Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Như thế nào trẻ em bị coi là xâm hại tình dục

Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ở mức báo động, điều đáng lưu ý là kẻ xâm hại đa số là nười có quen biết với nạn nhân, lợi dụng lòng tin của trẻ em, ko có sự đề phòng, sự ngây thơ trong sáng của bọn trẻ, đối tương đã thực hiện hành vi đồi bại để thỏa mãn thú tính của mình, hiện pháp luật cũng có những khung hình phạt tùy vào mức độ vi phạm của các đối tượng. 

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2017

Theo quy định tại điều 13, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:

–  Trẻ em bị hiếp dâm;

–  Trẻ em bị cưỡng dâm;

–  Trẻ em bị giao cấu;

–  Trẻ em bị dâm ô;

–  Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Ngoài ra theo quy định tại điều 33 nghị định này,  quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:

  • Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
  • Hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
  • Tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân;
  • Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 50 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 50, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 50: Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Thủ tục chứng thực di chúc

Cơ quan thực hiện : UBND cấp xã 

Trình tự thực hiện : 

Người yêu cầu liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định) để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ. Thời gian cụ thể như sau:

– Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

– Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Thành phần hồ sơ :

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời gian thực hiện : Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Điều 1 Bộ Luật hình sự hợp nhất năm 2017

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.

Bình luận:

Nhiệm vụ của BLHS rất nhiều nhưng có thể khái quát ở 2 nhiệm vụ chính.

Một là nhiệm vụ bảo vệ, bảo vệ gì? Chính là bảo vệ những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong xã hội có rất nhiều những quan hệ cần được điều chỉnh, tuy nhiên do tính chất, mức độ và tầm quan trọng khác nhau nên sẽ được điều chỉnh bởi những nhóm quy phạm pháp luật khác nhau. Luật hình sự chọn những quan hệ xã hội trọng tâm, gần như là quan trọng nhất, ưu tiên hàng đầu để điều chỉnh như chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân v.v…

Hai là giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bản chất của pháp luật hình sự không phải là để trừng phạt người phạm tội giống như hệ thống pháp luật thời phong kiến. Điều này dễ dàng nhìn thấy qua các hình phạt cổ như lăng trì, tùng xẻo, ngũ mã phanh thây v.v…hình phạt trong Bộ Luật hình sự ngày nay đang đi theo xu hướng càng ngày càng giảm án tử hình thay bằng hình thức chung thân và thi hành án tử cũng trở nên nhân đạo hơn để tử tù được ra đi một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn nhất.

Để thực hiện 2 nhiệm vụ trên thì BLHS quy định xung quanh 2 vấn đề và cũng là xuyên suốt qua các thời kỳ đó là Tội phạm và Hình phạt. Nói đến hình sự người ta nghĩ ngay đến tội phạm và hình phạt và ngược lại. Đó là đặc trưng cơ bản và rất dễ nhận thấy ở pháp luật hình sự so với các ngành luật khác như dân sự, hành chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giữa vi phạm hành chính (xử phạt vi phạm hành chính) và tội phạm (xử lý hình sự) có một mối quan hệ khá mật thiết, chúng khá tương đồng trong nhiều mặt và ranh giới giữa xử lý hành chính và hình sự đôi khi rất mong manh phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm và đôi khi là cách nhìn nhận chủ quan của người xử phạt vi phạm hành chính và cơ quan công tố. Do đó, trong thực tế không hiếm những trường hợp hồ sơ vi phạm hình sự nhưng sau đó chuyển sang xử lý hành chính và hồ sơ xử lý hành chính chuyển sang xử lý hình sự do có dấu hiệu của tội phạm.

Nguồn uselaw.vn

Vụ nổ do cưa bom ở Hà Đông qua góc nhìn pháp lý

Vụ việc:

Sau khi thu mua phế liệu các loại, anh Cường mang về nơi ở trọ cất giữ. Hằng ngày, cứ vào khoảng 14 – 15 giờ, anh Cường mang các loại phế liệu ra vỉa hè trước cửa nhà thuê trọ để dùng đèn khò cắt, phá bán sắt vụn.

8h30 sáng 19/3, anh Cường đã nhờ một nam thanh niên nhà ở khu đô thị Văn Phú lăn giúp 1 khối kim loại hình trụ bằng sắt đã hoen rỉ, xung quanh bám đất màu vàng để trước cửa nhà thuê trọ của anh Cường (nơi xảy ra vụ nổ).

Vật này bằng sắt hình trụ có đường kính khoảng 40 – 45cm, hai đầu bằng và có nhiều ốc nhỏ nhô ra xung quanh, ở giữa có 2 đai sắt hình vuông nhô ra, trên vật thể này có một số hình lạ mắt. Vật thể này có độ dài khoảng 80cm, khối lượng ước khoảng trên 100kg. Anh Cường thường phân loại phế liệu từ sáng sớm cho đến tối bằng các dụng cụ như dao, búa, đèn khò.

Khoảng 15h10, tại khu nhà thấp tầng trong Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội)  trong quá trình khò, do tác động của nhiệt độ nên “quả bom” đã phát nổ gây ra một vụ nổ cực lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

nokinhhoanhhd3

  1. Về vấn đề bồi thường dân sự:

Do vật liệu nổ được xác định là một nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, khi có sự kiện nổ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì về mặt pháp lý sẽ đặt ra vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự.

Về nguyên tắc thì mọi thiệt hại sẽ phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trong vụ việc này, người gây ra thiệt hại đồng thời là người có lỗi trực tiếp đã chết, chính vì vậy cũng sẽ không đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người đã chết. Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được có người cùng có lỗi với người đã gây ra vụ nổ thì những người bị thiệt hại có thể yêu cầu người có lỗi còn sống phải có trách nhiệm liên đới bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra.

  1. Về vấn đề quản lý của các cấp chính quyền địa phương:

Dưới góc độ pháp luật hiện nay, hoạt động thu mua phế liệu đang được quản lý vô cùng lỏng lẻo, nếu không muốn nói đây là một khoảng trống trong công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh loại hình này.

Các cơ sở kinh doanh phế liệu thì tràn lan, ở đâu cũng có, nhưng hầu hết là không có đăng ký kinh doanh, thành lập một cách tự phát và ít được sự quan tâm, quản lý của các cấp chính quyền sở tại, bởi có lẽ, mọi người đều cho rằng, đây là hoạt động của các “bà đồng nát” – Không chứa đựng nguy cơ gây hại.

Sự việc nêu trên, như một hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc cấp phép hoạt động, kiểm tra, giám sát …. đối với các hoạt động thu mua phế liệu đối với các cơ sở đang tồn tại cũng như các cơ sở sẽ được hình thành mới trong tương lai. Việc quy hoạch “vùng – địa điểm” kinh doanh cho những cơ sở này có lẽ cũng nên được đặt ra, bởi hiện tại các cơ sở này đang được tồn tại ở mọi nơi và gây ra nguy cơ bất ổn rất lớn đối với những người sinh sống bên cạnh nó.

        3. Trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người bán biết rõ đây là vật liệu nổ nhưng vẫn tiến hành vận chuyển, mua bán, tàng trữ thì những người này có dấu hiệu của hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất là từ 15 đến 20 năm hoặc chung thân.

Từ 01/6/2017, không cần xuất trình thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực y tế.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh chỉ cần cung cấp số thẻ bảo hiểm y tế (không cần xuất trình thẻ) hoặc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Đối với trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải cung cấp số định danh cá nhân hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

– Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực.

– Chứng minh nhân dân còn giá trị hiệu lực (bao gồm cả chứng minh quân đội).

– Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực.

– Thẻ học sinh, sinh viên, học viên còn giá trị hiệu lực (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh minh nhân dân).

– Các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp hoặc xác nhận.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi nếu không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế hoặc người được thủ trưởng cơ sở y tế ủy quyền và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

Ly hôn trong trường hợp chồng (vợ) không chịu đến tòa

Câu hỏi : Tôi năm nay 35 tuổi, cuộc sống hôn nhân vợ chồng tôi không hạnh phúc, anh thường xuyên đánh đập, xúc phạm tôi nhiều lần, tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không chịu đến tòa thì như thế nào? Liệu có ly hôn được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi cau hỏi  về cho chúng tôi,  về vấn đề thắc mắc của bạn, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn tham khảo như sau : 

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn. Việc cho ly hôn này căn cứ việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, bạn có quyền đơn phương ly hôn và nộp đơn lên tòa án yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp chồng bạn không hợp tác, không đến tòa để giải quyết việc ly hôn thì theo quy định tại khoản 1 điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tòa án căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau:

– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Theo quy định vừa viện dẫn, nếu đã triệu tập chồng bạn đến lần thứ hai mà anh ta vẫn vắng mặt không có lý do thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ việc ly hôn giữa hai người theo quy định của pháp luật.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ 

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Hotline : 19006232 hoặc Phone 0987.892.333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

 

Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn (quá 60 ngày sau khi sinh)

Câu hỏi: 

Tôi lấy chồng không làm giấy đăng ký kết hôn, sinh con cũng chưa làm giấy khai sinh. Nay tôi muốn làm giấy khai sinh cho cháu để cháu đi học (năm nay bé 7 tuổi). Cho tôi hỏi, muốn làm giấy khai sinh cho cháu thì cần những thủ tục, giấy tờ gì?
Trả lời :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định đăng ký và quản lý về hộ tịch: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con, nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

Như vậy, theo quy định trên thì con của chị đã quá hạn làm giấy khai sinh. Điều 43 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định đăng ký và quản lý về hộ tịch quy định: Việc sinh chưa đăng ký trong thời hạn quy định tại Điều 14 của nghị định này, thì phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn.

Điều 45 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định đăng ký và quản lý về hộ tịch quy định thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn gồm:

– Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định)

– Giấy kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn)

– Hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú của người mẹ (người thân)

– Chứng minh thư nhân dân của mẹ (người thân)

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.

Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Với trường hợp của bạn thì tất cả các giấy tờ trên nộp tại cán bộ tư pháp hộ tịch xã  nơi hiện nay chị đang cư ngụ.

Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ hotline 19006232 để được giải đáp .

Trân trọng!

 

Trường hợp thì việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự?

Đối với những trường hợp nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân?

Người vay sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu việc vay mượn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, về chủ thể của tội phạm, người nào trên 16 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự vay tiền nhằm mục đích lừa đảo (Điều 174) hoặc làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

  1. Đối với trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yếu tố đầu tiên của tội phạm này về số tiền, số tiền tối thiểu là 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị phạt hành chính, kết án về tội này hoặc hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị hại, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Yếu tố thứ hai là có hành vi gian dối trong việc thực hiện quan hệ vay mượn và gian dối là điều kiện và thủ đoạn để thực hiện hành vi này. Thủ đoạn gian dối có thể thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào như lời nói, hành động, giấy tờ giả mạo, không đúng sự thật nhằm tạo lòng tin của người cho vay để từ đó họ giao tài sản cho người phạm tội.

Hành vi này có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 06 tháng cho đến tù chung thân tùy vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

  1. Đối trường hợp lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, về số tiền tối thiểu là 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị phạt hành chính, kết án về tội này hoặc hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị hại, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hành vi chiếm đoạt ở đây là những hành vi không thực hiện đúng cam kết. Những hành vi đó là: Không trả lại tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối (như giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản…); Không trả lại tài sản do không có khả năng vì đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp (như dùng vào việc buôn lậu, buôn bán hành cấm hay đánh bạc…

Hành vi bao gồm các giai đoạn: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác. Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Hoặc thậm chí người vay mượn đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Hành vi này có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 06 tháng cho đến 20 năm tù tùy vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Nếu việc vay mượn không có một trong những yếu tố nêu trên thì người vay không phải chịu trách nhiệm hình sự.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Xác định số thành viên có quyền SDĐ được cấp cho hộ gia đình

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Giải đáp 01/2017/GĐ-TANDTC về nghiệp vụ ngành Tòa án. Theo đó:

Trong vụ án dân sự về tranh chấp QSDĐ thuộc hộ gia đình (HGĐ) mà tại thời điểm tranh chấp số thành viên trong hộ đã có thay đổi so với thời điểm cấp, việc xác định số thành viên có QSDĐ như sau:

– Thời điểm để xác định HGĐ có bao nhiêu thành viên có QSDĐ là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ.

– Căn cứ xác định ai là thành viên HGĐ là hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu UBND xác định thành viên HGĐ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ làm căn cứ giải quyết.

Ngoài những người là thành viên HGĐ có quyền sử dụng đất, Tòa án phải đưa những người sau tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của HGĐ;

+ Người có công sức đóng góp làm tăng giá trị QSDĐ hoặc tài sản trên đất.

Điều 202 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

Điều 201. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Hồi hương và đem tất cả tài sản về Việt Nam cần điều kiện gì?

Câu hỏi : Tôi dự định hồi hương và sẽ đem về Việt Nam tất cả các tài sản vật dụng sinh hoạt của cá nhân và gia đình,Xin hỏi:

-Điều kiện nào đối với xe ô tô và mô tô để được đem vào VN? Xe ô tô và mô tô sau khi nhập khẩu vào VN phải đứng tên tôi hay có thể đứng tên người khác? Nếu bắt buộc phải đứng tên tôi, thì sau khi đã làm hết các thủ tục và xe được lưu thông, tôi có được cho, tặng, bán, cho thuê…. không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

1.Điều kiện đối với xe ô tô và mô tô được đem vào Việt Nam

Theo quy định tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, quy định về điều kiện xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu như sau:

     Điều 3. Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu

  1. Đối với xe ô tô: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với xe ô tô đã qua sử dụng hoặc xe ô tô chưa qua sử dụng.
  2. Đối với xe gắn máy
  3. a) Xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu là xe chưa qua sử dụng.
  4. b) Xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN14: 2011/BGTVT).
  5. c) Xe gắn máy phải thuộc loại được phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu không đăng ký, lưu hành để làm mẫu, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, triển lãm, nghiên cứu, thử nghiệm).”

Ngoài ra :

  1. Đối với ô tô:

Theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của Liên Bộ Thương mại – Giao thông Vận tải – Tài chính – Công an hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng thì ô tô được nhập khẩu về Việt Nam phải bảo đảm điều kiện là có tay lái bên trái, đã qua sử dụng không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 06 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 (mười nghìn) km tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.

  1. Đối với mô tô:

Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30/05/2007 của Bộ Thương mại hiện nay là Bộ Công Thương hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175m3 trở lên, tại điểm 5 Mục I quy định: “Cấm nhập khẩu mô tô các loại đã qua sử dụng”. Như vậy, nếu chiếc mô tô mà bạn nêu có phân khối từ 175m3 trở lên có thể sẽ không được nhập khẩu về Việt Nam.

Trong trường hợp, mô tô của bạn dưới 175m3 thì sẽ được nhập khẩu về Việt Nam nhưng phải bảo đảm điều kiện: chiếc xe đó được sản xuất trong thời hạn tối đa là 03 năm tính đến thời điểm nhập khẩu (theo điểm 2.2, Mục I Thông tư số 16/2008/TT- BTC ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại).

  • Theo quy định tại điều 53 luật hải quan 2014 :

Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.

Và được hướng dẫn tại điều 45, nghị định 08/2015/NĐ-CP thì ko bắt buộc tài sản nhập về phải đứng tên bạn có thể đứng tên người khác, nếu bắt buộc đứng tên sau khi làm xong thủ tục và xe được lưu thông thì bạn hoàn toàn có quyền cho, tặng, bán, cho thuê…. những tài sản này (theo quy định của  Bộ Luật Dân sự năm 2015 của Nước CHXHCN Việt Nam).

Thủ tục Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…)

Thành phần hồ sơ:

1. Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Quyết định của Hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
c) Biên bản của Hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
d) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
c) Biên bản của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
d) Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật dự kiến thay thế.

Kèm theo những giấy tờ trên thì cần chuẩn bị :

  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật