Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Căn cứ ly hôn, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

*        Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

*        Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

*        Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 nop-don-ly-hon-o-dau

Ảnh minh họa

Căn cứ ly hôn

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định căn cứ ly hôn theo 2 trường hợp.

Thứ nhất, thuận tình ly hôn, theo quy định Điều 55 Luật hôn nhân gia đình.

Theo đó, trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thứ hai, Ly hôn theo yêu cầu một bên, quy định Điều 56 Luật hôn nhân gia đình.

*        Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

*        Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

*        Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 40 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 40 Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 40: Nơi cư trú của cá nhân

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Bình luận khoa học tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015, cụ thể:

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Qua quy định trên, có thể hiểu tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được hiểu là hành vi cất giữ hoặc đưa từ nơi này đến nơi khác các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam.

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 được tách ra từ tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999 với nhiều nội dung mới.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chính sách độc quyền của Nhà nước về quản lý một số loại hàng hóa có tính năng và tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cũng như trật tự an toàn xã hội.

Đối tượng hàng hóa trong tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 cũng tương tự như đối tượng hàng hóa trong tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015. Các loại hàng cấm theo quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 loại trừ các loại hàng hóa là đối tượng thuộc các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 254, 304, 305, 309, 311 của Bộ luật này như: Ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc,… Hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa này sẽ bị xử lý theo tội danh tương ứng.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội có thể thực hiện các loại hành vi sau đây:

  • Tàng trữ hàng cấm: Là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ nơi nào, có thể ở nhà, ở cơ quan, ở tàu thuyền,… với bất kỳ mục đích gì trừ mục đích nhằm để bán thì coi là phạm tội buôn bán hàng cấm;
  • Vận chuyển hàng cấm: Là hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác trong nội địa Việt Nam;

Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm để bán thì coi là hành vi buôn bán hàng cấm.

Việc tàng trữ, vận chuyển loại hàng cấm mà có dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập khác thì không coi là tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Ví dụ tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy thì truy cứu TNHS theo tội phạm độc lập là tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250),…

Các hành vi nêu trên bị coi là tội phạm thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm e khoản 1 ĐIều 191 BLHS năm 2015

Theo quy định của Điều 191 BLHS năm 2015 đã lượng hóa tương đối cụ thể về đối tượng tác động, về lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa,… Điều này thuận lợi cho quá trình áp dụng vào thực tế.

Nếu theo quy định tại BLHS năm 1999, hành vi vận chuyển trái phép hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới được quy định là hành vi khách quan của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thì theo quy định của BLHS năm 2015, hành vi này được quy định là hành vi khách quan trong tội vận chuyển hàng cấm và tình tiết qua biên giới được coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản 2 Điều 191 BLHS năm 2015.

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên. Tội danh cụ thể tùy thuộc vào hành vi mà người đó thực hiện.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ biết rõ hành vi tàng trữ, vận chuyển,… các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
  • Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Hàng hóa dưới mức quy định trong các trường hợp trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
  • Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
  • Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:

  •  Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
  • Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân 2016

1. Điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân

(i) Số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế hoặc đã nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế hoặc trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(ii)  Cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.

(iii) Có đề nghị hoàn thuế.

2. Thủ tục để được hoàn thuế thu nhập cá nhân

(i) Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

(ii) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC khi quyết toán thuế.

Điều 110 Bộ luật dân sự 2015

Điều 110. Vật chính và vật phụ

1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

3. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 183 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu công khai

Điều 183. Chiếm hữu công khai

1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Dựa trên các nguyên tắc chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại, đối với bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì về nguyên tắc, người chủ sở hữu súc vật gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tuy nhiên, Điều 625 BLDS quy định bồi thường thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể:

– Nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại;

– Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại; Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

– Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

So với quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995, thì quy định về trường hợp súc vật bị sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người sử dụng trái pháp luật phải bồi thường là quy định mới được bổ sung tại Bộ luật dân sự năm 2005. Do thói quen nuôi súc vật thả rông trong nhân dân, điển hình như việc nuôi chó để canh nhà, nuôi trâu, bò, ngựa cho sản xuất nông nghiệp theo lối chăn thả tự do, nhiều trường hợp súc vật gây thiệt hại nặng nề không chỉ tổn thất về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng cho người bị thiệt hại

Đối với các trường hợp giải quyết yêu cầu đòi chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản hợp pháp bồi thường thiệt hại khi tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu của họ gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác, ngoài việc áp dụng các hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tòa án phải áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS và hướng dẫn tương ứng tại NQ số 03/2006, cụ thể như sau:

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

+ Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…

Ngoài ra, còn phải xác định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Khi thực hiện quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; Bên cạnh đó, còn phải xác định mức chi phí hợp lý. Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 609, các điểm b và c khoản 1 Điều 610 và điểm a khoản 1 Điều 611 BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

Nghị quyết số 03/2006 còn hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của các đương sự:

– Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.

– Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.

– Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

– Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005. NQ số 03/2006 còn hướng dẫn việc xác định thiệt hại do sức khỏe; tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Ngoài các nội dung hướng dẫn nêu trên, NQ số 03/2006 còn hướng dẫn bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể như bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (Điều 623).

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm, sau 10 năm chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng kí gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn bảo hộ thêm 10 năm.

Ví dụ: Nhãn hiệu hết hiệu lực vào ngày 01-07- 2015 chủ sở hữu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu thì trong khoảng thời gian từ ngày 01-01-2015 đến ngày 30-06-2015 có thể làm đơn xin gia hạn đăng kí nhãn hiệu.

Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc nộp đơn yêu cầu có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ

Hồ sơ bao gồm :

+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ;

+ Giấy uỷ quyền (Gửi lại cho quí khách khi nhận được thông tin gia hạn);

+ Tờ khai 02 bản (Gửi lại cho quí khách khi nhận được thông tin gia hạn);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

(Thời hạn giải quyết là 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)

 *) Lệ phí và phí dịch vụ gia hạn:

– Lệ phí dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu):  2.500.000 đồng.

Các nhóm tiếp theo của đơn 1.500.000VNĐ

– Lệ phí dịch vụ công bố Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 240.000 đồng.

Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

Điều 184. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Đánh ghen như thế nào thì bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

“Vừa qua tôi phát hiện chồng tôi cặp bồ với người khác, tôi và chị gái tổ chức theo dõi, khi phát hiện cô gái này đi cùng chồng tôi, tôi và chị gái lập tức xông tới lột quần áo cô ta cho bỏ tức, nhưng chị em tôi không hề gây thương tích cho cô này thì hành vi này có bị xử phạt gì hay không?

buc-xuc-nguoi-phu-nu-bi-danh-ghen-lot-do-giua-duong

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (ảnh minh họa)

Trả lời câu hỏi:

Dù không hề gây thương tích cho cô gái này nhưng hành vi lột quần áo trên là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 về tội làm nhục người khác.

Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Còn theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực tới đây thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Căn cứ vào kết quả giám định, yêu cầu khởi tố của người bị hại, nếu hành vi đánh ghen gây thương tích rơi vào một trong các trường quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì có thể bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Cụ thể là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ…

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

Theo điều 134, BLHS năm 2015 tới đây sắp có hiệu lực thì có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

 

Chào mừng ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10 & trải lòng về nghề Luật sư

Sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 46 khai sinh ra nghề luật sư, tổ chức luật sư trong chế độ dân chủ nhân dân thì nay với quyết định công nhận ngày truyền thống, nghề luật sư đã chính thức được tôn vinh là một nghề có bề dày truyền thống, cần được củng cố, giữ gìn.

Sắp tới đây, 10/10 ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, chúng ta cùng lắng nghe những tâm tư, trải lòng của Luật sư Trần Tuấn Anh -Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vụ  “ ZONE 9 ”. Đã hơn 2 năm kể từ ngày phiên tòa diễn ra mà dường như, mọi chi tiết, mọi hình ảnh đều in rõ trong tâm trí Luật sư.

ls-tuan-anh

Luật sư Trần Tuấn Anh

Trái tim nóng của người luật sư

Đã hơn hai năm kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, một vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của 6 người thợ tại khu vực được coi là “khu ăn chơi mới của giới trẻ Hà Nội”, Zone 9. Ngồi tại phiên tòa với vai trò là Luật sư bào chữa cho một bị cáo trong vụ án, tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà không có bất kỳ luận cứ nào được viết trước.

Sau lời luận tội của đại diện VKS, tôi ngồi lặng đi, cả căn phòng gần như im phăng phắc. Vị luật sư đồng nghiệp (bào chữa cho một bị cáo khác trong vụ án) đứng lên trình bày phần bào chữa của mình. Lúc này, tâm trí tôi hỗn độn giữa những hình ảnh của quá khứ, của hậu quả từ hành vi phạm tội và cái lý – cái tình của cuộc sống này.

 

Khi luật sư thổn thức

Phiên tòa vẫn diễn ra với không khí trầm lắng, trong sự hối lỗi tột cùng từ hành vi cẩu thả của những người được gọi là “chủ đầu tư”, “chủ thầu”. Trong đó, người “đầu vụ” là anh thợ hàn, người mà đến trước thời điểm phạm tội chỉ mới cầm kìm hàn được 10 ngày.

Tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà giọng nghẹn lại, tôi hiểu rằng lúc này cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để bào chữa cho thân chủ mình, nhưng tôi đã không làm được điều đó. Tôi bắt đầu bài bào chữa bằng những hình ảnh kinh hoàng do chính tôi chứng kiến vào buổi chiều định mệnh đó.

dsc0362_bdia

Luật sư Tuấn Anh tại phiên tòa

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khoảng 14h, ngay tại địa điểm đó, cơ quan PCCC sẽ tổ chức diễn tập công tác PCCC. Thế nhưng chỉ sớm hơn có mấy phút, vụ cháy thật đã xảy ra. Nhiều người đã tưởng rằng đó chỉ là buổi diễn tập đã bắt đầu.

Đến khi những tiếng hô hoán thất thanh vang lên, còi xe cứu hỏa hú vang trời, xe cứu thương lần lượt đưa các chiến sỹ công an PCCC đi cấp cứu vì bị ngạt khói thì mọi người mới bắt đầu hoang mang tột độ. Khoảng khắc 6 thi thể được đưa ra khỏi đám cháy đúng là một thảm cảnh thực sự.

Có lẽ, chưa bao giờ tôi bắt đầu bài bào chữa của mình như vậy.

 

Bản án lương tâm nặng nề cho từng bị cáo

Hội trường xét xử im lặng, tiếng quạt trần vẫn đều đều như muốn xóa tan không khí nặng nề đó, thổi bớt cái nóng 40oC của tiết trời miền Bắc, nhưng lại không thể át đi tiếng thở dài của những người dự khán.

zone_9_2_tlgz

Ảnh chiến sĩ PCCC (internet)

Tôi tiếp tục nói về việc các bị cáo đã cùng toàn thể Zone 9 nỗ lực như thế nào để chia sẻ, hỗ trợ các gia đình nạn nhân để giảm bớt đau thương mất mát; Sự hối hận và bản án lương tâm đã dày vò bị cáo của tôi như thế nào.

Tôi biết, trong vụ án này, ngay cả những người tiến hành tố tụng cũng cảm thấy bối rối khi thực hiện chức năng, quyền hạn của mình. Vụ án đã thay đổi đến 3 Thẩm phán, 3 Kiểm sát viên, 3 thư ký, trả hồ sơ điều tra bổ sung 2 lần và hoãn đến lần thứ 5 mới đưa ra xét xử. Có lẽ tất cả đang cần thời gian để cân nhắc.

Gia đình bị hại đã liên tục phải dừng lại, nghẹn ngào khi nói lời xin miễn trách nhiệm hình sự và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Họ biết rằng tất cả chỉ vì “cơm áo gạo tiền” mà họ phải đứng ở “phía đối lập” với các bị cáo.

Liên tục các từ “giá như” được vị Hội thẩm nêu ra trong tiếng thở dài.

Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Đây là lúc mà dường như mọi người không thể cầm được nước mắt khi những lời xin lỗi, những lời chia sẻ với đau thương, mất mát được chầm chậm cất lên. Bị cáo của tôi đã nghẹn ngào đến mức không thể nói được một câu nào rõ nghĩa. Nhưng có lẽ lúc này, sự im lặng mới là âm thanh vang vọng nhất.

 

Bào chữa giúp cho bị cáo không có luật sư

Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phiên tòa được giãn ra một cách từ tốn, mọi người bắt đầu nói chuyện, trao đổi, hỏi han nhau. Người nhà một bị cáo đã ra mua rất nhiều nước vào cho mọi người trong phòng xử án. Có lẽ trong thời khắc đó, chỉ có nước mới giúp giảm đi được vị đắng ngắt, nghèn nghẹn trong cổ họng của mỗi người.

Bị cáo duy nhất trong vụ án bị tạm giam, trong quá trình xét xử liên tục đảo mắt xung quanh phòng xử án để tìm người thân trong vô vọng. Như thấu hiểu được điều đó, vị thẩm phán đã hỏi bị cáo là “có ai là người nhà bị cáo có mặt tại phiên xử ngày hôm nay không”? Bị cáo đã cúi đầu trả lời: “Không ạ!”. Sau tiếng thở dài đầy thông cảm, vị thẩm phán đã ngay lập tức đề nghị bị cáo khi kết thúc phiên xử lên gặp thư ký tòa, ghi lại số điện thoại người thân để thông báo với gia đình.

Sau khi HĐXX quyết định sẽ nghị án kéo dài, tôi mới xin được phát biểu một vài quan điểm để bào chữa, nói đúng hơn là đề nghị HĐXX áp dụng thêm một số tình tiết giảm nhẹ cho anh “thợ hàn” – Bị cáo không có luật sư và được HĐXX trân trọng lắng nghe. Tôi biết, như vậy là vượt quá chức năng, nhiệm vụ của mình trong vụ án, nhưng thực sự với phiên tòa này, tôi đã không làm theo lý trí.

zone-9

Ảnh (internet)

Phiên tòa kết thúc với những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật song không ai, kể cả phía người nhà nạn nhân, cảm thấy nhẹ nhõm. Cánh cửa xe “bịt bùng” mở ra, người vợ kịp trao cho bị cáo bị tạm giam một túi nylon đựng đầy sữa, bánh mỳ và thuốc lá, coi như có chút quà của những người “phạm đi xử” về cho anh em cả buồng liên hoan.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Điều 202 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

Điều 201. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Chuyển đất nông nghiệp thành đất ở cần những điều kiện gì?

Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Giải đáp thắc mắc trên, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Căn cứ, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được Luật Đất đai 2024 quy định tại các điều 116 (Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất), điều 121 (Chuyển đổi mục đích sử dụng đất) và điều 122 (Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất). Theo đó, để chuyển đất nông nghiệp, như đất trồng lúa, thành đất ở, điều kiện tiên quyết là diện tích đất phải nằm trong quy hoạch đất ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, việc chuyển đổi cần sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là khi chuyển đất trồng lúa, rừng đặc dụng hoặc đất rừng phòng hộ. Quyết định chuyển đổi chỉ được đưa ra sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và phải tuân thủ các quy định tại Điều 116 và 121 của Luật Đất đai 2024.

Tìm hiểu thêm tại đây

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà