Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Dựa trên các nguyên tắc chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại, đối với bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì về nguyên tắc, người chủ sở hữu súc vật gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tuy nhiên, Điều 625 BLDS quy định bồi thường thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể:

– Nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại;

– Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại; Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

– Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

So với quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995, thì quy định về trường hợp súc vật bị sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người sử dụng trái pháp luật phải bồi thường là quy định mới được bổ sung tại Bộ luật dân sự năm 2005. Do thói quen nuôi súc vật thả rông trong nhân dân, điển hình như việc nuôi chó để canh nhà, nuôi trâu, bò, ngựa cho sản xuất nông nghiệp theo lối chăn thả tự do, nhiều trường hợp súc vật gây thiệt hại nặng nề không chỉ tổn thất về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng cho người bị thiệt hại

Đối với các trường hợp giải quyết yêu cầu đòi chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản hợp pháp bồi thường thiệt hại khi tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu của họ gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác, ngoài việc áp dụng các hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tòa án phải áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS và hướng dẫn tương ứng tại NQ số 03/2006, cụ thể như sau:

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

+ Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…

Ngoài ra, còn phải xác định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Khi thực hiện quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; Bên cạnh đó, còn phải xác định mức chi phí hợp lý. Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 609, các điểm b và c khoản 1 Điều 610 và điểm a khoản 1 Điều 611 BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

Nghị quyết số 03/2006 còn hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của các đương sự:

– Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.

– Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.

– Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

– Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005. NQ số 03/2006 còn hướng dẫn việc xác định thiệt hại do sức khỏe; tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Ngoài các nội dung hướng dẫn nêu trên, NQ số 03/2006 còn hướng dẫn bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể như bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (Điều 623).

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung và các loại sở hữu chung

Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Tuyển dụng Luật sư

Luật Minh Bạch (MB Law) là một trong những công ty luật uy tín, chuyên nghiệp được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Với hơn đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm tư vấn tại Việt Nam.

Hiện tại, Luật Minh Bạch (MB Law) đang có nhu cầu tuyển dụng luật sư với những nội dung sau:

* Số lượng

– 01 ứng viên làm việc tại Hà Nội, địa chỉ: P703 tầng 7 số 272 phố Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Thời giờ làm việc: Từ 8h00 đến 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

* Mô tả công việc:

– Nghiên cứu, chuẩn bị và soạn thảo các tài liệu, hợp đồng, ý kiến pháp lý.

– Đưa ra quan điểm pháp lí theo yêu cầu tư vấn của khách hàng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

– Thực hiện và phụ trách các công việc liên quan tới khách hàng theo sự phân công của Luật sư Thành viên.

– Tiếp xúc và làm việc với cơ quan nhà nước và các cơ quan liên quan để thực hiện công việc của Văn phòng;

– Phối hợp cùng các luật sư và đồng nghiệp khác trong các công việc chuyên môn.

– Tham gia các dự án của Văn phòng;

– Phụ trách, hướng dẫn các luật sư tập sự cùng làm việc để mang lại hiệu quả cao trong công việc chung.

– Tham gia vào các vụ án dân sự/kinh tế/lao động theo sự phân công của Văn phòng.

– Thực hiện công việc tại địa điểm khác của văn phòng theo phân công.

– Quản lý đội ngũ luật sư cấp dưới, bao gồm đào tạo;

– Thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh doanh cho Công ty;

– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công.

* Quyền lợi

– Mức lương: Phù hợp với năng lực và trình độ

– Tăng lương: Theo năng lực và hiệu quả công việc thực tế

– Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực

– Cơ hội phát triển và thăng tiến theo năng lực thực tế

– Bảo hiểm: Các chế độ bảo hiểm XH theo quy định của pháp luật

– Du lịch hàng năm

– Nghỉ phép hàng năm theo quy chế của Công ty và theo quy định của pháp luật

– Được làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động, được trực tiếp gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng.

Yêu cầu chuyên môn

– Bằng cấp: Cử nhân luật trở lên

Đã có chứng chỉ hành nghề luật sư

– Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lí ít nhất ba (03) năm, có kinh nghiệm làm việc tại các Công ty Luật, bộ phận pháp chế tại các Doanh nghiệp, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.

– Có kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các Khách hàng nước ngoài.

– Ngoại ngữ: Làm việc hiệu quả bằng tiếng Anh

– Năng lực, kĩ năng:

+ Phân tích và tư duy pháp lí

+ Nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo

+ Làm việc nhóm hiệu quả & làm việc độc lập

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả

+ Tra cứu và nghiên cứu tài liệu pháp lí khoa học và hiệu quả

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;

+ Giao tiếp và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

+ Yêu thích lĩnh vực doanh nghiệp, định chế tài chính.– Phẩm chất: Quyết đoán, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao

* Hồ sơ bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương

– CV xin việc.

– Bản sao công chứng Bảng điểm, bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ khác ( nếu có).

– Bản sao chứng minh thư phô tô công chứng.

– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng

– 2 ảnh 4×6,

Điều 27 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 27, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 27 : Quyền thay đổi họ 

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo Bộ Luật Hình sự 2015

Thị trường mở cửa hiện nay giúp hàng hóa được lưu thông dễ dàng, các mặt hàng nội ngoại cũng trở nên đa dạng với các mức giá cạnh tranh giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, mặt trái của việc tự do kinh tế thị trường là tạo cơ hội cho việc sản xuất buôn bán hàng nhái, hàng kém chất lượng phát triển, chà đạp lên lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng để thu về nguồn lợi bất chính.

Quy định xử lý hành vi phạm tôi sản xuất buôn bán hàng giả được ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể tại Điều 192 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

  1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

 

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    g) Làm chết người;

    h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    l) Buôn bán qua biên giới;

 

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    c) Làm chết 02 người trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”;

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;”.

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

 

Điều 53 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 53, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 53 : Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự 

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

 

Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động của tòa án.

Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động. Trong mối quan hệ này, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu được những giá trị mới lớn hơn – lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu đạt được lợi ích tối đa luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa họ khó có thể thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Những lợi ích đối lập này giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ trở thành mâu thuẫn, bất đồng nếu hai bên không dung hoà được quyền lợi của nhau. Do vậy, tranh chấp lao động xảy ra là điều dễ nhận thấy.

          Theo báo cáo công tác ngành Toà án, từ nửa cuối năm 1997, tranh chấp lao động đưa đến Toà án nhân dân tối cao, số vụ việc tranh chấp lao động mà Toà án các cấp thụ lý giải quyết trong 6 năm gần đây (từ năm 2003 đến 2008) như sau:

– Năm 2003 Toà án các cấp đã thụ lý giải quyết 781 vụ, trong đó ở cấp sơ thẩm là 578 vụ, cấp phúc thẩm là 90 vụ và cấp giám đốc thẩm là 14 vụ.

– Năm 2004: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 766 vụ; trong đó: cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết là 603 vụ, cấp phúc thẩm 111 vụ, giám đốc thẩm 52 vụ.

– Năm 2005: 1.129 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 950 vụ, cấp phúc thẩm 174 vụ, giám đốc thẩm 97 vụ.

– Năm 2006: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1043 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 820 vụ, cấp phúc thẩm 205 vụ, giám đốc thẩm 109.

– Năm 2007: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.423 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết 1.022 vụ, phúc thẩm 244 vụ, giám đốc thẩm 157 vụ.

– Năm 2008: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.734 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết 1.430 vụ, phúc thẩm 155 vụ, giám đốc thẩm 149 vụ.

So với các loại vụ việc tranh chấp về dân sự, kinh doanh – thương mại, thì các tranh chấp lao động đưa đến Toà án chưa nhiều, nhưng có chiều hướng tăng dần. Tuyệt đại đa số các tranh chấp lao động đưa đến Toà án là tranh chấp lao động cá nhân. Trong 13 năm qua, chỉ có 02 vụ tranh chấp lao động tập thể đưa đến Toà án; 04 vụ đình công (Thái Nguyên 01. Vĩnh Phúc 01 và thành phố Hồ Chí Minh 02. Từ khi Bộ luật Lao động mới được ban hành (1995) đến năm 2003, tranh chấp lao động cá nhân chủ yếu là tranh chấp về sa thải, về chấm dứt hợp đồng lao động. Từ khoảng cuối năm 2003 đến nay, ngoài các loại việc tranh chấp chủ yếu như trên, thì xuất hiện nhiều loại tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng, về phân phối thu nhập, về đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội, về bồi thường thiệt hại.

Tranh chấp lao động xảy ra tại khu các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu và luôn có chiều hướng tăng. Kết quả khảo sát tình hình tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tối cao và của các ngành liên quan cho thấy tranh chấp lao động xảy ra trong thực tế là nhiều, nhưng số vụ việc đưa đến Toà án thì còn rất hạn chế. Tình trạng này không phải vì việc hoà giải tại cơ sở tốt, mà ngược lại, chính thủ tục hoà giải đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân từ sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của người lao động còn hạn chế; các tổ chức tư vấn cho người lao động chưa phát huy được ảnh hưởng. Chính vì vậy mà nhiều vụ việc đưa đến Toà án, Toà án phải trả lại đơn khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc vì chưa qua hoà giải tại cơ sở. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ lao động. Các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khi áp dụng vào thực tế còn nhiều vướng mắc.

Thủ tục cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Cơ quan thực hiện :  

  • Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
  • Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Yêu cầu : 

Có giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Trình tự thực hiện : 

– Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú, hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao

– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao sẽ xem xét hồ sơ.

– Nếu có đủ cơ sở, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.

Thành phần hồ sơ : 

– Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam có dán ảnh 4×6 (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN);

– 02 ảnh 4×6;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (do nước sở tại cấp);

– Giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ khác có liên quan (nếu có) làm căn cứ để tham khảo bao gồm:

+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30/5/1975 được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Thời hạn thực hiện : 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Tai nạn lao động và các vấn đề pháp lý

Trong thực tế chúng ta rất hay lầm tưởng là chỉ bị tai nạn khi đang làm việc, tại nơi làm việc thì mới được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì như thế nào được coi là tai nạn lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động ra sao? Hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu vấn đề này.

Chinese rescuers pull out a body of a worker crushed after scaffolding of a building under construction collapsed on to some twenty-odd workers, in Zhengzhou, central China's Henan province 06 September 2007. The accident is the second major workplace accident following the collapse of a 328-metre (1,076-foot) bridge over the Tuo river in Hunan province, killing 41 workers who were removing steel scaffolding erected during its construction. CHINA OUT GETTY OUT AFP PHOTO (Photo credit should read STR/AFP/Getty Images)
Ảnh minh họa (internet)

Hiểu thế nào về tai nạn lao động.

Theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH, tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn), làm người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, là tai nạn lao động và được trợ cấp.

Cũng theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động.

Mức hưởng

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 04 năm 2015 của Bộ LĐTBXH thì mức trợ cấp cụ thể là:

– Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

– Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04 năm 2015 của Bộ LĐTBXH.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp được xác định là tai nạn lao động thì Công ty phải có trách nhiệm:

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động 2012.

 

 

 

Điều 91 Bộ luật dân sự 2015

Điều 91. Tách pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.

2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động

Gây tai nạn xong bỏ chạy sẽ bị xử phạt như thế nào?

 Vào ngày 2/12 vừa qua trên mạng có đăng tải 1 đoạn clip ghi lại hình ảnh lái xe ô tô Mazda CX-5 mang biển số 30A-544.56 sau khi đâm phải người đi xe máy đã bỏ chạy, để mặc người bị nạn nằm trên đường.Lãnh đạo đội CSGT số 6 (Công an TP. Hà Nội) xác nhận có thông tin trên và cho biết, hiện công an quận Nam Từ Liêm đang điều tra vụ việc.Hiện tại, ủy ban đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ danh tính lái xe gây tai nạn bỏ chạy, xử lý nghiêm.

Qua sự việc nêu trên đối với tài xế lái xe Mazda CX-5 gây tai nạn giao thông xong rồi bỏ chạy, không dừng lại giúp đỡ người bị nạn.

otocotinhdamxemay2113

Chiếc xe Mazda Cx-5 lạng lách gây tai nạn cho người đi đường và bỏ chạy khỏi hiện trường

 Xét về góc độ hành chính : Đối hành vi trên thì theo quy định tại Điểm b, khoản 7, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt :

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”

Đối với  tài xế điều khiển chiếc xe nêu nêu trên sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của mình.

Ngoài bị xử phạt hành chính, xét về góc độ hình sự : Việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, Điều 202 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Theo điểm c, Khoản 2 của điều này nếu người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì sẽ phat tù từ 3 năm đến 10 năm tùy vào mức độ vi phạm mà người điều khiển phương tiện giao thông.

Theo NQ số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 thì: “4. Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự như sau:

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

  1. Làm chết một người;
  2. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  3. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỉ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
  4. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

Xét theo quy định tại Nghị quyết trên còn phụ thuộc vào mức độ tổn hại đến sức khỏe của người bị nạn để có thể khẳng định được hành vi của tài xế đã đủ điều kiện cấu thành tội phạm, nếu đủ điều kiện thì sẽ bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 202 BLHS, còn nếu không thì thuộc trường hợp xử phạt hành chính

 

 

 

 

 

Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 09/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Cần cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Thực hiện quyền xuất khẩu;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu;

c) Thực hiện quyền phân phối;

d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;

đ) Cung cấp dịch vụ logistics;

e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;

g) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

i) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

k) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

4. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.

5. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.

6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

8. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.

9. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.

10. Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.

11. Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.

12. Trung tâm thương mại là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

13. Cơ quan cấp Giấy phép là cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định này.

14. Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại theo đó bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

15. Hệ thống cơ sở dữ liệu là Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, địa chỉ: http://www.moit.gov.vn.

16. Tài liệu về tài chính là một trong các tài liệu sau: Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

17. Tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ là một trong các tài liệu sau: Bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu chứng minh tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền khai thác, sử dụng địa điểm đó để lập cơ sở bán lẻ; kèm theo các giấy tờ khác có liên quan.

Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan

1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trường hợp Điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.

4. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

5. Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư phải đáp ứng điều kiện và thực hiện: Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động phải cấp Giấy phép kinh doanh; thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ khi lập cơ sở bán lẻ, theo quy định tại Nghị định này.

6. Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại Điều 12 và 13 Nghị định này.

Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.

Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh

1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

Điều 7. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.

4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

5. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.

2. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

3. Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

c) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Chương II

GIẤY PHÉP KINH DOANH

Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Điều 10. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh

Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp quy định tài khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này:

1. Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.

2. Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.

3. Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.

4. Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.

5. Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 11. Nội dung Giấy phép kinh doanh, thời hạn kinh doanh

1. Nội dung Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

c) Hàng hóa phân phối;

d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

đ) Các nội dung khác.

2. Thời hạn kinh doanh

a) Thời hạn kinh doanh đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này là 05 năm;

b) Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.

Điều 12. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Điều 13. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Số lượng hồ sơ

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 02 bộ;

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện

– Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

– Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 14. Điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

Điều 15. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này, trừ trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh.

3. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này: Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.

Điều 16. Trình tự điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

2. Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép,

Điều 17. Cấp lại Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp sau:

1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.

2. Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hỏng.

Điều 18. Hồ sơ cấp lại Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Điều 19. Trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh trong trường hợp cấp lại quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

2. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đến.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh cho trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này, sao gửi 01 bản Giấy phép kinh doanh cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi để cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp lại Giấy phép kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi.

Điều 20. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gồm:

a) Tài liệu quy định tại Điều 12 và khoản 1, 2 Điều 27 Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có).

2. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 13 và 28 Nghị định này.

Điều 21. Từ chối cấp Giấy phép kinh doanh

Ngoài các trường hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp Giấy phép kinh doanh trong trường hợp sau:

1. Thời hạn hoạt động của dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã hết.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định này.

Chương III

GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Điều 22. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

1. Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

b) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

c) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

2. Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

– Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

– Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

Điều 23. Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

1. Trường hợp phải thực hiện ENT

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.

2. Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế

a) Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;

b) Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;

c) Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;

d) Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;

đ) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:

– Tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;

– Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Điều 24. Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT)

1. Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.

3. Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó.

Điều 25. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia;

b) Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam;

c) Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam;

d) Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam;

đ) Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 26. Nội dung, thời hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Nội dung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này)

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

b) Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;

c) Loại hình cơ sở bán lẻ;

d) Quy mô cơ sở bán lẻ;

đ) Các nội dung khác;

e) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ,

2. Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

a) Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;

c) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Điều 27. Hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.

5. Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp phải thực hiện ENT.

Điều 28. Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục ENT

1. Hồ sơ 02 bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 29. Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện ENT

1. Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 24 Nghị định này.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.

5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:

a) Trường hợp văn bản kết luận đề xuất không cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 30. Điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

Điều 31. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 26 Nghị định này, trừ trường hợp thay đổi loại hình cơ sở bán lẻ thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini theo quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp điều chỉnh giảm diện tích cơ sở bán lẻ, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính: Bản sao Giấy phép kinh doanh ghi nhận nội dung điều chỉnh;

c) Trường hợp thay đổi địa chỉ của cơ sở bán lẻ: Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phường, xã, thị trấn xác nhận việc thay đổi địa chỉ;

d) Trường hợp giảm diện tích cơ sở bán lẻ: Các giấy tờ có liên quan.

2. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ thứ nhất trong trung tâm thương mại; tăng diện tích cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, đến mức dưới 500 m2, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Bản giải trình có nội dung:

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất.

c) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

3. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ thứ nhất không nằm trong trung tâm thương mại, hồ sơ gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Bản giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

4. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ khác và trường hợp cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thay đổi loại hình thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất;

– Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 27 Nghị định này.

Điều 32. Trình tự điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có tài liệu ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

2. Trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 31 Nghị định này:

a) Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp giấy phép điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này: Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này: Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép.

Điều 33. Cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng.

Điều 34. Hồ sơ cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Điều 35. Trình tự cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 36. Hồ sơ gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Nghị định này.

Điều 37. Trình tự gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gửi trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực.

2. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trường hợp hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 38. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động

1. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Bản giải trình cơ sở bán lẻ có nội dung:

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; giải trình các tiêu chí quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho cơ sở bán lẻ quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

– Tình hình kinh doanh của cơ sở bán lẻ; kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh của cơ sở bán lẻ;

– Kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất;

c) Báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất; kế hoạch tài chính; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

đ) Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh (nếu có).

2. Trình tự

a) Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Công Thương trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung thay đổi;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và gửi hồ sơ tới Cơ quan cấp Giấy phép nơi có cơ sở bán lẻ đề nghị được tiếp tục hoạt động;

d) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và đánh giá hồ sơ và địa điểm đặt cơ sở bán lẻ để có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất cấp phép (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này), trường hợp đề xuất không cấp phép phải có văn bản trả lời Bộ Công Thương và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ Công Thương căn cứ vào ý kiến đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép và nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận, trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 39. Từ chối cấp, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Ngoài các trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp sau:

1. Thời hạn hoạt động của dự án lập cơ sở bán lẻ đã hết.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định này.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, GỬI, LƯU TRỮ GIẤY PHÉP VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Điền 40. Chế độ báo cáo

1. Báo cáo của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

a) Định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Báo cáo của Cơ quan cấp Giấy phép

Định kỳ hàng năm, trước ngày 28 tháng 02, Cơ quan cấp Giấy phép báo cáo Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành (trong trường hợp có cấp Giấy phép kinh doanh hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này) về tình hình cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 41. Gửi, lưu trữ Giấy phép và công bố thông tin

1. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép kinh doanh đến: Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành (trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này), cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các cơ quan có liên quan nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính (nếu cần).

2. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đến: Bộ Công Thương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các cơ quan có liên quan nơi đặt cơ sở bán lẻ.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; có Quyết định chấm dứt hoạt động; có Quyết định xử lý vi phạm hành chính; nhận được bản sao Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 42. Xử lý vi phạm

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa và vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo hành vi, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 43. Thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Giấy phép kinh doanh bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án có mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị thu hồi;

c) Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh là giả mạo;

d) Ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

đ) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này trong 24 tháng liên tiếp;

e) Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định này sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn theo yêu cầu.

2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án lập cơ sở bán lẻ, Giấy phép kinh doanh bị thu hồi;

b) Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là giả mạo;

c) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

d) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

đ) Ngừng hoạt động bán lẻ tại cơ sở bán lẻ quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

e) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này trong 24 tháng liên tiếp;

g) Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định này sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn yêu cầu.

3. Trình tự thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 43, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này

Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định này

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án có mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị thu hồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gửi bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Trường hợp mục tiêu của dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm toàn bộ nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp Giấy phép kinh doanh, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp mục tiêu của dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm một phần nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp Giấy phép kinh doanh, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định hủy bỏ những nội dung Giấy phép kinh doanh có liên quan đến dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời hủy bỏ nội dung này tại Giấy phép kinh doanh.

c) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, là giả mạo

Cơ quan cấp Giấy phép ra thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đã cấp, cấp lại; Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã cấp, cấp lại, gia hạn.

d) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là giả mạo

Cơ quan cấp Giấy phép ra thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định hủy bỏ những nội dung Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được điều chỉnh trên cơ sở thông tin giả mạo; khôi phục lại các nội dung được cấp phép trước đó trên Giấy phép kinh doanh, Giấy phép cơ sở bán lẻ, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

đ) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 và các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 43 Nghị định này

Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản yêu cầu người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đến giải trình. Quá thời hạn theo yêu cầu 15 ngày mà người đại diện không đến hoặc có đến nhưng giải trình không thỏa đáng, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Điều 44. Tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu nước ngoài được tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trong thời hạn không quá 12 tháng.

2. Khi tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ sau:

a) Tuân thủ quy định pháp luật về tạm ngừng hoạt động kinh doanh;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, gửi bản sao Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn tới Cơ quan cấp Giấy phép để được đăng tải lên Hệ thống cơ sở dữ liệu.

Điều 45. Chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tự quyết định chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

b) Thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực mà không đề nghị cấp mới; thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực mà không đề nghị gia hạn;

c) Thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực mà không được chấp thuận cấp mới; thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực mà không được gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

d) Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị hủy bỏ; Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị thu hồi, theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.

2. Việc chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thực hiện như sau:

a) Trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động hoặc 15 ngày trước ngày thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực hoặc thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gửi thông báo chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, thông báo chấm dứt hoạt động của cơ sở bán lẻ tới Cơ quan cấp Giấy phép.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo chấm dứt hoạt động, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định chấm dứt hoạt động (Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy phép đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.

b) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt kể từ ngày thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực.

c) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt kể từ ngày quy định trên Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Công bố cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan cấp Giấy phép, bộ, ngành, địa phương giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc rà soát, tập hợp, đăng tải điều kiện đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

2. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ.

Điều 48. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.

2. Chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan tại địa phương thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp cần thiết hoặc tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.

Điều 49. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

2. Đăng tải, cập nhật trên Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; xử lý vi phạm tại địa phương.

3. Thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền.

4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương theo thẩm quyền.

5. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương theo thẩm quyền.

Điều 50. Quy định chuyển tiếp

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện các hoạt động này theo hiệu lực của các giấy tờ đã được cấp mà không phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thuộc diện phải cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này, khi có đề nghị điều chỉnh nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này tại các giấy tờ trên thì phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 15 và 16 Nghị định này. Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh ghi nhận lại nội dung đã được cấp phép và ghi nội dung mới được chấp thuận điều chỉnh.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung lập cơ sở bán lẻ thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, khi có đề nghị điều chỉnh nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 Nghị định này tại các giấy tờ trên thì phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Điều 31 và 32 Nghị định này. Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ghi nhận lại nội dung đã được cấp phép và ghi nội dung mới được chấp thuận điều chỉnh.

Điều 51. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 52. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2). XH
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Nghị định số: 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ)

Mẫu số 01 Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 02 Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 03 Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 04 Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 05 Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 06 Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 07 Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 08 Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động
Mẫu số 09 Văn bản Sở Công Thương lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành
Mẫu số 10 Văn bản ý kiến của Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành gửi Sở Công Thương
Mẫu số 11 Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 12 Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 13 Báo cáo thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
Mẫu số 14 Báo cáo về Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 15 Quyết định thu hồi Giấy phép
Mẫu số 16 Quyết định chấm dứt hoạt động
Bảng 1 Hướng dẫn cách ghi Giấy phép
Bảng 2 Bảng mã số tỉnh/thành phố Cơ quan cấp Giấy phép

 

Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính?

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình talk show “Đối thoại” trên đại truyền hình VITV về Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính  phát sóng 19:46 ngày 28/08/2016 trên truyền hình VITV.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật