Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Bổ sung “cỏ Mỹ”, lá “Khat” vào danh mục chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS năm 2015). Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lần này liên quan đến 141 điều: 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung và bãi bỏ 1 điều.

160109lctem1-1452276488951

Ảnh minh họa

Cũng theo Tờ trình, cần bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong “cỏ Mỹ” và lá “Khat” có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

Đồng thời, bổ sung quy định xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy, làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Cụ thể, đối với trường hợp phạm tội ma túy đặc biệt nghiêm trọng mà BLHS quy định khung hình phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tức là khoản 4 các Điều 248 –  252 của BLHS năm 2015) thì phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cho biết: Đa số ý kiến UBTP tán thành với quan điểm của Chính phủ về việc bổ sung chất ma tuý XLR-11 (được tẩm trong “cỏ Mỹ”) thuộc danh mục II và lá cây “Khat” (có chứa chất ma túy Cathinone) thuộc danh mục I quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện

Từ ngày 30/10/2016, Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ có hiệu lực.

cainghien

Ảnh minh họa

Theo đó, đối tượng áp dụng biện pháp nêu trên bao gồm:

– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.

– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

+ Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng mà vẫn còn nghiện.

+ Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

Đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

Các tổ chức hành nghề luật sư có thể thành lập chi nhánh ở các tỉnh khác nơi mình đặt trụ sở chính. Với chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động giống tổ chức hành nghề mở ra chi nhánh.

Cơ quan thực hiện : Sở tư pháp 

 Trình tự thực hiện : Tổ chức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

Thành phần hồ sơ : 

1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (theo mẫu).
2. Quyết định thành lập Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có ghi nhận nội dung “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập”.
3. Quyết định bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư.
4. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh (Bản chính đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp TP.HCM cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp tỉnh, thành khác cấp).
5. Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư của Trưởng Chi nhánh (bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
6. Biên bản họp thành viên (nếu tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh là Công ty luật hợp danh và Công ty TNHH 02 thành viên trở lên).
7. Hợp đồng làm việc/lao động với tổ chức hành nghề luật sư của Trưởng Chi nhánh (nếu Trưởng Chi nhánh không phải là thành viên của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh).
8. Giấy tờ chứng minh trụ sở. Đối với trường hợp thuê, mượn trụ sở thì trong hợp đồng phải ghi cụ thể vị trí, diện tích và mục đích thuê, mượn; trường hợp sử dụng nhà riêng để làm trụ sở thì phải có văn bản xác định cụ thể vị trí, diện tích dùng làm trụ sở.
Thời gan thực hiện : 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Điều 152 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Điều 152. Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Từ 1.1.2018 thay đổi cách tính tỷ lệ lương hưu

Kể từ ngày 1/1/2018 trở đi thì cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu có thay đổi so với nghỉ hưu trước năm 2018 nhưng chỉ tác động trực tiếp đến một số nhóm đối tượng mà không ảnh hưởng tới tất cả các đối tượng hưởng lương hưu từ năm 2018 trở đi. Cụ thể:

– Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi Luật BHXH 2014 quy định cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu như sau: Đủ 15 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 2% tối đa không quá 75%.

Như vậy, để đạt tỷ lệ 75% lương hưu thì lao động nữ phải có đủ 30 năm đóng BHXH (nghỉ hưu trước năm 2018 thì lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH được hưởng tỷ lệ 75%), những lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi mà chưa đủ 30 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu không đạt mức 75%.

– Lao động nam nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi thì cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu như sau:

Năm 2018 quy định đủ 16 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 31 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Năm 2019 quy định đủ 17 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 32 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Năm 2020 quy định đủ 18 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 33 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Năm 2021 quy định đủ 19 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 34 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Từ năm 2022 trở đi quy định đủ 20 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% tối đa không quá 75% (đủ 35 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%).

Theo đó, lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 thì phải có đủ 31 năm đóng BHXH thì mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Như vậy lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 mà có thời gian đóng BHXH chưa đủ 31 năm thì không đạt tỷ lệ 75%. Tương tự đối với các trường hợp lao động nam nghỉ hưu từ năm 2019; 2020; 2021 và 2022 trở đi.

Ngoài ra, Luật BHXH 2014 quy định: Từ ngày 1/1/2008 trở đi tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Vì tiền lương đóng BHXH cao hơn nên lương hưu sẽ cao hơn.

Có thể nói một số quy định mới về chế độ hưu trí theo Luật BHXH 2014 có tác động đến một số đối tượng như phân tích ở trên người lao động cần đối chiếu với trường hợp của mình để xem xét, quyết định. Trường hợp nếu nghỉ hưu mà chưa đủ tuổi đời theo quy định thì còn phải giảm trừ  tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi (mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trừ 2%).

Lương hưu phụ thuộc nhiều yếu tố: Tỷ lệ hưởng; tiền lương đóng BHXH bình quân; thời điểm hưởng lương hưu; thời gian hưởng lương hưu nên không phải ai nghỉ hưu trước năm 2018 đều có lợi hơn người nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi.

Kinh doanh thực phẩm an toàn cần những giấy tờ gì?

Câu hỏi: Sắp tới tôi định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn với ngành nghề chủ yếu là kinh doanh rau, củ, quả và thực phẩm an toàn có chứng nhận Vietgap. Cho tôi hỏi ngoài những giấy tờ thủ tục cho việc thành lập công ty thì tôi có phải xin thêm những loại giấy tờ gì cho việc kinh doanh mặt hàng trên hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 Ngoài những giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc thành lập công ty,Công ty bạn cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Những giấy tờ pháp lý bạn cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( chi tiết hơn là kinh doanh rau củ quả)
  • Đăng ký xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm do chi cục Bảo vệ thực vật hoặc sở Nông nghiệp xác nhận
  • Giấy khám sức khỏe đối với chủ cơ sở và các nhân viên ( Những người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm) còn giá trị sử dung

Sau khi đã có đủ các giấy tờ trên bạn cần chuản bị 1 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm với những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp chứng nhậ cơ sở đủ điều kiên An toàn thực phẩm
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn giá trị sử dụng
  • Bản thuyết minh cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị
  • Danh sách khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên có xác nhận của cơ sở
  • Danh sách xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên cơ sở
  • Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ tổng thể đườmg đi tới cơ sở

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hố sơ trên nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét tính hợp pháp và sẽ cấp giấy chứng nhận cho công ty bạn ( Cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan nhà nước được phân cấp ở địa phương cấp giấy chứng nhận)

Điều 292 BLHS 2015: Cần hiểu đúng và minh bạch trong quy định

Trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực (ngày 1/7/2016), trên một số trang báo, trên mạng xã hội …. đã rộ lên thông tin liên quan đến việc xử lý hình sự đối với các hành vi kinh doanh trên Facebook, trên website hay đưa ra nhận định “Nguyễn Hà Đông có thể bị xử lý hình sự về hành vi kinh doanh game Flappy Bird” ….nếu không đăng ký. (more…)

Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tiền qua điện thoại, mạng xã hội

Gần đây, điện thoại của bạn thường xuyên nhận được những tin nhắn mời chào, thông báo quý khách hàng đã có cơ hội trúng thưởng xe SH, hay iphone 6..v.v từ những số máy lạ hoặc số máy tổng đài, đó là hình thức mà các đối tượng này giả mạo số điện thoại của các cơ quan chức năng như công an, tòa án, hải quan, bưu điện, viện kiểm sát, cơ quan thu tiền điện, điện thoại, thậm chí giả mạo nhân viên ngân hàng… thông báo đến người dân các thông tin như trúng thưởng, được nhận quà tặng có giá trị lớn từ nước ngoà; thông báo việc đứng tên các số điện thoại, thuê bao nào đó hiện chưa thanh toán tiền cước; hoặc bản thân hay người thân của những người này đang liên quan đến một số vụ án, tố tụng, tranh chấp đang được điều tra hay thụ lý; hay đang được tòa án, viện kiểm sát, công an điều tra và xử lý… và số tiền trong tài khoản của người bị hại có liên quan đến các vụ việc đang được điều tra, làm rõ… Sau đó, các đối tượng này yêu cầu người bị hại chuyển tiền ngay vào tài khoản nào đó để làm thủ tục nhận quà tặng, hoặc để làm thủ tục điều tra, xác minh… 

Ví dụ như trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội từ tháng 11-2016 đến tháng 5-2017 đã xảy ra 26 vụ việc bị lừa đảo như trên, với số tiền của nhiều vụ bị chiếm đoạt lên tới nhiều tỉ đồng. Nhiều vụ án do các ổ tội phạm thực hiện có sự câu kết nhiều đối tượng trong nước với người nước ngoài.Cơ quan công an cũng đề nghị các ngân hàng tăng cường kiểm tra, giám sát các đối tượng đến mở nhiều tài khoản hay mở thêm tài khoản tại ngân hàng; thông báo đến nhân viên ngân hàng và khách hàng về hình thức lừa đảo này.Khi khách hàng phát hiện mình bị lừa, đề nghị ngân hàng hướng dẫn trình báo cơ quan công an nơi gần nhất và phong tỏa ngay các tài khoản đáng ngờ.Theo lời kể của một nhân viên ngân hàng, mới đây chị H. ở quận Đống Đa, Hà Nội nhận được cuộc gọi điện thoại vào máy điện thoại cố định cho biết anh trai chị, hiện đi làm ở nước ngoài, bị liên quan đến vụ án điều tra sai phạm trong làm ăn kinh doanh, đề nghị chị chuyển ngay 800 triệu đồng vào 3 tài khoản tại ba ngân hàng khác nhau thì anh trai chị mới không bị bắt. Người gọi điện kể hết thông tin về gia đình chị, tên người trong nhà, hiện làm gì, ở đâu và biết nhà chị có tiền đang gửi trong ngân hàng. Vì quá hoảng sợ, chị đi chuyển ngay số tiền như người kia yêu cầu. Sau đó, khi bình tĩnh lại báo cho nhân viên ngân hàng thì quá muộn, tài khoản nhận tiền đã bị rút hết tiền và bị đóng.

Rất nhiều người gần đây còn hay nhận được những tin nhắn qua Facebook từ tài khoản của người quen nhờ mua thẻ cào số lượng lớn, hay các cuộc gọi giả danh công ty điện thoại, điện, nước đề nghị thanh toán tiền điện, nước còn nợ nếu không sẽ cắt điện, nước, internet… hoặc các tin nhắn qua Zalo, điện thoại di động với các nội dung như trên. Những người bị hại, tin lời tội phạm thực hiện hành vi chuyển tiền đa số là người ít kinh nghiệm va chạm xã hội hay làm việc tại nhà, người lớn tuổi, người có tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

Bình luận khoa học về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hoại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Điểm mới so với BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 quy định 04 khoản, BLHS năm 2015 quy định 07 khoản, có nhiều điểm mới cụ thể:

Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”.

Bổ sung các trường hợp phạm tội là người “đang chấp hành hình phạt tù”, “đang bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Tách các trường hợp phạm tội gây thương tích ở các mức độ khác nhau với các tình tiết tăng nặng định khung tương ứng để quy định mức hình phạt cho phù hợp. Trong đó khoản 2 quy định mức hình phạt tù tối đa từ 07 năm giảm xuống còn 05 năm. Đồng thời bổ sung các tình tiết tăng nặg bổ sung: “Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Điểm mới của tội phạm này sau khi được sửa đổi bổ sung tháng 06/2017 so với BLHS năm 2015

Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 07 khoản thành 06 khoản.

Sửa khoản 1: Bỏ 03 tình tiết định khung là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. Điểm a bổ sung cụm từ “Dùng vũ khí, vật liệu nổ”; Điểm 2 thay cụm từ “Sunfuric (H2SO4) bằng cụm từ “nguy hiểm” bỏ cụm từ “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Điểm k bổ sung cụm từ “bị giữ”. Khoản 2 sửa hình phạt tù tối đa từ 05 năm lên 06 năm. Khoản 3 tăng hình phạt tù cả mức tối thiểu và tối đa (04 năm đến 07 năm thành 05 năm đến 10 năm) và quy định các trường hợp phạm tội cụ thể định khung. Khoản 4 tăng mức phạt tù tối đa từ 12 năm lên 14 năm, quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 5 và khoản 6 gộp lại thành khoản 5, tăng mức phạt tù tối thiểu từ 10 năm lên 12 năm tù và cao nhất đến tù chung thân; Quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 6 quy định những trường hợp cụ thể chuẩn bị phạm tội.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: Đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, điều khiển để chó cắn nạn nhân, bị tra tấn,… Có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự làm tổn hại cho sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay,…

Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bị coi là tội phạm.

Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là tội phạm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác. Theo nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 thì “phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của cong người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá,… gây thương tích cho người khác.
  • Dung axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ kh ẩu hoặc chứng minh nhân dân,… để xác định tổi nạn nhân. Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn,… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật ngeuyền, thương binh nặng,…
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp,… Về tình tiết “phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình”, xem thêm mục 3.3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006.
  • Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê.
  • Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

3. Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS. Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Hình phạt

Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k như phân tích trên.

Khung 2: Quy định hình phạt từ từ 02 năm đến 06 năm thuộc một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều này.

Khung 3: Quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản 3 Điều này.

Khung 4: Quy định phạt tù từ 07 năm đến 17 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 4 Điều này.

Khung 5: Quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Trong các tình tiết tăng nặng cần lưu ý:

Để xác định mức độ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và có phải thuộc vùng mặt hay không căn cứ vào kết quả giám định pháp y thương tích. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019  của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Phạm tội dẫn đến chết người là trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân nhưng không may nạn nhân chết, việc nạn nhân chết là người ý muốn của người phạm tội. Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải nguyên nhân nào khác, ở đây cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người với những thương tích của nạn nhân do người phạm tội gây ra.

Khung 6: Quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

  • Chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội còn có thể bị xem xét về tội liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ (theo Điều 304, 305, 306).
  • Thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Tư vấn về tội chống người thi hành công vụ.

Hiện nay, khi đang lưu thông trên đường, nhiều trường hợp bị cảnh sát giao thông dừng xe xử lý vi phạm nhưng người điều kiển giao thông không chấp hành, bất tuân và giằng co với cảnh sát, như vậy thì có cấu thành tội chống người thi hành công vụ hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ.

 

chong nguoi thi hanh cong vu

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội chống người thi hành công vụ:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

a) Có tổ chức

b) Phạm tội nhiều lần

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Khách thể của tội phạm:

Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi hành công vụ nêu tại Điều 257 này bao gồm các nhân viên của các cơ quan hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.

Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật hoặc không cho họ thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình:

+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đá , đâm, chém…)

+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.

+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

Hành vi dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực,… của người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 93 và Điều 104 BLHS hiện hành.

Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích hoặc làm chết người đang thi hành công vụ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 93 hoặc điểm k khoản 2 Điều 104 BLHS 1999.

Hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 257. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi kháng cự hay cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.Việc người thi hành công vụ có thực hiện hay không các hành vi theo sự cưỡng ép không ảnh hưởng tới việc định tội danh với hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là cản trở người đang thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện các hành vi trái pháp luật. Nếu người phạm tội không biết người mà mình chống lại là người đang thi hành công vụ hoặc nghi ngờ về tính hợp pháp của việc thực hiện nhiệm vụ của người đó, thì tùy trường hợp căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà xác định tội danh đối với hành vi đã thực hiện là gây thương tích hay chống người thi hành công vụ.

Hình phạt:

Điều 257 quy định hai khung hình phạt:

Khung 1: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

– Có tổ chức

– Phạm tội nhiều lần;

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

–  Gây hậu quả nghiêm trọng;

– Tái phạm nguy hiểm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 với khung hình phạt tương tự Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

 

 

 

Điều kiện đối với thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện đối với thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

1. Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

1.1. Vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 15 triệu đô la Mỹ;

1.2. Người quản lý, người điều hành có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định:

1.2.1. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

– Có đạo đức nghề nghiệp;

– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;

– Có ít nhất 05 năm làm người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm làm

Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán;

– Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

– Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hành nước ngoài không được tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác và không được đồng thời làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của ngân hàng nước ngoài.

1.2.2. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

– Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

1.3. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

1.4. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

1.5. Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

1.6. Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

1.7. Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

1.8. Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật các tổ chức tín dụng.

* Điều kiện đối với ngân hàng mẹ

1.9. Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.10. Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

1.11. Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.12. Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.13. Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

*Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật

– Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12;

– Điều 18, 20, 21 và 50 Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12;

– Nghị định 141/2006/NĐ-CP;

– Nghị định số 10/2011/NĐ-CP;

– Điều 11 Mục 2 Chương II Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Công ty Luật Minh Bạch

Thông tư 37/2015-BTC về kiểm tra mẫu vải trong SP dệt may

Luật sư Nguyễn Văn Hân – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình Luật sư của doanh nghiệp của Kênh truyền hình Tài chính, kinh tế – VITV, với chủ để: Thông tư 37/2015-BTC về kiểm tra mẫu vải trong SP dệt may.

Qua đây chỉ rõ sự bất cập trong việc ban hành và thực hiện Thông tư 37/2015-BTC đối với các doanh nghiệp diệt may.

“Hợp đồng tình ái” 16,5 tỷ

Trong phiên xử ngày 21/9 thì Phương Nga nói rằng bị cáo và bị hại có “hợp đồng tình ái” trị giá 16.5 tỷ (Nga có lăn tay), hợp đồng có điều khoản “Nga phải quan hệ tình cảm 7 năm với bị hại”.

Bị cáo Dung nói hợp đồng có thật, nhưng quan hệ giữa bị hại và Nga đổ vỡ nên bị hại đã biến hợp đồng thành đó thành mua bán nhà để vu cho Nga tội lừa đảo.

Xin luật sư cho biết vậy nếu lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật thì “hợp đồng tình ái” có hợp pháp hay không?

phuong-nga

Ảnh  (báo tuoitre)

Luật sư trả lời:

Trước hết đây là lời khai một phía từ hoa hậu “Phương Nga” nên tôi chưa thể khẳng định hợp đồng tình cảm này có thật hay không? Phương Nga cũng chưa chính thức đưa ra “bản hợp đồng” này để làm chứng cứ xác thực lời khai của mình. Đây là một trong những yếu tố để Tòa án nhân dân TP.HCM trả hồ sơ để Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

Hợp đồng tình ái” là trái quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì không có quy định nào về “hợp đồng tình ái”.

Nếu coi đây là một “hợp đồng dân sự” thì nó đã vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 389 BLDS 2005.

Bởi lẽ, tình cảm là thứ xuất phát tự nguyện từ bản thân của hai phía. Không thể dùng tiền bạc, tài sản hay thậm chí là danh lợi để giao dịch. Như vậy, hành vi dùng 16,5 tỷ VNĐ để đổi lấy 07 năm quan hệ tình cảm với ông M là trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta.

Chế tài xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Nếu lời khai của Nga là đúng sự thật và trong trường hợp Nga biết ông M đã có vợ và vẫn đồng ý chung sống và quan hệ tình cảm với ông M  thì ông M và Nga có thể bị xử phạt hành chính theo tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;..”

Ngoài ra, tùy vào mức độ có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS 1999:

“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

  1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền