Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Cần tăng cường chế tài đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn nghiêm trọng khi tham gia giao thông

Tại hội thảo “Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ”, do Cục CSGT phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức ngày 29/1, việc đánh giá quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn đang ở mức tương đối cao, tạo được sức răn đe tốt. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định những người có nồng độ cồn ở mức trên 0,4mg/l khí thở dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt. Hay nói cách khác, người uống 5 cốc bia hay 30 cốc đều có thể bị xử phạt hành chính như nhau. Quy định này chưa phù hợp và chưa tương xứng với mức độ vi phạm. Luật sư Trần Tuấn Anh đề xuất cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với tài xế say xỉn lái xe, đặc biệt là những trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức nghiêm trọng. Ông ủng hộ việc xử lý hình sự nếu tái phạm hoặc vượt quá mức vi phạm nặng, dù chưa gây hậu quả. Ngoài ra, các hình thức xử phạt khác như tước bằng lái, trừ điểm, hay lắp thiết bị kiểm soát cũng nên được xem xét để tăng cường răn đe và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Mời bạn đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài muốn nhập quốc tịch vào Việt Nam, để hiểu rõ hơn về thủ tục nhập quốc tịch vào Việt Nam, Luật Minh Bạch xin tư vấn cụ thể như sau :

  1. Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam:

Công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú tại thành phố Hà Nội  và được Công an thành phố Hà Nội cấp thẻ thường trú mà có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

1.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.

1.3. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam.

1.4. Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam.( (đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, kể từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú)

1.5. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

1.6. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.

1.7. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

1.8. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

  1. Các trường hợp miễn điều kiện nêu tại điểm 1.3, 1.4 và 1.5: mục 1.4 phải ghi rõ : vẫn phải có thẻ Thường trú nhưng thời gian 5 năm thì được miễn (Xem quy định tại Nghị định 78/2009 điều 7)

2.1. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

2.2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2.3. Có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. Các trường hợp miễn điều kiện nêu tại điểm 1.6:

3.1. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

3.2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

3.3. Có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều kiện trên được miễn trong trường hợp đặc biệt nếu được Chủ tịch nước cho phép

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp

Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ :

+ Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó; Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên sinh sống cùng người nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc theo mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

+  Bản khai lý lịch;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam;

Trường hợp người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập theo quy định nhưng không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp đánh để giá. Kết quả trực tiếp phỏng vấn được lập thành văn bản.

+ Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Bản sao Thẻ thường trú;

+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (gồm một trong số các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân  phường – xã, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

* Trường hợp Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, thì phải nộp một số giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn

* Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong các hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời hạn giải quyết :  135 ngày làm việc  kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện theo quy định pháp luật (thời gian làm việc thực tế tại các cơ quan).

Mọi ý kiến thắc mắc và cần hỗ trợ mọi người liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa

Theo Điều 50 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì hồ sơ đổi giấy phép lái xe hạng A1 do ngành Giao thông vận tải cấp được quy định như sau:

doi-giay-phep-lai-xe-oto-xe-may

Ảnh minh họa

Người lái xe lập 1 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.

– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.

 

Các trường hợp không thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Ngày 28/10/2016, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 4262/BHXH-CSYT giải quyết vướng mắc trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo đó:

– Người bệnh đến thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (DVKT) đã được chỉ định thì chỉ thanh toán tiền DVKT, không thanh toán tiền khám bệnh.

– Người bệnh khám tại nhiều phòng khám, bàn khám thuộc cùng một chuyên khoa trong một lần đến khám, chữa bệnh thì chỉ thanh toán 01 lần tiền khám bệnh của chuyên khoa đó.

– Người bệnh tiếp tục phải điều trị ngoại trú ngay sau khi kết thúc đợt điều trị nội trú theo Thông tư 05/2016/TT-BYT thì không tính tiền khám bệnh cho đợt cấp thuốc đó.

– Không áp dụng mức giá tiền giường Hồi sức tích cực, Hồi sức cấp cứu theo Công văn 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 nếu người bệnh nằm giường hồi tỉnh sau phẫu thuật.

– Người bệnh không được hưởng đầy đủ chế độ điều trị nội trú, chăm sóc theo Thông tư 28/2014/TT-BYT thì không tính là ngày điều trị nội trú và không thanh toán tiền ngày giường bệnh.

Ngoài ra, Công văn 4262/BHXH-CSYT còn hướng dẫn thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở của người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên.

Điều 185 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ việc chiếm hữu

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thủ tục nhận nuôi con nuôi thực tế

1.Điều kiện đăng ký nuôi con nuôi

– Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

– Đến thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi thì quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn còn sống;

– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

  1. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế

– Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế (Mẫu mới số TP/CN-2014/CN.03 được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP)

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi;

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;

– Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;

  1. Thủ tục đăng ký

– Người nhận con nuôi nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành xác minh và kiểm tra, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì đăng ký nuôi con nuôi thực tế.

 

Cởi trần trên tàu Cát Linh – Hà Đông để quảng cáo sản phẩm

Sáng ngày 11/12, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nhóm thanh niên cởi trần trên tàu điện Cát Linh – Hà Đông để quảng cáo cho một chuỗi cửa hàng. Hành động này bị nhiều người cho là phản cảm và không phù hợp với không gian công cộng. Theo lãnh đạo Hanoi Metro, nhóm người này không xin phép và tự ý thực hiện hành động cởi trần chụp ảnh trong khoang tàu, làm ảnh hưởng đến hành khách khác. Mặc dù không thể xử phạt, Hanoi Metro có quyền từ chối phục vụ nếu hành vi này tái diễn.

Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng hành vi cởi trần quảng cáo sản phẩm trên phương tiện công cộng như tàu điện là nghiêm trọng và có dấu hiệu gây phiền hà cho hành khách xung quanh, thậm chí có thể xem là quấy rối. Ông so sánh sự việc này với trường hợp năm 2016, khi một siêu thị điện máy ở Hà Nội bị phạt vì thuê người mặc bikini quảng cáo, hành động bị cho là trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Theo luật sư, trong một số nước, các hành vi khêu gợi hoặc quấy rối tại nơi công cộng bị xử lý nghiêm khắc, tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp tương tự. Căn cứ theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, ông cho rằng đơn vị thuê nhóm thanh niên cởi trần trên tàu điện có thể đối mặt với mức phạt từ 40 đến 60 triệu đồng.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Cá nhân được tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Vừa qua, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 24/2016/TT-BXD sửa đổi các Thông tư liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng.

chung-chi-hanh-nghe-thiet-ke-xay-dung

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, cá nhân sẽ căn cứ quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thực hiện việc kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề của mình làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng trong các trường hợp sau:

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề ghi thời hạn hiệu lực mà còn hiệu lực và được cấp trước ngày 01/9/2016 không thực hiện chuyển đổi chứng chỉ theo Thông tư 17/2016/TT-BXD .

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề (không ghi thời hạn hiệu lực) cấp trước ngày 01/9/2016 được sử dụng đến 30/6/2018 mà không thực hiện chuyển đổi.

– Cá nhân có chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng từ sau ngày 01/3/2016 được tiếp tục hành nghề đến hết ngày 31/12/2016 và tự xác định hạng nếu không thực hiện chuyển đổi.

Ngoài ra, những quy định về sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Thông tư 17/2016/TT-BXD sẽ được dời ngày áp dụng đến ngày 01/12/2016.

Thông tư 24/2016/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/9/2016.

Thủ tục chuyển địa điểm công ty khác quận

Câu hỏi :

Do nhu cầu kinh doanh, công ty tôi muốn chuyển địa chỉ trụ sở đến nơi khác, nhưng khác quận huyện, tôi muốn hỏi công ty tôi cần phải làm những gì và chuẩn bị những thủ tục gì?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn cần thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh và với cơ quan thuế

  1. Với cơ quan thuế

1.1. Cơ quan thuế chuyển đi:

– Tờ khai điều chỉnh thuế (Mẫu 08-MST): 2 bản chính
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  : 2 bản photo
– Báo cáo hóa đơn quý đến thời điểm hiện tại : 1 bản chính, 2 bản photo

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Công văn gửi thuế về việc chốt thuế xin chuyển quận

– Biên bản họp, quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở

-Nếu công ty không muốn sử dụng hóa đơn nữa thì hủy hóa đơn: nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn kèm theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

-Còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC và phụ lục BK01/AC  (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

=> kết quả : Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

1.2. Cơ quan thuế chuyển đến : ( sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh)

 – Tờ khai điều chỉnh thuế

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh mới

 – Bộ gốc hồ sơ bên chi cục thuế chuyển đi trả về

– 2 bản báo cáo sử dụng hóa đơn và phụ lục

– Nếu công ty muốn tiếp tục sử dung hóa đơn thì  nộp 02 mẫu Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC) để tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại

– Còn hủy hóa đơn cũ rồi thì tiến hành đặt in hóa đơn mới và thông báo phát hành hóa đơn với chi cục thuế chuyển đến để sử dụng hóa đơn

2.Với cơ quan  đăng ký kinh doanh, sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đi tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ( thay đổi trụ sở chính của công ty)

Thành phần hồ sơ bao gồm :

–        Thông báo thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh

–        Quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở doanh nghiệp

–        Biên bản họp của công ty về việc thay đổi trụ sở

–        Giấy giới thiệu

–          Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

 

 

 

 

 

Điều 66 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm: tác phẩm phải là sản phẩm sáng tạo; được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và phải đảm bảo tính nguyên tắc.

Bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học để bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Nên, sản phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được công nhận là tác phẩm khi thỏa mãn những điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13, 14, 15 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Thứ nhất, phải là sản phẩm sáng tạo: các tác phẩm là sản phẩm lao động trí tuệ của con người và tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Cụ thể, theo quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ thì: “1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này…”

Thứ hai, được thể hiện dưới 1 hình thức nhất định: viết, âm thanh, hình ảnh, hành động (múa, kịch…), không gian 3 chiều (điêu khắc, tạo hình), đa phương tiện…; được bảo hộ tự động chứ không bắt buộc phải thông qua thủ tục đăng ký như các đối tượng sở hữu công nghiệp.  Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009.

Thứ ba, phải bảo đảm tính nguyên gốc: tức là sản phẩm được sáng tạo một cách độc lập mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Như vậy để 1 tác phẩm được được bảo hộ thì cần  phải đầy đủ các điều kiện trên

Hành vi nào của người lao động bị xử phạt hành chính khi tham gia đình công

Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao động, xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức không thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng thông thường.

  Đình công là sự ngừng việc của tập thể lao động. Ngừng việc nói ở đây là sự đơn phương ngừng hẳn công việc đang làm bình thường theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động.

–    Đình công là hình thức đấu tranh có tổ chức. Tính tổ chức trong đình công thể hiện ở chỗ: việc quyết định đình công, thủ tục chuẩn bị đình công, tiến hành đình công, giải quyết đình công đều do đại diện của tập thể lao động và công đoàn tiến hành. Ngoài tổ chức công đoàn, không ai có quyền đứng ra tổ chức đình công.

–    Việc đình công chỉ tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp.

Giới hạn phạm vi đình công trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp xuất phát từ phạm vi và nội dung của tranh chấp lao động tập thể. Nếu trong vụ tranh chấp mà một bên là tập thể lao động

của cả doanh nghiệp thì có thể tất cả người lao động trong doanh nghiệp ngừng việc để đình công.

Nếu là tranh chấp giữa tập thể lao động thuộc bộ phận của doanh nghiệp thì đình công chỉ được tiến hành trong phạm vi bộ phận đó.

Sự tham gia hưởng ứng của những người khác không có liên quan đến tranh chấp lao động tập thể, không thuộc tập thể lao động có tranh chấp thì đều là bất hợp pháp.

Khi tham gia đình công, người lao động có thể bị phạt vi phạm hành chính, nếu có những hành vi sau và mức phạt cụ thể :

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi người lao động có hành vi sau đây:

– Tham gia đình công sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tạm hoãn hoặc ngừng cuộc đình công quy định tại Điều 175 hoặc tham gia cuộc đình công quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 176 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc hoặc kích động người khác đình công quy định tại khoản 2 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
  2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công quy định tại khoản 1 Điều 178 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
Thủ tục thành lập tổ chức phi lợi nhuận vơi mục đích tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

 Câu hỏi: 

Bên tôi muốn thành lập 1 tổ chức phi lợi nhuận với mục đích tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Vậy tôi cần chuẩn bị hồ sơ cùng những giấy tờ gì, mong luật sư của chương trình tư vấn giúp tôi

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho luật Minh Bạch, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Bên bạn muốn thành lập 1 tổ chức phi lợi nhuận với mục đích tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền như sau:

“Điều 12. Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận

  1. Tổ chức phi lợi nhuận là pháp nhân hoặc tổ chức có hoạt động chính là huy động hoặc phân bổ vốn cho các mục đích từ thiện, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội hoặc mục đích tương tự, không vì mục đích lợi nhuận, bao gồm: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.”

Theo đó, tổ chức phi lợi nhuận sẽ được thành lập dưới các hình thức sau: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Như vậy nếu bạn muốn thành lập tổ chức phi lợi nhuận về tư vấn chuyển giao trong công nghiệp thì bạn có thể thành lập dưới hình thức quỹ xã hội hoặc quỹ từ thiện. Quỹ xã hội và quỹ từ thiện sẽ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP. Hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2012/NĐ-CP , bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập quỹ;
  • Dự thảo điều lệ quỹ;
  • Điều 12 Nghị định 30/2012/NĐ-CP;
  • Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định 30/2012/NĐ-CP.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên thì bạn nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 16 Nghị định 30/2012/NĐ-CP là Bộ Nội Vụ hoặc UBND cấp tỉnh nơi bạn thành lập.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật