Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 203 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Điều 203. Quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Cá nhân, pháp nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Xác định thế nào là phòng vệ chính đáng.

Việc xác định một hành vi nào là phòng vệ chính đáng, hay vượt quá phòng vệ chính đáng, hay không phải là phòng vệ chính đáng trên thực tiễn không hề đơn giản. Đôi khi ranh giới này rất mong manh.

Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội, hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Theo khoản 2 Điều 15 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Tùy từng trường hợp, mức độ nguy hiểm của sự việc mà hành vi chống trả của người bị hại trong trường hợp đó được xác định là hành phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Xin giấy phép lao động trong trường hợp di chuyển nội bộ doanh nghiệp

Câu hỏi : 

Xin chào luật sư !

công ty em cần làm giấy phép lao động cho Đài loan sang làm việc tại Việt Nam với vị trí giám đốc kinh doanh ( vị trí này do công ty mẹ tại đài loan điều động sang công ty con tại việt nam ) lương của vị trí giám đốc kinh doanh này trả tại công ty mẹ  .vậy nhờ luật sư tư vấn giúp em , bên em phải làm nhứng thủ tục gì ? và các giấy tờ liên quan ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau : 

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia  lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng. 
* Các trường hợp người lao động nước ngoài khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam vớiTổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải; ( Nếu người công ty bạn cử sang làm việc thuộc 11 ngành dịch vụ trên thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động) 
Trong trường hợp này bạn cần làm hồ sơ để xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động  
a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; 
b) Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài; 
c) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; 
+Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam có nêu vị trí công việc, chức danh công việc và thời gian làm việc;  
+ Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài là chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật 
+Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam 
bao gồm :  
1.Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài;
2. Hợp đồng lao động;
3. Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài;
4. Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài. 
d) Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
e,Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Giấy phép thành lập Chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 
Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2020

Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……………………………………………………….
việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có):(9)…………………………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

  1. 1. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. 2. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. 3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

 

………, ngày…. tháng. năm……. (11)

NGƯỜI YÊU CẦU(12)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

Tải xuống file word tại đây: Mẫu số 01 VDS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04 2018 NQ HĐTP

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Việc bắt giữ công an của người dân Mỹ Đức dưới góc độ pháp lý

Thông thường đối với hành vi bắt giữ chúng ta nghĩ ngay tới hình ảnh chiến sĩ công an, cảnh sát là người thực hiện bắt giữ những đối tượng tình nghi, những bị can, bị cáo có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người khác. Tuy nhiên, vào ngày 15/3/2017 tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, HN) đã xảy ra một sự việc “ngược đời”.

__________________________________________________

Theo thông tin được truyền thông cập nhật, có hơn 30 người trong đó có nhiều người là cảnh sát cơ động bị người dân xã này bắt giữ đưa về Nhà văn hóa xã do trước đó có xảy ra tranh chấp về đất đai. Đây là hành vi rất “mới” và để xem hành vi này có phải là “trái pháp luật” hay không thì hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu về vấn đề “bắt giữ” trong trường hợp này theo quy định của pháp luật.

bat-giu

1. Về căn cứ bắt giữ

Theo quy định tại Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chỉ được giữ người  khẩn cấp trong trường hợp khẩn cấp sau đây:

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

2. Về thẩm quyền

Cũng theo Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ bao gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

3. Về các trường hợp được phép bắt giữ

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, căn cứ theo các điều 111, 112, 113 thì có bốn trường hợp được phép bắt giữ đó là:

  • Bắt giữ người là bị can, bị cáo
  • Bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp
  • Bắt giữ người phạm tội quả tang
  • Bắt giữ người là đối tượng bị truy nã

Trong bốn trường hợp trên, chỉ có hai trường hợp người dân được phép bắt người đó là trường hợp phạm tội quả tang và bắt đối tượng bị truy nã.

truyna

 

Căn cứ theo quy định trên thì chưa cần xét đến trường hợp trên 30 người bị bắt có phạm tội quả tang hoặc truy nã thì địa điểm tạm giữ cũng phải là “cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND” chứ không phải là ở Nhà văn hóa xã.

*QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT MINH BẠCH 

Căn cứ theo các phân tích trên, trường hợp bắt người của người dân xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, HN) là không có căn cứ và là hành vi bắt người trái pháp luật. Theo đó, những người dân tham gia bắt giữ công an xã này có thể bị xử lý hình sự theo quy định về hành vi “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”.

Qua vụ việc trên, người dân cần ý thức và hiểu rõ hơn nữa về quy định của pháp luật, để biết rằng trường hợp nào được phép bắt người, thẩm quyền, thủ tục, trình tự ra sao để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân cũng như của xã hội.

Cùng với các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì tùy từng trường hợp có thể xử lý thêm về các tội khác nếu có như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự) hay tội dùng nhục hình ( Điều 298 Bộ luật hình sự). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan nêu trên.
– Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc nhưng thực tế, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì động cơ xấu thường bị xử nặng. Nếu việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là vì lợi ích chung thì chỉ bị xử lý hành chính. Trường hợp vì nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người không đúng pháp luật thì cũng không cấu thành tội này.
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự

Hình phạt :  Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Trong trường hợp này có tình thiết tăng nặng, là có tổ chức và bắt giữ nhiều người, thì mức cao nhất của khung hình phạt là năm năm tù.

___________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Vụ sập nhà ở phố cổ: Ai phải chịu trách nhiệm với người chết?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) đã làm 2 người chết, 3 người bị thương, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc có hậu quả nghiêm trọng này?

vu_sap_nha_cua_bac2

Ảnh minh họa (internet)

Ngày 4.8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.

Hậu quả, 5 người (2 nữ, 3 nam) ở ngôi nhà này bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Dù lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực nhưng chỉ 3 người may mắn thoát nạn.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định, khi ngôi nhà số 43 bị sập, ngôi nhà bên cạnh là nhà số 41 đang thi công đào móng. Việc thi công nhà 41 đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 Cửa Bắc xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm về sự việc và những nạn nhân thương vong? Trước những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng Luật sư đi tìm câu trả lời.

Luật sư trả lời:

Vụ sập nhà số 43 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bởi gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, cụ thể là đã làm 2 người chết, 3 người bị thương và 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Trong trường hợp đúng như thông tin mà báo chí đã đưa, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sập nhà số 43 là do việc thi công nhà 41 bên cạnh đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 đã xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Với những dấu hiệu trên, tôi cho rằng, cơ quan Công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời làm rõ những người có trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Bởi trong vụ việc này cần phải làm rõ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại của những người có liên quan.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ sập nhà nghiêm trọng nêu trên thưa luật sư?

­- Để có thể xác định chính xác trách nhiệm của những người liên quan, cơ quan chức năng cần phải tìm ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự việc đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Cụ thể:

Trong trường hợp nguyên nhân từ việc ngôi nhà số 43 này xuống cấp và đổ sập thì cần phải đánh giá xem việc chủ sở hữu ngôi nhà có biết việc xuống cấp này hay không? Đã được khuyến cáo về sự nguy hiểm khi tiếp tục sử dụng căn nhà để kinh doanh, để ở hay không? Nếu chứng minh được chủ sở hữu căn nhà này đã biết việc đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh và cho nhân viên của mình ở lại trong ngôi nhà đó thì chủ sở hữu ngôi nhà này có dấu hiệu phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Người chủ sở hữu nhà trong trường hợp này đã có lỗi vô ý do quá tự tin, bởi ông đã được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của hành vi tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó, tuy nhiên ông tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra. Ngoài việc bị xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các nạn nhân cũng thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu ngôi nhà này.

Trong trường hợp ngôi nhà đổ sập vì lý do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu ngôi nhà thì cần phải tìm ra lý do khách quan này là gì và nó có làm miễn trừ hay giảm trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của chủ nhà hay không và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Trong trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc ngôi nhà số 43 bị sập là do hoạt động thi công, đào móng của ngôi nhà số 41 thì vụ việc này đã có dấu hiệu hình sự của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng  đến  năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”.

Nếu xác định có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra cần phải ngay lập tức khởi tố vụ án, từ đó để xác định trách nhiệm của những người có liên quan. Trong trường hợp việc xây dựng nhà là không có giấy phép thì trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư (Chủ sở hữu căn nhà số 41 Cửa Bắc) và trách nhiệm liên đới thuộc đơn vị thi công công trình. Bởi nguyên tắc khi xây dựng nhà thì bắt buộc chủ đầu tư phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và khi thi công thì đơn vị thi công phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng hoặc chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc thì ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 292 thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người bị chết, bị thương và chủ sở hữu nhà số 41 (do ngôi nhà bị sập hoàn toàn) bởi hành vi vi phạm này. Về thiệt hại cụ thể, số tiền phải bồi thường, trách nhiệm cụ thể của từng bên, trách nhiệm liên đới bồi thường…. sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của từng cá nhân, đơn vị khi thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng quy định của pháp luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định.

Trân trọng!

 

Thủ tục, hồ sơ cần thiết để được cấp hộ chiếu phổ thông
  1. Hộ chiếu phổ thông là gì?

1446079122-ho-chieu

– Hộ chiếu phổ thông là hộ chiếu quốc gia, là tài sản của nước CHXHCN Việt nam được cấp cho công dân có quốc tịch Việt nam.

– Hộ chiếu phổ thông được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt nam và các nước và cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân.

  1. Điều kiện để được cấp hộ chiếu phổ thông

– Mọi công dân Việt nam không phân biệt tôn giáo, dân tộc, độ tuổi đều có quyền được cấp hộ chiếu phổ thông.

– Công dân Việt nam chưa được cấp hộ chiếu để xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 cụ thể như sau:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
  • Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  • Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
  1. Thành phần hồ sơ xin cấp hộ chiếu

– Điền vào tờ khai – mẫu xin cấp hộ chiếu

– 4 ảnh thẻ 4×6 mới chụp trong vòng 3 tháng, phông trắng.

anh-the-ho-chieu

– Bản gốc chứng minh thư nhân dân + sổ hộ khẩu.

mau-x01

 

  1. Nơi nộp hồ sơ

Tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

  1. Thời gian làm hộ chiếu

Kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, tùy từng nơi mà thời gian làm hộ chiếu có thể nhanh hoặc chậm nhưng không tối đa 2 tuần. Tại thành phố Hà Nội thời gian làm hộ chiếu là 8 ngày không kể ngày nghỉ, lễ.

  1. Nơi trả hộ chiếu

Bộ phận trả kết quả của phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh.

Trả hộ chiếu tất cả các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày nghỉ lễ.

thu-tuc-lam-ho-chieu-tai-ha-noi-1

  1. Phí xin cấp lại hộ chiếu hết hạn:

200 nghìn đồng.

Công ty Luật Minh Bạch

Tư vấn tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là một trong các tội về xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự. Trong thực tế cuộc sống hiện nay, tội phạm này ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hãy cùng luật sư đi tìm hiểu về vấn đề này.

bat-giu-nguoi-trai-phap-luat

Ảnh minh họa (internet)

Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội bắt, giữ hoặc giam  người trái pháp luật

“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  4. c) Đối với người thi hành công vụ;
  5. d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

  1. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.

Dấu hiệu pháp lý

– Khách thể của tội phạm:

Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Việc bắt, giữ hoặc giam người liên quan trực tiếp đến thân thể, quyền tự do của công dân, uy tín chính trị, danh dự của họ. Vì vậy, các hoạt động này được quy định chặt chẽ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như: việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80); việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81); việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82). Do đó, hành vi bắt,giữ hoặc giam người trái pháp luật còn xâm phạm những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

-Mặt khách quan của tội phạm: đều luật quy định ba tội với ba hành vi sau đây:

+ Hành vi bắt người trái pháp luật.

+ Hành vi giữ người trái pháp luật.

+ Hành vi giam người trái pháp luật.

Các hành vi đều là các hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở hình thức thể hiện. Tính trái pháp luật nói trong điều luật này là không đúng về thẩm quyền, không có căn cứ, không theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định trong việc bắt, giữ hoặc giam người.

Tuy nhiên, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng ở mức khác nhau nên chỉ xử lý về hình sự đối với các hành vi sau đây:

+ Người không có thẩm quyền mà bắt giữ hoặc giam người ( Trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã).

+ Người có thẩm quyền nhưng lại bắt giữ hoặc giam người không có căn cứ pháp luật.

Cùng với các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì tùy từng trường hợp có thể xử lý thêm về các tội khác nếu có như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự) hay tội dùng nhục hình Điều 298 Bộ luật hình sự). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan nêu trên.

– Chủ quan:

Là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc nhưng thực tế, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì động cơ xấu thường bị xử nặng. Nếu việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là vì lợi ích chung thì chỉ bị xử lý hành chính. Trường hợp vì nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người không đúng pháp luật thì cũng không cấu thành tội này.

– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều này.

* Hình phạt

1.Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm                     A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

C) Đối với người thi hành công vụ

D) Phạm tội nhiều lần;

Đ) Đối với nhiều người.

3.Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm;

4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 157 với nhiều điểm mới,tăng khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù.

Trân trọng!

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất

Chính phủ ban hành Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.

vbmoi

Theo đó, hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất bao gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).

– Các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

 

Riêng trường hợp khai lệ phí trước bạ điện tử, hồ sơ như sau:

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 nêu trên; và

– Các giấy tờ hợp pháp kèm theo Tờ khai lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định của các cơ quan cấp đăng ký khi làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

*Trường hợp quy trình phối hợp liên thông của các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

Nghị định 140/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.

Điều 74 Bộ luật dân sự 2015

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là gì?

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (tiếng Anh: INNOVATION INVESTMENT FUND) là một loại quỹ được thành lập với mục đích đầu tư vào các công ty khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là những công ty có tiềm năng phát triển nhanh và tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai.

Các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thường được tạo ra bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các công ty tài trợ, tổ chức tài chính hoặc các nhà đầu tư cá nhân giàu có. Những người điều hành quỹ đầu tư này thường có kiến thức và kinh nghiệm về việc đánh giá các công ty khởi nghiệp và hỗ trợ chúng phát triển.

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thường đầu tư vào các công ty ở giai đoạn phát triển sớm, khi công ty cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng đội ngũ nhân sự hoặc mở rộng thị trường. Thông qua việc đầu tư vốn và cung cấp kiến thức, kinh nghiệm quản lý, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo mong muốn tạo điều kiện thuận lợi để công ty khởi nghiệp phát triển và đạt được thành công.

Trong quá trình đầu tư, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thường nhận lại lợi nhuận thông qua việc bán lại cổ phần của mình trong công ty khởi nghiệp cho các nhà đầu tư khác hoặc thông qua việc niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Quỹ này được quy định bởi Nghị định 38/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 11/3/2018, nhằm thúc đẩy đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (sau đây gọi tắt là đầu tư khởi nghiệp sáng tạo) là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo chưa phải là công ty đại chúng.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo vui lòng tham khảo tại đây

Tư cách pháp lý của Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

  • Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
  • Vốn góp của quỹ là tổng giá trị tài sản do các nhà đầu tư đã góp vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
  • Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, có ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
  • Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ.
  • Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.
  • Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
  • Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.

Danh Mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:

  • Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;
  • Đầu tư không quá 50% vốn Điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

Trình tự thủ tục thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cần thiết phải có Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, do vậy về trình tự thủ tục thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sẽ trải qua 3 bước như sau:

Bước 1. Thành lập công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (nếu đã có doanh nghiệp) hoặc liên hệ với công ty có chức năng thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để sử dụng dịch vụ quản lý quỹ.
  • Trình tự thành lập công ty chi tiết tại đây.
  • Trình tự bổ sung ngành nghề kinh doanh quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo chi tiết tại đây.
  • Liên hệ với công ty có chức năng thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Bước 2. Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Hồ sơ thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tao bao gồm:

  • Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Mẫu số 01a và Mẫu số 01b tại Phụ lục kèm theo của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định các mẫu văn bản sử dụng trong thông báo thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
  • Điều lệ quỹ;
  • Hợp đồng thuê công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có);
  • Giấy xác nhận của ngân hàng về quy mô vốn đã góp;
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại Điều lệ công ty của nhà đầu tư là tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện Phần vốn góp theo ủy quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này.

Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

(Theo quy định thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thành lập, công ty thực hiện quản lý quỹ phải hồ sơ thành lập quỹ tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trước khi quỹ hoạt động.)

Bước 3. Công bố thông tin về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo thành lập quỹ hợp lệ được chấp thuận, Công ty thực hiện quản lý quỹ công bố thông tin về việc thàn hlập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trên trang thông tin điện tử hoặc công thông tin điện tử của công ty thực hiện quản lý quỹ và gửi bản sao thông báo thành lập quỹ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và cửa. Quỹ chỉ được hoạt động sau khi thông tin của quỹ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thành lập quỹ;
  • Bản sao chứng thực Thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập quỹ.

Hồ sơ sẽ gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính kế hoạch quận, huyện

Trình tự thực hiện :

* Hộ kinh doanh gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – UBND cấp huyện nơi đã đăng ký.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trao Giấy biên nhận cho người nộp và chuyển hồ sơ về cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện giải quyết.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên hộ kinh doanh yêu cầu đăng ký không đúng quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không tiếp nhận hồ sơ và phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho hộ kinh doanh.

Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.

* Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký:

Hộ kinh doanh gửi Thông báo về việc chuyển địa chỉ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – UBND cấp huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới. Kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.

Thành phần hồ sơ :

  • Mẫu giấy thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh 

Thời hạn giải quyết : 

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký thì thời hạn là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Số lượng hồ sơ : 1 bộ

Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được giải đáp 

Điều 127 Bộ luật dân sự 2015

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật