Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 200 Bộ luật Dân sự quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

Điều 200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Lén vào facebook của người khác có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng?

Hiện nay, nhiều người cứ nghĩ việc vào tài khoản mạng xã hội (Facebook, Twitter…) của người thân (vợ, chồng, người yêu…) để nắm bắt thông tin của họ, đó là sự thể hiện “tình yêu thương” một cách bình thường. Tuy nhiên, theo Dự thảo này thì hành vi nêu trên là vi phạm pháp luật.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.

Theo đó, việc truy cập trái phép vào tài khoản mạng xã hội của cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Dự thảo này cũng đề cập đến việc xử phạt các vi phạm khác liên quan đến trách nhiệm của cá nhân sử dụng dịch vụ mạng xã hội, như là:

– Hành vi cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

+ Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước.

+ Cung cấp bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia.

+ Cung cấp các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm.

+ Cung cấp thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

– Hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác để tạo tài khoản sử dụng dịch vụ mạng xã hội bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi thực tế

1.Điều kiện đăng ký nuôi con nuôi

– Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

– Đến thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi thì quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn còn sống;

– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

  1. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế

– Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế (Mẫu mới số TP/CN-2014/CN.03 được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP)

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi;

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;

– Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;

  1. Thủ tục đăng ký

– Người nhận con nuôi nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành xác minh và kiểm tra, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì đăng ký nuôi con nuôi thực tế.

 

Thủ tục xin chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT thuộc hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn

Cơ quan thực hiện : 

  • Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Cơ sở giáo dục phổ thông 

Nộp trực tiếp tại nhà trường hoặc qua đường bưu điện 

Yêu cầu : 

Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh

+ Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học .

+ Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

+ Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

+ Là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.

Trình tự thực hiện : 

Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.

Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Bước 5: Ủy ban nhân dân tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.

Bước 6: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

– Giấy tờ minh chứng là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.

Số lượng : 01 bộ 

Kết quả thực hiện : 

– Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh. – Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. – Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

 

Quy định về mua bán nội tạng và chế tài xử lý.

Mới đây câu chuyện người mẹ trẻ rao bán nội tạng để lấy tiền chữa bệnh cho con đang dậy sóng dư luận. Với vai trò là một Luật sư xin anh cho biết luật Pháp Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đền rao bán nội tạng này?

+ Pháp luật sẽ có hình thức xử phạt thế nào đối với hành vi ra bán nội tạng này?

+ Luật sư có lời khuyên thế nào đối với người mẹ mẹ trẻ này?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

noitang

 Ảnh minh họa

Luật sư nhận định:

Trước hết, qua câu chuyện này, là người làm cha làm mẹ, tôi cũng hiểu và cảm thông với việc làm của người mẹ trẻ. Trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn, không có tiền để chữa bệnh cho con thì cha mẹ có thể làm bất cứ việc gì để cứu sống tính mạng của con mình. Tình thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Tuy nhiên tình thương nào cũng cần phải được đặt trong giới hạn của quy định của pháp luật.

Trong việc này, tôi khuyên chị nên bình tâm suy nghĩ, tìm hướng giải quyết có thể là nhờ báo đài, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm. Không nên quyết định bồng bột, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này của cả chị và con chị.

Trở lại với sự việc, Pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có “LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 2006” quy định về vấn đề này.

Theo đó tại  Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là “ Không vì mục đích thương mại”.

Ngoài theo quy định tại  Điều 11 Luật này về các hành vi bị nghiêm cấm:

“….

Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại

…..”

Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, “việc hiến tặng nội tạng” là mang ý nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo. Khi thương mại hóa vấn đề này, biến “việc hiến bộ phận cơ thể con người” thành món hàng hoá có thể mua đi, bán lại dễ dàng thuộc phạm trù văn hoá, pháp luật không cho phép

Như vậy có thể thấy “hành vi rao bán nội tạng của người mẹ”trái với quy định của pháp luật.

Thực tiễn hiện nay:

Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều, tuy nhiên để đợi được người hiến , tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò,mồi về việc mua bán nội tạng. Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.

Về chế tài xử lý:

Đây chính là một lỗ hổng pháp lý, bởi hiện nay theo Luật hình sự  1999 thì tội phạm về mua bán, môi giới nội tạng chưa được quy định . Còn theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006  đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11, tuy nhiên lại không có văn bản hướng dẫn hay quy định liên quan nào đến việc xử lý những hành vi này. Sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết cho cơ quan pháp luật.

Theo tôi, với tình hình thực tế hiện nay về nguy cơ xuất hiện loại tội phạm mới các nhà làm luật nên hình sư hóa hành vi mua bán và môi giới nội tạng. Bởi hành vi này đi ngược với ý nghĩa tinh thần về nhân đạo, nhân văn.Gây ảnh hưởng tới xã hội,ảnh hưởng cả về sức khỏe và mặt đạo đức của con người.

Trân trọng!

Điều 199 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Điều 199. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên

Xin Chào Luật sư

Hiện nay, các sếp tôi và 2 người nữa là các nhà đầu tư Hàn Quốc đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, vốn đầu tư khoảng 11 tỷ đồng, địa điểm dự kiến tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Để thành lập được công ty các nhà đầu tư nần làm những thủ tục nào? thời gian mất bao lâu?

xin trân thành cảm ơn.

 

Không được đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch tại lễ hội

Ngày 20/10/2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành công văn 4237/BVHTTDL-VHCS về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017:

doitienle

 Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban, ngành địa phương thực hiện tốt các hoạt động lễ hội năm 2017, như là:

– Không được để xảy ra tình trạng đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong lễ hội, cờ bạc, ăn xin, hoạt động mê tín di đoan, chen lấn, tranh cướp…

– Dừng những lễ hội có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.

– Không tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm quy định về nếp sống văn minh.

– Không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực.

– Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự…

 

 

Điều 40 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 40 Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 40: Nơi cư trú của cá nhân

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Quy định về xử phạt xe không chính chủ

Tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Như vậy, chỉ có các trường hợp không làm thủ tục sang tên xe khi khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì mới bị xử phạt theo quy định nêu trên. Còn trường hợp cả nhà đi chung 01 chiếc xe, mượn xe của bạn bè, người thân… thì hoàn toàn không bị xử phạt.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật