Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Luật Minh Bạch
Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Ngày 09/9/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thuê đất, thuê mặt nước.
Ảnh minh họa
Theo đó, đối tượng được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng hoặc chậm sử dụng thì phải nộp khoản tiền tương ứng:
– Bằng với tiền thuê đất hàng năm nếu thuộc trường hợp được gia hạn thời gian SDĐ theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64Luật Đất đai 2013.
– Bằng với tiền thuê đất hàng năm đối với khoảng thời gian từ khi được giao đất đến thời điểm có quyết định thu hồi đất nếu thuộc các trường hợp:
+ Không thuộc đối tượng được gia hạn;
+ Thuộc đối tượng được gia hạn nhưng không làm thủ tục gia hạn;
+ Đã hết thời gian được gia hạn nhưng vẫn không sử dụng và chưa có quyết định thu hồi.
Đơn giá thuê đất để xác định số tiền thuê đất phải nộp nêu trên được xác định trên cơ sở giá đất tại Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất do UBND cấp tỉnh ban hành.
Nghị định số 135/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.
Tôi và chồng sắp cưới đều có tài sản riêng và con riêng trong cuộc hôn nhân trước. Lần kết hôn này chúng tôi muốn thỏa thuận tài sản với nhau để tránh những rắc rối về sau. Vậy chúng tôi có được phép lập thỏa thuận này hay không?
Trả lời cau hỏi: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi,luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.” .
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận chế độ tài sản trước khi kết hôn như mong muốn của hai bạn.
Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do các bên thỏa thuận nhưng phải có những nội dung cơ bản theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể nội dung cơ bản như sau:
– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
– Nội dung khác có liên quan
Theo Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 17 của Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó, hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng phải được thực hiện bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Còn trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu, Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.
Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
Chi cục chăn nuôi và thú y
Cách thức thực hiện :
Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến bộ phận một cửa cơ quan có thẩm quyền được phân công: (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Thủy sản).
Yêu cầu :
Đối với Cơ sở có sản phẩm xuất khẩu phải có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm.
Trình tự thực hiện :
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tại Bộ phận một cửa Cơ quan được phân công theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cụ thể như sau:
* Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư cấp và cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đóng trên địa bàn tỉnh:
+ Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và chợ đầu mối nông sản.
+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm và kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống trên cạn.
+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động trồng trọt.
+ Chi cục Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.
– Bước 2: Xử lý hồ sơ.
– Thẩm xét tính hợp lệ hồ sơ.
– Thông báo kết quả xử lý hồ sơ.
– Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và kiểm tra tại cơ sở.
+ Thẩm tra hồ sơ kiểm tra xếp loại: Đối với cơ sở đã được kiểm tra xếp loại.
+ Kiểm tra thực tế tại cơ sở: Đối với cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại.
+ Thẩm tra tại cơ sở trường hợp thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ.
– Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Thành phần hồ sơ :
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;
– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
Thời hạn thực hiện :
– Xử lý hồ sơ đăng ký:
+ Thẩm xét tính hợp lệ hồ sơ.
+ Thông báo kết quả: Trong vòng 03 ngày thông báo cho đơn vị bổ sung hồ sơ nếu còn thiêu
– Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định: Trong vòng 15 ngày làm việc Cấp giấy chứng nhận hoặc ra thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy.
Số lượng hồ sơ : 01 bộ
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006236 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp
“Với thực tiễn công tác của mình, tôi cho rằng việc “tham nhũng vặt” vẫn luôn tồn tại và được xem như là một tất yếu khi người dân cần sử dụng các dịch vụ công chính là do một chữ “lợi” – luật sư Trần Tuấn Anh ( Giám đốc công ty Luật Minh Bạch- Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) phân tích về lý do vì sao tham nhũng vặt vẫn có thể tồn tại trong đời sống hàng ngày.
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Phân tích sâu hơn, LS Trần Tuấn Anh chia sẻ: Khi đề cập đến tham nhũng vặt, tôi lại liên tưởng đến câu nói phổ biến trong dân gian: “Buôn thất nghiệp, lãi quan viên” để chỉ những người buôn bán nhỏ, nhưng lợi nhuận trên phần vốn là rất lớn.
Ở đây tham nhũng vặt cũng gần gần như vậy. Tuy rằng nó chỉ có 100.000 – 200.000 đồng, thậm chí là 50.000 đồng khi mỗi người sử dụng dịch vụ phải bỏ ra, nhưng nó lại thường diễn ra trong các lĩnh vực mà rất đông người sử dụng dịch vụ. Chính vì vậy nếu tổng kết lại thì số lượng tiền tham nhũng lại không hề “vặt” một chút nào.
Chúng ta có thể điểm qua một số các lĩnh vực mà người sử dụng thường phải “lót tay” mỗi khi sử dụng dịch vụ như: Y tế, dịch vụ hành chính công (cấp mới, thay đổi nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký kinh doanh; xin các loại giấy phép con; xin giấy phép lao động…); dịch vụ hải quan; thuế… hay thậm chí là xin cho con được đi học trường công lập, đúng tuyến; xin được làm công nhân, bảo vệ cũng phải chi một khoản không hề nhỏ với thu nhập của người dân để đạt được mục đích mà đáng ra là quyền của của công dân.
Ảnh minh họa (internet)
Tôi chỉ đơn cử trong lĩnh vực đăng ký hoạt động doanh nghiệp tại một địa phương, mỗi hồ sơ bình thường (liên quan đến thành lập mới, thay đổi ĐKKD, giải thể…) để được duyệt hoặc được sửa hồ sơ nhanh (mà như những người trong nghề chuyên đi đăng ký kinh doanh thuê thường hay gọi vắn tắt là để “không bị ăn thông báo”) thì phải lót tay số tiền 200.000 đồng. Như vậy, chúng ta có thể hình dung ra được số tiền “tham nhũng vặt” sẽ lớn như thế nào khi tại địa phương này hàng năm có tới hàng chục nghìn lượt doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh?
Với thực tiễn công tác của mình, tôi cho rằng việc “tham nhũng vặt” vẫn luôn tồn tại và được xem như là một tất yếu khi người dân cần sử dụng các dịch vụ công là do một chữ “lợi”. Hiện tượng tham nhũng vặt này đã tồn tại không biết bao đời nay trong xã hội chúng ta và nó như một lối mòn trong suy nghĩ của người dân khi sử dụng dịch vụ công. Tuy nhiên, muộn còn hơn không, hơn lúc nào hết các cơ quan quản lý cần phải ngay lập tức tiến hành thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh lại hoạt động và cách phục vụ của nền hành chính công; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân để họ hiểu rằng hành vi đó là vi phạm pháp luật, các cơ quan công quyền sinh ra là để phục vụ người dân, phục vụ xã hội. Có làm được như vậy thì người dân mới bớt khổ và bớt đi nỗi lo mỗi khi có việc phải sử dụng đến dịch vụ công ngay trên đất nước của mình.
Trách nhiệm của các cơ quan thanh, kiểm tra ở đâu?
Những năm gần đây, số lượng các vụ án tham nhũng không giảm mà có chiều hướng gia tăng với quy mô lớn, tính chất phức tạp và cực kỳ nghiêm trọng với số tiền gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước lên đến hàng ngàn tỷ đồng… Để xảy ra những vụ việc trên, các đối tượng trong vụ án chắc chắn phải đối mặt với những bản án nghiêm khắc nhất của pháp luật.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nó cũng để lại trong dư luận xã hội câu hỏi lớn về hiệu quả của công tác thanh kiểm tra của các cơ quan chuyên trách. Công tác này vẫn được thực hiện hàng năm và các vụ án trên đều diễn ra trong một thời gian dài, số tài sản lớn vậy mà không thể phát hiện được ngay để ngăn chặn khi mà hậu quả còn chưa lớn.
Phải chăng do trình độ năng lực yếu kém hay do mối quan hệ dẫn đến sự nể nang, khi không còn kiểm soát được mới công bố với bàn dân thiên hạ! Nhưng vụ án tham nhũng, ngoài trách nhiệm của những người gây ra, còn phải xem xét cả trách nhiệm của những cơ quan chuyên trách về thanh- kiểm tra.
Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Trong các báo cáo của Đảng, Nhà nước cũng đánh giá tham nhũng là quốc nạn, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Tham nhũng hiện nay xảy ra ở nhiều lĩnh vực từ quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, tư pháp… Tình trạng tham nhũng vặt của cán bộ công chức trong bộ máy công quyền khiến người dân vô cùng bức xúc.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, dưới góc độ của người làm công tác pháp luật, tôi cho rằng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức (lý do cơ bản là chưa công khai kết quả kê khai).
Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN); Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17.6.2013 quy định chi tiết một số điều của luật PCTN, các thông tư của Thanh tra Chính phủ là những công cụ sắc bén để PCTN. Tuy nhiên con người vẫn là yếu tố quyết định. Điều 30, Luật PCTN mới chỉ đề cập tới việc công khai, minh bạch trong công tác tổ chức – cán bộ. Điều đó mới chỉ đáp ứng được yếu tố cần.
Yếu tố đủ quan trọng nhất là phải có quy chuẩn về phẩm chất, năng lực cán bộ cũng như quy chuẩn về việc đánh giá và tuyển chọn cán bộ công chức, viên chức. Trên cơ sở đó loại bỏ được công chức, viên chức yếu kém, tham nhũng để bộ máy Nhà nước trong sạch.
(i) Điểm e Khoản 1 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
(ii) Điểm đ Khoản 2 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức thuộc một trong hai trường hợp nêu trên sẽ được tạm, miễn gọi nhập ngũ trong năm 2017.
Đồng thời, bất kỳ công dân nào (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức) thuộc một trong các trường hợp tại Điểm a, b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình; Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.
Vụ án liên quan đến việc chuyển nhượng trái phép khu đất “đất vàng” 43ha tại Thủ Dầu Một, Bình Dương, đã trở thành một trong những vụ tham nhũng nổi cộm, làm thất thoát lớn tài sản nhà nước. Với sự thao túng của các cá nhân có liên quan, việc chuyển nhượng khu đất này đã được thực hiện không đúng quy định pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia. Chia sẻ với báo Tiền Phong, Luật sư Trần Tuấn Anh– Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch nhận định, trong vụ việc nêu trên, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định việc mua bán đối với diện tích đất 43ha mà các bị can đã thực hiện là trái quy định của pháp luật, mục đích của các đối tượng phạm tội là thâu tóm “đất vàng” với giá thấp, gây thiệt hại đặc biệt lớn đối với ngân sách Nhà nước, chính vì vậy, đây được xem là công cụ, phương tiện để các bị can này thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng
Gia đình tôi có 5 người, hai anh em đã có gia đình và sống chung với bố mẹ còn em gái đi lấy chồng rồi. Bố tôi bị bệnh đã qua đời và để lại di chúc là sau khi mất sẽ bán căn nhà và đất chia đều cho 4 người. Nhưng tôi đề nghị mẹ tôi bán đi để chia thì mẹ không đồng ý vì mẹ bảo là vợ nên được hưởng một nửa di sản. Còn của bố có một nửa thôi nên chia cho 4 người phần đó của bố. Giấy tờ nhà đất bố tôi đứng tên. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này xứ lý như thế nào và tôi có thể kiện ra tòa án không?
Luật sư trả lời tư vấn :
Vì bạn không nói rõ nguồn gốc của nhà và thửa đất nhà bạn đang ở nên công ty chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất: Nếu thửa đất là đất của hộ gia đình và bố bạn là chủ hộ thì đây là tài sản chung của gia đình bạn (tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu). Khi đó, bố bạn chỉ có một phần tài sản trong khối tài sản chung đó và chỉ được định đoạt một phần tài sản của mình. Một phần tài sản đó sẽ được chia đều cho 3 người theo di chúc của bố bạn.
Thứ hai: Trường hợp thửa đất này đứng tên bố bạn nhưng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn do hai vợ chồng tạo dựng lên thì đó được coi là tài sản chung của vợ chồng. Khi bố bạn mất đi thì khối tài sản chung được chia làm 2 phần. 1/2 khối tài sản chung là tài sản riêng của mẹ bạn, 1/2 còn lại là di sản thừa kế do bố bạn để lại và sẽ được chia theo di chúc của bố bạn.
Thứ ba: Trường hợp thửa đất mang tên bố bạn, là tài sản riêng của bố bạn (hình thành trước thời kỳ hôn nhân hoặc được tặng cho, thừa kế riêng) thì đây hoàn toàn là di sản thửa kế do bố bạn để lại và được chia đều cho 3 người (theo di chúc).
Hiện nay bố bạn đã mất, di chúc đã có hiệu lực, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu chia di sản thừa kế.
Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Luật Minh Bạch
Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.
Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. (more…)
Sau một khoảng thời gian thực hiện “khai tử” sổ hộ khẩu giấy, thay vào đó là sử dụng căn cước công dân (CCCD) đã giúp nhiều thủ tục hành chính bớt rườm rà. Người dân không cần phải xuất trình hộ khẩu, mọi thao tác sẽ được cán bộ tư pháp phường/xã hướng dẫn thực hiện trên máy tính. Tuy nhiên, lại xuất hiện những vướng mắc khi mà một số trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hoặc chuyển nhượng đất cần phải thực hiện giấy xác nhận cư trú. Thủ tục này có thể kéo dài thêm quá trình thực hiện từ 3 – 5 ngày. Hiện nay, dù mọi thông tin liên quan đến nơi cư trú đều đã được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng dữ liệu chưa đủ dẫn đến tình trạng thiếu hoặc không khớp thông tin cư dân. Theo quan điểm của Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch), đây là vấn đề xuất phát từ hai phía, cả người dân và cơ quan Nhà nước và đã có những kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng trên, “tránh đẩy cái khó về phía người dân”.
Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Luật Minh Bạch
Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Liên quan tới vấn đề cư dân chung cư CT1 Trung Văn – Vinaconex 3 phản ánh tòa nhà này chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu PCCC. Hiện nay, đã có 345/360 căn hộ đã có người sinh sống.
Theo Luật sư, việc tòa nhà chưa được nghiệm thu hệ thống PCCC nhưng chủ đầu tư Vinaconex 3 đã để cho cư dân vào ở. CĐT đã vi phạm quy định gì?
Trách nhiệm của CĐT, trong trường hợp chung cư có cháy nổ ra sao?
Để xảy ra sự việc trên, trách nhiệm thuộc về những đơn vị nào?
Ảnh minh họa
Trả lời:
Trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua xảy ra một loạt vụ cháy nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nguyên nhân không nhỏ trong các vụ việc trên xuất phát từ sự yếu kém trong công tác PCCC ngay tại các cơ sở đó. Khi xảy ra các vụ việc đáng thì mới lộ ra một loạt sai phạm về vấn đề này.
Liên quan tới vấn đề cư dân chung cư CT1 Trung Văn- Vinaconex 3 phản ánh việc chung cư chưa được nghiệm thu PCCC nhưng vẫn đưa vào sử dụng và gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân đang sinh sống tại đây cũng như khu lân cận.
Theo phản ánh này thì chủ đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật phòng cháy chữa cháy và các nghị định, thông tư liên quan.
Cụ thể, điểm h, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY quy định:
“Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này”.
Tại điểm 9, phụ lục II quy định chung cư là một trong các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ.
Cũng theo Điều 17 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định:
“1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
– Điều 8 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định
“1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt”
=> Như vậy, theo những quy định trên thì chủ đầu tư bắt buộc phải tổ chức nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng.
Trong trường hợp, chưa nghiệm thu về pccc mà chủ đầu tư vẫn cố tình đưa công trình vào sử dụng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Khoản 6, Khoản 7, Điều 36 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.”
Trong trường hợp chung cư xảy ra cháy nổ thì chủ đầu tư có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 BLHS 1999 sửa đổi 2009 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 12 năm tù giam.
Cụ thể:
Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Để xảy ra vụ việc trên, đầu tiên trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý về pccc của cấp cơ sở. Không lý do gì mà một tòa chung cư ở ngay giữa Thủ Đô Hà Nội đã đưa vào sử dụng và có 345/360 căn hộ đã có người sinh sống mà lại thiếu các thủ tục nghiệm thu PCCC – một trong những thủ tục cần thiết nhất trước khi đưa vào sử dụng.
Đây là vấn đề không chỉ riêng trong lĩnh vực pccc mà đây còn là vấn đề chung trong công tác quản lý ở nước ta hiện nay. Sự quản lý lỏng lẻo, hời hợt chính là một phần nguyên nhân trong các vụ tai thương tâm vừa qua.
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Công văn 2533/BHXH-QLT ngày 18/10/2016 của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) thành phố Hồ Chí Minh
Theo đó, khi có phát sinh giảm người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH ngay trong tháng đó; nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng thì phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng đó.
Đồng thời, cơ quan BHXH sẽ không thu hồi thẻ BHYT các trường hợp báo giảm
Ngoài ra, các đơn vị sử dụng lao động cần lưu ý những nội dung sau đây:
(i) Thực hiện báo giảm qua hệ thống giao dịch điện tử để xác định ngày báo giảm nêu trên. Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì ngày báo giảm tính từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ.
(ii) Thông báo cho người lao động thôi việc nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác thì đăng ký ngay tham gia BHYT theo hộ gia đình nhằm đảm bảo quyền lợi tham gia BHYT 05 năm liên tục.
(iii) Trường hợp người lao động báo giảm đang mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo có yêu cầu đóng hết giá trị thẻ còn lại để khám chữa bệnh trong khi chờ tham gia BHYT theo hộ gia đình thì cơ quan BHXH thực hiện theo yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động.
Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 18/10/2016 và bãi bỏ Khoản 1 của Công văn 1989/BHXH-QLT ngày 09/8/2016.
Từ ngày 09/09/2016 Chính phủ ban hành Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 221/2013/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Ảnh minh họa (internet)
Theo đó, đối tượng áp dụng biện pháp nêu trên bao gồm:
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
+ Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng mà vẫn còn nghiện.
+ Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016.
Ngày 26/8/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ảnh minh họa
Theo đó, doanh nghiệp đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán được thực hiện như sau:
– Phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện đối với trường hợp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2; sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù.
– Mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp tại Phụ lục 1 Thông tư này thì không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
Thông tư 133/2016/TT-BTC có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017.
Thông tư 133/2016/TT-BTC thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ; Thông tư 138/2011/TT-BTC và bãi bỏ những quy định trái với Thông tư này.
Con gái tôi chưa kết hôn nhưng đã có thai và sinh con, do còn đang là sinh viên không có đủ khả năng nuôi con cùng với việc lo sợ dư luận xã hội nên đã đem đứa trẻ để trước cổng đình làng vào lúc trời rạng sáng mong có người nhìn thấy em bé thương tình mang về nhà nuôi, nhưng do trời quá lạnh nên đứa trẻ bị chết. Tôi xin hỏi trong trường hợp này con gái tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì có bị tù giam không ?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:
Bộ luật Hình sự 1999 có qui định tại Điều 94 về tội giết con mới đẻ như sau: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” Con mới đẻ Theo Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Nghĩa là, qua ngày thứ tám thì hành vi mẹ giết con sẽ cấu thành tội giết người theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự.
Hành vi giết con mới đẻ là hành động giết con mới đẻ bằng cách tác động trực tiếp đến thân thể nhằm mục đích tước bỏ sự sống của con mình, các hành vi ở dạng này được phản ánh rất đa dạng như hành động bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn sống, cho uống thuốc độc…
Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với một hành vi khi hành vi đó thỏa mãn với một cấu thành tội phạm nhất định. Một người chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của người đó thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ luật Hình sự quy định.
Mặt khác, về nguyên nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, lý do người mẹ thực hiện hành vi giết con mình là vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như tin vào bói toán, thần thánh hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như sinh ra đứa con nhưng bị dị tật bẩm sinh, bị bệnh nan y mà việc việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém…
Theo qui định trên thì con gái bạn đã có hành vi vứt bỏ đưa trẻ dưới trời lạnh, làm cho đưa trẻ bị chết. Hành vi đó đã cấu thành tội Giết con mới đẻ và người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt với con bạn.
Mức hình phạt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ khai báo của người phạm tội, sự ăn năn hối cải cũng như các yếu tố nói trên