Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký kết hôn ?

Câu hỏi :

 Chúng tôi yêu nhau hơn 5 năm nay và quyết định sẽ đăng ký kết hôn tại UBND phường. Trước khi đi làm thủ tục, tôi thắc mắc không biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì để hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật ?

Trả lời : 

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13, hai bên nam nữ cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn bao gồm các giấy tờ dưới đây:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP.

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và phải còn thời hạn sử dụng.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi UBND cấp xã nơi cư trú của nam/nữ.

– Quyết định/bản án về việc ly hôn của Toà án đã có hiệu lực (đối với trường hợp trước đây đã kết hôn mà ly hôn).

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Tử tù mắc Covid-19 vượt ngục bị xử lý như thế nào?

Trường hợp tử tù Nguyễn Kim An, người đã vượt ngục khi đang mắc Covid-19. An bị bắt giữ vào ngày 16/7/2021 sau khi trốn khỏi Trại giam Chí Hòa (TP.HCM) vào ngày 13/7. Trong quá trình bỏ trốn, An khai đã tiếp xúc với nhiều người, bao gồm tài xế xe ôm và người ăn xin. Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, nhận định trước hết, Nguyễn Kim An đã có hành vi cấu thành tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử, quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, nếu An làm lây lan Covid-19 cho người khác, anh ta có thể bị xử lý thêm về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo Điều 240.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

 

Từ vụ tài xế lái mô tô gây tai nạn rồi bỏ đi: Bị hại không trình báo, tài xế có bị xử lý?

Mới đây, vụ tai nạn giao thông trên đường Nguyễn Trãi (đoạn gần nút giao với đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội) giữa mô tô biển số 29M1-9990 do anh N.Đ.Q.L (SN 1996, ở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) va chạm với xe máy SH (chưa rõ biển số) do một phụ nữ điều khiển. Sau va chạm với mô tô của anh L, nữ tài xế xe máy SH mất lái, lao sang phải nên bị ô tô phía sau tông ngã xuống đường. Dù nữ tài xế gặp nạn nhưng nam tài xế điều khiển xe mô tô biển số 29M1-9990 vẫn tăng tốc xe bỏ đi. Nhận định về vụ việc, Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết: Việc tài xế liên quan tới vụ tai nạn bỏ đi không chỉ đáng lên án mà bản thân tài xế sẽ đối mặt với việc bị xử lý hành chính hoặc hình sự nếu người bị nạn thiệt mạng do không được cứu giúp. “Việc cứu giúp người bị nạn không chỉ là trách nhiệm chấp hành pháp luật mà còn là hành động thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa tham gia giao thông”.

Tìm hiểu thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Điều 78 Bộ luật dân sự 2015

Điều 78. Tên gọi của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Điều 191 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Điều 191. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

 

Thủ tục đăng ký thay đổi thông tin CMND (số Hộ chiếu) người địa diện theo pháp luật

Thông thường các doanh nghiệp đăng ký thông tin người đại diện theo pháp luật, khi có sự thay đổi như địa chỉ nơi ở, số giấy chứng thực cá nhân ( khi hết hạn hộ chiếu hoặc chứng minh thư )

Trong trường hợp này không phải là thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty mà thay đổi thông tin cá nhân của họ.

 

Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

+ Bản phô tô công chứng thẻ căn cước công dân ( Hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp người đi nộp không phải là đại diện theo pháp luật của công ty.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Trách nhiệm hình sự của trung úy công an trong vụ án dùng súng hơi gây chết người

Vụ việc mới đây một trung úy công an sử dụng súng hơi gây chết người tại Hà Nội đã gây sự hoang mang trong dư luận khi một chiến sĩ công an, một người có nhiệm vụ giữ gìn an toán xã hội lại có hành vi tàng trữ, mua bán vũ khí nguy hiểm , thậm chí còn thản nhiên mang theo ra nơi công cộng là hết sức coi thường pháp luật. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch , dưới góc độ xã hội, hành vi ngang nhiên sử dụng súng (mặc dù là súng hơi, súng săn) nơi đông người của một cán bộ công an đáng lên án. Nó vừa thể hiện sự coi thường pháp luật, vừa thể hiện sự coi thường tính mạng của người khác của một người hiện đang công tác trong lĩnh vực bảo vệ sự an toàn của xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân.

Chi tiết xem tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Đưa clip, hình ảnh gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Thông qua vụ việc một clip quay cảnh 9 thiếu niên bị bắt gặp trong nhà nghỉ phát tán trên các trang mạng vừa qua, xin luật sư giải đáp một số câu hỏi dưới đây:

Việc quay clip, dùng lời mạt sát các thiếu niên rồi tung lên mạng như vậy có vi phạm pháp luật? Nếu vi phạm thì sẽ xử lý như thế nào?

Người gửi câu hỏi: D.V.K – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

aaaaaaaaaa

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc sử dụng bất kỳ hình ảnh nào của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp cá nhân đó dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, trong trường hợp người quay clip nêu trên rồi tung lên mạng mà chưa được sự cho phép của các cá nhân hoặc người giám hộ hợp pháp của các cá nhân (đối với trường hợp các em chưa đủ 15 tuổi) là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền của các em đối với hình ảnh cá nhân của mình.

Để xử lý đối với hành vi vi phạm này, các cơ quan chức năng cần phải triệu tập người quay clip đến làm việc để làm rõ động cơ, mục đích của việc quay clip và phát tán lên mạng. Trong trường hợp xác định việc quay clip nhằm mục đích làm nhục người khác, xâm phạm danh dự, uy tín của người khác hoặc đưa thông tin lên mạng máy tính trái phép mà gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì có thể có dấu hiệu của tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự hoặc tội đưa thông tin, hình ảnh trái phép lên mạng máy tính theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, các cá nhân bị xâm phạm về hình ảnh, có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, công khai xin lỗi đối với hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của mình theo trình tự Tố tụng dân sự.

Trong clip, người quay còn dùng những lời lẽ không đúng mực để quát tháo, xúc phạm các em cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật bảo vệ và buộc mọi người phải tôn trọng.

Trong trường hợp này, hành vi vi phạm có thể bị xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”;

Luật tố tụng dân sự 2015

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

Cơ quan thực hiện : 

  • Chi cục Thủy sản
  • Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
  • Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
  • Chi cục chăn nuôi và thú y

Cách thức thực hiện : 

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến bộ phận một cửa cơ quan có thẩm quyền được phân công: (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Thủy sản).

Yêu cầu : 

Đối với Cơ sở có sản phẩm xuất khẩu phải có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm.

Trình tự thực hiện : 

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tại Bộ phận một cửa Cơ quan được phân công theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cụ thể như sau:

* Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư cấp và cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đóng trên địa bàn tỉnh:

+ Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và chợ đầu mối nông sản.

+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm và kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống trên cạn.

+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động trồng trọt.

+ Chi cục Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.

– Bước 2: Xử lý hồ sơ.

– Thẩm xét tính hợp lệ hồ sơ.

– Thông báo kết quả xử lý hồ sơ.

– Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và kiểm tra tại cơ sở.

+ Thẩm tra hồ sơ kiểm tra xếp loại: Đối với cơ sở đã được kiểm tra xếp loại.

+ Kiểm tra thực tế tại cơ sở: Đối với cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại.

+ Thẩm tra tại cơ sở trường hợp thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ.

– Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ  90 CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;

– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

Thời hạn thực hiện :

– Xử lý hồ sơ đăng ký:

+ Thẩm xét tính hợp lệ hồ sơ.

+ Thông báo kết quả: Trong vòng 03 ngày thông báo cho đơn vị bổ sung hồ sơ nếu còn thiêu

– Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định: Trong vòng 15 ngày làm việc Cấp giấy chứng nhận hoặc ra thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006236 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

Điều 214 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung trong nhà chung cư

Điều 214. Sở hữu chung trong nhà chung cư

1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật.

 

Bị tai nạn do “hố tử thần”? Ai là người bồi thường và chịu trách nhiệm pháp lý?

Câu hỏi:

Trường hợp người dân bị tai nạn do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp, ví dụ như trường hợp đơn vị thi công chậm chễ san lấp, trả lại bề mặt lòng đường như ban đầu và có người bị tai nạn chết hoặc trọng thương khi rơi vào những hố thi công ( hay còn gọi là hố tử thần) đó. Hẳn nhiều người chưa quên vụ việc mấy em nhỏ chết đuối do sa chân vào những hố công trình ngập nước tại một công trường đang xây dựng ở Hà Nội. Vậy theo luật sư, trong trường hợp này, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan là như thế nào? nạn nhân có thể khởi kiện, yêu cầu cơ quan sai phạm bồi thường không, thưa luật sư?

Người gửi câu hỏi: N.V.T – Đông Anh – Hà Nội.

3337_hokhavancanjpg

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Những vụ tai nạn trong thời gian qua đây là một thực trạng rất đáng báo động và để lại những hậu quả hết sức đau lòng đối với gia đình người bị hại và toàn xã hội.

Vụ việc cháu Hào (11 tuổi) và cháu Đăng (10 tuổi) ở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội bị chết đuối do sa chân xuống hố công trình cầu Nhật Tân hôm 2/9 vừa qua là hết sức đau lòng nhưng không phải cá biệt.

Trước đây đã có nhiều cái chết tương tự xảy ra do các đơn vị thi công không cắm biển cảnh báo hay dựng rào, căng dây, lắp đèn tín hiệu… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và con người. Để xảy ra những cái chết như thế, những người có trách nhiệm đã có dấu hiệu phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ luật hình sự. Sự thiếu trách nhiệm này thể hiện ở chỗ họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao

Theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án, trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Tuy nhiên trên thực tế từ trước tới nay, gần như chưa có cơ quan nào khởi tố để điều tra, truy tố và xét xử đối với các hành vi thiếu trách nhiệm gây ra những cái chết oan khuất nêu trên.

Trong khi đó, ở phía các đơn vị thi công, chủ đầu tư công trình thì luôn trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau xuất phát từ sự vô cảm của các cơ quan tư pháp và cơ quan quản lý trong các vụ việc trên.

Bên cạnh đó, ngoài trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính đã bị “ngó lơ” thì ngay đến trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) cũng không được truy tới nơi (thường thì gia đình nạn nhân chỉ nhận được ít tiền gọi là “hỗ trợ” từ đơn vị thi công trong khi đúng ra phải là tiền bồi thường). Trong trường hợp này, về trách nhiệm dân sự thì gia đình nạn nhân có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị thi công, chủ đầu tư gây ra.

Trân trọng!

Trồng cây anh túc làm cảnh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Câu hỏi:

Hiện gia đình tôi sinh sống tại Hà Nội, trên tầng có trồng khoảng 10 cây anh túc để làm cảnh và lấy thuốc chữa bệnh. Nghe người thân nói việc trồng cây anh túc có thể bị xử lý hình sự. Tôi muốn hỏi ý kiến luật sư về vấn đề này?

Xin ám ơn luật sư!

Người gửi câu hỏi: Bác An (Hoàng Mai,Hà Nội)

800px-Slaapbol_R0017601

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Điều 192 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau

“1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
  2. a) Có tổ chức.
  3. b) Tái phạm tội này.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 192 BLHS năm 1999 thì hành vi trồng cây anh túc của bác đã phạm vào tội trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa ma túy . Tuy nhiên, căn cứ theo thông tư số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định :

“Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

Như vậy theo quy định này, bác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị chính quyền địa phương áp dụng đầy đủ 03 biện pháp kể trên. Trong trường hợp đã áp dụng đủ 03 biện pháp kể trên mà vẫn tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 192 BLHS 1999 sửa đổi 2009 với mức phạt tù cao nhất là bảy năm tù, ngoài ra còn bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy được quy định tại Điều 247 với nhiều sửa đổi:

-Quy định cụ thể về mức phạt theo số lượng cây;

-Nâng mức xử phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu;

-Thêm khoản 4 về việc miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội theo khoản 1 mà tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan trước khi thu hoạch.

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Bạch!

Điều 102 Bộ luật dân sự 2015

Điều 102. Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.

2. Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.

3. Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật