Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Yêu cầu:

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Về nhân lực

Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

b) Về địa điểm

– Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định.

– Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

c) Về kho thuốc bảo vệ thực vật

Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố:

– Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ.

+ Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

+ Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

– Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

Cơ quan thực hiện:Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

– Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Thời gian thực hiện: 

– 14 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– 84 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 86 Bộ luật dân sự 2015

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Thủ tục khai báo điện tử đối với tàu bay xuất cảnh

Ngày 26/9/2017, Thủ tướng ban hành Quyết định 43/2017/QĐ-TTg về trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

– Bản khai hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không và vận đơn chủ (nếu có vận chuyển hàng hóa xuất khẩu);

– Danh sách hành khách (nếu có vận chuyển hành khách);
 
– Danh sách tổ bay;

– Bản lược khai hành lý ký gửi của hành khách (nếu hành khách có ký gửi hành lý);

– Thông tin về chuyến bay (đường bay, số liệu chuyến bay, tên hãng hàng không, cửa khẩu, số lượng hành khách, tổ bay và thời gian xuất cảnh);

– Thông tin về đặt chỗ của hành khách (thông tin PNR).

Ngoài ra, người làm thủ tục còn phải nộp các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không:

a) Tờ khai chung hàng không (bao gồm khai báo y tế) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;

b) Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;

c) Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

Người làm thủ tục phải xuất trình các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không:

d) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực của hành khách; Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực của tổ bay xuất trình cho Công an cửa khẩu;

đ) Phiếu tiêm chủng quốc tế của tổ bay, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm) xuất trình cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

C2, Rồng đỏ nhiễm chì: Bồi thường 3,9 tỉ đồng có thỏa đáng?

Trong mấy ngày qua, vụ URC bồi thường vì 2 lô C2, Rồng đỏ nhiễm chì lại nóng trở lại bởi “rò rỉ” con số bồi thường theo dư luận ước tính là 3,9 tỉ đồng. Số tiền này là nhiều hay ít và dựa trên căn cứ nào? Và có đầy đủ cơ sở pháp lý không?

abcd

C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của Cty TNHH URC Việt Nam

 Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội) cho biết: Trên thực tế, tính cho đến thời điểm này, chưa ai chứng minh được thiệt hại từ hành vi của URC gây ra cho người tiêu dùng, trong khi đó, đây lại là yếu tố quan trọng nhất, bắt buộc phải chứng minh trong các vụ việc liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Và cho đến giờ, cũng không ai hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào có văn bản chính thức kết luận về việc người tiêu dùng chỉ bị thiệt hại tối đa là 3,9 tỷ đồng do các sản phẩm C2, Rồng đỏ của URC gây ra và mức bồi thường này là tương xứng với thiệt hại thực tế mà URC đem đến khi xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của người tiêu dùng.

Mặt khác, xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này cũng rất khó xác định ai là chủ thể trực tiếp nhận bồi thường bởi người tiêu dùng là một khái niệm rất chung chung, khó xác định. Số tiền 3,9 tỷ đồng trên, thoạt nhìn có thể là khá lớn và phần nào khỏa lấp được trách nhiệm của URC với cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này.

Song cần phải xem lại đây thực chất là tiền gì? “Bởi nếu đã gọi là bồi thường thiệt hại thì phải tuân theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, mà cụ thể trong trường hợp này là các quy định về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” sẽ được áp dụng để giải quyết” 

Tại Điều 630 Bộ luật Dân sự cũng như nội dung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều thống nhất quy định khi: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Tuy nhiên, để xác định được chính xác mức thiệt hại xảy ra trên thực tế đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của URC gây ra để đưa ra một mức (số tiền) bồi thường cụ thể lại không hề đơn giản.

Vì căn cứ quan trọng nhất để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là “thiệt hại xảy ra trên thực tế”. Thiệt hại đó có thể bao gồm: Thiệt hại về vật chất (tính mạng, sức khỏe, tài sản…); Thiệt hại về tinh thần và toàn bộ chi phí hợp lý để khắc phục, giảm thiểu thiệt hại đó (được quy định cụ thể tại Điều 604 đến 612 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005).

Như vậy, việc chỉ căn cứ vào giá bán ra của sản phẩm C2, Rồng đỏ để làm căn cứ đưa ra mức bồi thường (như cách mà Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã tính toán) là không chính xác, chưa toàn diện và không đúng quy định về bồi thường thiệt hại.

Hay nói cách khác, trong trường hợp này, chưa một ai xác định được chính xác mức thiệt hại trên thực tế để làm căn cứ bồi thường, cũng như chưa tính toán được toàn bộ chi phí mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trực tiếp là người tiêu dùng đã phải chi trả để “hạn chế, khắc phục” được thiệt hại do hành vi vi phạm của URC gây ra đối với người tiêu dùng.

Xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cũng không thỏa mãn yếu tố là chủ thể để có thể được nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại từ URC, bởi Hội này không phải là “người bị thiệt hại” trực tiếp từ hành vi vi phạm của URC gây ra.

Chính vì vậy, để đảm bảo tính pháp lý của khoản tiền “bồi thường” mà Vinastas yêu cầu URC chi trả, Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Hội cần phải xác định rõ đây là khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của URC đối với người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của mình gây ra? Hay chỉ là khoản kinh phí hỗ trợ Vinastas trong công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam?

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

“Có như vậy, Hội mới có thể “đường đường chính chính” nhận và tiêu khoản tiền trên theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hội cần phải tiếp tục yêu cầu URC cam kết có trách nhiệm với người tiêu dùng (kể cả về chất lượng sản phẩm cũng như bồi thường thiệt hại) khi lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm bởi các sản phẩm khuyết tật do URC sản xuất và phân phối”

 

Điều 51 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 51, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 51 : Giám sát việc giám hộ 

1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.

Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.

2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.

3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.

4. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.

Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

Điều 184. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Ném gạch đá vào xe lửa, oto đang lưu thông có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Hành động ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông thực sự là mối nguy hiểm lớn, đe dọa sự an toàn của người điều khiển và cả những người đang cùng tham gia giao thông thời điểm đó. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện nay pháp luật mới có quy định về trách nhiệm của lái xe gây tai nạn mà chưa đề cập đến trách nhiệm của người dân bên đường khi gây nguy hiểm cho người đang điều khiển phương tiện. Ý kiến của luật sư về vấn đề này?

Người gửi câu hỏi: Bác A – Long Biên Hà Nội.

csgt

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phạm vào tội phạm được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý về vi phạm hành chính với các quy định tương ứng trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan. Tức là hành vi này luôn được cụ thể hóa thành các điều luật rất dễ nhận thấy.

Còn đối với hành vi ném gạch đá hoặc các vật nguy hiểm khác gây thiệt hại cho các phương tiện khi đang tham gia giao thông thì không có điều luật nào về Hình sự hay xử lý vi phạm hành chính có tên cụ thể đến từng hành vi như vậy. Nhưng nói vậy không có nghĩa là những hành vi đó không được điều chỉnh bởi pháp luật Hình sự hay không bị xử lý vi phạm hành chính.

Lấy ví dụ đơn cử như hành vi ném đá vào xe ô tô gây vỡ kính xe và thiệt hại được xác định là 5 triệu đồng. Vậy người gây ra hành vi trên sẽ bị xử lý về tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ Hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

Và trong trường hợp nếu hành vi đó gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc thiệt hại về tài sản lên tới 500 triệu đồng thì mức án cao nhất mà người phạm tội phải đối mặt là chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Còn trong trường hợp hành vi gây thiệt hại không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo các biện pháp hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với các điều luật tương ứng.

Trân trọng!

Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ

Với lao động nữ, các quy định hưởng trợ cấp thai sản là hết sức quan trọng vì tuyệt đại đa số mọi người đều có 1 – 2 lần nghỉ thai sản trong quá trình lao động. Mặt khác, chế độ thai sản là 1 quyền lợi lớn đối với người lao động tham gia BHXH, hỗ trợ chi phí rất nhiều cho lao động nữ trong thai kỳ và nuôi con nhỏ.

Pregnant woman holding her stomach outdoors --- Image by © Heide Benser/Corbis

Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì: “Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 34 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:

– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

– Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.

Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.

Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………………………………..

Tên tôi là:………………………………………………..Năm sinh …………………………………………………………

CCCD/Hộ chiếu số:………………………………….Ngày cấp và nơi cấp: …………………………………………

Hiện cư trú:………………………………………………………………………………………………………………………

Xin được ly hôn với: ………………………………..Năm sinh:…………………………………………………………

CCCD/Hộ chiếu số:………………………………….Ngày cấp và nơi cấp: …………………………………………

Hiện cư trú: ……………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Nội dung xin ly hôn

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Về con chung

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Về tài sản chung

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

Tải về mẫu đơn ly hôn đơn phương tại đây:

MẪU ĐƠN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Xem hướng dẫn viết đơn tại đây !!!

 

…………….., Ngày ……….. tháng……….. năm……………

Người làm đơn

 

 

(Ký tên – Ghi rõ họ và tên)

 

 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật