Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là tài sản khác

Ngày 23/8/2017, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 3811/TCT-TNCN hướng dẫn về giá tính lệ phí trước bạ (LPTB) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như sau:

Căn cứ khoản 2 điều 19 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính quy định 

“d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế, quà tặng phải nộp các khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân tự nộp theo quy định.”

Căn cứ điểm 2, điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định về Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác

“a) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác là giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường.

Giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường được căn cứ vào hóa đơn bán hàng hợp pháp; giá thành sản phẩm (đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo để tiêu dùng); trị giá tính thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan, cộng (+) thuế nhập khẩu, cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có) (đối với tài sản nhập khẩu).

Riêng đối với tài sản đã qua sử dụng (trừ tài sản đã qua sử dụng nhập khẩu) thì giá tính lệ phí trước bạ được xác định căn cứ vào thời gian đã sử dụng và giá trị còn lại của tài sản.

b) Bộ Tài chính ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ theo quy định tại điểm a khoản này để làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với tài sản quy định tại khoản 6, khoản 7 điều 2 Nghị định này và vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tài sản quy định tại khoản 6, khoản 7 điều 2 Nghị định này…”

Căn cứ điểm a, khoản 3, điều 3 Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác:

“a) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác là giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường.

a.1) Giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường được căn cứ vào hóa đơn bán hàng hợp pháp là tổng giá thanh toán của tài sản bao gồm các khoản thuế, phí có liên quan đối với tài sản mua bán chuyển nhượng.

Đối với tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh khi chuyển nhượng tài sản cho các tổ chức, cá nhân khác thì giá chuyển nhượng tài sản thực tế được căn cứ vào Quyết định bán hoặc Hợp đồng mua bán có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

a.2) Đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo để tiêu dùng là giá thành sản phẩm;

a.3) Đối với tài sản nhập khẩu trực tiếp là trị giá tính thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, cộng (+) thuế nhập khẩu, cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có)…”

Để kịp thời giải quyết phát sinh thực tế tại địa phương phù hợp nội dung các văn bản mới ban hành thì việc xác định giá tính thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng của các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, điều 3 Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính. Riêng giá tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tài sản thừa kế, quà tặng là ô tô, xe máy phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Bảng giá tính LPTB của Bộ Tài chính.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Livestream phim lậu có thể bị xử lý như thế nào ?

Hành vi livestream phim lậu là một vấn đề nghiêm trọng trong bối cảnh phát triển của công nghệ số và internet, đặc biệt khi việc tiếp cận với các nội dung giải trí qua mạng ngày càng dễ dàng. Việc livestream phim lậu không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho cả ngành công nghiệp giải trí lẫn xã hội. Tại Việt Nam, pháp luật đã quy định rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ với các mức phạt hành chính và hình sự dành cho hành vi vi phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, hiện tượng vi phạm bản quyền vẫn phổ biến do người dân chưa có ý thức cao về việc tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả. Một vụ việc diễn ra gần đây là trường hợp hành vi có người sử dụng điện thoại nhằm livestream phát sóng trái phép bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân gây nên sự bức xúc trong dư luận. Giúp người đọc hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của sự việc cũng như góp phần phổ cập thêm kiến thức về pháp luật trong đời sống, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu

Điều 149. Thời hiệu
1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu

Thu hồi đất được giao trái thẩm quyền

Câu hỏi

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.Gia đình tôi có thửa đất ở được UBND xã giao từ năm 1990, gia đình tôi đã xây nhà và sử dụng ổn định không tranh chấp cho đến 2016. Tuy nhiên, tháng 10 năm 2016, UBND huyện đã ra quyết định thu hồi thửa đất của nhà tôi với lý do là giao đất không đúng thẩm quyền. UBND xã không có quyền giao đất.

Tôi muốn hỏi là việc thu hồi đất của UBND huyện có đúng quy định hay không? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư về vấn đề này. Chân thành cám ơn!

cropped-favacon.png

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai gồm có:

  • Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
  • Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
  • Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
  • Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
  • Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
  • Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
  • Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
  • Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

->   Trong trường hợp này UBND huyện đã căn cứ vào điểm c, khoản 1, Điều 64 Luật đất đai 2013 để ra quyết định thu hồi đất với gia đình bạn.

 

Tuy nhiên, Điều 23 Nghị định 45/2014/QH13 quy định:

Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã được giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.”

=>         Như vậy, đất ở của gia đình bạn được giao từ năm 1990, có nghĩa là trước thời điểm ngày 15 tháng 10 năm 1993 và gia đình bạn đã xây nhà, sử dụng ổn định không tranh chấp trong suốt hơn 20 năm. Gia đình bạn đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích được giao. Như vậy, việc UBND huyện ra quyết định thu hồi đất của gia đình bạn là trái pháp luật.

Trân trọng!

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC HÌNH SỰ VỀ KHÁI NIỆM TỘI PHẠM

1. Quy định pháp luật

Điều 8. Khái niệm tội phạm

  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách hiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
  2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm những tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác.”

2. Bình luận khoa học

Xét trên định nghĩa pháp lý của tội phạm này, có thể nhận thấy tội phạm có bốn đặc điểm sau:

– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội;

– Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự;

– Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một các cố ý hoặc vô ý; và

– Tội phạm là hành vi phải bị xử lý hình sự

2.1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Tội phạm, theo luật hình sự phải là hành vi của con người. Những tư tưởng, ý định hay suy nghĩ của con người dù có sai lệch đến đâu cũng không thể là tội phạm vì chúng không thể gây nguy hại cho xã hội. Chỉ qua hành vi của mình, con người mới có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra sự nguy hại cho xã hội. Khẳng định ngay trong chính câu từ của điều luật “Tội phạm là hành vi…” là sự xác nhận một nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng là nguyên tắc hành vi, sự xác nhận này chính là một trong những đảm bảo cho con người không bị truy bức về tư tưởng hay định kiến. Về vấn đề này, Các Mác đã viết: “Ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của pháp luật”. Từ quy định “Tội phạm là hành vi” cũng như nhận xét trên đây của Các Mác thì không được phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ý định hay khuynh hướng tư tưởng của con người nếu như khuynh hướng, ý định đó chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi.

Nói tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội có nghĩa hành vi tội phạm phải gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; những quan hệ xã hội đã được xác định khái quát trong định nghĩa khái niệm tội phạm, đó là “Độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,…”. Hành vi không gây thiệt hại hoặc không đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ này không thể là tội phạm.

Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là điều kiện đầu tiên, là cơ ở để xem xét hành vi nào đó là tội phạm và quy định nó trong Bộ luật Hình sự. Việc đánh giá hành vi nào đó là nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Đó là cơ sở của việc tội phạm hóa (quy định về tội phạm hoặc tội phạm mới trong luật) hoặc phi tội phạm hóa (bãi bỏ một hay một số tội phạm đã được quy định). Ví dụ: Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định thêm nhiều tội phạm mới như tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215),… và bãi bỏ một số tội như tảo hôn (Điều 18 Bộ luật Hình sự 1999); tội kinh doanh trái phép (Điều 159 Bộ luật Hình sự 1999); tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167 Bộ luật Hình sự 1999),…

Trong sự thống nhất giữa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 thì chỉ những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao (nguy hiểm đáng kể) mới là tội phạm bởi “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.

Khi xác định hành vi nào đó là có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay không để quy định là tội phạm trong Bộ luật Hình sự hay chỉ là vi phạm pháp luật khác, các nhà làm luật cần phải đánh giá tổng hợp nhiều căn cứ khác nhau như: Tính chất, tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại; hoàn cảnh chính trị, xã hội và tình hình xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật; Tính chất và mức độ của thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội; hình thức lỗi (cố ý hay vô ý),…

2.2. Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự

Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015, hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm nếu hành vi ấy được quy định trong Bộ luật Hình sự (được quy định tại phần tội phạm của Bộ luật Hình sự). Như vậy, “được quy định trong Bộ luật Hình sự” là đặc điểm đòi hỏi phải có ở những hành vi được coi là tội phạm. Theo đặc điểm này, hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng nếu không được quy định trong Bộ luật Hình sự này thì không phải là tội phạm. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật cần chú ý đặc điểm này, khi truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi của người nào đó cần phải xác định hành vi ấy đã được quy định là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Được quy định trong luật là đặc điểm về hình thức pháp lý của tội phạm, là sự thừa nhận một trong những nguyên tắc được thừa nhận chung của luật hình sự quốc tế và đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc “Không ai bị cáo buộc là tội phạm vì bất cứ hành động hoặc sự không hành động nào mà không cấu thành một tội phạm hình sự, theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế vào thời điểm thực hiện…” (khoản 2 Điều 11). Khẳng định tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự không những là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất mà còn là cơ sở pháp lý đảm bảo cho công dân không bị xử lý tùy tiện, thiếu căn cứ pháp luật trong thực tiễn.

2.3. Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý

Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự chỉ được coi là tội phạm nếu “do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”. Điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của Bộ luật Hình sự 2015 là bổ sung chủ thể thứ hai của “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự”. Chủ thể thực hiện hành vi này không chỉ là “người có năng lực trách nhiệm hình sự” như quy định trước đây (Điều 8 Bộ luật Hình sự 1985, Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999) mà còn có thể là “pháp nhân thương mại”.

Khẳng định tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là nguyên tắc có lỗi. Theo nguyên tắc này, con người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý đối với hành vi đó. Nhà nước quy định trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp trong luật hình sự) và xử lý hình sự người phạm tội là để trừng trị, giáo dục người thực hiện hành vi phạm tội. Những mục đích này chỉ có thể đạt được nếu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người có lỗi. Điều kiện để người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi cố ý hay lỗi vô ý với hành vi đó là họ phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội, người không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi thì không có điều kiện để có lỗi và do vậy bị coi là phạm tội khi thực hiện hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Người mắc bệnh tâm thần (đã bị mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình) thực hiện hành vi đâm chết người thì hành vi giết người này không phải là tội phạm.

Như đã nêu trên, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung chủ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội là pháp nhân thương mại. Theo quy định này, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Khi tội phạm do người đại diện hoặc nhân danh pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích của pháp nhân và có sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân đó thì không chỉ cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự mà pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc Bộ luật Hình sự bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm của pháp nhân trong thời gian qua và có những cơ sở khách quan và chủ quan sau: Về khách quan, pháp nhân có hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi phạm tội của pháp nhân là hành vi “chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận” của pháp nhân và được thể hiện qua hành vi của người đại diện hoặc người được pháp nhân ủy quyền. Về chủ quan, pháp nhân có lỗi đối với hành vi phạm tội của mình, tuy nhiên vì pháp nhân là “con người pháp lý” nên lỗi của pháp nhân có điểm khác với lỗi của cá nhân. Theo lý thuyết đồng nhất hóa, “do cá nhân thực hiện hành vi phạm tội là nhân danh, thay mặt hay đại diện hoặc theo sự ủy quyền của tổ chức, pháp nhân cho nên lỗi của cá nhân cũng được coi là lỗi của tổ chức, pháp nhân”. Pháp nhân có lỗi đối với hành vi của mình bởi vì pháp nhân vì lợi ích của mình đã “chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận” cho những cá nhân nhân danh mình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

3.4. Tội phạm là hành vi bị xử lý hình sự

Lần đầu tiên trong định nghĩa khái niệm tội phạm các nhà làm luật quy định: “Tội phạm là hành vi… mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Đây là điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của Bộ luật Hình sự 2015. Trong các Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 đều không nhắc đến đặc điểm này của tội phạm. Do luật không quy định nên trong khoa học luật hình sự Việt Nam tồn tại hai quan điểm: Quan điểm coi tính phải chịu hình phạt là một đặc điểm của tội phạm; Quan điểm không coi tính phải chịu hình phạt là một đặc điểm của tội phạm. Từ quy định “Tội phạm là hành vi… mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” có thể khẳng định bị xử lý hình sự (hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế hình sự khác) là đặc điểm có ở tất cả các hành vi tội phạm, không có tội phạm nào không bị đe dọa xử lý hình sự và điều này đã được thể hiện trong tất cả các điều luật quy định tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Một số chú ý, thứ nhất: Bộ luật Hình sự quy định “phải bị xử lý hình sự” chứ không quy định “phải bị xử lý bằng hình phạt”. Người phạm tội bị xử lý hình sự có thể bị xử phạt bằng hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự,… chứ không phải luôn bị xử lý bằng hình phạt. Thứ hai, nói “tội phạm là hành vi… phải bị xử lý hình sự” có nghĩa mọi tội phạm do tính nguy hiểm cho xã hội đều bị đe dọa phải bị xử lý hình sự nhưng điều đó không có nghĩa là mọi trường hợp phạm tội và mọi người phạm tội đều bị xử lý hình sự. Quy định tội phạm phải bị xử lý hình sự không đồng nhất với việc phải xử lý hình sự tất cả những người phạm tội trên thực tế, bởi xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự với quan điểm “đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại” Bộ luật Hình sự Việt Nam có các quy định: Miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt; miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,… đối với người phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện do luật định (Điều 29, Điều 59, khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015).

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Những sai phạm của Trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên có dấu hiệu hình sự ???

Chuyện gì đã diễn ra trong hoạt động đào tạo của trường Đại học Chu Văn An? Luật Minh Bạch vừa qua mới nhận được đề nghị phỏng vấn của Chương trình Chuyển động 24h – Kênh tin tức VTV24 để tìm hiểu những câu chuyện bất thường của trường ĐH này.

Trường Đại học Chu Văn An – Hưng Yên trong vụ việc trên

– Thưa ông, vừa qua, nhiều học viên của trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên chia sẻ, họ chỉ học 2 ngày cuối tuần, hệ liên thông, nhưng lại được cấp bằng cử nhân, hình thức đào tạo chính quy. Điều này có đúng theo quy định pháp luật không?

Trả lời

Hiện nay, giáo dục đại học không còn phân biệt bằng cấp giữa các hình thức đào tạo thể hiện qua việc trong bằng đại học sẽ không ghi mục xếp loại. Theo đó, áp dụng bằng đại học dù được đào tạo chính quy hay tại chức đều có giá trị ngang nhau kể từ ngày 01/07/2019.

Quy định này được áp dụng được coi phù hợp với thời buổi hiện nay khi năng lực, kinh nghiệm được chú ý đề cao hơn là bằng cấp. Việc cung cấp chứng chỉ, chứng minh trình độ chuyên môn qua bằng cấp chỉ là điều kiện đủ cho một vị trí làm việc còn điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công việc, phục vụ các hoạt động tiến trình công việc thật tốt chính là kinh nghiệm, kỹ năng.

Hình thức đào tạo có thể là chính quy, không chính quy (gồm vừa học vừa làm, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn).

Việc đào tạo liên thông đại học vẫn có thể được cấp bằng đại học chính quy. Tuy nhiên, theo khoản 1, Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 định nghĩa về đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục thực hiện, thường sẽ được giảng dạy trong giờ hành chính, sáng hoặc chiều, học liên tục giữa các ngày trong tuần. Nếu xét về thời gian học theo quy định trên thì việc học vào 02 ngày cuối tuần hoặc học ngoài giờ hành chính đương nhiên không chính quy.

Tại Điều 2 của Quy chế về ban hành quy chế quản lý văn bằng giáo dục đại học kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT quy định rõ về nguyên tắc cấp phát văn bằng, chứng chỉ phải công khai, minh bạch và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Vì vậy, việc cấp bằng cử nhân hệ đào tạo chính quy của trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên đối các học viên chỉ học 02 ngày cuối tuần có dấu hiệu của hai sai phạm, thứ nhất, lừa dối học viên và thứ hai là làm sai lệch nội dung của tấm bằng tốt nghiệp. Đây đều là hai hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Việc cấp bằng cử nhân hệ chính quy đối với trường hợp đào tạo liên thông hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ có nội dung không đúng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Theo tìm hiểu, trường này còn liên kết tuyển sinh, mở lớp đào tạo tại một số trung tâm dạy nghề ở các tỉnh. Việc liên kết này chưa được cơ quan nào cấp phép. Vậy có sai so với quy định pháp luật không?

Trả lời

Về đối tượng tham gia liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo là cơ sở giáo dục đại học sẽ chịu trách nhiệm tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, công nhận kết quả và cấp bằng. Cơ sở giáo dục phối hợp hoặc đặt lớp đào tạo có thể là cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

Để thực hiện việc liên kết đào tạo nêu trên thì các cơ sở chủ trì và cơ sở phối hợp đào tạo phải đảm bảo các điều kiện chung, điều kiện riêng nhất định mà khi đảm bảo đủ những điều kiện này thì cơ sở đào tạo mới được cấp có thẩm quyền cho phép liên kết đào tạo. Cụ thể, tại Điều 6 của Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT quy định về điều kiện chung chỉ rõ ngành đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực địa phương và cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn phải không đáp ứng được nhu cầu đào tạo thì cơ sở giáo dục chủ trì mới được phép liên kết với các cơ sở phối hợp.

Về điều kiện riêng đối với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo phải: có văn bản đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng); đã có quyết định cho phép mở ngành đạo tạo hệ chính quy trình độ đại học và đã tuyền sinh tối thiểu 02 khóa đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo; đã công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau 12 tháng đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo của khóa tốt nghiệp gần nhất; đã thực hiện thẩm định điều kiện đảo bảo chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp và các điều kiện khác về chất lượng đội ngũ giảng viên, nội dung, khối lượng, chương trình đào tạo, chỉ tiêu,…

Trở lại vụ việc, nếu thực hiện đúng quy định nêu trên thì trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên hoàn toàn có thể liên kết với trường đào tạo dạy nghề nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên và phải có trách nhiệm đảm bảo lập hồ sơ đăng ký thực hiện và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.

Có thể thấy được điều kiện, trình tự thủ tục để được phép thực hiện liên kết đào tạo là rất phức tạp, hồ sơ đăng ký phải đầy đủ, chi tiết và phải xin ý kiến của rất nhiều cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Quy trình như vậy để đảm bảo chất lượng dạy và học tốt nhất.

Như vậy, việc tiến hành liên kết đào tạo bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới được tiến hành đào tạo. Việc tiến hành liên kết đào tạo mà không có sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết khi chưa có văn bản cho phép thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 12 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Mặc dù hiện nay trường ĐH này chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên thông báo tuyển sinh thì lại thông báo tuyển sinh văn bằng 2. Việc này có đúng quy định không?

Trả lời

Để có thể ra thông báo tuyền sinh văn bằng hai thì cơ sở giáo dục cũng phải được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai thì việc đào tạo văn bằng hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo điều kiện về ngành được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khóa chính quy của ngành đó tốt nghiệp.

Những cơ sở muốn tiến hành tuyển sinh văn bằng hai phải có văn bản đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó nêu rõ số lượng đào tạo cho từng ngành, quy mô, điều kiện bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy và học tập. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành xét duyệt, nếu trường nào đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì sẽ tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nhất định.

Như vậy, việc chưa được cấp phép đào tạo văn bằng hai của cơ quan có thẩm quyền mà cở sở giáo dục vẫn triển khai tuyển sinh đào tạo văn bằng hai là hành vi vi phạm quy định về tổ chức tuyền sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép được quy định tại khoản 6, Điều 8 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Có quy định nào về việc đào tạo chính quy không tập trung không?

Giáo dục chính quy hay không chính quy là vấn đề về khái niệm và giải thích từ ngữ.

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định “Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo theo một trình độ của giáo dục đại học”.

Theo khoản 5, Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định “Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học…”

Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ: “Hệ không chính quy: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung không liên tục – hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Hệ chính quy: Học tập trung liên tục tại trường”.

Như vậy, hệ giáo dục chính quy phải đảm bảo hai yếu tố đó là học tập trung và thời gian học là toàn thời gian, liên tục tại cơ sở giảng dạy và không có quy định về đào tạo chính quy không tập trung.

– 7 năm nay, trường này không có Hiệu trưởng. Việc ký trên bằng cấp cử nhân của trường được Phó Hiệu trưởng ký. Vậy, điều này có phù hợp quy định hay không? Tấm bằng có giá trị hay không?

Trả lời

Thứ nhất, về việc Phó Hiệu trưởng ký bằng tốt nghiệp.

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Giáo dục 2005 hiện hành quy định về bằng tốt nghiệp đại học như sau:

Điều 43. Văn bằng giáo dục đại học

  1. Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Điềm c, khoản 1 Điều 13 Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục cũng quy định rõ: “Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường cấp”.

Thẩm quyền để ký quyết định cấp bằng cử nhân tốt nghiệp đại học đương nhiên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng không có thẩm quyền ký. Tuy nhiên để biết được Phó Hiệu trưởng có thẩm quyền ký quyết định cấp thì cần phải xem xét, căn cứ theo nội dung của Quyết định giao việc cho Phó hiệu trưởng: có việc bàn giao, ủy quyền quyền ký tên trên bằng tốt nghiệp hay không (giao toàn quyền quản lý trường hay chỉ giao một số quyền).

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế quản lý văn bằng giáo dục đại học quy định về ký, đóng dấu văn bằng, chứng chỉ thì đối với “Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ là người ký văn bằng, chứng chỉ.”

Khi đó, cấp phó ký thay người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ; chức vụ ghi trên văn bằng, chứng chỉ là chức vụ lãnh đạo chính thức trong cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (phó hiệu trưởng, phó viện trưởng, phó giám đốc).

Ngoài ra, bản sao của quyết định giao phụ trách cơ quan của cấp phó ký văn bằng, chứng chỉ phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.

Như vậy, nếu trong quyết định giao việc này có giao quyền ký tên trên bằng tốt nghiệp thì Phó Hiệu trưởng vẫn có quyền ký thay Hiệu trường.

Thứ hai, quan điểm về việc hơn 07 năm mà trường Đại học này không có Hiệu trưởng là cũng không đúng theo quy định của pháp luật. Bởi theo Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định Hiệu trưởng là một chức danh phải có trong cơ cấu tổ chức của trường đại học và có chức năng, nhiệm vụ đại diện cho trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động trực tiếp và nhiều trách nhiệm quan trọng khác. Vì vậy, một trường đại học mà không có hiệu trưởng là một thiếu sót rất lớn và trách nhiệm chính đối với việc này là Hội đồng quản trị của trường đã không tiến hành bầu cử, bổ nhiệm để chọn ra Hiệu trưởng cho trường. Hội đồng quản trị vi phạm quy định pháp luật như vậy nhưng lại không có một cơ chế cụ thể nào để quy định trách nhiệm bắt buộc của họ.

– Sai phạm này diễn ra nhiều năm. Trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trên địa bàn và cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục?

Thanh tra giáo dục là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra trong phạm vi phảm lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Trong lĩnh vực giáo dục thì các cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các cấp bao gồm: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh. Cư sở giáo dục đại học cũng có trách nhiệm tự thanh tra và kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi có thông tin về những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm thì các cơ quan này phải có trách nhiệm tiến hành khảo sát, nắm bắt tình hình để có quyết định thanh tra hoặc kiến nghị thanh tra tới cấp có thẩm quyền nhanh chóng theo nguyên tắc thanh tra được quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2013/NĐ-CP là đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Để sai phạm này diễn ra trong nhiều năm thì cơ quan thanh tra trên địa bàn và cả cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải chịu trách nhiệm do không quyết dứt điểm, thỏa đáng và đúng quy định của pháp luật.

Tại điều 42 của Luật Thanh tra 2010 quy định nếu trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra; hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý; hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Hướng xử lý vụ việc này là như thế nào?

Việc tiến hành thanh tra, xử lý giải quyết đối với những trường đại học trên địa bàn thì thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian dài cơ quan này lại không thể hiện được vai trò của mình, để vụ việc kéo dài, gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người học. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải nhanh chóng vào cuộc để tiến hành thanh tra toàn diện, qua đó có hướng xử lý, giải quyết phù hợp.

Thứ nhất, đối với trách nhiệm của tổ chức.

Những hành vi vi phạm quy định trong tổ chức hoạt động như liên kết đào tạo, tiến hành tuyển sinh văn bằng hai không được cấp phép, vi phạm quy định về việc cố ý làm sai lệch nội dung bằng tốt nghiệp (học liên thông lại cấp bằng chính quy) thì cần thiết phải xử phạt vi phạm hành chính đối với mức xử phạt tương ứng của từng hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp sai, thu hồi lợi bất chính và buộc trả lại học phí đã thu cho người học để đảm bảo lợi ích của họ.

Ngoài ra, buộc trường phải thực hiện đúng quy định về việc bầu cử, bổ nhiệm Hiệu trưởng, thực hiện quy định về tổ chức đại hội đồng cổ đông, bầu ra Hội đồng quản trị khóa mới và tổ chức bộ máy theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với trách nhiệm của cá nhân có liên quan khi để xảy ra những sai phạm nêu trên có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó, khung hình phạt đối với tội danh này là từ 01 năm đến 20 năm tù. Ngoài ra, những cá nhân phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Công khai điểm thi của học sinh liệu có trái pháp luật?

Công khai điểm thi lớp 10 là phạm luật

Tồn tại một quy định cấm tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em trong Luật Trẻ em 2016, có hiệu lực ngày 01/6/2017, tức là trước khi các Sở GD&ĐT ở Hà Nội, Đà Nẵng, và TP. Hồ Chí Minh công khai kết quả thi.

Các hành vi bị nghiêm cấm: “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”, Khoản 11, Điều 6, Luật Trẻ em 2016.

Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trẻ em khẳng định “kết quả học tập” là một trong những thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Việc đưa thông tin này của trẻ lên mạng phải có sự đồng ý của phụ huynh và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Các học sinh, phụ huynh có quyền yêu cầu Sở GD&ĐT, các trường THPT gỡ bỏ điểm thi đã bị công khai trên mạng theo Luật Trẻ em, Điều 36 của Nghị định trên.

Tuy nhiên, điểm thi của học sinh đã bị phát tán khắp nơi trên mạng.Ngoài ra, các trang web, tổng đài điện thoại cũng đang kiếm tiền từ dịch vụ tra cứu điểm thi.

Bên cạnh đưa điểm thi lên mạng, nhiều nơi còn dán bảng điểm của tất cả thí sinh tại các trường. Ảnh: Lize.

Điểm tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) có được pháp luật bảo vệ?

Trả lời trên báo Zing, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga cho rằng công khai điểm thi tốt nghiệp THPT như hiện nay là đúng theo các quy định của Bộ.

Những thí sinh thi tốt nghiệp THPT đã trên 16 tuổi nên khó áp dụng Luật Trẻ em 2016.

Tuy nhiên, việc cấm công bố kết quả học tập của học sinh là quy định mới trong Luật Trẻ em 2016. Nó cho thấy tinh thần của các nhà làm luật: Công khai kết quả học tập mà chưa được sự đồng ý sẽ ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của trẻ, nên mới cần phải cấm.

Mặt khác, khi sửa đổi Luật Trẻ em 2016, một số nhà làm luật đã đề xuất tuổi của trẻ em nên là dưới 18 tuổi để đảm bảo quyền lợi cho cả học sinh cấp 3. Tuy nhiên, đến khi Quốc hội thông qua luật thì vẫn giữ như cũ, tuổi của trẻ em vẫn được quy định là dưới 16 tuổi.

Chưa có luật không có nghĩa là quyền lợi của học sinh cấp 3 không được đảm bảo.

Điểm thi không phải là một thông tin công cộng. Nó liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân. Một khi học sinh không muốn công khai điểm thi thì phải xem đó là một thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”, Điều 21, Hiến pháp 2013.

Chưa nói đến việc công khai, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thu thập, lưu giữ, sử dụng thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, cá nhân phải được người đó đồng ý. Điều luật này còn quy định cơ sở dữ liệu điện tử của cá nhân phải được đảm bảo an toàn và bí mật. Nhưng hiện nay, điểm thi của các học sinh đã xuất hiện khắp nơi trên mạng.

Theo Điều 21 Luật Công nghệ thông tin 2006, việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều luật này quy định ít nhất bên sử dụng phải thông báo cho người đó biết thông tin cá nhân của họ bị sử dụng vào mục đích gì, như thế nào và trong thời gian bao lâu.

Tài liệu tham khảo:

  • Hiến pháp 2013
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)
  • Luật Trẻ em 2016
  • Luật Cộng nghê Thông tin 2016
  • Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật trẻ em 2016

Nguồn: trích luatkhoa.org

Công ty Luật Minh Bạch

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Thành phần hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh

1- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ( Theo mẫu quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

2- Bản sao biên bản họp về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của tất cả các cổ đông, người đại diện theo ủy quyền dự họp hoặc có chữ ký của chủ tọa và thư ký). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;

3- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

4- Quyết định bằng văn bản về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;

5- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

6- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;

7- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

8- Mục lục hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

8- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác)

Tai nạn lao động và các vấn đề pháp lý

Trong thực tế chúng ta rất hay lầm tưởng là chỉ bị tai nạn khi đang làm việc, tại nơi làm việc thì mới được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì như thế nào được coi là tai nạn lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động ra sao? Hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu vấn đề này.

Chinese rescuers pull out a body of a worker crushed after scaffolding of a building under construction collapsed on to some twenty-odd workers, in Zhengzhou, central China's Henan province 06 September 2007. The accident is the second major workplace accident following the collapse of a 328-metre (1,076-foot) bridge over the Tuo river in Hunan province, killing 41 workers who were removing steel scaffolding erected during its construction. CHINA OUT GETTY OUT AFP PHOTO (Photo credit should read STR/AFP/Getty Images)
Ảnh minh họa (internet)

Hiểu thế nào về tai nạn lao động.

Theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH, tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn), làm người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, là tai nạn lao động và được trợ cấp.

Cũng theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động.

Mức hưởng

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 04 năm 2015 của Bộ LĐTBXH thì mức trợ cấp cụ thể là:

– Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

– Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04 năm 2015 của Bộ LĐTBXH.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp được xác định là tai nạn lao động thì Công ty phải có trách nhiệm:

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động 2012.

 

 

 

Điều 116 Bộ luật dân sự 2015

Điều 116. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Cơ quan thực hiện : Cục đo lường chất lượng  

Trình tự thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiêp hoặc qua đường bưu điện đến cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;

– Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;

– Bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển.

– Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm.

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Thời gian thực hiện : Trong thời hạn 10 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ 

Giáo viên tiểu học được chấm điểm học sinh từ ngày 06/11/2016

Đây là nội dung mới đáng chú ý được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 6/11/2016. Theo đó, cho phép giáo viên được đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét đối với học sinh tiểu học; đối với đánh giá thường xuyên thì giáo viên đánh giá bằng nhận xét; đồng thời kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng

Ngoài ra thông tư còn sửa đổi bổ sung một số nội dung quan trọng khác như:

– Đánh giá thường xuyên.

– Đánh giá định kì.

– Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt.

– Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá.

– Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

– Khen thưởng.

– Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo.

– Trách nhiệm của hiệu trưởng.

– Trách nhiệm của giáo viên.

– Quyền và trách nhiệm của học sinh.

Khó khăn cho dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy

Sau một khoảng thời gian thực hiện “khai tử” sổ hộ khẩu giấy, thay vào đó là sử dụng căn cước công dân (CCCD) đã giúp nhiều thủ tục hành chính bớt rườm rà. Người dân không cần phải xuất trình hộ khẩu, mọi thao tác sẽ được cán bộ tư pháp phường/xã hướng dẫn thực hiện trên máy tính. Tuy nhiên, lại xuất hiện những vướng mắc khi mà một số trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hoặc chuyển nhượng đất cần phải thực hiện giấy xác nhận cư trú. Thủ tục này có thể kéo dài thêm quá trình thực hiện từ 3 – 5 ngày. Hiện nay, dù mọi thông tin liên quan đến nơi cư trú đều đã được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng dữ liệu chưa đủ dẫn đến tình trạng thiếu hoặc không khớp thông tin cư dân. Theo quan điểm của Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch), đây là vấn đề xuất phát từ hai phía, cả người dân và cơ quan Nhà nước và đã có những kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng trên, “tránh đẩy cái khó về phía người dân”.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật