Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sử dụng

Điều 189. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Không được đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch tại lễ hội

Ngày 20/10/2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành công văn 4237/BVHTTDL-VHCS về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017:

doitienle

 Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban, ngành địa phương thực hiện tốt các hoạt động lễ hội năm 2017, như là:

– Không được để xảy ra tình trạng đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong lễ hội, cờ bạc, ăn xin, hoạt động mê tín di đoan, chen lấn, tranh cướp…

– Dừng những lễ hội có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.

– Không tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm quy định về nếp sống văn minh.

– Không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực.

– Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự…

 

 

Điều 45 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 45, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 45: Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.

Bồi thường thiệt hại cho đối tượng do sự cố môi trường biển

Ngày 29/09/2016, thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định 1880/QĐ-TTg năm 2016 định mức bồi thường thiệt hại cho đối tượng tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển

13_qfjy_kgux

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

  • Khai thác hải sản
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Sản xuất muối
  • Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển
  • Dịch vụ hậu cần nghề cá
  • Dịch vụ thương mại, ven biển
  • Thu mua, tạm trữ ven biển

Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2016.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Tăng ngày nghỉ được hưởng nguyên lương cho người lao động

Dự thảo Báo cáo tổng kết đánh giá 03 năm thi hành Bộ luật Lao động 2012 vào ngày 03/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cân nhắc xem xét bổ sung ngày kỷ niệm Ngày Chiến thắng Điện biên phủ 7/5 hàng năm vào ngày nghỉ lễ quốc gia.

vbmoi

Nếu nội dung này được đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Lao động 2012 (dự kiến được thông qua và năm 2017) thì người lao động sẽ có thêm 01 ngày nghỉ lễ hàng năm và được hưởng nguyên lương.

Ngoài ra, tại Dự thảo Báo cáo này còn đề xuất nhiều nội dung quan trọng khác liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, như là:

Quy định rõ tiền lương trả cho người lao động những ngày nghỉ hàng năm nhưng chưa nghỉ được tính theo mức lương nào? Lương thực tế hay lương hợp đồng?

– Quy định thời hạn thông báo trước cho người lao động về lịch nghỉ hàng năm để người lao động chủ động hơn với lịch nghỉ của mình.

– Tăng số giờ làm thêm trong một năm (có thể xem xét quy định về làm thêm giờ tối đa trong ngày, trong tuần) để đảm bảo sự linh hoạt cho người sử dụng lao động, tăng khả năng cạnh tranh về thị trường lao động so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt trong hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện nước ta là một nước đang phát triển và phù hợp với thực tế người lao động có nhu cầu làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập.

Vay tiền không có giấy tờ có khởi kiện đòi lại được không?

Vay tiền không có giấy tờ có khởi kiện đòi lại được không?

Vấn đề này không còn xa lạ gì đối với những trường hợp cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh giữa những người có mối quan hệ  thân thiết trong gia đình, bạn bè thân,…Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thì việc đòi lại số tiền cho vay lại không hề dễ dàng gì? Và người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình không?

Theo quy định tại điều 471 BLDS  : “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”

Tại điều 401, BLDS 2005

“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2.Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

 Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Pháp luật dân sự hiện hành không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản. Do đó, việc cho vay tiền nhưng không lập thành văn bản mà chỉ giao kết bằng lời nói thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý, 2 bên vẫn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.

Theo quy định tại Điều 190, BLTTDS năm 2015, người khởi kiện vụ án dân sự gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Điều này có nghĩa, để đơn khởi kiện được chấp nhận, người gửi đơn phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có khoản vay này.

Tại điều 95, BLTTDS 2015 quy định về xác định chứng cứ tài liệu đọc được nội dung nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp; tài liệu nghe được, nhìn được nếu được xuẩt trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuât xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình …

Muốn khởi kiện vụ án ra tòa thì người cho vay phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án và cung cấp đầy đủ chứng cứ

Trường hợp, việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận mà chỉ có bản ghi âm. Để bản ghi âm này trở thành chứng cứ, nội dung bản ghi âm phải ghi nhận việc vay mượn giữa hai bên. Đồng thời người gửi đơn  phải xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ (ví dụ nếu ghi âm bằng điện thoại, phải được nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp  cuộc gọi, thời gian…). Nếu không xuất trình được thì bản ghi âm này khó thể trở thành chứng cứ trong vụ án. Hoặc không ký kết hợp đồng vay hoặc giấy mượn thì người cho vay cần phải có các chứng cứ khác như tin nhắn, email, người làm chứng, hóa đơn chuyển khoản… để chứng minh người đó đã vay tiền của mình thì mới có thể khởi kiện ra trước Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu tòa án giải quyết và kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trong trường hợp người cho vay mượn không có bất cứ giấy tờ giao nhận hay hợp đồng vay tài sản gì (không có bất kỳ chứng cứ nào liên quan chứng minh có hợp đồng vay mượn giữa hai bên) thì không thể đưa vụ án ra khởi kiện trước Tòa án được

Điều 225 Luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

Điều 225. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;

c) Quyền khác theo quy định của luật.

3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;

b) Quyền khác theo quy định của luật.

4. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Chế độ bảo hiểm đối với người cao tuổi

1/ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối tượng bảo trợ xã hội có nêu: Đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

 b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định thì mức hưởng trợ cấp của người cao tuổi hàng tháng là 270.000 đồng.

Đề xuất bù thời hạn cho ôtô vừa đăng kiểm trước thông tư mới

Sau khi Bộ GTVT ban hành Thông tư 02/2023 về gia hạn chu kỳ đăng kiểm ôtô, nhiều chủ xe đã tiếc nuối vì đăng kiểm xe sớm, khiến họ mất đi cơ hội hưởng lợi từ chính sách mới. Dù thông tư này giúp hơn 500.000 xe mới xuất xưởng miễn đăng kiểm lần đầu, nhưng các xe đã đăng kiểm trước 22/3 không được gia hạn tự động, gây ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm. Luật sư Trần Tuấn Anh đề xuất Cục Đăng kiểm bổ sung “Điều khoản chuyển tiếp” để bù quyền lợi cho những xe đã đăng kiểm trước khi thông tư có hiệu lực, nhằm giải quyết tình trạng này.

Đọc thêm tại đây 

Quảng Ninh: Huyện Tiên Yên đang “một mình một đường” trong phát triển lâm nghiệp?

Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề ra quy hoạch giảm thiểu các cơ sở chế biến dăm gỗ từ năm 2013. Tuy nhiên, tại huyện Tiên Yên, thay vì cắt giảm, các cơ sở sản xuất dăm gỗ vẫn hoạt động mạnh, thậm chí còn được cấp phép và di chuyển đến các địa điểm mới, đi ngược lại với chủ trương của tỉnh. Vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân mà còn đặt ra câu hỏi về sự tuân thủ và tính minh bạch trong công tác quản lý. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh( Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch nhận định : “Sở Kế hoạch – Đầu tư vẫn cấp phép ngành nghề đó cho doanh nghiệp, rồi UBND huyện vẫn tiếp tục cho tồn tại. Rõ ràng, chủ trương, chính sách của cấp trên là tỉnh Quảng Ninh chưa được coi trọng.”

Mời độc giả tìm hiểu thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Điều 122 Bộ luật dân sự 2015

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Các quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại

1. Miễn trách nhiệm trong trường hợp mà các bên đã thỏa thuận

          Pháp luật thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng. Do vậy, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài.Theo nguyên tắc chung, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận, nếu không trái với pháp luật thì đều có giá trị pháp lý. Xuất phát từ đó, luật thương mại năm 2005 đã quy định “các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nếu có sự thỏa thuận của các bên về trường hợp đó được miễn trách nhiệm” tại điểm a khoản 1 điều 294.

          Tuy nhiên, khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dun hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng. Nhưng kể cả khi hợp đồng đã ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. Khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại một thỏa thuận không bằng văn bản sẽ gặp những khó khăn nhất định.

          Về vấn đề này, pháp luật nhiều nước cũng có những quy định. Pháp luật Anh coi thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp lý, tuy nhiên, những thỏa thuận miễn trách nhiệm do vi phạm những điều kiện cơ bản của hợp đồng thì được coi là không có hiệu lực pháp lý. Pháp luật dân sự Đức quy định, bên vi phạm không thể được miễn trừ trách nhiệm trong tương lai do cố ý vi phạm hợp đồng.

Pháp luật trong nước điều chỉnh về vấn đề này chỉ dừng lại ở mức độ chung, chưa đưa ra điều kiện để công nhận thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm hợp đồng giữa các bên. Rõ ràng đã có sự thiếu xót ở đây bởi quy định này của nước ta mới chỉ đơn giản là công nhận trường hợp miễn trừ trách nhiệm hợp đồng đã được các bên thỏa thuận trước mà không lưu ý tới trường hợp một trong các bên lợi dụng sự tồn tại của điều khoản miễn trừ trách nhiệm để vi phạm hợp đồng, để họ không phải chịu biện pháp chế tài nào, hậu quả là sự bất bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng thương mại không thể tránh khỏi.

2. Miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.

          Theo quy định của điểm b khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng. Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

          Theo đó, để được xem là bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn 3 nội dung sau:

   Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng. Tức là sự  kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: bão, lụt, sóng thần… các sự kiện chính trị, xã hội: đình công, bạo loạn, chiến tranh…, ngoài ra còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài lan sang và thiêu rụi nhà máy…

      Thứ hai, là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được. Năng lực đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một thương nhân bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu. Ví dụ khu vực nhà máy của bên vi phạm thường xuyên có bão vào mùa mưa nhưng do tính bất ngờ và khó kiểm soát của bão nên việc dự đoán bão có xảy ra hay không đối với một thương nhân là không thể lường trước được. (chiến tranh, bạo loạn, đình công… hay các thảm họa thiên nhiên khác)

      Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không thể tránh được về mặt hậu quả. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.

          Để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng thõa mãn 3 điều kiện vừa nêu.

    Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ. Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

  • 05 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
  • 08 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

      Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày.

3. Miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

           Trường hợp miễn trách nhiệm này được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 294 Luật thương mại năm 2005. Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm đó không phải do lỗi của bên vi phạm mà là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là phải do lỗi của bên bị vi phạm. Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm.

     Ngoài ra, điều 80 công ước viên 1980 cũng có quy định tương tự: “một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ xuất của chính họ”. Như vậy, có thể thấy Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã đảm bảo sự tương thích với pháp luật thương mại quốc tế trong việc quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà việc vi phạm đó hoàn toàn do lỗi của bên kia.

4. Miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

          Điểm d khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định: trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng là một căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.

          Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.

Ví dụ: Công ty M chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công ty M bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh. Theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, công ty M phải hủy toàn bộ cơ sở sản xuất để tránh lây lan bệnh dịch. Thực hiện quyết định này khiến cho công ty M không thể cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K theo hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp này, công ty M được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

Điều 119 Bộ luật dân sự 2015

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Bài viết cùng chủ đề

logo MBLaw
Tuyển dụng Luật sư

Luật Minh Bạch (MB Law) là một trong những công ty luật uy tín, chuyên nghiệp được các khách hàng

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật