Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Cần khởi tố điều tra hành vi thiếu trách nhiệm trong vụ việc nước sạch sông Đà

“Cơ quan điều tra cần xác định thêm thiệt hại về vật chất của hàng vạn người dân Hà Nội đã sử dụng nguồn nước nhiễm dầu bẩn của Cty nước sạch sông Đà trong nhiều ngày qua. Theo tôi thiệt hại này là rất lớn, vượt quá căn cứ để xác định khởi tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 360 BLHS 2015 là gây thiệt hại từ 100 triệu đồng”. Luật sư Tuấn Anh nêu quan điểm với báo Tiền Phong đối với sự cố nước sạch sông Đà nhiễm dầu bẩn khiến hàng triệu người dân ở Hà Nội bị ảnh hưởng.

Bài viết được chia sẻ chi tiết về vấn đề này , kính mời độc giả theo dõi tại đây 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Vụ cướp bánh mì: hai thiếu niên được miễn truy cứu TNHS

Vụ cướp bánh mì: hai thiếu niên được miễn truy cứu TNHS

cuopbanhmi

Ảnh internet

Ngày 15/9, Tòa Gia đình và người chưa thành niên – TAND TP HCM xử phúc thẩm, chấp nhận quan điểm của VKS và luật sư bào chữa, tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho Ôn Thành Tân (ngụ quận 9), Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) về tội Cướp giật tài sản.

Theo HĐXX, hành vi của Tân và Tuấn đã cấu thành tội Cướp giật tài sản. Tuy nhiên, khi phạm tội hai bị cáo chưa thành niên, chưa nhận thức đầy đủ hành vi của mình; giá trị tài sản không lớn, động cơ phạm tội vì đói, tính nguy hiểm không cao… “Việc miễn trách nhiệm hình sự là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, chứ không phải lỗi oan sai của cơ quan tố tụng”, bản án nêu.

HĐXX tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho hai thiếu niên.

Đại diện VKS và cả luật sư của các bị cáo đều nhận định “hành vi của Tân và Tuấn đã cấu thành tội Cướp giật tài sản” nhưng 2 bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị HĐXX miễn trách nhiệm hình sự.

Theo án sơ thẩm, trong thời gian tại ngoại để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản, Tuấn bỏ nhà đi lang thang. Khuya 17/10/2015, Tuấn gặp Tân, cả hai cùng chơi Internet đến sáng rồi rủ nhau đến nhà hàng ở quận Thủ Đức kiếm việc làm.

Trên đường đi cả hai đói bụng, không còn tiền nên bàn cách vờ hỏi mua đồ ăn rồi bỏ chạy. Trưa hôm đó, Tân chở Tuấn đến tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức) hỏi mua bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Chủ quán bỏ vào túi đưa cho Tuấn thì cậu ta giật phăng rồi tăng ga bỏ chạy. Cả hai bị người dân đuổi bắt giao công an. Số hàng bị cướp có giá trị 45.000 đồng.

Lúc thực hiện hành vi, hai thiếu niên này mới 17 tuổi. VKSND quận Thủ Đức đã truy tố các bị cáo về tội Cướp giật tài sản với khung hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù. TAND cùng cấp sau đó trả hồ sơ điều tra thêm. Hồi cuối tháng 7, TAND quận Thủ Đức tuyên phạt Tân và Tuấn 8-10 tháng tù về tội Cướp giật tài sản.

TAND Tối cao sau đó chỉ đạo các cơ quan tố tụng TP HCM xem xét lại toàn bộ vụ án, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. VKSND TP HCM ra kháng nghị, luật sư và người đại diện cho các bị cáo cũng kháng cáo xin miễn trách nhiệm hình sự.

Điều 196 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế quyền định đoạt

Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt

1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

Cơ quan thực hiện : 

  • Chi cục Thủy sản
  • Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
  • Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
  • Chi cục chăn nuôi và thú y

Cách thức thực hiện : 

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến bộ phận một cửa cơ quan có thẩm quyền được phân công: (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Thủy sản).

Yêu cầu : 

Đối với Cơ sở có sản phẩm xuất khẩu phải có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm.

Trình tự thực hiện : 

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tại Bộ phận một cửa Cơ quan được phân công theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cụ thể như sau:

* Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư cấp và cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đóng trên địa bàn tỉnh:

+ Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và chợ đầu mối nông sản.

+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm và kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống trên cạn.

+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động trồng trọt.

+ Chi cục Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.

– Bước 2: Xử lý hồ sơ.

– Thẩm xét tính hợp lệ hồ sơ.

– Thông báo kết quả xử lý hồ sơ.

– Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và kiểm tra tại cơ sở.

+ Thẩm tra hồ sơ kiểm tra xếp loại: Đối với cơ sở đã được kiểm tra xếp loại.

+ Kiểm tra thực tế tại cơ sở: Đối với cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại.

+ Thẩm tra tại cơ sở trường hợp thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ.

– Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ  90 CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;

– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

Thời hạn thực hiện :

– Xử lý hồ sơ đăng ký:

+ Thẩm xét tính hợp lệ hồ sơ.

+ Thông báo kết quả: Trong vòng 03 ngày thông báo cho đơn vị bổ sung hồ sơ nếu còn thiêu

– Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định: Trong vòng 15 ngày làm việc Cấp giấy chứng nhận hoặc ra thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006236 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

Điều 153 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Điều 153. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

Vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động (NLĐ).

banner3

Theo đó, người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần tuân thủ các quy định về quản lý sức khỏe NLĐ như sau:

– Thực hiện việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ kể từ thời điểm họ được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.

– Phải bố trí việc làm phù hợp với tình hình sức khỏe của NLĐ và:

+ Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp làm công việc tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc các yếu tố có hại này;

+ Hạn chế bố trí NLĐ mắc bệnh mạn tính làm các công việc có yếu tố có hại đến bệnh đang mắc;

+ Nếu phải bố trí NLĐ bị bệnh mạn tính làm công việc có yếu tố hại đến bệnh đang mắc thì NSDLĐ phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đến sức khỏe cho NLĐ biết và chỉ được bố trí sau khi NLĐ đồng ý bằng văn bản.

Thông tư 19/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

 

Chào mừng ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10 & trải lòng về nghề Luật sư

Sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 46 khai sinh ra nghề luật sư, tổ chức luật sư trong chế độ dân chủ nhân dân thì nay với quyết định công nhận ngày truyền thống, nghề luật sư đã chính thức được tôn vinh là một nghề có bề dày truyền thống, cần được củng cố, giữ gìn.

Sắp tới đây, 10/10 ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, chúng ta cùng lắng nghe những tâm tư, trải lòng của Luật sư Trần Tuấn Anh -Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vụ  “ ZONE 9 ”. Đã hơn 2 năm kể từ ngày phiên tòa diễn ra mà dường như, mọi chi tiết, mọi hình ảnh đều in rõ trong tâm trí Luật sư.

ls-tuan-anh

Luật sư Trần Tuấn Anh

Trái tim nóng của người luật sư

Đã hơn hai năm kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, một vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của 6 người thợ tại khu vực được coi là “khu ăn chơi mới của giới trẻ Hà Nội”, Zone 9. Ngồi tại phiên tòa với vai trò là Luật sư bào chữa cho một bị cáo trong vụ án, tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà không có bất kỳ luận cứ nào được viết trước.

Sau lời luận tội của đại diện VKS, tôi ngồi lặng đi, cả căn phòng gần như im phăng phắc. Vị luật sư đồng nghiệp (bào chữa cho một bị cáo khác trong vụ án) đứng lên trình bày phần bào chữa của mình. Lúc này, tâm trí tôi hỗn độn giữa những hình ảnh của quá khứ, của hậu quả từ hành vi phạm tội và cái lý – cái tình của cuộc sống này.

 

Khi luật sư thổn thức

Phiên tòa vẫn diễn ra với không khí trầm lắng, trong sự hối lỗi tột cùng từ hành vi cẩu thả của những người được gọi là “chủ đầu tư”, “chủ thầu”. Trong đó, người “đầu vụ” là anh thợ hàn, người mà đến trước thời điểm phạm tội chỉ mới cầm kìm hàn được 10 ngày.

Tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà giọng nghẹn lại, tôi hiểu rằng lúc này cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để bào chữa cho thân chủ mình, nhưng tôi đã không làm được điều đó. Tôi bắt đầu bài bào chữa bằng những hình ảnh kinh hoàng do chính tôi chứng kiến vào buổi chiều định mệnh đó.

dsc0362_bdia

Luật sư Tuấn Anh tại phiên tòa

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khoảng 14h, ngay tại địa điểm đó, cơ quan PCCC sẽ tổ chức diễn tập công tác PCCC. Thế nhưng chỉ sớm hơn có mấy phút, vụ cháy thật đã xảy ra. Nhiều người đã tưởng rằng đó chỉ là buổi diễn tập đã bắt đầu.

Đến khi những tiếng hô hoán thất thanh vang lên, còi xe cứu hỏa hú vang trời, xe cứu thương lần lượt đưa các chiến sỹ công an PCCC đi cấp cứu vì bị ngạt khói thì mọi người mới bắt đầu hoang mang tột độ. Khoảng khắc 6 thi thể được đưa ra khỏi đám cháy đúng là một thảm cảnh thực sự.

Có lẽ, chưa bao giờ tôi bắt đầu bài bào chữa của mình như vậy.

 

Bản án lương tâm nặng nề cho từng bị cáo

Hội trường xét xử im lặng, tiếng quạt trần vẫn đều đều như muốn xóa tan không khí nặng nề đó, thổi bớt cái nóng 40oC của tiết trời miền Bắc, nhưng lại không thể át đi tiếng thở dài của những người dự khán.

zone_9_2_tlgz

Ảnh chiến sĩ PCCC (internet)

Tôi tiếp tục nói về việc các bị cáo đã cùng toàn thể Zone 9 nỗ lực như thế nào để chia sẻ, hỗ trợ các gia đình nạn nhân để giảm bớt đau thương mất mát; Sự hối hận và bản án lương tâm đã dày vò bị cáo của tôi như thế nào.

Tôi biết, trong vụ án này, ngay cả những người tiến hành tố tụng cũng cảm thấy bối rối khi thực hiện chức năng, quyền hạn của mình. Vụ án đã thay đổi đến 3 Thẩm phán, 3 Kiểm sát viên, 3 thư ký, trả hồ sơ điều tra bổ sung 2 lần và hoãn đến lần thứ 5 mới đưa ra xét xử. Có lẽ tất cả đang cần thời gian để cân nhắc.

Gia đình bị hại đã liên tục phải dừng lại, nghẹn ngào khi nói lời xin miễn trách nhiệm hình sự và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Họ biết rằng tất cả chỉ vì “cơm áo gạo tiền” mà họ phải đứng ở “phía đối lập” với các bị cáo.

Liên tục các từ “giá như” được vị Hội thẩm nêu ra trong tiếng thở dài.

Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Đây là lúc mà dường như mọi người không thể cầm được nước mắt khi những lời xin lỗi, những lời chia sẻ với đau thương, mất mát được chầm chậm cất lên. Bị cáo của tôi đã nghẹn ngào đến mức không thể nói được một câu nào rõ nghĩa. Nhưng có lẽ lúc này, sự im lặng mới là âm thanh vang vọng nhất.

 

Bào chữa giúp cho bị cáo không có luật sư

Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phiên tòa được giãn ra một cách từ tốn, mọi người bắt đầu nói chuyện, trao đổi, hỏi han nhau. Người nhà một bị cáo đã ra mua rất nhiều nước vào cho mọi người trong phòng xử án. Có lẽ trong thời khắc đó, chỉ có nước mới giúp giảm đi được vị đắng ngắt, nghèn nghẹn trong cổ họng của mỗi người.

Bị cáo duy nhất trong vụ án bị tạm giam, trong quá trình xét xử liên tục đảo mắt xung quanh phòng xử án để tìm người thân trong vô vọng. Như thấu hiểu được điều đó, vị thẩm phán đã hỏi bị cáo là “có ai là người nhà bị cáo có mặt tại phiên xử ngày hôm nay không”? Bị cáo đã cúi đầu trả lời: “Không ạ!”. Sau tiếng thở dài đầy thông cảm, vị thẩm phán đã ngay lập tức đề nghị bị cáo khi kết thúc phiên xử lên gặp thư ký tòa, ghi lại số điện thoại người thân để thông báo với gia đình.

Sau khi HĐXX quyết định sẽ nghị án kéo dài, tôi mới xin được phát biểu một vài quan điểm để bào chữa, nói đúng hơn là đề nghị HĐXX áp dụng thêm một số tình tiết giảm nhẹ cho anh “thợ hàn” – Bị cáo không có luật sư và được HĐXX trân trọng lắng nghe. Tôi biết, như vậy là vượt quá chức năng, nhiệm vụ của mình trong vụ án, nhưng thực sự với phiên tòa này, tôi đã không làm theo lý trí.

zone-9

Ảnh (internet)

Phiên tòa kết thúc với những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật song không ai, kể cả phía người nhà nạn nhân, cảm thấy nhẹ nhõm. Cánh cửa xe “bịt bùng” mở ra, người vợ kịp trao cho bị cáo bị tạm giam một túi nylon đựng đầy sữa, bánh mỳ và thuốc lá, coi như có chút quà của những người “phạm đi xử” về cho anh em cả buồng liên hoan.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành (Nội địa và Quốc tế)

Du lịch là một trong những ngành nghề tiềm rất tiềm năng hiện nay của nước ta. Đặc biệt là tổ chức du lịch cho khách nước ngoài muốn đi du lịch tại Việt Nam, người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Để đảm bảo điều kiện hợp pháp trong hoạt động trên thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Công ty Luật hợp danh Minh Bạch  là một trong những đơn vị có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin Cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan.

Từ ngày 01/01/2014, Nghị định 180/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du Lịch có hiệu lực thì quy định về việc cấp Giấy phép lữ hành như sau:

I .Điều kiện đối với Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
  • Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế

II. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

  • Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
  • Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
  • Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
  • Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
  • Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế
  • a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
  • b) 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

III. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

  1. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:

a) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

b) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;

c) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

IV. Dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của MBLAW

Trong quá trình thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, MBLAW sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn điều kiện đăng ký Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Soạn thảo hồ sơ , phương án kinh doanh xin cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
    •    Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
  • Tư vấn đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
  • Tư vấn đăng ký lại giấy phép lữ hành quốc tế;
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở  nước ngoài
    •    Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt nam.

V. Quy trình và các bước thực hiện :

  1. MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nộp ở Sở du lịch : Trong vòng 10 ngày làm việc : Bao gồm cả việc kiểm tra trụ sở xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, sau khi đạt kết quả sở sẽ ra 1 công văn chấp thuận .
  2. Sau khi có công văn chấp thuận của sở du lịch, tiến hành nộp hồ sơ lên Tổng cục du lịch để cấp giấy phép. Trong vòng 15-20 ngày làm việc Tổng cục sẽ cấp giấy phép cho doanh nghiệp.
  3. Thời hạn thực hiện : Nhanh nhất trong vòng 30 ngày làm việc

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

 

 

Đưa clip, hình ảnh gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Thông qua vụ việc một clip quay cảnh 9 thiếu niên bị bắt gặp trong nhà nghỉ phát tán trên các trang mạng vừa qua, xin luật sư giải đáp một số câu hỏi dưới đây:

Việc quay clip, dùng lời mạt sát các thiếu niên rồi tung lên mạng như vậy có vi phạm pháp luật? Nếu vi phạm thì sẽ xử lý như thế nào?

Người gửi câu hỏi: D.V.K – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

aaaaaaaaaa

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc sử dụng bất kỳ hình ảnh nào của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp cá nhân đó dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, trong trường hợp người quay clip nêu trên rồi tung lên mạng mà chưa được sự cho phép của các cá nhân hoặc người giám hộ hợp pháp của các cá nhân (đối với trường hợp các em chưa đủ 15 tuổi) là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền của các em đối với hình ảnh cá nhân của mình.

Để xử lý đối với hành vi vi phạm này, các cơ quan chức năng cần phải triệu tập người quay clip đến làm việc để làm rõ động cơ, mục đích của việc quay clip và phát tán lên mạng. Trong trường hợp xác định việc quay clip nhằm mục đích làm nhục người khác, xâm phạm danh dự, uy tín của người khác hoặc đưa thông tin lên mạng máy tính trái phép mà gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì có thể có dấu hiệu của tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự hoặc tội đưa thông tin, hình ảnh trái phép lên mạng máy tính theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, các cá nhân bị xâm phạm về hình ảnh, có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, công khai xin lỗi đối với hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của mình theo trình tự Tố tụng dân sự.

Trong clip, người quay còn dùng những lời lẽ không đúng mực để quát tháo, xúc phạm các em cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật bảo vệ và buộc mọi người phải tôn trọng.

Trong trường hợp này, hành vi vi phạm có thể bị xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”;

Luật tố tụng dân sự 2015

Mẫu biên bản họp Công ty cổ phần về việc thành lập địa điểm kinh doanh

                                 Tên công ty                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số ……                                                ————————————-

……………, ngày       tháng     năm 20…

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

Hôm nay, vào lúc    giờ  00 ngày …/…/….., tại trụ sở Công ty Cổ phần …., địa chỉ số ………., chúng tôi gồm:

  1. Ông/Bà……….. – Chủ tịch hội đồng quản trị – Chủ tọa cuộc họp
  1. Ông /Bà……….. – thành viên hội đồng quản trị;
  1. Ông /Bà……….. – thành viên hội đồng quản trị;
  2. Ông/Bà …… – Thư ký cuộc họp

– Vắng mặt: 0

Ông/bà ……..tuyên bố cuộc họp hội đồng quản trị được tiến hành do có đủ số thành viên hội đồng quản trị dự họp

 

  1. Lấy ý kiến thông qua các nội dung:

Thành lập địa điểm kinh doanh công ty  ……………………………………………

Địa chỉ  …………………………………………………………………………….

Ngành, nghề đăng ký hoạt động: ……………………………………………………..

Bổ nhiệm ông/bà : ……………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ……………………ngày cấp…………………………..

Nơi cấp: …………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………….

Làm người đứng đầu chi nhánh

2.Ý kiến đóng góp của thành viên hội đồng quản trị  dự họp:

Hoàn toàn đồng ý với nội dung lập địa điểm kinh doanh của công ty.

3Biểu quyết:

– Số phiếu tán thành: … phiếu/…. phiếu, đạt tỷ lệ 100% trên tổng số phiếu biểu quyết của thành viên dự họp

– Số phiếu không tán thành:0 phiếu

– Không có ý kiến: 0 phiếu

4.Hội đồng quản trị  quyết định thông qua nội dung thành lập địa điểm kinh doanh như trên. Giao ông (bà) …………………, đại diện pháp luật của công ty, tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

 

Buổi họp kết thúc vào lúc ……….giờ ………. cùng ngày

                             (Các thành viên ký tên và ghi rõ họ tên)

Mẫu Tham khảo 

Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với Hoạt động bán lẻ của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sẽ thực hiện theo nội dung được quy định tại Nghị định này, cụ thể Liên quan đến việc Xin cấp Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Luật Minh Bạch xin giới thiệu đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện, trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài) và những lưu ý khi thực hiện thủ tục:

I. Trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cụ thể là những hoạt động sau, thì phải xin cấp Giấy phép kinh doanh:

“ a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ø  Căn cứ vào Điều 9 Nghị định này các khoản a, b, c được nêu trên : Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài  thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối hàng hóa lưu ý cụ thể các trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

·        Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí => Tổ chức kinh tế nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối bán buôn  hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì không phải xin Giấy phép kinh doanh

·        Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

·         Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thì cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ để bán lẻ tại các cơ sở đó.

II. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP đưa ra các điều kiện như sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

“a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

“b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

III. Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh:

B1: Nộp hồ sơ xin Cấp Giấy phép kinh doanh lên Sở Công Thương

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Lưu ý: Giải trình theo các tiêu chí:

–         Quốc tịch của Nhà đầu tư có đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay không?;

–         Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường hàng hóa;

–         Giải trình về kinh nghiệm hoạt động của nhà đầu tư

–         Đánh giá tác động hiệu quả kinh tế, xã hội, sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất, tác động của dự án tới môi trường

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

Lưu ý: Trình bày tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, phương án lưu giữ kho và bảo quản hàng hóa, nhu cầu sử dụng lao động phục vụ cụ thể mục đích phân phối , phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh phân phối từ giới thiệu sản phẩm đến giao hàng

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

Lưu ý: Giải trình vốn sử dụng cho mục đích phân phối, xuất khẩu: Tổng vốn, nguồn vốn, phương thức huy động vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thì phải kèm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

Lưu ý: Giải trình số liệu căn cứ vào báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

B2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ: Đa số hồ sơ chuyển về Phòng Thương Mại, Phòng Kinh tế đối ngoại

Cơ quan cấp phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hoạt động:  Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động:

–         Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu mỡ bôi trơn

–         Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–         Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

–         Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

–         Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

–         Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

–         Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

B3: Sở Công Thương trả kết quả

Thời hạn xử lý: 10-15 ngày

Thời hạn xử lý (trong trường hợp xin ý kiến Bộ): 25-30 ngày

 

Chế tài xử lý với hành vi bạo lực gia đình

Câu hỏi:

Tôi 25 tuổi, đã kết hôn được 3 năm  và có thai 4 tháng nhưng tôi thường xuyên bị chồng nhậu say về rồi đánh đập vô cớ. Cách đây khoảng một tháng, sau khi nhậu say về anh ta lại giở thói vũ phu, đánh tôi khiến tôi bị sảy thai và gãy một bên chân phải nằm viện nửa tháng. Hiện tại tôi đang làm thủ tục ly hôn, tình nghĩa không còn, xin hỏi luật sư tôi có thể yêu cầu chồng tôi phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cũng như tinh thần do bị chồng đánh hay không? Tôi xin cảm ơn.

bao-luc-dg

Hình ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Khi đánh đập gây tổn hại sức khỏe của chị là chồng chị đã có hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình và bị nghiêm cấm tại điều 8 của Luật này.

Căn cứ vào Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi của chồng chị có thể bị xử phạt từ 1.000.000đ – 2.000.000đ. Chị có thể làm đơn tố cáo và yêu cầu xử lý chồng chị đến trưởng công an xã hoặc chủ tịch UBND xã nơi chị sinh sống.

Còn việc anh ta đánh đập khiến chị phải nằm viện điều trị dài ngày, theo khoản 4, điều 4 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì anh ta phải có trách nhiệm bồi thường cho chị. Chị có thể yêu cầu việc bồi thường ngay tại công an xã hoặc UBND xã. Nếu anh ta không có trách nhiệm và thoái thác, chị nên thu thập các hóa đơn viện phí để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tại tòa án nhân dân huyện, pháp luật sẽ có biện pháp chế tài buộc anh ta phải bồi thường cho chị.

Trân trọng!

 

 

Đưa quyết định thôi chức : Công khai trên mạng có vi phạm luật?

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối con người, chia sẻ thông tin, và thúc đẩy các phong trào xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng mang đến những thách thức và tác động tiêu cực. Nó trao vào tay mọi người quá nhiều quyền lực, một người bình thường chỉ với bài bài đăng, vài câu tin giả cũng có thể trở nên nổi tiếng, mọi thứ dù lớn hay nhỏ, chuyện nhà nước từ trung ương đến địa phương đều có thể dễ dàng “ tung” lên mạng. Mới đây, sự việc văn bản cho thôi chức Bí thư Quảng Ngãi được đăng tải lên mạng xã hội khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính bảo mật của những quyết định hành chính cũng như việc đăng tải các nội dung quan trọng như vậy liệu có đúng pháp luật hay không ? Trao đổi với báo Tiền Phong, Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch đã có những sự bày tỏ quan điểm giúp giải đáp thắc mắc.

Tìm hiểu thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật