Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 191 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Điều 191. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hàng chục tỷ trong tài khoản biến mất: MSB có trách nhiệm trả tiền cho khách?

Trong vụ việc hàng chục tỷ đồng bị rút khỏi tài khoản của nhiều khách hàng tại MSB, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật Minh Bạch) cho rằng MSB có trách nhiệm trả lại số tiền này nếu khách hàng chứng minh được đã nộp tiền vào ngân hàng. Nếu cán bộ MSB lừa đảo và rút tiền, cán bộ đó phải hoàn trả tiền cho ngân hàng, và ngân hàng phải trả lại tiền cho khách hàng. Việc xác định ai là bị hại (ngân hàng hay khách hàng) là rất quan trọng trong việc hoàn trả tiền. Tuy nhiên, quá trình này phụ thuộc vào sự thiện chí và khả năng tài chính của người gây thiệt hại. Hiện vụ án đã được khởi tố và đang trong quá trình điều tra, với một cán bộ ngân hàng đã bị bắt giam vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Tìm hiểu thêm tại đây 

Nơi đăng ký mã vạch

 

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị

Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt

khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất

I.Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sauk hi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

  1. Chuẩn bị hồ sơ
  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch ( Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm ( Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

III. Thời gian thực hiện :

Sau một ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch .

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Vụ hành hung nhân viên hàng không: Muốn làm “ Lục Vân Tiên”: Phải đúng luật

“Chiều 18/10, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), hành khách Trần Dương Tùng (32 tuổi) và Đào Vịnh Thuấn (37 tuổi) đi trên chuyến bay VN7265 chặng Hà Nội – TP HCM, đã làm thủ tục cấp thẻ lên tàu bay nhưng đến cửa ra tàu bay muộn nên không được vận chuyển. Họ sau đó lăng mạ, chửi bới, xô xát với nhân viên hàng không Nguyễn Lê Quỳnh Anh tại quầy làm thủ tục số 38. 

Hình ảnh camera giám sát cho thấy hành khách Đào Vịnh Thuấn đã túm vai áo chị Quỳnh Anh. Trần Dương Tùng dùng ví đánh mạnh vào đầu chị này. Chứng kiến sự việc trên, 01 người đàn ông bất bình lao vào đánh trả, “giải cứu” chị Nguyễn Lê Quỳnh Anh. Sau khi lực lượng an ninh tới khống chế hành vi của hai hành khách, người đàn ông đã rời đi.”

Xin luật sư cho biết, hành vi lăng mạ, xô xát nhân viên hàng không chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?  Hành vi “giải cứu” của người đàn ông khi chứng kiến sự việc trên có phù hợp với quy định của pháp luật?

Cám ơn Luật sư!

xo-xat-1-7378-1476964866-2302-1476975303

Ảnh cắt từ clip (người đàn ông bên trái “giải cứu” nhân viên hàng không)

Luật sư trả lời:

Trước tiên, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Bạch.

Dưới góc độ xã hội và tình cảm, hành động nêu trên của người đàn ông “giải cứu” cô nhân viên hàng không được coi là một hành động nghĩa hiệp – “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Ở góc độ nào đó, hành vi của người thanh niên kia còn được xem là hành vi chống lại thói vô cảm của đại bộ phận người dân khi thấy việc làm trái pháp luật của người khác nhưng vẫn thờ ơ, đứng xem hoặc quay clip ….như một số việc xảy ra gần đây.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật thì chúng ta cần phải xem xét, đối chiếu với các quy định liên quan đến hành vi này.  Để nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta cần phải tách biệt hai hành vi xảy ra trong clip.

Đối với hành vi người đàn ông hung hãn, đánh cô tiếp viên là một hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt tiền là từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, những hành khách có hành vi đánh tiếp viên hàng không còn có thể bị “cấm vận chuyển có thời hạn từ 3 đến 12 tháng” theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 18 Nghị định số: 92/2015/NĐ-CP quy định về an ninh hàng không.

Còn đối với hành vi người thanh niên nghĩa hiệp kia lao vào đấm, đá đối với vị hành khách đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với cô nhân viên hàng không thì rõ ràng anh ấy đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác. Chúng ta không thể nào dùng một hành vi vi phạm pháp luật để “chế ngự” một hành vi vi phạm pháp luật khác. Như vậy cũng là vi phạm, trừ khi nó được thực hiện trong “tình thế cấp thiết”, trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “sự kiện bất ngờ”.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng hành vi của người thanh niên nghĩa hiệp kia không thuộc các trường hợp đó. Bởi trong hoàn cảnh này, người thanh niên đó có thể lựa chọn biện pháp khác như vào để can ngăn, ôm người đàn ông đang thực hiện hành vi vi phạm lại, giúp cô gái thoát khỏi sự nguy hiểm….chứ không phải là hành vi lao vào đánh, đấm đối với những người kia.

Không thể nào chỉ vì lý do anh đánh bạn tôi nên tôi lao vào đánh anh, rồi bạn anh lại lao vào đánh tôi và bạn của các bạn lại lao vào đánh nhau được.

Việc làm của người thanh niên nghĩa hiệp này có dấu hiệu của hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng quy định tại Điều 5 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi xem xét để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này, cơ quan chức năng cần căn cứ vào tính chất, mức độ, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm và căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có) để quyết định biệt pháp xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan chức năng có thể áp dụng khoản 3 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về tình tiết giảm nhẹ “vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra”, khi xử lý đối với người thanh niên có tinh thần “nghĩa hiệp” nêu trên.

Người thực hiện ( Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch )

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hà Nội

Bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng trong siêu thị hay các cửa hàng tiện ích có sử dụng máy quét mã vạch…

Luật Minh Bạch chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch uy tín, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Luật Minh Bạch được coi là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng đầu tại Hà Nội. Với những chuyên viên nhiều kinh nghiệm tư vấn và đăng ký mã số mã vạch, chúng tôi sẽ cung cấp cho Khách hàng một dịch vụ toàn diện về mã số mã vạch như sau: (more…)

Thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi chưa được hưởng trợ cấp xã hội

1.Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định;

 – Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

 – Bản sao Sổ hộ khẩu;

 – Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

 – Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

– Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

2. Các bước thực hiện

– Bước 1: Người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định viết giấy biên nhận và hẹn trả kết quả cho cá nhân. Trường hợp chưa đầy đủ theo quy định hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

– Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

– Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

3. Thời hạn giải quyết

Gồm:

– 22 ngày (Hội đồng xét duyệt; niêm yết, công khai; UBND xã xử lý);

– 10 ngày làm việc (UBND huyện xử lý).

Hướng dẫn mới về thuế suất thuế nhập khẩu

Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (LTXNK)

thue_xuat_nhap_khau

Ảnh minh họa

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Công văn 8600/TCHQ-TXNK về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (LTXNK). Theo đó:

– Hàng nhập khẩu theo Điểm a Khoản 3 Điều 5 LTXNK thì áp dụng mức thuế suất ưu đãi quy định cho từng mặt hàng tại hướng dẫn tại Mục I, II, III Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP .

– Hàng nhập khẩu theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 LTXNK thì áp dụng mức thuế suất quy định tại các Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do.

– Hàng nhập khẩu theo Điểm c Khoản 3 Điều 5 LTXNK (không thuộc các trường hợp nêu trên) thì áp dụng thuế suất thông thường như sau:

+ Đối với các mặt hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2016 thì áp dụng thuế suất là 5%;

+ Đối với các mặt hàng còn lại thì áp dụng thuế suất bằng 150% mức thuế tương ứng được quy định tại Mục I, II, III Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP .

Công văn 8600/TCHQ-TXNK ban hành ngày 07/9/2016.

 

Con riêng của vợ (chồng) có được hưởng di sản thừa kế không?

Câu hỏi : 

Người chồng có một đứa con riêng cùng sống với gia đình. Khi chết, người chồng không để lại di chúc. Vậy con riêng của người chồng có được hưởng gì từ căn nhà của vợ chồng người đã mất?

Trả lời :

Theo quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình 2014 : 

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Khi ngươì chồng chết thì căn nhà (tài sản chung của hai vợ chồng), theo quy định được chia làm hai phần khi chia di sản thưà kế, một phần thuộc quyền sở hữu sử dụng của người chồng, phần còn lại thuộc quyền sử dụng của người vợ. Phần của ngươì chồng được đem chia cho những ngươì thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: ông, bà, cha, mẹ đẻ của chồng (nếu còn sống), con rêing của chồng, con đẻ của người vợ với người chồng mỗi ngươì một phần ngang nhau theo điêu 653, 654 Bộ Luật Dân sự 2015 . Như vậy, khi phân chia di sản của người chồng, người con riêng sẽ được hưởng một phần ngang với các đối tượng khác cùng hàng thừa kế.

 

Điểm mới về thuế sử dụng đất, GTGT

Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 4238/TCT-CS giới thiệu các nội dung mới của Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP .

Theo đó, có một số điểm đáng chú ý như sau:

vbmoi

Ảnh minh họa

– Bổ sung trường hợp được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phải nộp hàng năm (đã trừ số thuế được miễn, giảm) từ 50 nghìn đồng trở xuống.

Trường hợp có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất.

Hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế.

– Bổ sung các đối tượng không chịu thuế GTGT như:

+ Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí…;

+ Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh.

Trách nhiệm pháp lý khi xảy ra vụ tai nạn sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án chung cư Eco Green

Gần đây nhất vụ tai nạn sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án  chung cư Eco Green (số 1 phố Giáp Nhất, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khiến 2 người chết, 4 người bị thương ngày 13/10.

Trước tiên, tôi xin chia sẻ những mất mát, đau thương đối với gia đình các nạn nhân trong vụ việc nêu trên. Hậu quả của vụ tai nạn là đặc biệt nghiêm trọng và nó cho chúng ta thấy công tác đảm bảo thi công tại các công trường xây dựng hiện nay ở Việt Nam đang “có vấn đề”, bởi đây không phải là vụ tai nạn thương tâm duy nhất trong thời gian ngắn trở lại đây. Dưới góc độ một người dân, tôi luôn có cảm giác bất an khi đi qua các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam. Cần cẩu, giàn giáo, sắt thép, vật liệu xây dựng ….có thể lao xuống đầu người dân bất cứ lúc nào và người dân luôn phải đối mặt với những cái chết tức tưởi từ trên trời rơi xuống.

Luật sư: Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Luật sư: Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Dưới góc độ pháp luật, thì việc đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản được xem là “nguyên tức cơ bản trong hoạt động xây dựng” và đã được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật Xây dựng Việt Nam năm 2014. Theo đó, việc vi phạm quy định về an toàn lao động là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật này. Chi tiết hơn, tại Điều 115 Luật Xây dựng đã quy định rất rõ về “An toàn trong thi công xây dựng công trình” và trách nhiệm này thuộc về cả chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình. Cụ thể:

“1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.

  1. Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
  2. Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng”.

Như vậy, pháp luật thì đã rõ, quy định cũng rất chi tiết, tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên, thường là các vụ tai nạn lao động trong xây dựng ngày càng có tính chất nghiêm trọng hơn và theo đó, thiệt hại về người và tài sản cũng ngày càng lớn hơn.

Theo quan điểm của tôi, sở dĩ tình trạng này liên tục tiếp diễn và ngày càng gia tăng là do chính con người, những ông chủ đầu tư, ông chủ thầu xây dựng công trình, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và đôi khi là do chính những người công nhân xây dựng chưa biết sử dụng hết quyền của mình trong việc có thể từ chối thực hiện công việc khi điều kiện an toàn cho chính bản thân mình không đảm bảo.

Ở đây, cứ sau mỗi vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, lại sẽ có việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động tại công trường. Rõ ràng là chúng ta đã “mất bò mới lo làm chuồng”, sự việc xảy ra rồi, thiệt hại rồi mới thanh tra, kiểm tra và có đôi khi là xử phạt, song rồi đâu lại vào đấy, vì lợi nhuận, vì tiến độ, vì miếng cơm manh áo….các vụ tai nạn lao động thương tâm vẫn tiếp tục xảy ra.

Tôi cho rằng, để xảy ra tình trạng này, không thể không có trách nhiệm từ sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý xây dựng tại các công trường.

Đối với công trình xây dựng để xảy ra tình trạng mất an toàn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vậy thì điều đầu tiên cần làm là phải ngay lập tức đình chỉ các hoạt động thi công để cơ quan chức năng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công rà soát lại một cách thực sự nghiêm túc về điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với cán bộ, công nhân đang thi công tại công trường. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với các công trình xây dựng kiểu như thế này để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thi công tiếp theo.

Về phía người lao động bị chết và bị thương trong vụ tai nạn vừa rồi sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật tương ứng với thiệt hại xảy ra đối với cụ thể của từng người. Liên quan đến mức bồi thường cụ thể thì pháp luật tôn trọng quyền tự quyết, tự thỏa thuận của các bên để xác định mức bồi thường phù hợp. Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể yêu cầu Tòa án xác định theo căn cứ pháp luật dựa trên các thiệt hại xảy ra trên thực tế và lỗi của các bên trong mối quan hệ này.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Tuyển trợ lý luật sư

Luật Minh Bạch (MB Law) là một trong những công ty luật uy tín, chuyên nghiệp được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Với hơn đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm tư vấn tại Việt Nam.

Hiện tại, Luật Minh Bạch (MB Law) đang có nhu cầu tuyển dụng trợ lý luật sư với những nội dung sau:

* Số lượng

– 01 ứng viên làm việc tại Hà Nội, địa chỉ: P703 tầng 7 số 272 phố Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Thời giờ làm việc: Từ 8h00 đến 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

* Mô tả công việc:

  • Làm viêc với khách hàng, với đối tác những công việc liên quan
  • Liên hệ làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của trưởng bộ phận và Ban lãnh đạo.
  • Hỗ trợ luật sư giải quyết các công việc, dịch vụ pháp lý, nghiên cứu pháp lý
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công
  • Chi tiết trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

* Quyền lợi

  • Mức lương: Phù hợp với năng lực và trình độ
  • Tăng lương: Theo năng lực và hiệu quả công việc thực tế
  • Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực
  • Cơ hội phát triển và thăng tiến theo năng lực thực tế
  • Bảo hiểm: Các chế độ bảo hiểm XH theo quy định của pháp luật
  • Du lịch hàng năm
  • Nghỉ phép hàng năm theo quy chế của Công ty và theo quy định của pháp luật
  • Được làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động, được trực tiếp gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng.

* Yêu cầu chuyên môn

  • Bằng cấp: Cử nhân luật trở lên

Đang tham gia hoặc đã hoàn thành lớp đào tạo Luật sư của Học viên tư pháp.

  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lí ít nhất 1 (01) năm (là một lợi thế), có kinh nghiệm làm việc tại các Công ty Luật, bộ phận pháp chế tại các Doanh nghiệp, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.
  • Có kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các Khách hàng nước ngoài.
  • Ngoại ngữ: Làm việc hiệu quả bằng tiếng Anh (là một lợi thế)
  • Năng lực, kĩ năng:

+ Phân tích và tư duy pháp lí

+ Nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo

+ Làm việc nhóm hiệu quả & làm việc độc lập

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả

+ Tra cứu và nghiên cứu tài liệu pháp lí khoa học và hiệu quả

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;

+ Giao tiếp và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

+ Yêu thích lĩnh vực doanh nghiệp, định chế tài chính.– Phẩm chất: Quyết đoán, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao

* Hồ sơ bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương

– CV xin việc.

– Bản sao công chứng Bảng điểm, bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ khác (nếu có).

– Bản sao chứng minh thư phô tô công chứng.

– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng

– 2 ảnh 4×6,

 

Điều 42 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 42, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 42 : Nơi cư trú của người được giám hộ

1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Phạm nhân được gặp chồng nhưng phải tránh thai?

Vừa qua, Bộ Công an công bố dự thảo thông tư (nếu được thông qua sẽ thay thế thông tư 46/2011) quy định việc phạm nhân gặp thân nhân, gửi thư, nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân.

Thông tư 46/2011 đã có quy định về việc nữ phạm nhân được gặp chồng không quá 24 tiếng. Những nữ phạm nhân được xem xét gặp chồng phải đáp ứng các yêu cầu: chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công.

Để được thăm gặp, thân nhân phải có giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã xác nhận về tình trạng hôn nhân thực tế với phạm nhân. Thân nhân phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh nội quy nhà thăm gặp.

“Phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù. Đây là quy định nhân văn, phù hợp, tạo điều kiện cho vợ chồng gặp nhau”

Căn cứ quy định trong dự thảo, không phải trường hợp nào phạm nhân cũng được gặp vợ hoặc chồng trong phòng riêng. Tiêu chí không làm ảnh hưởng đến việc chấp hành hình phạt tù sẽ được đặt ra hàng đầu.

Đối với phạm nhân nữ, việc gặp chồng mà mang thai, sinh con sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chấp hành hình phạt tù trong trại giam, như việc học tập, lao động cải tạo…

Hơn nữa, môi trường trại giam không thể là môi trường tốt cho con trẻ phát triển bình thường. Do vậy, phạm nhân nữ khi gặp chồng phải chấp hành một số điều kiện nhất định để tránh việc mang thai nhằm không gây ảnh hưởng đến việc chấp hành hình phạt tù là cần thiết.

 

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật đầu tư năm 2014

QUỐC HỘI —————- Luật số: 67/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật