Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Bình luận khoa học về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hoại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Điểm mới so với BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 quy định 04 khoản, BLHS năm 2015 quy định 07 khoản, có nhiều điểm mới cụ thể:

Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”.

Bổ sung các trường hợp phạm tội là người “đang chấp hành hình phạt tù”, “đang bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Tách các trường hợp phạm tội gây thương tích ở các mức độ khác nhau với các tình tiết tăng nặng định khung tương ứng để quy định mức hình phạt cho phù hợp. Trong đó khoản 2 quy định mức hình phạt tù tối đa từ 07 năm giảm xuống còn 05 năm. Đồng thời bổ sung các tình tiết tăng nặg bổ sung: “Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Điểm mới của tội phạm này sau khi được sửa đổi bổ sung tháng 06/2017 so với BLHS năm 2015

Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 07 khoản thành 06 khoản.

Sửa khoản 1: Bỏ 03 tình tiết định khung là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. Điểm a bổ sung cụm từ “Dùng vũ khí, vật liệu nổ”; Điểm 2 thay cụm từ “Sunfuric (H2SO4) bằng cụm từ “nguy hiểm” bỏ cụm từ “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Điểm k bổ sung cụm từ “bị giữ”. Khoản 2 sửa hình phạt tù tối đa từ 05 năm lên 06 năm. Khoản 3 tăng hình phạt tù cả mức tối thiểu và tối đa (04 năm đến 07 năm thành 05 năm đến 10 năm) và quy định các trường hợp phạm tội cụ thể định khung. Khoản 4 tăng mức phạt tù tối đa từ 12 năm lên 14 năm, quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 5 và khoản 6 gộp lại thành khoản 5, tăng mức phạt tù tối thiểu từ 10 năm lên 12 năm tù và cao nhất đến tù chung thân; Quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 6 quy định những trường hợp cụ thể chuẩn bị phạm tội.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: Đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, điều khiển để chó cắn nạn nhân, bị tra tấn,… Có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự làm tổn hại cho sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay,…

Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bị coi là tội phạm.

Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là tội phạm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác. Theo nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 thì “phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của cong người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá,… gây thương tích cho người khác.
  • Dung axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ kh ẩu hoặc chứng minh nhân dân,… để xác định tổi nạn nhân. Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn,… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật ngeuyền, thương binh nặng,…
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp,… Về tình tiết “phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình”, xem thêm mục 3.3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006.
  • Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê.
  • Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

3. Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS. Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Hình phạt

Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k như phân tích trên.

Khung 2: Quy định hình phạt từ từ 02 năm đến 06 năm thuộc một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều này.

Khung 3: Quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản 3 Điều này.

Khung 4: Quy định phạt tù từ 07 năm đến 17 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 4 Điều này.

Khung 5: Quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Trong các tình tiết tăng nặng cần lưu ý:

Để xác định mức độ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và có phải thuộc vùng mặt hay không căn cứ vào kết quả giám định pháp y thương tích. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019  của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Phạm tội dẫn đến chết người là trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân nhưng không may nạn nhân chết, việc nạn nhân chết là người ý muốn của người phạm tội. Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải nguyên nhân nào khác, ở đây cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người với những thương tích của nạn nhân do người phạm tội gây ra.

Khung 6: Quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

  • Chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội còn có thể bị xem xét về tội liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ (theo Điều 304, 305, 306).
  • Thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Người chịu trách nhiệm trong vụ cháy chung cư tại Khương Đình ?

Vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, Hà Nội, đã gây chấn động với hơn 30 người tử vong. Chủ đầu tư xây dựng chung cư này đã rời đi sau khi bán hết các căn hộ khoảng 7-8 năm trước. Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định, trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư vì có thể họ đã vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và xây dựng không đúng giấy phép. Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, như quản lý trật tự xây dựng và thẩm định PCCC, đã góp phần dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này. Vụ việc là một lời cảnh tỉnh về những rủi ro tiềm ẩn trong việc xây dựng và quản lý các khu nhà ở tương tự.

xem chi tiết tại đây

Đề xuất tăng tuổi hưu không được chấp thuận, mở rộng diện đóng BHXH

 

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/8 đã giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như quy định hiện hành. Cụ thể như sau:

bhxh

Ảnh minh họa (internet)

Điều 55 (Điều kiện hưởng lương hưu) quy định: Tuổi nghỉ hưu của nam vẫn là đủ 60 và nữ là đủ 55; những trường hợp làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… được nghỉ trước thời hạn.

Dự thảo Luật quy định, nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Tại Kỳ họp Quốc hội vừa qua, để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí, dự luật Bảo hiểm xã hội đề xuất tăng dần tuổi nghỉ hưu từ năm 2016 cho đến khi nữ đủ 60 và nam đủ 62. Nhiều đại biểu cho rằng tăng tuổi hưu sẽ tăng gánh nặng ngân sách, chỉ có lợi cho một số đối tượng, nên không đồng tình với đề xuất này.

 

– Về vấn đề  mở rộng đối tượng BHXH

Điểm mới, dự thảo Luật quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc một công việc nhất định, có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng (Điểm b khoản 1 Điều 2). Đa số ý kiến tán thành việc bổ sung đối tượng này vào diện tham gia BHXH bắt buộc, nhằm mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội.

Thường trực Ủy ban tán thành với Tờ trình của Chính phủ và thấy rằng việc đưa nhóm lao động trên tham gia BHXH bắt buộc là cần thiết. Mục đích là nhằm tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động khi không còn khả năng lao động. Đây là nhóm lao động có quan hệ lao động, nhưng trên thực tế thường bị người sử dụng lao động vận dụng hình thức ký hợp đồng lao động dưới ba tháng để tránh thực hiện nghĩa vụ BHXH” – Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai phân tích.

 

Theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, để đảm bảo tính khả thi của quy định này, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức công đoàn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tăng cường tuyên truyền, vận động, đổi mới công tác quản lý, thực hiện khai trình lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Doanh nghiệp.

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng tham gia BHXH, có biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động thực hiện quy định này.

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Sau khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Danh sách kèm theo hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.

– Bước 2: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình tại Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú ở nước ngoài hữu quan thì Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình UBND cấp tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.

– Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

– Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

– Bước 5: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

23

2.Hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ của người nhận con nuôi

– Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.04 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

– Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

* Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.05 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); (trường hợp  cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Đối với  trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1, thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:

– Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;

– Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

Điều 200 Bộ luật Dân sự quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

Điều 200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 66 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thông tư của bộ giáo dục về việc khen thưởng học sinh cấp bậc tiểu học

Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó:

vbmoi

– Việc khen thưởng cuối năm dựa trên kết quả đánh giá học sinh trong năm học (không dựa vào bình bầu như các năm trước) và sẽ tổ chức khen thưởng cho:

+ Học sinh có kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt; các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.

+ Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất.

– Kết quả đánh giá học sinh là sự kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, nhưng đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

Ngoài ra, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 06/11/2016) đề cập một số nội dung mới khác như:

– Học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.

– Giáo viên được chấm điểm để đánh giá định kì học sinh.

Cô gái bị ghép mặt vào clip sex: Người chia sẻ có thể bị phạt

Mới đây, diễn đàn hơn một triệu thành viên chia sẻ ảnh chụp cô gái khá xinh đẹp trong phòng tập gym, kèm những bức hình được cắt ra từ clip nhạy cảm.

co_gai_vinh_phuc_khon_don_vi_bi_nham_la_nhan_vat_trong_clip_sex_45584_co_gai_vinh_phuc_clip_sex0_resize

Câu chuyện cô gái bị ghép mặt vào clip sex thu hút sự chú ý của dân mạng

Cô gái đó là P.A (19 tuổi), hiện đang học tập tại Hà Nội. P.A kể lại, ngày 20/10, trong khi đang ngồi học trong lớp thì được hai người bạn thân thông báo sự việc. Hình ảnh trong phòng tập gym của cô bị ghép vào một bức ảnh được cắt ra từ clip sex và lan truyền rộng rãi.

Từ câu chuyện của P.A, nhiều người thắc mắc, những đối tượng ghép ảnh người khác ghép vào clip sex hoặc hình ảnh cắt từ clip sex rồi tung lên mạng sẽ bị xử lý thế nào? Những người chia sẻ hình ảnh nhạy cảm của người khác nhưng chưa kiểm chứng có phải chịu trách nhiệm?

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) phân tích, hành vi ghép mặt cô gái vào bức ảnh cắt từ clip sex và đăng lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)

“Hành vi trên có dấu hiệu cấu thành “tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 121 BLHS 2009 bởi, nó khiến nhiều người hiểu nhầm cô gái là nhân vật trong clip đồi trụy, làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của cô gái. Người phạm tội “Làm nhục người khác” có thể bị phạt tù tới 3 năm tù

Luật sư Tuấn Anh nhận định, đối tượng ghép mặt cô gái vào clip sex rồi tung lên mạng thì có thể bị truy tố về tội danh “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Luật sư cho biết thêm, những người không trực tiếp cắt ghép mặt cô gái vào ảnh chụp đoạn clip sex nhưng thực hiện hành vi đăng tải, chia sẻ hình ảnh này tới nhiều người gây ảnh hưởng có thể phải bồi thường thiệt hại cho cô gái.

“Theo Bộ luật dân sự năm 2005, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì phải bồi thường”,

Như vậy, những người cố ý hoặc vô ý lan truyền trên mạng internet những thông tin thiếu chính xác như đăng tải, chia sẻ thông tin, clip ghép mặt cô gái vào đoạn clip sex gây thiệt hại đến quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của cô gái thì trong mọi trường hợp đều có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho nạn nhân.

Tùy vào mức độ vi phạm, người đăng tải, chia sẻ các thông tin thiếu căn cứ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nạn nhân có thể bị xử lý hành chính với số tiền phạt từ 10 – 15 triệu đồng theo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện 2013.

Về phía cô gái bị ghép mặt trong đoạn clip nhảy cảm, luật sư Tuấn Anh cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình cô gái có quyền yêu cầu những người chia sẻ thông tin đó phải gỡ bỏ ngay lập tức hình ảnh gây ảnh hưởng đến mình, đồng thời xin lỗi và đính chính công khai.

Ngoài ra, cô gái có thể yêu cầu người chia sẻ thông tin thất thiệt về mình bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.

 

 

Điều kiện hưởng thuế NK ưu đãi đặc biệt hàng hóa từ Nhật Bản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định giữa Việt Nam – Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 – 2019.

thue_xuat_nhap_khau

Ảnh minh họa

Theo đó, quy định điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất VJEPA) nếu:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành theo Nghị định này;

– Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam;

– Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công thương quy định;

– Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Việt Nam – Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.

Ngoài ra, hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất VJEPA nếu:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Nghị định này;

– Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VJ.

 

Nghị định 125/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 và thay thế Thông tư 25/2015/TT-BTC .

Đối tượng buộc phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro môi trường

Thông tư 86/2016/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 20/6/2016. Theo đó:

rr

Ảnh minh họa

– Đối tượng phải lập Quỹ là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây:

+ Hoạt động dầu khí;

+ Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;

+ Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ các hàng hóa nguy hiểm khi hoạt động trong vùng cảng biển, vùng biển Việt Nam;

+ Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;

– Mức trích lập: Trích lập từ 0,5% doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với các hoạt động trên, nếu số dư của Quỹ bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không tiếp tục thực hiện trích lập.

– Không sử dụng Quỹ để phòng ngừa, khắc phục, bù đắp các sự cố về môi trường được gây ra bởi lỗi chủ quan, cố tình vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Thông tư 86/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/8/2016.

 

Nợ thẻ tín dụng Eximbank 8,8 tỷ: 2 bên thống nhất gì sau buổi làm việc đầu tiên?

 Ông P.H.A. (Quảng Ninh) vay 8,5 triệu đồng qua thẻ tín dụng Eximbank, nhưng sau 11 năm, số nợ tăng lên 8,8 tỷ đồng do lãi phát sinh. Sau buổi làm việc đầu tiên ngày 19/3, đại diện của ông A. và Eximbank đã thảo luận thẳng thắn và đồng ý hợp tác để giải quyết vụ việc. Ông A. khẳng định mình không nhận thẻ tín dụng và nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo từ nhân viên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Eximbank làm rõ vụ việc và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Nhận định vụ việc, Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch phân tích, theo khoản 1 Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp nhân viên của tổ chức phát hành thẻ (ở đây là Ngân hàng) được giao nhiệm vụ mà có lỗi là hành vi không giao thẻ tín dụng cho khách, tự ý chiếm hữu thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm dân sự do nhân viên của mình gây ra.

Đọc thêm tại đây 

Điều 155 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

4. Trường hợp khác do luật quy định.

Xoay quanh các vụ xe sang trùng biển số: Nghi vấn mua bán thông tin?

Thật giả lẫn lộn khi mới đây, hình ảnh những chiếc xe hạng sang như Mercedes Benz E300, Porsche bị làm giả biển số xảy ra không phải hiếm gặp, điều đáng lưu ý là những chiếc xe này, dù có biển số giả hay thật, đã “chạm mặt” nhau trên đường. Những trường hợp như trên đã khiến dư luận đặt ra câu hỏi về hành vi mua bán thông tin chính chủ của những chiếc ô tô hạng sang này để làm giả biển số, giấy tờ nhằm bán xe nhập lậu, xe cầm cố không có giấy tờ. Với tinh thần phổ cập những kiến thức pháp luật vào đời sống. Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty luật Minh Bạch đã có những chia sẻ nhằm giải đáp thắc mắc của người dân về hành vi mua bán, làm giả thông tin cũng như thể hiện quan điểm của mình về cách xử lý những trường hợp vi phạm

Đọc thêm tại đây 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà