qua hoà giải tại cơ sở. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ lao động. Các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khi áp dụng vào thực tế còn nhiều vướng mắc.

Nguyên tắc tính lương quản lý Công ty TNHH MTV Nhà nước

Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương, thưởng, thù lao đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được ban hành ngày 01/9/2016.

Theo đó, lương của người quản lý được xác định theo nguyên tắc sau:

– Tiền lương của người quản lý chuyên trách được xác định và trả gắn với hiệu suất sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, có khống chế mức tối đa và đảm bảo tương quan hợp lý với người lao động.

– Tiền lương của người quản lý không chuyên trách tính theo công việc và thời gian làm việc nhưng không quá 20% tiền lương của người quản lý chuyên trách.

– Quỹ tiền lương của người quản lý công ty được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động.

– Hàng tháng, người quản lý công ty được tạm ứng bằng 80% số tiền lương tạm tính cho tháng đó, 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.

– Quỹ tiền lương của người quản lý công ty được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/10/2016.

Những điều cần biết về thư tín dụng

Điều 2 UCP 500 định nghĩa: “ Các thuật ngữ ‘Tín dụng chứng từ’ và ‘Tín dụng dự phòng’ – sau đây gọi là Thư tín dụng – là bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc được miêu tả như thế nào, theo đó, ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động đúng yêu cầu và theo chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) hoặc nhân danh cho chính bản thân mình.

  1. Thanh toán cho hoặc theo lệnh của người thứ 3 (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi ký phát.
  2. Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu đó
  • Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thưu tín dụng với điều kiện phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng

    Với khái niệm như vậy, thư tín dụng được gọi với nhiều tên khác nhau tùy theo thói quen và thông lệ của từng nước: Letter of Credit; Credit; Documentary Credit… Tương tự như vậy, Việt Nam thư tín dụng còn được gọi là tín dụng thư, tín dụng chứng từ, thư tín dụng, L/C… Tuy nhiên, dù được gọi là như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành đảm bảo thanh toán cho người hưởng lợi khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ

*Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

   Trong phuuwong thức thanh toán tín dụng chứng từ các bên tham gia có quan hệ chặt chẽ với nhau: người mua, người bán và ngân hàng

  • Người mua: Khi hợp đồng mua bán quy định áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc người mua mở thư tín dụng là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua phải mở thư tín dụng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở thư tín dụng và thường phải ký quỹ từ 20 đến 25% số tiền của thư tín dụng tại ngân hàng mở thư tín dụng. Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần của số tiền thưu tín dụng cho ngân hàng nếu xét về ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu trong thư tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng mở thư tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiếu sót của mình trong khi kiểm tra chứng từ
  • Người bán: Người bán chỉ giao hàng khi nào biết người mau đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải hiểm tra thư tín dụng xem có đúng nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai với hợp đồng mua bán hoặc có những điều kiện gì không rõ rang, không có lợi ích cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng. Nội dung sửa đổi thư tín dụng phải được ngân hàng mở thư tín dụng xác nhân thì mới có hiệu lực thanh toán. Sau khi giao hàng, người bán phải lập đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng. Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng
  • Ngân hàng :

+ Ngân hàng mở thư tín dụng có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thưu tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng này cho người bán biết. Ngân hàng mở thư tín dụng chịu trách nhiệm thẩm tra các chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp với những điều kiện của thưu tín dụng hay không. Nếu phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán  tiền cho người bán và nhận chứng từ, nếu ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sau khi trả tiền cho người bán, ngân hàng trao chứng từ cho người mua và thu lại tiền từ người mua. Ngân hàng mở thư tín dụng được người mua trả một khoản thủ tục phí từ 0,125 dến 0,5% số tiền của thư tín dụng. Ngân hàng mở thư tín dụng thường là ngân hàng nhà nước người mua, nhưng cũng có thể là ngân hàng ở nước người bán hoặc ngân hàng nước thứ ba

+ Ngân hàng thông báo- là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu rằng một thư tín dụng đã được mở cho người xuất khẩu hưởng. bằng việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng chỉ có chức năng làm cầu nối cho ngân hàng mở; ngân hàng thông báo không chịu thêm một rủi ro nào mà chỉ có trách nhiệm đảm bảo là thư tín dụng chính xác và xác thực. Ngân hàng thông báo thường, nhưng không nhất thiết phải ở nước xuất khẩu. Một ngân hàng thông báo thường thực hiện một hoặc nhiều chức năng như xác nhận, chiết khấu hoặc thanh toán

+ Ngân hàng xác nhận- là ngân hàng (cũng thường là ngân hàng thông báo), theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra xác nhận trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. Sở dĩ có việc này là bở người bán cũng chưa haofn tòa tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc xác nhận này cho phép người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng ở nước xuất khẩu, hoặc một ngân hàng mà người xuất khẩu tin tưởng. Ngân hàng xác nhận cam kết trách nhiệm thanh toán không thể hủy bỏ cho người xuất khẩu trên cơ sở nhận được các chứng từ đúng quy đinh. Giống như ngân hàng thanh toán, một ngân hàng chấp nhận vai trò làm ngân hàng xác nhận sẽ chịu nhiều rủi ro là có thể không phát hiện ra sai sót trong các chứng từ.

+ Ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng, với thỏa thuận trong thư tín dụng được ủy quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu. Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở mới chỉ định một ngân hàng khác. Nếu thư tín dụng thuộc loại “tự do chuyển nhượng” thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng được chỉ định thanh toán. Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng xác nhận

+ Ngân hàng thanh toán có thể à ngân hàng đã mở thư tín dụng hoặc là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng ủy thác trả tiền cho người bán. Nếu trả tiền tại nước người bán thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp các các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Rủi ro chính của ngân hàng thanh toán là việc thanh toán đổi chứng từ mà chứng từ có thể có những sai khác so với quy định trong thư tín dụng, khi đó ngân hàng khó có thể thu hồi tiền từ ngân hàng mở. Tuy nhiên, một ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán có thể từ chối thanh toán cho người xuất khẩu nếu ngân hàng mở không đủ tiền để thanh toán hối phiếu (điều này xảy ra khi ngân hàng thanh toán không xác nhận trách nhiệm trong thư tín dụng)

+ Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đứng ả mua hối phiếu có kỳ hạn chua đến hạn trả tiền cho người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc mua lại này thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán chongười xuất khẩu. Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận. Việc ngân hàng xác nhận thanh toán cho người xuất khẩu là không thể truy đòi, nghĩa là ngay cả khi không được ngân hàng mở thanh toán thì ngân hàng này sẽ xác nhận cũng không thể đòi lại tiền của người xuất khẩu

*Các loại thư tín dụng

     Theo Ủy ban kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng thuộc ICC, thư tín dụng được phân biệt theo hai dạng: Theo loại hình và theo phương thức sử dụng

  Theo loại hình: có thư tín dụng có thể hủy ngang và thư tín dụng không thể hủy ngang

  • Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) là một thư tín dụng mà ngân hàng và người mua lúc nào cũng có thể tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ không cần báo cho người bán biết. Trong trường hợp có thêm ngân hàng đại lý tham gia thì việc sửa đổi chỉ có hiệu lực khi ngân hàng đại lý này nhận được giấy báo về việc đó và trước  khi ngân hàng đại lý này trả tiền cho người bán. Như vậy, thư tín dụng có thể hủy ngang chỉ đảm bảo rất ít, nếu nói là có, cho người xuất khẩu, và người xuất khẩu thường khoog chấp nhận loại này. Điều 6 UCP 500 quy định rằng thư tín dụng sẽ được coi là không thể hủy ngang trừ khi được ghi rõ là có thể hủy ngang (ngược với UCP 400). Do đó, loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Nó chỉ có tính chất như một lời hứa hẹn chứ không phải là một sự cam kết trả tiền
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irevocable L/C) là loại thư tín dụng,mà ngân hàng khi đã mở thư tín dụng thì phải chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán trong thời hạn tư tín dụng có hiệu lực, không thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan. Điều căn bản này cho phép người xuất khẩu thu gom hàng và gửi đi với sự đảm bảo rằng sẽ được thanh toán nếu xuất trình các chứng từ quy định. Thư tín dụng này đảm bảo quyền lợi cho người bán nên nó được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Khi sử dụng loại thư tín này cũng không cần phải ghi rõ nó là loại hủy ngang hay không hủy ngang, bởi UCP 500 quy định rằng nếu không ghi gì thì thư tín dụng đó được coi là không hủy ngang.

 Theo phương thức sử dụng:

  • Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp : là loại thư tín dụng mà ở đó, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị đối với những người hưởng lợi về việc thanh toán hối phiếu/chứng từ và luôn luôn hết hiệu lực tại ngân hàng phát hành. Loại thư tín dụng này không bao gồm cam kết hoặc nghĩa vụ nào của ngân hàng phát hành với bất cứ ai ngoài người hưởng lợi từ thư tín dụng. Thư tín dụng không thể hiện điều khoản chiết khấu và chỉ định ngân hàng chiết khấu. Việc chiết khấu là công việc nội bộ của ngân hàng chuyển chứng từ và người hưởng lợi. Mặc dù thư tín dụng không có giá trị chiết khấu và cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng lợi, ngân hàng chuyển chứng từ cũng có thể ứng tiền cho khác hàng nếu chứng từ hoàn oàn hợp lệ
  • Thư tín dụng với điều khoản đỏ. Sở dĩ được gọi như vậy là bởi các điều khoản của nó được in hoặc đánh máy bằng mực đỏ. Ở đây, người mở thư tín dụng cam kết tài trợ cho người xuất khẩu ngay sau khi thưu tín dung được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty lớn và có đủ vốn, phía xuất khẩu có nguồn hàng hóa nhưng thiếu vốn. Với thư tín dụng có điều khoản đỏ, ngân hàng phát hành cam kết ứng trước một số tiền nhất định (từ 30 đến 50% trị giá thư tín dụng) khi nhận được các chứng từ mà các bên đã thỏa thuận. Rõ ràng, các thư tín dụng đỏ chỉ được sử dụng khi người nhập khẩu tin tưởng vào người xuất khẩu. Trong khi rất nhiều trường hợp, người mở thư tín dụng chỉ ứng trước cho người hưởng lợi nếu ngân hàng của người hưởng lợi bảo lãnh. Như vậy, người hưởng lợi phải thương lượng với ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhận được tiền theo điều khoản đỏ.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irevocable) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản). Nói chung, điều này đảm bảo người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng trong nước hoặc một ngân hàng được tin cậy hơn ngân hàng mở. Đối với loại thư tín dụng này, quyền lợi của người bán được đảm bảo nên cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Sở dĩ có loại thư tín dụng này là vì người bán cũng không tin tưởng vào ngân hàng mở thư tín dụng nên họ yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng phải được một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng đó. Người bán có quyền chỉ định ngân hàng xác nhận. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận cũng nặng như trách nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng, vì vậy, có khi ngân hàng xác nhận buộc ngân hàng mở thư tín dụng phải đặt tiền trước và phải trả thủ tục phí rất cao.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irevocable Without Recourse L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng thanh toán rồi thì không phải truy hoàn lại số tiền họ đã nhận kể cả khi có tranh chấp về chưng từ. Đối với loại thư  tín dụng này, người bán được ghi lên hối phiếu của mình “không được truy đòi người phát phiếu”. Loại thư tín dụng này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
  • Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Irevocable Transferable L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được sử dụng trong những thương vụ có người môi giới, khi người xuất khẩu hoặc đại lý là trung gian giữa người nhập khẩu và người cung cấp. Người hưởng lợi trung gian chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền lợi của mình cho người hưởng lợi cung cấp (gọi là “người hưởng lợi thứ 3” trong UCP). Người trung gian có thể không muốn tiết lộ thông tin về người cung cấp cuối cùng và có thể giữ không cho người nhập khẩu biết rằng việc gửi hóa đơn của người cung cấp cuối cùng. Các biến hình của thư tín dụng có thể chuyển nhượng có thể cực kỳ phức tạp, do đó người nhập khẩu cần phải thận trọng. Cụ thể là người nhập khẩu có thể phải cấp nhận rủi ro là không biết gì về nguồn gốc của người cung cấp cuối cùng, do đó người nhập khẩu rất khó được đảm bảo về uy tín và độ tin cậy của người này

Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của ngân hàng mở thư tín dụng và trên thư tín dụng phải ghi rõ “có thể chuyển nhượng”. Thư tín dụng chuyển nhượng được chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi thứ nhất chịu

  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng mà sau khi sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lưc như cũ và được tiếp tục được sử dụng trong một thời gian nhất định. Ví dụ, tổng giá trị hợp đồng giao hàng trong một năm 40.000 $, mỗi quý giao 10.000 $ hàng thì không cần phải mở thư tín dụng với giá trị 40.000 $ mà chỉ mở thư tín dụng với trị giá 10.000 $ với điều kiện tuần hoàn. Loại thư tín dụng này được dùng trong việc mua bán những mặt hàng số lượng lớn nhưng giao thường xyên, nhiều kỳ trong một năm và nếu người nhập khẩu là khách hàng thường xuyên của người xuất khẩu.
  • Thư tín dụng giáp lung (Back to Back L/C) là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tín dụng khác đảm bảo. Ví dụ : Việt Nam và Nhật Bản buôn bán hàng hóa với nhau nhưng ngân hàng hai nước chưa có quan hệ nghiệp vụ qua lại với nhau, vậy hai bên phải tìm một ngân hàng ở nước thứ ba mà hai bên cùng có quan hệ để mở thư tín dụng cho nhau : Ngân hàng Nhật Bản mở thư tín dụng cho một thương nhân Trung Quốc làm trung gian. Thương nhân này dùng thư tín dụng đó để đến ngân hàng C.B. là một ngân hàng TRung Quốc để mở thư tín dụng cho Việt Nam. Hai thư tín dụng này có nội dung cơ bản giống nhau, trừ những nội dung để đảm bảo quyền lợi cho người trung gian
  • Thư tín dụng dự phòng (Stand By L/C) là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi nó phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trong thư tín dụng. Như vậy thư tín dụng dự phòng khác với các thư tín dụng khác kể trên ở chỗ chức năng chính của thư tín dụng dự phòng là một biện pháp đảm bảo chứ không phải là thanh toán. Theo như một thư tín dụng dự phòng điển hình, người hưởng lợi sẽ đòi thanh toán trong trường hợp bạn hàng không thể thực hiện hoặc hoàn thành một số trách nhiệm nào đó. Việc sử dụng thư tín dụng dự phòng được phát triển rộng rãi ở Mỹ, nơi luật ngân hàng cấm các ngân hàng trực tiếp bảo đảm. Thư tín dụng dự phòng được hình thành để vượt qua các cản trở về luật pháp. Mặc dù thư tín dụng dự phòng được dẫn chiếu cụ thể đến UCP 500 nhưng phần lớn các điều khoản của văn bản này không có bất kỳ liên quan trực tiếp đến việc mở hoặc sử dụng loại tín dụng này
  • Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi theo quá trinhg hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của họ. Loại này áp dụng cho các hợp đồng giao hàng nhiều lần
Hướng dẫn mới về thuế suất thuế nhập khẩu

Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (LTXNK)

thue_xuat_nhap_khau

Ảnh minh họa

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Công văn 8600/TCHQ-TXNK về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (LTXNK). Theo đó:

– Hàng nhập khẩu theo Điểm a Khoản 3 Điều 5 LTXNK thì áp dụng mức thuế suất ưu đãi quy định cho từng mặt hàng tại hướng dẫn tại Mục I, II, III Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP .

– Hàng nhập khẩu theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 LTXNK thì áp dụng mức thuế suất quy định tại các Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do.

– Hàng nhập khẩu theo Điểm c Khoản 3 Điều 5 LTXNK (không thuộc các trường hợp nêu trên) thì áp dụng thuế suất thông thường như sau:

+ Đối với các mặt hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2016 thì áp dụng thuế suất là 5%;

+ Đối với các mặt hàng còn lại thì áp dụng thuế suất bằng 150% mức thuế tương ứng được quy định tại Mục I, II, III Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP .

Công văn 8600/TCHQ-TXNK ban hành ngày 07/9/2016.

 

Điều 122 Bộ luật dân sự 2015

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Bỏ thói quen mua bán xe không sang tên đổi chủ

Từ ngày 15/8/2023, quy định mới về việc cấp và thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực, trong đó biển số xe sẽ gắn liền với người sở hữu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phương tiện. Điều này buộc người dân phải thay đổi thói quen mua bán xe mà không sang tên đổi chủ. Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định, việc không thực hiện thủ tục sang tên có thể dẫn đến rủi ro pháp lý cho người chủ cũ, khi xe vi phạm pháp luật. Ngoài ra, quy định mới cũng giúp ngăn chặn các hành vi phạm tội liên quan đến việc sử dụng xe không chính chủ, đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất thông tin và quản lý vi phạm.

đọc thêm bài viết tại đây 

Người nước ngoài mất hộ chiếu ở Việt Nam làm như thế nào?

Việt Nam là đất nước rất đẹp, nét đẹp về thiên nhiên, con người, chính vì vậy mà có rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam, trong quá trình di chuyển, ăn ở đi lại thì việc làm mất hộ chiếu là điều có thể xảy ra. Để khắc phục tình trạng trên việc đầu tiên người mất hộ chiếu cần làm là :

+ Làm ngay đơn trình bày mất hộ chiếu gửi đến công an địa phương nơi mất hộ chiếu hoặc nơi đăng ký tạm  trú. Trong đơn nêu rõ thông tin trên hộ chiếu như: tên tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan cấp thị thực.

+ Sau đó người nước ngoài cần đến cơ quan đại diện của nước mình tại Việt Nam để xin cấp giấy thông hành hoặc cấp hộ chiếu mới và đồng thời đề nghị Cơ quan đại diện lãnh sự có công hàm thông báo hủy hộ chiếu đã mất, đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cấp lại thị thực xuất cảnh cho người bị mất

+ Nếu quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch không có cơ quan đại diện tại Việt Nam, người nước ngoài phải liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao của của nước đó tại nước thứ ba để xin các giấy tờ cần thiết nói trên.

Cuối cùng thì người mất hộ chiếu phải nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an để xin thị thực

Hồ sơ bao gồm : 

+ Công hàm của cơ quan đại diện lãnh sự,

+ Đơn trình bày mất hộ chiếu có xác nhận của Công an địa phương 

+ Giấy thông hành hoặc hộ chiếu mới

Để được hỗ trợ về thủ tục quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật