Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Cấp lại giấy khai sinh theo quy định mới như thế nào

Trước đây các vấn đề liên quan thủ tục đăng ký lại khai sinh được điều chỉnh bởi Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2016, Nghị định này sẽ bị thay thế bởi Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015. Do đó, thủ tục đăng ký lại khai sinh sẽ được điều chỉnh bởi Nghị định 123, cụ thể:

Điều 24 quy định: “1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ”.

Thủ tục đăng ký lại khai sinh

Điều 26 Nghị định 123 quy định: “1. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo chủ tịch ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

3. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch”.

ng1_f25af

Như vậy, khi bị mất Giấy khai sinh gốc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, sau đó nộp lên UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi bạn đang thường trú để thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh.

Trong trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên.

Công ty Luật Minh Bạch

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 150 Bộ luật dân sự 2015

Điều 150. Các loại thời hiệu

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Bình luận khoa học về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hoại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Điểm mới so với BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 quy định 04 khoản, BLHS năm 2015 quy định 07 khoản, có nhiều điểm mới cụ thể:

Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”.

Bổ sung các trường hợp phạm tội là người “đang chấp hành hình phạt tù”, “đang bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Tách các trường hợp phạm tội gây thương tích ở các mức độ khác nhau với các tình tiết tăng nặng định khung tương ứng để quy định mức hình phạt cho phù hợp. Trong đó khoản 2 quy định mức hình phạt tù tối đa từ 07 năm giảm xuống còn 05 năm. Đồng thời bổ sung các tình tiết tăng nặg bổ sung: “Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Điểm mới của tội phạm này sau khi được sửa đổi bổ sung tháng 06/2017 so với BLHS năm 2015

Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 07 khoản thành 06 khoản.

Sửa khoản 1: Bỏ 03 tình tiết định khung là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. Điểm a bổ sung cụm từ “Dùng vũ khí, vật liệu nổ”; Điểm 2 thay cụm từ “Sunfuric (H2SO4) bằng cụm từ “nguy hiểm” bỏ cụm từ “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Điểm k bổ sung cụm từ “bị giữ”. Khoản 2 sửa hình phạt tù tối đa từ 05 năm lên 06 năm. Khoản 3 tăng hình phạt tù cả mức tối thiểu và tối đa (04 năm đến 07 năm thành 05 năm đến 10 năm) và quy định các trường hợp phạm tội cụ thể định khung. Khoản 4 tăng mức phạt tù tối đa từ 12 năm lên 14 năm, quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 5 và khoản 6 gộp lại thành khoản 5, tăng mức phạt tù tối thiểu từ 10 năm lên 12 năm tù và cao nhất đến tù chung thân; Quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 6 quy định những trường hợp cụ thể chuẩn bị phạm tội.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: Đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, điều khiển để chó cắn nạn nhân, bị tra tấn,… Có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự làm tổn hại cho sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay,…

Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bị coi là tội phạm.

Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là tội phạm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác. Theo nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 thì “phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của cong người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá,… gây thương tích cho người khác.
  • Dung axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ kh ẩu hoặc chứng minh nhân dân,… để xác định tổi nạn nhân. Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn,… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật ngeuyền, thương binh nặng,…
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp,… Về tình tiết “phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình”, xem thêm mục 3.3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006.
  • Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê.
  • Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

3. Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS. Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Hình phạt

Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k như phân tích trên.

Khung 2: Quy định hình phạt từ từ 02 năm đến 06 năm thuộc một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều này.

Khung 3: Quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản 3 Điều này.

Khung 4: Quy định phạt tù từ 07 năm đến 17 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 4 Điều này.

Khung 5: Quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Trong các tình tiết tăng nặng cần lưu ý:

Để xác định mức độ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và có phải thuộc vùng mặt hay không căn cứ vào kết quả giám định pháp y thương tích. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019  của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Phạm tội dẫn đến chết người là trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân nhưng không may nạn nhân chết, việc nạn nhân chết là người ý muốn của người phạm tội. Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải nguyên nhân nào khác, ở đây cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người với những thương tích của nạn nhân do người phạm tội gây ra.

Khung 6: Quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

  • Chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội còn có thể bị xem xét về tội liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ (theo Điều 304, 305, 306).
  • Thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Tư vấn về chế độ thai sản.

Câu hỏi:

Anh Phạm Hồng Hà ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội có câu hỏi như sau: Vợ tôi vừa sinh con. Vợ chồng tôi cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tôi có được nhận chế độ bảo hiểm không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

 Ảnh minh họa  (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Bạch!

Trường hợp của anh, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Nếu vợ anh đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì khi vợ anh sinh con, anh được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp vợ anh không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn được nhận trợ cấp 01 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con (nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).

Trân trọng!

Vụ nổ do cưa bom ở Hà Đông qua góc nhìn pháp lý

Vụ việc:

Sau khi thu mua phế liệu các loại, anh Cường mang về nơi ở trọ cất giữ. Hằng ngày, cứ vào khoảng 14 – 15 giờ, anh Cường mang các loại phế liệu ra vỉa hè trước cửa nhà thuê trọ để dùng đèn khò cắt, phá bán sắt vụn.

8h30 sáng 19/3, anh Cường đã nhờ một nam thanh niên nhà ở khu đô thị Văn Phú lăn giúp 1 khối kim loại hình trụ bằng sắt đã hoen rỉ, xung quanh bám đất màu vàng để trước cửa nhà thuê trọ của anh Cường (nơi xảy ra vụ nổ).

Vật này bằng sắt hình trụ có đường kính khoảng 40 – 45cm, hai đầu bằng và có nhiều ốc nhỏ nhô ra xung quanh, ở giữa có 2 đai sắt hình vuông nhô ra, trên vật thể này có một số hình lạ mắt. Vật thể này có độ dài khoảng 80cm, khối lượng ước khoảng trên 100kg. Anh Cường thường phân loại phế liệu từ sáng sớm cho đến tối bằng các dụng cụ như dao, búa, đèn khò.

Khoảng 15h10, tại khu nhà thấp tầng trong Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội)  trong quá trình khò, do tác động của nhiệt độ nên “quả bom” đã phát nổ gây ra một vụ nổ cực lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

nokinhhoanhhd3

  1. Về vấn đề bồi thường dân sự:

Do vật liệu nổ được xác định là một nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, khi có sự kiện nổ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì về mặt pháp lý sẽ đặt ra vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự.

Về nguyên tắc thì mọi thiệt hại sẽ phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trong vụ việc này, người gây ra thiệt hại đồng thời là người có lỗi trực tiếp đã chết, chính vì vậy cũng sẽ không đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người đã chết. Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được có người cùng có lỗi với người đã gây ra vụ nổ thì những người bị thiệt hại có thể yêu cầu người có lỗi còn sống phải có trách nhiệm liên đới bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra.

  1. Về vấn đề quản lý của các cấp chính quyền địa phương:

Dưới góc độ pháp luật hiện nay, hoạt động thu mua phế liệu đang được quản lý vô cùng lỏng lẻo, nếu không muốn nói đây là một khoảng trống trong công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh loại hình này.

Các cơ sở kinh doanh phế liệu thì tràn lan, ở đâu cũng có, nhưng hầu hết là không có đăng ký kinh doanh, thành lập một cách tự phát và ít được sự quan tâm, quản lý của các cấp chính quyền sở tại, bởi có lẽ, mọi người đều cho rằng, đây là hoạt động của các “bà đồng nát” – Không chứa đựng nguy cơ gây hại.

Sự việc nêu trên, như một hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc cấp phép hoạt động, kiểm tra, giám sát …. đối với các hoạt động thu mua phế liệu đối với các cơ sở đang tồn tại cũng như các cơ sở sẽ được hình thành mới trong tương lai. Việc quy hoạch “vùng – địa điểm” kinh doanh cho những cơ sở này có lẽ cũng nên được đặt ra, bởi hiện tại các cơ sở này đang được tồn tại ở mọi nơi và gây ra nguy cơ bất ổn rất lớn đối với những người sinh sống bên cạnh nó.

        3. Trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người bán biết rõ đây là vật liệu nổ nhưng vẫn tiến hành vận chuyển, mua bán, tàng trữ thì những người này có dấu hiệu của hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất là từ 15 đến 20 năm hoặc chung thân.

Giải đáp pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế

Về vấn đề pháp luật liên quan đến thừa kế mà bạn đọc thắc mắc và đã gửi câu hỏi về cho Luật Minh Bạch, sau đây Luật Minh Bạch sẽ tổng hợp và trả lời những câu hỏi mà độc giả đã gửi về cho Luật Minh Bạch.

_________________________________________________

Câu hỏi thứ nhất: Chú tôi trước đây sinh sống ở LB Nga nhưng đã mất do tai nạn lao động. Hiện ông có tổng tài sản là 5 tỷ đồng. Ông có một người vợ hợp pháp và hai con gái. Ngoài ra ông còn có một người con riêng. Người con riêng này của ông không có khả năng lao động. Chú tôi mất đột xuất không để lại di chúc vậy thì số tài sản của chú tôi sẽ được phân chia như thế nào?

 

Với câu hỏi trên, Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau

Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc nếu tài sản ở đâu thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó. Vì vậy nếu tài sản ở LB Nga thì phải căn cứ pháp luật LB Nga để chia di sản thừa kế. Còn nếu di sản trên ở Viêt Nam thì xử lý như sau:

Trường hợp ông chú của bạn chết mà không để lại di chúc thì trường hợp này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (điểm a, khoản 1, Điều 650 BLDS 2015).

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết đều được hưởng thừa kế phần di sả bằng nhau (Điều 651 BLDS 2015). Trong trường hợp trên chỉ đề cập đến người vợ hợp pháp, 02 người con gái và 01 người con riêng thì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Một vấn đề đặt ra nữa là người con riêng bị mất khả năng lao động thì liệu người con riêng của ông chú không có khả năng lao động thì có được quyền hưởng di sản không? Căn cứ theo Điều 610 BLDS 2015 thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản cả theo di chúc lẫn theo pháp luật.

Như vậy, không phụ thuộc vào khả năng lao động, những người thừa kế theo pháp luật đều có quyền hưởng di sản thừa kế.

 

Câu hỏi thứ hai:Tôi là Nguyễn Hải Yến, hiện đang sinh sống ở Canada. Tôi có một số câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế đúng hay sai? Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản thừa kế chết là đúng hay sai? Lỗi chỉ được đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi phải không ạ?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, đối với câu hỏi: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như là những người bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, có hành vi ngược đãi, hành hạ người đề lại di sản,… thì không được hưởng thừa kế là không chính xác. Những trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế có thể vì nhiều lý do có thể là có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người để lại di sản và những người thừa kế khác hay có những hành vi không xứng đáng với bổn phận. Khi này, pháp luật sẽ có những quy định tước đi quyền hưởng di sản của những trường hợp này.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí giữa các bên trong quan hệ thừa kế, tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nằm trong diện không được hưởng di sản vẫn có quyền được hưởng di sản chỉ với điều kiện nếu như người để lại di sản đồng ý để lại di sản cho những người đó (khoản 2 Điều 621 BLDS 2015).

Thứ hai, quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản chết (có thể hiểu đẩy đù là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý) là đúng, thời điểm người để lại di sản chết (về mặt sinh học) hoặc bị tòa án tuyên là đã chết (chết về mặt pháp lý) gọi là thời điểm mở thừa kế. Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi có người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mặc dù thời điểm còn sống, các bên trong quan hệ thừa kế có thể phát sinh di chúc tuy nhiên, văn bản này chỉ có hiệu lực đối với các bên khi người để lại di chúc hoặc di sản chết. Vì vậy, chỉ khi người để lại di sản chết, quan hệ thừa kế mới hình thành.

Thứ ba, tôi hiểu ý bạn hỏi về yếu tố lỗi của các hành vi được quy định trong trường hợp của người không được hưởng quyền thừa kế. Đúng như vậy, các trường hợp không được hưởng thừa kế phải có lỗi cố ý khi thực hiện các hành vi như ngược đãi, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác hay lừa dối, cưỡng ép, giả mạo di chúc,… và chỉ những người có khả năng nhận thức, kiểm soát thì mới coi hành vi đó là cố ý. Vì vậy, yếu tố lỗi sẽ được đặt ra đối với những người có thể kiểm soát, nhận thức hành vi của mình.

 

Câu hỏi thứ ba: Cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 3 người con (tôi là con trai và sau tôi là hai em gái). Trong thời gian cha và mẹ tôi chung sống có tạo ra được một số tài sản gồm đất ở và nhà. Nay cha tôi mất không để lại di chúc. Khi tôi ở nước ngoài thì mẹ tôi cùng hai người con gái bán đất mà không có sự đồng ý của tôi. Khi vắng mặt tôi mà thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Như vậy có hợp pháp hay không?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Trong trường hợp của bạn, phần di sản của bố bạn trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn khi không để lại di chúc cần phải được phân chia theo quy định phân chia thừa kế pháp luật, khi này phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều thành bốn phần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Trong trường hợp của bạn cần phải xem xét những người thuộc hàng thừa kế bao gồm những người còn sống tại thời điểm bố bạn mất, như thế ngoài mẹ, hai người em gái và bạn thì ông bà bạn còn sống hay không? Bố bạn có con nuôi, con riêng hay không để vì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản là như nhau.

Tiếp đó, khi mẹ và 2 người chị em gái bán phần tài sản chung có phần của bạn mà không có sự đồng ý của bạn thì giao dịch đó không hợp pháp bạn cũng có phần sở hữu trong khối di sản mà bố bạn để lại cho bạn, vì vậy việc mua bán đó là không hợp pháp và có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đã được bên thứ ba ngay tình đăng ký sang tên đổi chủ theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ không thể đòi lại tài sản từ họ mà phải đòi những người có lỗi trong giao dịch này đó là mẹ và chị em gái bạn.

Điều 163 BLDS 2015 cũng nêu rõ rằng không ai có thể bị hạn chế quyền, tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 cũng quy định chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm về tài sản phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi trái pháp luật.

 

Câu hỏi thứ tư: Ba tôi đã mất nhưng không để lại di chúc, còn người vợ sau của ba tôi thì có giấy đăng kí kết hôn nhưng đang định cư ở nước ngoài. Vậy khi ba tôi mất là người vợ sau này có toàn quyền với tài sản của ba tôi không? Ví dụ nếu muốn sang tên xe ba tôi đứng tên hay làm lại giấy tờ xe đó có cần tôi đứng ra làm giấy tờ gì không ? Hay chỉ người vợ sau của ba tôi là toàn quyền?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Việc cha của bạn mất mà không có di chúc thì phần di sản để lại sẽ phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ phải căn cứ theo một trong những yếu tố cơ bản là về hàng thừa kế, là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này để có quyền được hưởng như nhau phần di sản mà bố bạn để lại.

Vì vậy, nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn còn sống thì mẹ kế của bạn không có toàn quyền với di sản mà cha bạn để lại.

Đối với di sản của bố mạng ví dụ như chiếc xe, việc sang tên xe bố của bạn đã mất thì khi phân chia di sản sẽ không phải là bạn tiến hành sang tên hoặc mẹ kế của bạn tiến hành sang tên. Mà việc đầu tiên là phần di sản này phải được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau khi thực việc việc phân chia thừa kế xong mới xác định được quyền sở hữu tài sản mà cụ thể là cái xe này thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó mới có quyền sang tên.

Về cách thức phân chia di sản thì theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015 “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ

Ngày 30/9/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 1885/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

vbmoi

Theo đó, việc lựa chọn vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe được thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, hành lang vận tải đường bộ chính;

– Kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng…);

– Hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải đi vòng đường khác để tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe;

– Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến năng lực khai thác của đường bộ;

– Hạn chế đặt Trạm kiểm tra trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị, đô thị để chống ùn tắc giao thông;

– Rà soát, điều chỉnh vị trí một số Trạm kiểm tra cố định để kết hợp với Trạm thu phí lân cận mà không làm giảm chức năng kiểm soát tải trọng xe của Trạm.

Quyết định 1885/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/9/2016 và thay thế Quyết định 1502/QĐ-TTg .

Bị chỉ trích vì mặc đồ phản cảm chơi pickleball, cô gái Nam Định lên tiếng

Một sự việc hi hữu gần đây của một cô gái Nam Định, Trần Ngọc Hiền, bị chỉ trích vì bức ảnh mặc đồ phản cảm trên sân pickleball. Hình ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng trang phục của cô không phù hợp khi chơi thể thao. Tuy nhiên, chính chủ đã khẳng định đây là ảnh ghép, do bạn bè chỉnh sửa từ ảnh gốc và không có ý định phát tán ra công chúng. Sau khi ảnh chế bị lan truyền, dù đã cố gắng đính chính và yêu cầu gỡ bỏ, nhưng bức ảnh vẫn tiếp tục được chia sẻ, gây mệt mỏi cho cô.

Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty luật Minh Bạch) cho hay, nghị định số 15/2020 quy định việc phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với việc lợi dụng mạng xã hội để thực hiện 1 trong các hành vi như cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín nhân phẩm của tổ chức, cá nhân…

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa thông tin trái phép lên mạng viễn thông, hành vi xâm phạm quyền tự do và làm nhục người khác.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều 71 Bộ luật dân sự 2015

Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Hướng dẫn mới về thuế suất thuế nhập khẩu

Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (LTXNK)

thue_xuat_nhap_khau

Ảnh minh họa

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Công văn 8600/TCHQ-TXNK về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (LTXNK). Theo đó:

– Hàng nhập khẩu theo Điểm a Khoản 3 Điều 5 LTXNK thì áp dụng mức thuế suất ưu đãi quy định cho từng mặt hàng tại hướng dẫn tại Mục I, II, III Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP .

– Hàng nhập khẩu theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 LTXNK thì áp dụng mức thuế suất quy định tại các Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do.

– Hàng nhập khẩu theo Điểm c Khoản 3 Điều 5 LTXNK (không thuộc các trường hợp nêu trên) thì áp dụng thuế suất thông thường như sau:

+ Đối với các mặt hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2016 thì áp dụng thuế suất là 5%;

+ Đối với các mặt hàng còn lại thì áp dụng thuế suất bằng 150% mức thuế tương ứng được quy định tại Mục I, II, III Phụ lục II Nghị định 122/2016/NĐ-CP .

Công văn 8600/TCHQ-TXNK ban hành ngày 07/9/2016.

 

Trộm xong đòi hẹn hò với nạn nhân và cái kết “đắng”

dong-tinh-phunutodayvn-2311-6_1385180352

Câu chuyện:

“Vào buổi tối chủ nhật một ngày tháng 9/2009, Stephon Bennett, khi đó đang là một chàng trai tuổi 20 sống ở Columbus, bang Ohio, Mỹ đã cùng 2 người bạn của mình lên kế hoạch cướp bóc để lấy tiền tiêu xài.

Mọi công việc được phân chia tỉ mỉ cho từng người. Sau khi đi lại thám thính tình hình, 3 tên này quyết định đột nhập vào một ngôi nhà bên đường. Tại đây, khi bị vợ chồng chủ nhà phát hiện, chúng đã uy hiếp và đe dọa họ. Qúa sợ hãi,  Diana Martinez và chồng đành phải làm theo mọi yêu cầu của chúng.

Vụ cướp thành công vượt mong đợi và rất dễ dàng, không để lại chút dấu vết nào để cảnh sát có thể lần ra, 3 tên ung dung chia chác những gì vừa thu hoạch được.

Vụ việc có lẽ không bao giờ được lật lại một cách nhanh chóng đến như vậy nếu như không có chuyện tên cướp Stephon Bennett bỗng thấy… nhớ nhung nữ chủ nhà. Nghĩ là làm, chỉ sau 2 tiếng khi vụ cướp kết thúc trong êm đẹp, Stephon Bennett đã quay lại ngôi nhà đó và đề nghị hẹn hò với cô Diana. Martinez.Diana ngay lập tức nhận ra Bennett là một trong ba tên cướp và tức tốc gọi cho cảnh sát.

“Chúng tôi không hiểu hắn đã nghĩ gì khi thốt lên được những lời này vào thời điểm đó”, Sean Laird, một sĩ quan cảnh sát cho biết. “Trong hơn tám năm làm việc của mình, tôi chưa bao giờ gặp phải tình huống tương tự”.

Bennett đã bị bắt ở trước cửa nhà với tội danh chủ mưu vụ cướp và bị giam ở nhà tù Franklin County với khoản tiền 100.000 USD cướp được. Còn  với Martinez.Diana, có lẽ cô chỉ còn biết “câm nín” trước “chuyện tình ngang trái” này.”

untitled-2-3

Góc độ pháp lý

Từ tình huống hài hước “khó đỡ” trên, nếu xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật quy định ra sao về vấn đề trộm cắp tài sản và tên trộm sẽ bị xử lý như thế nào?

Về hành vi trộm cắp tài sản, Bộ luật Hình sự 1999 quy định rõ các trường hợp tùy theo mức độ thiệt hại, mức độ nguy hiểm của hành vi mà có các chế tài xử phạt khác nhau:

“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Trong tình huống trên, tên trộm đi cùng hai tên nữa và trộm số tiền là $100.000, hành vi trộm đã thực hiện trót lọt. Như vậy, tên trộm phạm tội có tổ chức, đồng thời chiếm đoạt số tiền lớn hơn 500.000 đồng sẽ bị xử lý theo Điểm a Khoản 4 Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra hắn còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi.

Ngoài chế tài xử phạt tù, tên trộm cùng đồng bọn sẽ phải trả lại cho chủ nhân số tiền $100.000 đồng thời phải bồi thường thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần đã gây ra cho nạn nhân tương ứng với mức độ lỗi của mỗi cá nhân. Tại điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:

“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Công ty Luật Minh Bạch

Hệ lụy từ vụ Hoa hậu Phương Nga “Hợp đồng tình phí 16,5 tỷ đồng”

Xoay quanh vụ án liên quan đến “Hợp đồng tình ái” 16,5 tỷ đồng, Trong phiên xử ngày 21/9 thì Phương Nga nói rằng bị cáo và bị hại có “hợp đồng tình ái” trị giá 16.5 tỷ (Nga có lăn tay), hợp đồng có điều khoản “Nga phải quan hệ tình cảm 7 năm với bị hại”

Hoa hậu Phương Nga đăng quang
Hoa hậu Phương Nga đăng quang (Nguồn internet)

Ngoài góc độ pháp luật, nếu lời khai của Nga là đúng sự thật và trong trường hợp Nga biết ông M đã có vợ và vẫn đồng ý chung sống và quan hệ tình cảm với ông M  thì ông M và Nga có thể bị xử phạt hành chính theo tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;..”

Ngoài ra, tùy vào mức độ có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS 1999:

“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”

phuong-nga

Hình ảnh hoa hậu Phương Nga trước vành móng ngựa tiều tụy ( nguồn internet)

Vụ án này không nhưng ảnh hưởng đến bị cáo và người bị hại mà còn ảnh hưởng đến những người có quan hệ thân nhân với họ. Xét về ông M, chuyện có quan hệ tình cảm với bị cáo Nga trong khi đã có vợ và con cái. Câu chuyện này xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người thân trong gia đình ông M, hàng xóm xung quanh nơi ở, nơi làm việc công tác, bạn bè của vợ và các con của ông M sẽ có những dị nghị, lời bàn tán. Lời nói dư luận của xã hội, là con dao 2 lưỡi có thể gây sức ép ảnh hưởng lớn đến trạng thái tâm sinh lý của con người. Nói về góc độ pháp luật, xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính không phải xử lý xong là xong mà còn để lại hậu quả về sau này. Có thể người nhà của ông không thể chịu được áp lực dẫn đến suy nghĩ nhiều, có thể tự sát. Đời sống của những người thân xung quanh họ cũng bị đảo lộn. Về phần bị cáo Nga, chưa có gia đình nhưng bố mẹ cô, người nuôi dưỡng cô cũng không giám ngẩng cao đầu khi đi ra ngoài. Người ngoài họ chỉ nhìn phiến diện về một phía thì cho rằng Nga có lỗi trong chuyện này, phá vỡ hạnh phúc gia đình của người khác, người thứ 3 luôn được xem là người có lỗi trong chuyện tình cảm. Nhưng không thể trách bị cáo Nga được, nếu ông M chung thủy với vợ con, không có tư tưởng ngoài luồng thì chuyện này đã không xảy ra, vừa đáng thương vừa đáng trách, cô đã đánh đổi tuối thanh xuân của mình với cái hợp đồng tình ái có điều khoản “Nga phải quan hệ tình cảm 7 năm với ông M” . Liệu có chấp nhận được hay không khi ông M đã chi trả 1 khoản tiền 16,5 tỷ đồng để quan hệ tình cảm với M, liệu rằng có phải đạt được mục đích hay không còn muốn tiếp tục mối quan hệ này ông đã tìm cách biến hợp đồng đó thành hợp đồng mua bán nhà và kiện Nga về tội lừa đảo. Trong chuyện này ai là người có lỗi, chỉ căn cứ về lời khai của 1 phía thì chưa thể khẳng định hợp đồng tình cảm này có thật hay không? Vụ án đã bị tòa án nhân dân TP.HCM trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật