Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

C2, Rồng đỏ nhiễm chì: Bồi thường 3,9 tỉ đồng có thỏa đáng?

Trong mấy ngày qua, vụ URC bồi thường vì 2 lô C2, Rồng đỏ nhiễm chì lại nóng trở lại bởi “rò rỉ” con số bồi thường theo dư luận ước tính là 3,9 tỉ đồng. Số tiền này là nhiều hay ít và dựa trên căn cứ nào? Và có đầy đủ cơ sở pháp lý không?

abcd

C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của Cty TNHH URC Việt Nam

 Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội) cho biết: Trên thực tế, tính cho đến thời điểm này, chưa ai chứng minh được thiệt hại từ hành vi của URC gây ra cho người tiêu dùng, trong khi đó, đây lại là yếu tố quan trọng nhất, bắt buộc phải chứng minh trong các vụ việc liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Và cho đến giờ, cũng không ai hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào có văn bản chính thức kết luận về việc người tiêu dùng chỉ bị thiệt hại tối đa là 3,9 tỷ đồng do các sản phẩm C2, Rồng đỏ của URC gây ra và mức bồi thường này là tương xứng với thiệt hại thực tế mà URC đem đến khi xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của người tiêu dùng.

Mặt khác, xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này cũng rất khó xác định ai là chủ thể trực tiếp nhận bồi thường bởi người tiêu dùng là một khái niệm rất chung chung, khó xác định. Số tiền 3,9 tỷ đồng trên, thoạt nhìn có thể là khá lớn và phần nào khỏa lấp được trách nhiệm của URC với cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này.

Song cần phải xem lại đây thực chất là tiền gì? “Bởi nếu đã gọi là bồi thường thiệt hại thì phải tuân theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, mà cụ thể trong trường hợp này là các quy định về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” sẽ được áp dụng để giải quyết” 

Tại Điều 630 Bộ luật Dân sự cũng như nội dung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều thống nhất quy định khi: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Tuy nhiên, để xác định được chính xác mức thiệt hại xảy ra trên thực tế đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của URC gây ra để đưa ra một mức (số tiền) bồi thường cụ thể lại không hề đơn giản.

Vì căn cứ quan trọng nhất để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là “thiệt hại xảy ra trên thực tế”. Thiệt hại đó có thể bao gồm: Thiệt hại về vật chất (tính mạng, sức khỏe, tài sản…); Thiệt hại về tinh thần và toàn bộ chi phí hợp lý để khắc phục, giảm thiểu thiệt hại đó (được quy định cụ thể tại Điều 604 đến 612 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005).

Như vậy, việc chỉ căn cứ vào giá bán ra của sản phẩm C2, Rồng đỏ để làm căn cứ đưa ra mức bồi thường (như cách mà Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã tính toán) là không chính xác, chưa toàn diện và không đúng quy định về bồi thường thiệt hại.

Hay nói cách khác, trong trường hợp này, chưa một ai xác định được chính xác mức thiệt hại trên thực tế để làm căn cứ bồi thường, cũng như chưa tính toán được toàn bộ chi phí mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trực tiếp là người tiêu dùng đã phải chi trả để “hạn chế, khắc phục” được thiệt hại do hành vi vi phạm của URC gây ra đối với người tiêu dùng.

Xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cũng không thỏa mãn yếu tố là chủ thể để có thể được nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại từ URC, bởi Hội này không phải là “người bị thiệt hại” trực tiếp từ hành vi vi phạm của URC gây ra.

Chính vì vậy, để đảm bảo tính pháp lý của khoản tiền “bồi thường” mà Vinastas yêu cầu URC chi trả, Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Hội cần phải xác định rõ đây là khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của URC đối với người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của mình gây ra? Hay chỉ là khoản kinh phí hỗ trợ Vinastas trong công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam?

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

“Có như vậy, Hội mới có thể “đường đường chính chính” nhận và tiêu khoản tiền trên theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hội cần phải tiếp tục yêu cầu URC cam kết có trách nhiệm với người tiêu dùng (kể cả về chất lượng sản phẩm cũng như bồi thường thiệt hại) khi lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm bởi các sản phẩm khuyết tật do URC sản xuất và phân phối”

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 34 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 34, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 34 : Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Hoàn thuế GTGT 2016

Bộ Tài chính ban hành Công văn 13804/BTC-TCT về việc quản lý hoàn thuế GTGT các tháng cuối năm 2016.

hoanthue

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, Bộ yêu cầu các cục Thuế thực hiện nghiêm túc quy định về hoàn thuế GTGT; cụ thể, không thực hiện hoàn thuế đối với:

– Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện XK tại địa bàn hoạt động hải quan, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu.

– Hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm tài nguyên, khoáng sản (TNKS) khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc được chế biến có tổng trị giá TNKS và chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất trở lên;

– Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định.

 

Thêm vào đó, Công văn 13804/BTC-TCT  hướng dẫn các trường hợp không được hoàn thuế GTGT đối với trường hợp người nộp thuế có số thuế GTGT đầu vào lũy kế 12 tháng/4 quý liên tục chưa được khấu trừ hết.

Điều kiện mở doanh nghiệp tư vấn bất động sản

Hỏi: Hiện nay tại Việt Nam, giao dịch bất động sản vẫn rất sôi động và chúng tôi muốn đầu tư mở doanh nghiệp tư vấn bất động sản cho khách hàng nước ngoài, kiều bào tại Việt Nam. Vậy chúng tôi muốn biết mở 1 doanh nghiệp tư vấn bất động sản thì cần những điều kiện gì?

thay-doi-dia-chi-f18f4

Trả lời:

Vâng, đúng vậy, trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển ổn định về mặt kinh tế thì thị trường bất động sản ở Việt Nam cũng phát triển hết sức sôi động. Tham gia vào thị trường này thì không còn giới hạn chỉ là người Việt Nam sinh sống trong nước có nhu cầu về nhà ở nữa, mà còn có một bộ phận rất lớn những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhu cầu đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam để sinh sống, học tập, làm việc hay kinh doanh.

Chính vì vậy, cùng với đó là các dịch vụ liên quan đến đầu tư, kinh doanh bất động sản cho các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng như người nước ngoài có thể sở hữu, sử dụng đối với bất động sản ở Việt Nam cũng phát triển theo đúng quy luật cung – cầu nhằm đáp ứng yêu cầu này.

Đối với hoạt động tư vấn bất động sản theo pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thì đây là một hoạt động kinh doanh bất động sản.

Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Tư vấn bất động sản là hoạt động trợ giúp về các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản theo yêu cầu của các bên”.

Đối với ngành nghề kinh doanh là tư vấn bất động sản thì pháp luật Việt Nam không quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tức là bạn có quyền tự do đăng ký, tự do hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh này. \

Như vậy, bạn chỉ cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và một số hồ sơ theo mẫu của Luật Doanh nghiệp để gửi đến Sở Kế hoạch đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở chính để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tổ chức hoạt động.

Bạn có thể lựa chọn các hình thức doanh nghiệp như: Công ty tư nhân; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh….để hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bất động sản của mình.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh ( Giám đốc công ty Luật Minh Bạch )

Nghị định số: 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2017 quy định về Kinh doanh rượu

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 105/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ KINH DOANH RƯỢU

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh rượu.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
  2. Nghị định này không áp dụng đối với:
  3. a) Hoạt động xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh rượu;
  4. b) Nhập khẩu rượu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế;
  5. c) Nhập khẩu rượu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, mua bán rượu giữa các khu phi thuế quan; hoạt động kinh doanh rượu tại khu phi thuế quan, hoạt động gửi kho ngoại quan;
  6. d) Rượu nhập khẩu là hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu trong, định mức được miễn thuế; xét miễn thuế, không chịu thuế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh rượu và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh rượu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau;

  1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol).

Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.

  1. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.
  2. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
  3. Rượu bán thành phẩm là rượu chưa hoàn thiện dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu thành phẩm.
  4. Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý rượu

Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 5. Chất lượng và an toàn thực phẩm

  1. Rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  2. Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
  3. Thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan.

Điều 6. Dán tem và ghi nhãn hàng hóa rượu

  1. Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại.
  2. Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.

Điều 7. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu

  1. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
  2. Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu,
  3. Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu.
  4. Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  5. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
  6. Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.

Chương II

KINH DOANH RƯỢU

Mục 1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH RƯỢU

Điều 8. Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
  3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
  5. Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
  6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

Điều 9. Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

  1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

Điều 10. Điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại

  1. Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
  2. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

Điều 11. Điều kiện phân phối rượu

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên.
  3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
  5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
  6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Điều 12. Điều kiện bán buôn rượu

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của phập luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên.
  3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
  5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác,
  6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Điều 13. Điều kiện bán lẻ rượu

  1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
  4. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  5. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Điều 14. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

  1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
  4. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
  5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

Mục 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH RƯỢU

Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp

  1. Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Được mua trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
  4. Được mua rượu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
  5. Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
  6. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

  1. 1. Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  2. 2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
  3. 3. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  4. 4. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại

  1. Không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
  2. Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
  3. Đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  4. Không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ

  1. Quyền và nghĩa vụ chung:
  2. a) Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
  3. b) Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền; cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp;
  4. c) Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
  5. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu:
  6. a) Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
  7. b) Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
  8. c) Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
  9. d) Trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
  10. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu:
  11. a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong, nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
  12. b) Bán rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
  13. c) Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
  14. d) Trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
  15. Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán lẻ rượu:
  16. a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
  17. b) Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.
  18. Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
  19. a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
  20. b) Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm bán hàng của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

Mục 3. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU

Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (01 bộ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  3. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  4. Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  5. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
  6. Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (01 bộ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  3. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
  4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (01 bộ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán rượu lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định.
  4. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
  5. Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu của các thương nhân bán buôn rượu; bản sao. Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự, kiến tham gia hệ thống phân phối của doanh nghiệp xin cấp phép.
  6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
  7. a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
  8. b) Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
  9. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.

Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu (01 bộ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán lẻ rượu và bán rượu tiêu, dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định.
  4. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
  5. Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn của các thương nhân bán lẻ; bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của các thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn của doanh nghiệp xin cấp phép.
  6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
  7. a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
  8. b) Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.
  9. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.

Điều 23. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (01 bộ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
  4. Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
  5. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
  6. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.

Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (01 bộ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
  4. Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
  5. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Mục 4. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU

Điều 25. Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép

  1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
  2. a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
  3. b) Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  4. c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  5. d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
  6. Thủ tục cấp giấy phép:
  7. a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
  8. b) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

  1. c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Điều 26. Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép

  1. Trường hợp có thay đổi các nội dung của giấy phép, thương nhân phải gửi hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép (01 bộ) bao gồm:
  3. a) Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
  4. b) Bản sao giấy phép đã được cấp;
  5. c) Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
  6. Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép:
  7. a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
  8. b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Điều 27. Cấp lại giấy phép

  1. Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực:

Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.

  1. Trường hợp cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
  2. a) Hồ sơ đề nghị cấp lại (01 bộ) bao gồm:

Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp (nếu có);

  1. b) Cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào hồ sơ đã lưu và hồ sơ đề nghị cấp lại của thương nhân để cấp lại giấy phép;
  2. c) Thời hạn của giấy phép sẽ được giữ nguyên như cũ.
  3. Thủ tục cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
  4. a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
  5. b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Điều 28. Nội dung và thời hạn của giấy phép

  1. Nội dung của giấy phép theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Thời hạn của giấy phép:
  3. a) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;
  4. b) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu, Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 05 năm.

Điều 29. Gửi và lưu giấy phép

  1. Đối với Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:

Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi doanh nghiệp: được cấp giấy phép, 01 bản gửi Bộ Công Thương (đối với giấy phép do Sở Công Thương cấp) hoặc Sở Công Thương địa phương (đối với giấy phép do Bộ Công Thương cấp).

  1. Đối với Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cơ sở được cấp giấy phép, 01 bản gửi Sở Công Thương.

  1. Đối với Giấy phép phân phối rượu:

Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép; 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và 01 bản gửi mỗi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký phân phối rượu; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.

  1. Đối với Giấy phép bán buôn rượu:

Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp Giấy phép; 01 bản gửi Bộ Công Thương; 01 bản gửi Chi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.

  1. Đối với Giấy phép bán lẻ rượu, Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:

Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi thương nhân được cấp giấy phép; 01 bản gửi Sở Công Thương; 01 bản gửi Chi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi mỗi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.

Mục 5. NHẬP KHẨU RƯỢU

Điều 30. Quy định chung về nhập khẩu rượu

  1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
  2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
  3. Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
  4. a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
  5. b) Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi nhập khẩu và phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
  6. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.

Điều 31. Nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu được nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với tổng dung tích không quá 03 lít trên một nhãn rượu. Rượu nhập khẩu trong trường hợp này không được bán trên thị trường.

Chương III

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP

Điều 32. Chế độ báo cáo

  1. Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh rượu năm trước của đơn vị mình về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại trên địa bàn về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này.
  3. Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại, tình hình bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm trước trên địa bàn về Sở Công Thương theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này.
  4. 4. Trước ngày 28 tháng 02 hàng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu, tình hình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, tình hình bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm trước trên địa bàn về Bộ Công Thương theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 33. Thu hồi giấy phép

  1. Giấy phép bị thu hồi trong các trường hợp:
  2. a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp;
  3. b) Không còn đáp ứng đủ hoặc không thực hiện đúng các điều kiện quy định;
  4. c) Chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  5. d) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;

đ) Thương nhân đã được cấp giấy phép nhưng không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục.

  1. e) Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
  2. Cơ quan nhà nước cấp giấy phép có thẩm quyền thu hồi giấy phép đã cấp.
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, thương nhân phải nộp bản gốc giấy phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi. Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

  1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh rượu.
  2. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành rượu: trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
  3. Quản lý an toàn thực phẩm đối với rượu.
  4. Thanh tra, kiểm tra, các cơ sở kinh doanh rượu về việc chấp hành quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và bảo vệ một trường; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh rượu.
  5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các vi phạm khác về kinh doanh rượu.
  6. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tổ chức tịch thu, xử lý đối với rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không ghi nhãn, dán tem theo quy định.
  7. Chủ trì, phối hợp kiểm tra, tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định này.

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định việc in, ban hành tem, dán tem và quản lý sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu.

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Y tế

  1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống tác hại của rượu.
  2. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất rượu giả, rượu lậu, rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điều 37. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh rượu; tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định về kinh doanh rượu.

Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành rượu trên địa bàn.

2 . Kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn.

  1. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, an toàn lao động, môi trường trong các cơ sở sản xuất rượu và xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
  2. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc thực hiện kinh doanh rượu theo quy định tại Nghị định này.
  3. Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương:

Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu có hàm lượng các chất có hại vượt mức cho phép, hướng dẫn người tiêu dùng chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định; làm rõ nguyên nhân khi xảy ra ngộ độc rượu trên địa bàn và có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.

  1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
  2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu đã được cấp giấy phép mà vẫn còn thời hạn, được tiếp tục hoạt động theo nội dung ghi trong giấy phép đã cấp. Trường hợp thương nhân có nhu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép thì phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
  2. Trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải làm thủ tục cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

Điều 40. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2017.
  2. Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 41. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành

  1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, CN (3). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cấp giấy phép

Mẫu số 02

Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép

Mẫu số 03

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép

Mẫu số 04

Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại

Mẫu số 05

Giấy phép

Mẫu số 06

Giấy phép (cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ…)

Mẫu số 07

Giấy phép (cấp lại lần thứ…)

Mẫu số 08

Báo cáo tình hình sản xuất rượu năm…

Mẫu số 09

Báo cáo tình hình phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm…

Mẫu số 10

Báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trên địa bàn năm…

Mẫu số 11

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn năm…

Mẫu số 12

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh năm…

 

Mẫu số 01

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /

……….., ngày ……. tháng ……… năm …………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

…………….(1)……………..

Kính gửi: ………………..(2)………………………………………….

Tên thương nhân: ………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………….. Điện thoại: ………………. Fax: ………………

Địa điểm sản xuất/kinh doanh: …………………………………. Điện thoại:…………………….

Fax: ……………………………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ………. do…………..……… cấp ngày…….. tháng ……. năm …………

Đề nghị……(2)….. xem xét cấp Giấy phép……..(1)………., cụ thể là:

(Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh rượu, thương nhân thực hiện theo một trong các đề nghị dưới đây):

Được phép sản xuất rượu như sau:

Sản xuất các loại rượu: ………………(3)…………………………………………………………………….

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: ………..(4)……………………………………………………………..

Được phép tổ chức phân phối rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: …….(3)….. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau:………………………………………………………………………………………………………..

……….(5)………………………………………………………………………………………………………………..

Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau:

……………………………………………………………………………………………………………………………

Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: ……………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: …………(3)…….. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:

………….(5)…………………………………………………………………………………………………………..

Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: …….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: ……………………..

Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: …….(3)……. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:

……..(5)……………………………………………………………………………………………………………………

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: …………………………………………………………….

Được phép tổ chức bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:

Được phép mua các loại rượu: ……….(3)………… của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu sau: …….(5)……………………………………………….

Được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau:

…….(6) … xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2017/NĐ-CP ngày…. tháng …. năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Chú thích:

(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…

(4): Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).

(5): Ghi rõ tên, địa chỉ.

(6): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.

 

Mẫu số 02

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /

……….., ngày ……. tháng ……… năm …………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP ……(1)……

Kính gửi: ………………(2)……………………………………

Tên thương nhân: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………….. Điện thoại: ……………… Fax:……………..

Địa điểm sản xuất/kinh doanh:………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………… Fax: ……………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ……………… do ……………….cấp ngày ………….. tháng……… năm …………;

Giấy phép……(1)……. đã được cấp số…….. do …… cấp ngày …… tháng ……. năm ……

Giấy phép…(1)….đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số ……. do ……. cấp ngày…… tháng …… năm …………

……….(3)…… đề nghị ………..(2)….xem xét cấp sửa đổi (hoặc bổ sung) Giấy phép….(1)……, với lý do cụ thể như sau:

Thông tin cũ: ………………………………………………………………………………………………………..

Thông tin mới: ………………………………………………………………………………………………………

……….(4)………………………………………………………………………………………………………………

…….(3)….. xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ………   /2017/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Chú thích:

(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

(3): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.

(4): Nội dung sửa đổi, bổ sung.

 

Mẫu số 03

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /

……….., ngày ……. tháng ……… năm …………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP ……(1)…….
(
trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng)

Kính gửi:………….(2)……………………………………………..

Tên thương nhân: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………….. Điện thoại: ……………… Fax:……………..

Địa điểm sản xuất/kinh doanh: ……………………..Điện thoại: …..…………… Fax: ………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ……………… do ………….cấp ngày ………….. tháng……… năm …………;

Giấy phép……(1)……. đã được cấp số…….. do …… cấp ngày …… tháng ……. năm ……

Giấy phép…(1)….đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số ……. do ……. cấp ngày…… tháng …… năm …………

……….(3)…… đề nghị ………..(2)…. xem xét cấp lại Giấy phép………(1)……, với lý do cụ thể như sau:……..(4)        

…….(3)….. xin cam đoan lý do trình bày trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số………   /2017/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Chú thích:

(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

(3): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.

(4): Lý do xin cấp lại.

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……….., ngày ……. tháng ……… năm …………

GIẤY ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG

ĐỂ BÁN CHO DOANH NGHIỆP CÓ GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP ĐỂ CHẾ BIẾN LẠI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã………………………

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………. Điện thoại:………………………………………………………………………

Hợp đồng mua bán số ……. ngày….. tháng……. năm …… với doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp: ……(1)…….

Đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp như sau:

– Loại rượu: ……..(2)………………………………………………………………………………………………..

– Quy mô sản xuất: ……..(3)……………………………………………………………………………………..

………..(4) … xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số…./2017/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Chủ cơ sở sản xuất
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Chú thích:

(1): Tên doanh nghiệp mua rượu thủ công để chế biến lại.

(2): Ghi cụ thể loại sản phẩm rượu đăng ký sản xuất.

(3): Ghi sản lượng dự kiến, sản xuất (lít/năm).

(4): Tên tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất rượu thủ công.

 

Mẫu số 05

TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /

Hà Nội, ngày ……. tháng ……… năm …………

 

GIẤY PHÉP …..(1)……

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG/TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ (KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)

Căn cứ ………. ……..(2)…………………………………………………………………………………………..

Căn cứ Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;

Xét Đơn đề nghị cấp Giấy phép……(1)… số… ngày … tháng …. năm …. của……(3)………….

Theo đề nghị của ……..(4)………………………………………………………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp phép ………………………(1)………………………………………………………………….

Cho phép: ……………………………………………………………………………………………….. (3)………

Trụ sở tại: …………………………………………………………… Điện thoại: ………………Fax:…….

Địa điểm sản xuất/kinh doanh (nếu có): ……………Điện thoại: ………….Fax:……………….

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số….do …….cấp ngày…tháng…. năm ………….

(Tùy vào loại giấy phép mà thương nhân đề nghị cấp, cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện một trong các nội dung dưới đây):

Được phép sản xuất rượu như sau:

Sản xuất các loại rượu: …………(5)…………………………………………………………………………

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: …………………………………………………………….. (6)………

Được phép tổ chức phân phối rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: ………….(5)……… của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau: ………(7)……………………………………………………………………………….

Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau:

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: …………………..

Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: …………..(5)…… của thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: …….(7) ………………………………………………………………………..

Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: …….

……………………………………………………………………………………………………………………………

Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: ……………………

Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: …………(5)……… của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ……..(7)…………………………………………………………………………………………

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: …………………………………………………………….

Được phép tổ chức bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:

Được phép mua các loại rượu: ……..(5)…… của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu sau: …….(7)…………………………………………………………….

Được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau:………………………………………..

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện

…………….(3)…. phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/2017/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Thời hạn của giấy phép

Giấy phép này có giá trị đến ngày…. tháng … năm ……../.

 


Nơi nhận:
– …………… (3);
– …………… (8);
– Lưu: VT, …….(4).

(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Chú thích:

(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.

(3): Tên thương nhân được cấp giấy phép.

(4): Tên cơ quan, đơn vị trình.

(5): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…

(6): Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).

(7): Ghi rõ tên, địa chỉ.

(8): Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép.

 

Mẫu số 06

TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /

Hà Nội, ngày ……. tháng … năm ……

 

GIẤY PHÉP …..(1)……
(
Cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ...)

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG/
TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ (KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)

Căn cứ ……….…… (2)……………………………………………………………………………………………

Căn cứ Nghị định số ………../2017/NĐ-CP ngày…. tháng ….. năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;

Căn cứ Giấy phép …..(1)… số ……do…… cấp ngày ….tháng…năm……….

Xét Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép……..(1)…. số ………. ngày ….. tháng …. năm của         (3)……………;

Theo đề nghị của ……………….(4)…………………………………………………………………………. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép….(1)…số…… như sau: ……..(5)……………..

Điều 2. Giấy phép này là một phần không thể tách rời của Giấy phép …….(1)………..… số ……. do………………… cấp ngày ……. tháng …… năm……………..

Điều 3. Trách nhiệm thực hiện

…………………..(3)………. phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ………/2017/NĐ-CP ngày…. tháng……. năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan./.

 


Nơi nhận:
– …………… (3);
– …………… (6);
– Lưu: VT, …….(4).

(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Chú thích:

(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.

(3): Tên thương nhân được cấp giấy phép.

(4): Tên cơ quan, đơn vị trình.

(5): Nội dung sửa đổi, bổ sung.

(6): Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép.

 

Mẫu số 07

TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /

Hà Nội, ngày ……. tháng … năm ……

 

GIẤY PHÉP …..(1)……
(Cấp lại lần thứ…)

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG/
TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ (KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)

Căn cứ ……………………………………(2)………………………………………………………………. ;

Căn cứ Nghị định số …/2017/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;

Căn cứ Giấy phép ….(1)…. số….do…… cấp ngày ….tháng…năm………………………………..

Xét Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép….(1)….. số …. ngày ….. tháng …. năm …. của …….(3)…… ;

Theo đề nghị của …………………………………………………(4)……………………………….. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp phép …………(1)……………………………………………………………………………….

Cho phép: …………………………………………………………………………………………. (3)…………

Trụ sở tại: ………………………………………………Điện thoại: ………..…… Fax:………..

Địa điểm sản xuất/kinh doanh (nếu có): ……………Điện thoại:………………… Fax:………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ……… do …………….. cấp ngày …… tháng ……. năm ………….

(Tùy vào loại giấy phép mà thương nhân đề nghị cấp, cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện một trong các nội dung dưới đây):

Được phép sản xuất rượu như sau:

Sản xuất các loại rượu: …………(5)………………………………………………………………………..

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: ………………………………………………………….. (6)………..

Được phép tổ chức phân phối rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: …………(5)……. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau: ………….(7)………

Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau:

……………………………………………………………………………………………………………………………

Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau:…………………….

Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: ……………(5)……….. của thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ………(7) ……………………………………………………………..

Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: ……. ………………………………………………………………………………………

Được phép bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau: ……………………

Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: …………(5)….. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ……………….(7)………………

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: …………………………………………………………..

Được phép tổ chức bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:

Được phép mua các loại rượu: ………..(5)…….. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu sau:……(7)………………………………………………………..

Được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm sau:……………………………………..

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện

…………………(3)……… phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2017/NĐ-CP ngày ….. tháng…. năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Thời hạn của giấy phép

Giấy phép này có giá trị đến ngày…. tháng … năm ………./.

 


Nơi nhận:
– …………… (3);
– …………… (8);
– Lưu: VT, …….(4).

(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Chú thích:

(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.

(3): Tên thương nhân được cấp giấy phép.

(4): Tên cơ quan, đơn vị trình.

(5): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…

(6): Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).

(7): Ghi rõ tên, địa chỉ.

(8): Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép.

 

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……… ngày…. tháng….. năm……..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RƯỢU NĂM…………

Kính gửi: ……………………

  1. Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………
  2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………….. Điện thoại: ……………….Fax:…………………
  3. Giấy phép sản xuất rượu số……… do ……….. cấp ngày…. tháng…… năm…. Giấy phép sản xuất rượu sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại (nếu có) số ………. do…….. cấp ngày …. tháng….. năm ……..

STT

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

Chủng loại rượu

Công suất thiết kế (lít/năm)

Sản lượng sản xuất (lít)

So với năm trước (%)

Sản lượng sản xuất dự kiến năm tiếp theo (lít)

Vốn đầu tư mở rộng (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

STT

NH HÌNH TIÊU THỤ

Chủng loại rượu

Sản lượng tiêu thụ (lít)

So với năm trước (%)

Sản lượng tiêu thụ dự kiến năm tiếp theo (lít)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu số 09

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……… ngày…. tháng….. năm……..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI RƯỢU/BÁN BUÔN RƯỢU/BÁN LẺ RƯỢU/RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ NĂM………

Kính gửi: …………………….

Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………… Fax:………………………….

Giấy phép phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ số:……… do…… cấp ngày….. tháng…. năm…..

Giấy phép phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại (nếu có) số: ……..do……….. cấp ngày…… tháng …. năm………

(Tùy vào loại hình phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân chọn các bảng tương ứng dưới đây để điền thông tin)

  1. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI RƯỢU/BÁN BUÔN RƯỢU
  2. Tình hình mua vào

STT

Tên nhà cung cấp

Địa chỉ trụ sở chính của nhà cung cấp

Tên rượu

Xuất xứ

Nồng độ cồn

Số lượng mua (lít)

Tổng giá trị mua (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

  1. Tình hình bán ra

STT

Tên khách hàng

Địa chỉ trụ sở chính của khách hàng

Tên rượu

Xuất xứ

Nồng độ cồn

Số lượng bán (lít)

Tổng giá trị bán (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

  1. ĐỐI VỚI HOẠT RỘNG BÁN LẺ RƯỢU/BÁN RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ

STT

Tên nhà cung cấp

Địa chỉ trụ sở chính nhà cung cấp

Tên rượu

Nồng độ cồn

Mua trong năm

Bán trong năm

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu số 10

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ……………
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:        /

………., ngày …. tháng ….. năm …

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG ĐỂ BÁN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÓ GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN NĂM………

Kính gửi: Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng………………

STT

Tên tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công

Địa chỉ

Điện thoại

Loại rượu đăng ký sản xuất

Sản lượng rượu đăng ký sản xuất (lít)

Tên doanh nghiệp mua rượu để chế biến lại

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH UBND XÃ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 11

PHÒNG KINH TẾ/KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG ……….
(quận, huyện, thành phố) ……
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:        /

………., ngày …. tháng ….. năm …

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN NĂM ……….

Kính gửi: Sở Công Thương…………..

  1. Tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại

STT

Tên tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công

Địa chỉ

Điện thoại

Loại rượu đăng ký sản xuất

Sản lượng rượu đăng ký sản xuất (lít)

Tên doanh nghiệp mua rượu để chế biến lại

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

  1. Tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép sản xuất số

Ngày cấp

Chủng loại rượu

Sản lượng sản xuất (lít)

Sản lượng tiêu thụ (lít)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

  1. Tình hình bán lẻ rượu

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép số

Ngày cấp

Mua trong năm

Bán trong năm

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

  1. Tình hình bán rượu tiêu dùng tại chỗ

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép số

Ngày cấp

Mua trong năm

Bán trong năm

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 12

SỞ CÔNG THƯƠNG………..
(tỉnh, thành phố)………….
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:        /

………., ngày …. tháng ….. năm …

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM………

Kính gửi: Bộ Công Thương.

  1. 1. Tình hình sản xuất rượu thủ công

STT

Loại hình sản xuất

Tổng số cơ sở có giấy phép hoặc đăng ký sản xuất

Tổng sản lượng rượu sản xuất (lít)

1

Sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

 

 

2

Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

 

 

  1. Tình hình sản xuất rượu công nghiệp

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép số

Ngày Cấp

Chủng loại rượu

Công suất thiết kế (lít/năm)

Sản lượng sản xuất (lít)

Sản lượng tiêu thụ (lít)

Vốn đầu tư mở rộng (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

  1. Tình hình bán buôn rượu

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép số

Ngày Cấp

Mua trong năm

Bán trong năm

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

  1. 4. Tình hình bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ

STT

Loại hình kinh doanh

Tổng số thương nhân có giấy phép

Tổng sản lượng rượu mua vào trong năm (lít)

Tổng sản lượng rượu bán ra trong năm (lít)

1

Bán lẻ rượu

 

 

 

2

Bán rượu tiêu dùng tại chỗ

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Người dân nên làm gì khi chủ đầu tư không làm sổ hồng

Thời gian gần đây, cư dân nhiều chung cư đã đồng loạt treo băng rôn phản đối việc chủ đầu tư không chịu làm sổ hồng cho người dân theo đúng cam kết trong hợp đồng. Việc “treo” sổ hồng này đã khiến không ít hộ gia đình gặp khó khăn khi mà quyền lợi của cư dân chịu nhiều ảnh hường. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như chủ đầu tư đã thực hiện cầm cố dự án tại ngân hàng hoặc các dự án chưa đủ điều kiện cấp sổ. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đôc công ty Luật Minh Bạch, người dân có thể khởi kiện nhằm nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân cũng như nên có những sự tham vấn pháp luật trước trước nhằm tránh thiệt hại về diện tích nhà ở, giá trị công trình và rủi ro pháp lý khác về thủ tục giấy tờ.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Thủ tục chứng thực di chúc

Câu hỏi :

Ba tôi có 1 mảnh đất, ba có viết di chúc để lại mảnh đất đó cho tôi, tôi muốn hỏi thủ tục chứng thực di chúc này như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi cây hỏi về cho chúng tôi. Luật sư sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Trình tự thực hiện

+ Bạn  nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Thẩm quyền giải quyết : UBND cấp xã 

Hồ sơ :

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết :

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

 

 

Vụ nổ do cưa bom ở Hà Đông qua góc nhìn pháp lý

Vụ việc:

Sau khi thu mua phế liệu các loại, anh Cường mang về nơi ở trọ cất giữ. Hằng ngày, cứ vào khoảng 14 – 15 giờ, anh Cường mang các loại phế liệu ra vỉa hè trước cửa nhà thuê trọ để dùng đèn khò cắt, phá bán sắt vụn.

8h30 sáng 19/3, anh Cường đã nhờ một nam thanh niên nhà ở khu đô thị Văn Phú lăn giúp 1 khối kim loại hình trụ bằng sắt đã hoen rỉ, xung quanh bám đất màu vàng để trước cửa nhà thuê trọ của anh Cường (nơi xảy ra vụ nổ).

Vật này bằng sắt hình trụ có đường kính khoảng 40 – 45cm, hai đầu bằng và có nhiều ốc nhỏ nhô ra xung quanh, ở giữa có 2 đai sắt hình vuông nhô ra, trên vật thể này có một số hình lạ mắt. Vật thể này có độ dài khoảng 80cm, khối lượng ước khoảng trên 100kg. Anh Cường thường phân loại phế liệu từ sáng sớm cho đến tối bằng các dụng cụ như dao, búa, đèn khò.

Khoảng 15h10, tại khu nhà thấp tầng trong Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội)  trong quá trình khò, do tác động của nhiệt độ nên “quả bom” đã phát nổ gây ra một vụ nổ cực lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

nokinhhoanhhd3

  1. Về vấn đề bồi thường dân sự:

Do vật liệu nổ được xác định là một nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, khi có sự kiện nổ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì về mặt pháp lý sẽ đặt ra vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự.

Về nguyên tắc thì mọi thiệt hại sẽ phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trong vụ việc này, người gây ra thiệt hại đồng thời là người có lỗi trực tiếp đã chết, chính vì vậy cũng sẽ không đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người đã chết. Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được có người cùng có lỗi với người đã gây ra vụ nổ thì những người bị thiệt hại có thể yêu cầu người có lỗi còn sống phải có trách nhiệm liên đới bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra.

  1. Về vấn đề quản lý của các cấp chính quyền địa phương:

Dưới góc độ pháp luật hiện nay, hoạt động thu mua phế liệu đang được quản lý vô cùng lỏng lẻo, nếu không muốn nói đây là một khoảng trống trong công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh loại hình này.

Các cơ sở kinh doanh phế liệu thì tràn lan, ở đâu cũng có, nhưng hầu hết là không có đăng ký kinh doanh, thành lập một cách tự phát và ít được sự quan tâm, quản lý của các cấp chính quyền sở tại, bởi có lẽ, mọi người đều cho rằng, đây là hoạt động của các “bà đồng nát” – Không chứa đựng nguy cơ gây hại.

Sự việc nêu trên, như một hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc cấp phép hoạt động, kiểm tra, giám sát …. đối với các hoạt động thu mua phế liệu đối với các cơ sở đang tồn tại cũng như các cơ sở sẽ được hình thành mới trong tương lai. Việc quy hoạch “vùng – địa điểm” kinh doanh cho những cơ sở này có lẽ cũng nên được đặt ra, bởi hiện tại các cơ sở này đang được tồn tại ở mọi nơi và gây ra nguy cơ bất ổn rất lớn đối với những người sinh sống bên cạnh nó.

        3. Trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người bán biết rõ đây là vật liệu nổ nhưng vẫn tiến hành vận chuyển, mua bán, tàng trữ thì những người này có dấu hiệu của hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất là từ 15 đến 20 năm hoặc chung thân.

Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập

Thứ nhất, Thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau trong khi xét xử

Theo điều 326 BLTTHS quy định :” Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án…”. Việc độc lập xét xử giữa thẩm phán và hội thẩm được ghi nhận thành những nguyên tắc của luật tố tụng, đó là: Việc xét xử của TAND có hội thẩm nhân dân tham gia, của tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân tham gia. Khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Trước khi mở phiên tòa, khi Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán không được đưa ra ý kiến, nhận định chủ quan của riêng mình để tránh ảnh hưởng đến sự đánh giá chứng cứ của Hội thẩm tại phiên tòa.

Thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với các chủ thể khác của tòa án

Mối quan hệ giữa thẩm phán, Hội thẩm và nội bộ ngành Tòa án được thể hiện ở thẩm phán với chánh án và các đồng nghiệp khác trong tòa án, giữa thẩm phán và tòa án cấp trên, giữa thẩm phán và chánh án tòa án nhân dân tối cao, giữa Hội thẩm và chánh án tòa nơi Hội thẩm tham gia xét xử. Chính vì vậy, khi xét xử để đưa ra được phán quyết một cách chính xác và khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm cần phải độc lập với ý kiến, sự tác động của chánh án và tòa án cấp trên, phải có chính kiến và quan điểm riêng của mình trong việc xem xét câc vấn đề cụ thể trong quá trình xét xử.

Thứ ba, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập vói các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không được dựa vào kết luận của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà phải tự nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp những chứng cứ mới thu được tại phiên tòa xét xử để có kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề. Đồng thời các cơ quan quản lí không được can thiệp vào việc xét xử của tòa án, vì công tác xét xử đã được nhà nước giao duy nhất cho tòa án.

Thứ tư, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với yêu cầu của những

Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với người tham gia tố tụng, với dư luận và cơ quan báo chí là việc xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ vụ án và những quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý kiến của những người nói trên . Ngoài ra, tính độc lập trong xét xử của thẩm phán và hội thẩm còn được thể hiện ở  việc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án

 

 

Điều 130 Bộ luật dân sự 2015

Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

Luật đầu tư năm 2020
Luật Đầu tư 2020 là một trong những luật quan trọng của Việt Nam về hoạt động kinh doanh, đầu tư của các nhà đầu tư. Được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Mục tiêu của Luật Đầu tư năm 2020 là tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đồng thời tăng cường quản lý, đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong hoạt động đầu tư. (more…)
Nghị định 70/2023/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2023

Ngày 18 tháng 9 năm 2023 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam và tuyển dụng, quản lý người lao động việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

(more…)

Điều 125 Bộ luật dân sự 2015

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật