Điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hiện nay, tình trạng giao thông ở Việt Nam đang khá căng thẳng và bất cập. Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt chính là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm. Trong nhiều trường hợp, người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, đi sai làn đường gây tai nạn thì ngoài trách nhiệm bồi thường thì còn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu rõ về vấn đề này.
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Ảnh minh họa(internet)
Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
- a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
- b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
- c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
- Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP
– Chủ thể:
Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.
– Khách thể:
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.
– Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).
+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).
- Hình phạt
Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.
Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.
Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.
Trân trọng!
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
- a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
- b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
- c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
- Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP
– Chủ thể:
Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.
– Khách thể:
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.
– Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).
+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).
- Hình phạt
Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.
Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.
Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.
Trân trọng!