Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Vợ mất tích, chồng có được ly hôn?

Câu hỏi:

Vợ tôi đi khỏi nhà cách đầy đã 7 năm không mà không có tin tức. Giờ khi các con đã lớn, tôi tính đi bước nữa để có nơi nương tựa tuổi già. Tuy nhiên tôi vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân với vợ nên không thể được kết hôn với người khác. Tôi không có cách nào liên lạc được với vợ, tôi băn khoăn liệu rằng nếu không có vợ tôi ở nhà thì tôi có được yêu cầu giải quyết ly hôn không?

Cám ơn Luật sư!

logo-mblaw

Luật sư tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty Luật hợp danh Minh Bạch. Về thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng người bị Tòa án tuyên bố mất tích. Theo đó, điều kiện đặt ra là vợ của bạn đi khỏi nhà cách đây  5 năm và đã được Tòa án tuyên bố mất tích.

Việc tuyên bố một người mất tích được quy định tại Điều 78 Luật Dân sự 2005, cụ thể như sau:

“1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chế thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng…”

Như vậy, theo luật định nếu vợ của bạn đã được Tòa án tuyên bố là mất tích, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp vợ bạn chưa được Tòa án tuyên bố mất tích thì trước khi yêu cầu giải quyết ly hôn, bạn cần yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ bạn mất tích theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục yêu cầu giải quyết tuyên bố một người mất tích được quy định trong bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2015 như sau:

Theo quy định tại Điều 387 bạn cần nộp đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đến Tòa án đồng thời kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

 Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Quyết định của chủ tịch nước về đặc xá năm 2016

Chủ tịch nước vừa ra Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016  quy định về đặc xá 2016

dacxa1

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó quyết định này thực hiện đặc xá tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/2016).

Thời gian đã chấp hành án phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Cụ thể, tại điều 3, điều 4 quy định về

  • Điều kiện được đề nghị đặc xá
  • Các trường hợp không đề nghị đặc xá .
  • Điều 5 quy định về đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

Quyết định này được ký bởi chủ tịch nước Trần Đại Quang và có hiệu lực từ ngày 17/10/2016.

Điều 125 Bộ luật dân sự 2015

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Chủ rừng được thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách

Ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 44/2016/QĐ-TTg về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.

vbmoi

Theo đó, cho phép chủ rừng được thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với yêu cầu về tiêu chuẩn dành cho bảo vệ như sau:

– Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ 18 tuổi trở lên và có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ rừng.

– Ưu tiên đối với người đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại địa bàn, người đã được đào tạo nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng bảo vệ rừng được phép trang bị:

– Các loại súng bắn đạn cao su, đạn hơi cay và các loại đạn dùng cho các loại súng này; dùi cui điện, dùi cui cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay; áo giáp, găng tay bắt dao; mũ chống đạn.

– Các trang thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng và các thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý bảo vệ rừng.

Quyết định 44/2016/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 05/12/2016.

 

Tăng cường xử lý phương tiện hết niên hạn sử dụng

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 29/CT-TTg về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu:

– Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe quá hạn kiểm định vẫn tham gia giao thông.

– Cơ quan chức năng của địa phương phải:

+ Tổng kiểm tra, rà soát, thống kê danh sách các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định và xử lý nghiêm đối với chủ xe, lái xe vi phạm.

+ Công khai số lượng, biển kiểm soát xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương.

+ Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định tham gia giao thông gây tai nạn.

– Các đơn vị đăng kiểm phối hợp Thanh tra giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương thống kê, kiểm soát, xử lý các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.

Xem chi tiết tại Chỉ thị 29/CT-TTg được ban hành vào ngày 05/10/2016.

Tăng ngày nghỉ được hưởng nguyên lương cho người lao động

Dự thảo Báo cáo tổng kết đánh giá 03 năm thi hành Bộ luật Lao động 2012 vào ngày 03/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cân nhắc xem xét bổ sung ngày kỷ niệm Ngày Chiến thắng Điện biên phủ 7/5 hàng năm vào ngày nghỉ lễ quốc gia.

vbmoi

Nếu nội dung này được đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Lao động 2012 (dự kiến được thông qua và năm 2017) thì người lao động sẽ có thêm 01 ngày nghỉ lễ hàng năm và được hưởng nguyên lương.

Ngoài ra, tại Dự thảo Báo cáo này còn đề xuất nhiều nội dung quan trọng khác liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, như là:

Quy định rõ tiền lương trả cho người lao động những ngày nghỉ hàng năm nhưng chưa nghỉ được tính theo mức lương nào? Lương thực tế hay lương hợp đồng?

– Quy định thời hạn thông báo trước cho người lao động về lịch nghỉ hàng năm để người lao động chủ động hơn với lịch nghỉ của mình.

– Tăng số giờ làm thêm trong một năm (có thể xem xét quy định về làm thêm giờ tối đa trong ngày, trong tuần) để đảm bảo sự linh hoạt cho người sử dụng lao động, tăng khả năng cạnh tranh về thị trường lao động so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt trong hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện nước ta là một nước đang phát triển và phù hợp với thực tế người lao động có nhu cầu làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập.

Điều 89 Bộ luật dân sự 2015

Điều 89. Sáp nhập pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).

2. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Điều 46 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 46, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 46 : Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Điều 193 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện thực hiện quyền định đoạt

Điều 193. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Mẫu hợp đồng mượn nhà

MBLAW sẽ cung cấp cho mọi người mẫu hợp đồng mượn nhà sau đây, các bạn có thể tham khảo :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –  Tự do – Hạnh Phúc

—–o0o—–

 

HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ

 

  • Căn cứ Bộ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015
  • Căn cứ sự thoả thuận của hai bên.

Hôm nay, ngày ……..  tại …………………………………….

Chúng tôi gồm có:

1CHỦ NHÀ    Bà : …………….

  • Sinh ngày: 
  • Địa chỉ: 
  • CMND số: ……….do …………… cấp ngày ………
  • Điện thoại : 

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

  1. BÊN MƯỢN :

Ông 

Sinh ngày : 

Số chứng minh : 

Số điện thoại : 

Nơi đăng ký thường trú: 

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng mượn nhà như sau:

ĐIỀU 1: PHẦN DIỆN TÍCH MƯỢN

Sau khi đã thoả thuận, Bên A đồng ý cho Bên B mượn căn nhà  theo địa chỉ sau đây :

Địa chỉ:

ĐIỀU 2: THỜI HẠN MƯỢN

Thời hạn mượn nhà là …….. năm kể từ ngày ……….

ĐIỀU 3: BÀN GIAO VÀ SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ

Mọi trang thiết bị ở trong nhà, bên B sẽ được mượn trong thời gian mượn với điều kiện không được làm mất mát, hư hỏng, mất tính năng sử dụng của trang thiết bị trong nhà. Nếu bên B gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên A.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

  • Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mượn nhà khi bên B:
  • Sử dụng nhà không đúng mục đích mượn ;
  • Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang mượn mà không có sự đồng ý của bên A;
  • Được lấy lại nhà cho mượn khi hết hạn hợp đồng hoặc theo sự thoả thuận của hai bên;
  • Giao nhà đúng thời hạn cho Bên B như quy định của Điều 3;
  • Nhận lại nhà khi hết thời hạn mượn hoặc theo sự thoả thuận của hai bên.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B:

  • Được ưu tiên ký hợp đồng mượn tiếp, nếu đã hết thời hạn mượn mà nhà vẫn dùng để cho mượn ;
  • Thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự và các quy định khác của nhà nước;
  • Không cho bất kỳ một bên thứ ba nào thuê, mượn hoặc sử dụng lại ngôi nhà nói trên nếu không được Bên A đồng ý.
  • Trả nhà cho bên A đúng theo thời hạn quy định.
  • Nhận nhà và sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn mượn.
  • Không được làm thay đổi kết cấu xây dựng của căn nhà.
  • Thanh toán các khoản tiền điện, nước và các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng nhà từ thời điểm nhận nhà.
  • Giao nhà đúng thời hạn cho Bên B như quy định của Điều 3.

ĐIỀU 6: SỬA ĐỔI VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

  • Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của hai bên bằng văn bản.
  • Hợp đồng chấm dứt khi hết hạn hợp đồng hoặc theo thoả thuận của các bên.

ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  • Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết, được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản.
  • Mọi vấn đề phát sịnh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên tích cực giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải trên tinh thần hợp tác, cùng có lợi.
BÊN CHO MƯỢN NHÀ BÊN MƯỢN NHÀ
 

 

Quy định về trợ cấp thất nghiệp

 logo-mblaw

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Thứ hai. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn); đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;

Thứ ba. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;

Thứ tư. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Chết.

 

Thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

  • Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
  • Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Vứt bỏ con mới đẻ có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Con gái tôi chưa kết hôn nhưng đã có thai và sinh con, do còn đang là sinh viên không có đủ khả năng nuôi con cùng với việc lo sợ dư luận xã hội nên đã đem đứa trẻ để trước cổng đình làng vào lúc trời rạng sáng mong có người nhìn thấy em bé thương tình mang về nhà nuôi, nhưng do trời quá lạnh nên đứa trẻ bị chết. Tôi xin hỏi trong trường hợp này con gái tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì có bị tù giam không ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Bộ luật Hình sự 1999 có qui định tại Điều 94 về tội giết con mới đẻ như sau: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” Con mới đẻ Theo Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Nghĩa là, qua ngày thứ tám thì hành vi mẹ giết con sẽ cấu thành tội giết người theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự.

Hành vi giết con mới đẻ là hành động giết con mới đẻ bằng cách tác động trực tiếp đến thân thể nhằm mục đích tước bỏ sự sống của con mình, các hành vi ở dạng này được phản ánh rất đa dạng như hành động bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn sống, cho uống thuốc độc…

Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với một hành vi khi hành vi đó thỏa mãn với một cấu thành tội phạm nhất định. Một người chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của người đó thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ luật Hình sự quy định.

Mặt khác, về nguyên nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, lý do người mẹ thực hiện hành vi giết con mình là vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như tin vào bói toán, thần thánh hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như sinh ra đứa con nhưng bị dị tật bẩm sinh, bị bệnh nan y mà việc việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém…

Theo qui định trên thì con gái bạn đã có hành vi vứt bỏ đưa trẻ dưới trời lạnh, làm cho đưa trẻ bị chết. Hành vi đó đã cấu thành tội Giết con mới đẻ và người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt với con bạn.

Mức hình phạt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ khai báo của người phạm tội, sự ăn năn hối cải cũng như các yếu tố nói trên

 

 

Quy định về mua bán nội tạng và chế tài xử lý.

Mới đây câu chuyện người mẹ trẻ rao bán nội tạng để lấy tiền chữa bệnh cho con đang dậy sóng dư luận. Với vai trò là một Luật sư xin anh cho biết luật Pháp Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đền rao bán nội tạng này?

+ Pháp luật sẽ có hình thức xử phạt thế nào đối với hành vi ra bán nội tạng này?

+ Luật sư có lời khuyên thế nào đối với người mẹ mẹ trẻ này?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

noitang

 Ảnh minh họa

Luật sư nhận định:

Trước hết, qua câu chuyện này, là người làm cha làm mẹ, tôi cũng hiểu và cảm thông với việc làm của người mẹ trẻ. Trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn, không có tiền để chữa bệnh cho con thì cha mẹ có thể làm bất cứ việc gì để cứu sống tính mạng của con mình. Tình thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Tuy nhiên tình thương nào cũng cần phải được đặt trong giới hạn của quy định của pháp luật.

Trong việc này, tôi khuyên chị nên bình tâm suy nghĩ, tìm hướng giải quyết có thể là nhờ báo đài, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm. Không nên quyết định bồng bột, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này của cả chị và con chị.

Trở lại với sự việc, Pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có “LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 2006” quy định về vấn đề này.

Theo đó tại  Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là “ Không vì mục đích thương mại”.

Ngoài theo quy định tại  Điều 11 Luật này về các hành vi bị nghiêm cấm:

“….

Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại

…..”

Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, “việc hiến tặng nội tạng” là mang ý nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo. Khi thương mại hóa vấn đề này, biến “việc hiến bộ phận cơ thể con người” thành món hàng hoá có thể mua đi, bán lại dễ dàng thuộc phạm trù văn hoá, pháp luật không cho phép

Như vậy có thể thấy “hành vi rao bán nội tạng của người mẹ”trái với quy định của pháp luật.

Thực tiễn hiện nay:

Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều, tuy nhiên để đợi được người hiến , tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò,mồi về việc mua bán nội tạng. Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.

Về chế tài xử lý:

Đây chính là một lỗ hổng pháp lý, bởi hiện nay theo Luật hình sự  1999 thì tội phạm về mua bán, môi giới nội tạng chưa được quy định . Còn theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006  đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11, tuy nhiên lại không có văn bản hướng dẫn hay quy định liên quan nào đến việc xử lý những hành vi này. Sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết cho cơ quan pháp luật.

Theo tôi, với tình hình thực tế hiện nay về nguy cơ xuất hiện loại tội phạm mới các nhà làm luật nên hình sư hóa hành vi mua bán và môi giới nội tạng. Bởi hành vi này đi ngược với ý nghĩa tinh thần về nhân đạo, nhân văn.Gây ảnh hưởng tới xã hội,ảnh hưởng cả về sức khỏe và mặt đạo đức của con người.

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật