Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Chào mừng ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10 & trải lòng về nghề Luật sư

Sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 46 khai sinh ra nghề luật sư, tổ chức luật sư trong chế độ dân chủ nhân dân thì nay với quyết định công nhận ngày truyền thống, nghề luật sư đã chính thức được tôn vinh là một nghề có bề dày truyền thống, cần được củng cố, giữ gìn.

Sắp tới đây, 10/10 ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, chúng ta cùng lắng nghe những tâm tư, trải lòng của Luật sư Trần Tuấn Anh -Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vụ  “ ZONE 9 ”. Đã hơn 2 năm kể từ ngày phiên tòa diễn ra mà dường như, mọi chi tiết, mọi hình ảnh đều in rõ trong tâm trí Luật sư.

ls-tuan-anh

Luật sư Trần Tuấn Anh

Trái tim nóng của người luật sư

Đã hơn hai năm kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, một vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của 6 người thợ tại khu vực được coi là “khu ăn chơi mới của giới trẻ Hà Nội”, Zone 9. Ngồi tại phiên tòa với vai trò là Luật sư bào chữa cho một bị cáo trong vụ án, tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà không có bất kỳ luận cứ nào được viết trước.

Sau lời luận tội của đại diện VKS, tôi ngồi lặng đi, cả căn phòng gần như im phăng phắc. Vị luật sư đồng nghiệp (bào chữa cho một bị cáo khác trong vụ án) đứng lên trình bày phần bào chữa của mình. Lúc này, tâm trí tôi hỗn độn giữa những hình ảnh của quá khứ, của hậu quả từ hành vi phạm tội và cái lý – cái tình của cuộc sống này.

 

Khi luật sư thổn thức

Phiên tòa vẫn diễn ra với không khí trầm lắng, trong sự hối lỗi tột cùng từ hành vi cẩu thả của những người được gọi là “chủ đầu tư”, “chủ thầu”. Trong đó, người “đầu vụ” là anh thợ hàn, người mà đến trước thời điểm phạm tội chỉ mới cầm kìm hàn được 10 ngày.

Tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà giọng nghẹn lại, tôi hiểu rằng lúc này cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để bào chữa cho thân chủ mình, nhưng tôi đã không làm được điều đó. Tôi bắt đầu bài bào chữa bằng những hình ảnh kinh hoàng do chính tôi chứng kiến vào buổi chiều định mệnh đó.

dsc0362_bdia

Luật sư Tuấn Anh tại phiên tòa

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khoảng 14h, ngay tại địa điểm đó, cơ quan PCCC sẽ tổ chức diễn tập công tác PCCC. Thế nhưng chỉ sớm hơn có mấy phút, vụ cháy thật đã xảy ra. Nhiều người đã tưởng rằng đó chỉ là buổi diễn tập đã bắt đầu.

Đến khi những tiếng hô hoán thất thanh vang lên, còi xe cứu hỏa hú vang trời, xe cứu thương lần lượt đưa các chiến sỹ công an PCCC đi cấp cứu vì bị ngạt khói thì mọi người mới bắt đầu hoang mang tột độ. Khoảng khắc 6 thi thể được đưa ra khỏi đám cháy đúng là một thảm cảnh thực sự.

Có lẽ, chưa bao giờ tôi bắt đầu bài bào chữa của mình như vậy.

 

Bản án lương tâm nặng nề cho từng bị cáo

Hội trường xét xử im lặng, tiếng quạt trần vẫn đều đều như muốn xóa tan không khí nặng nề đó, thổi bớt cái nóng 40oC của tiết trời miền Bắc, nhưng lại không thể át đi tiếng thở dài của những người dự khán.

zone_9_2_tlgz

Ảnh chiến sĩ PCCC (internet)

Tôi tiếp tục nói về việc các bị cáo đã cùng toàn thể Zone 9 nỗ lực như thế nào để chia sẻ, hỗ trợ các gia đình nạn nhân để giảm bớt đau thương mất mát; Sự hối hận và bản án lương tâm đã dày vò bị cáo của tôi như thế nào.

Tôi biết, trong vụ án này, ngay cả những người tiến hành tố tụng cũng cảm thấy bối rối khi thực hiện chức năng, quyền hạn của mình. Vụ án đã thay đổi đến 3 Thẩm phán, 3 Kiểm sát viên, 3 thư ký, trả hồ sơ điều tra bổ sung 2 lần và hoãn đến lần thứ 5 mới đưa ra xét xử. Có lẽ tất cả đang cần thời gian để cân nhắc.

Gia đình bị hại đã liên tục phải dừng lại, nghẹn ngào khi nói lời xin miễn trách nhiệm hình sự và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Họ biết rằng tất cả chỉ vì “cơm áo gạo tiền” mà họ phải đứng ở “phía đối lập” với các bị cáo.

Liên tục các từ “giá như” được vị Hội thẩm nêu ra trong tiếng thở dài.

Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Đây là lúc mà dường như mọi người không thể cầm được nước mắt khi những lời xin lỗi, những lời chia sẻ với đau thương, mất mát được chầm chậm cất lên. Bị cáo của tôi đã nghẹn ngào đến mức không thể nói được một câu nào rõ nghĩa. Nhưng có lẽ lúc này, sự im lặng mới là âm thanh vang vọng nhất.

 

Bào chữa giúp cho bị cáo không có luật sư

Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phiên tòa được giãn ra một cách từ tốn, mọi người bắt đầu nói chuyện, trao đổi, hỏi han nhau. Người nhà một bị cáo đã ra mua rất nhiều nước vào cho mọi người trong phòng xử án. Có lẽ trong thời khắc đó, chỉ có nước mới giúp giảm đi được vị đắng ngắt, nghèn nghẹn trong cổ họng của mỗi người.

Bị cáo duy nhất trong vụ án bị tạm giam, trong quá trình xét xử liên tục đảo mắt xung quanh phòng xử án để tìm người thân trong vô vọng. Như thấu hiểu được điều đó, vị thẩm phán đã hỏi bị cáo là “có ai là người nhà bị cáo có mặt tại phiên xử ngày hôm nay không”? Bị cáo đã cúi đầu trả lời: “Không ạ!”. Sau tiếng thở dài đầy thông cảm, vị thẩm phán đã ngay lập tức đề nghị bị cáo khi kết thúc phiên xử lên gặp thư ký tòa, ghi lại số điện thoại người thân để thông báo với gia đình.

Sau khi HĐXX quyết định sẽ nghị án kéo dài, tôi mới xin được phát biểu một vài quan điểm để bào chữa, nói đúng hơn là đề nghị HĐXX áp dụng thêm một số tình tiết giảm nhẹ cho anh “thợ hàn” – Bị cáo không có luật sư và được HĐXX trân trọng lắng nghe. Tôi biết, như vậy là vượt quá chức năng, nhiệm vụ của mình trong vụ án, nhưng thực sự với phiên tòa này, tôi đã không làm theo lý trí.

zone-9

Ảnh (internet)

Phiên tòa kết thúc với những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật song không ai, kể cả phía người nhà nạn nhân, cảm thấy nhẹ nhõm. Cánh cửa xe “bịt bùng” mở ra, người vợ kịp trao cho bị cáo bị tạm giam một túi nylon đựng đầy sữa, bánh mỳ và thuốc lá, coi như có chút quà của những người “phạm đi xử” về cho anh em cả buồng liên hoan.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn?

Câu hỏi: 

Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với một nam nhân viên cao cấp của công ty (anh H). Trong bối cảnh người nhân viên này đã giao kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với công ty nhưng mới thực hiện hợp đồng lao động được 2 năm và người nhân viên này cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi nào sai trái khác

Công ty muốn nhận được sự tư vấn từ phía luật sư

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn quý công ty đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của công ty chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

Trước hết từ những thông tin mà công ty cung cấp cho thấy rằng, anh H đã là nhân viên chính thức của công ty được 2 năm nay với hợp đồng lao động giao kết có thời hạn là 3 năm. Như vậy, quan hệ giữa công ty với anh H là quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động hợp pháp, nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bộ luật này.

Trường hợp của quý công ty là trường hợp NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với nhân viên của mình ( cụ thể là nam nhân viên cao cấp là anh H), trong khi anh H không có hành vi vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào.

Đối với trường hợp này ,chúng tôi xin đưa ra 3 phương án để quý công ty tham khảo.Mỗi phương án chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm để quý công ty cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Phương án 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3, điều 36 BLLĐ

Nội dung của phương án này là công ty thỏa thuận với anh H để chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn và phải đảm bảo thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và trái đạo đưc xã hội. Công ty có thể nêu rõ lý do cho việc muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn này vì muốn phát triển khinh doanh theo hướng mới và nhân viên H không đáp ứng được hoặc không còn phù hợp với định hướng kinh doanh mới của công ty. Khi thỏa thuân chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể thỏa thuận trả một khoản tiền hay hứa tạo điều kiện giới thiệu anh H vào một công ty khác cũng có điều kiện làm việc và vị trí làm việc đúng với chuyên môn mà anh H đang làm hiện tại

Nếu thỏa thuận chấm dứt thành công thì về phía công ty phaỉ trợ cấp thôi việc, nếu anh H đã làm việc thường xuyên  trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có. (Theo điều 48, BLLĐ 2012)

     Ưu điểm của phương án này là: An toàn về mặt pháp lý, hợp đồng được chấm dứt do thỏa thuận từ hai bên nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp về sau. Và việc thỏa thuân chấm dứt này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên, và giải quyết được những yêu cầu mà 2 bên cần đạt được đó là công ty sẽ chấm dứt được hợp đồng lao động với anh H, và anh H cũng được giải quyết quyền lợi xứng đáng

     Về mặt hạn chế; Vì việc thỏa thuân này sẽ khiến cho anh H mất việc làm tại công ty, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận, vì anh H là nhân viên cao cấp nên có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với khả năng mà công ty có thể đáp ứng được.

Phương án 2: Chấm dứt HĐLĐ vì lý do phát triển kinh doanh theo hướng mới theo trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ theo điều 44 BLLĐ

     “Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Những thay đổi trên dẫn đến NLĐ bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đòa tạo lại nghề cho NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm

Như vậy, trong trường hợp của quý công ty, có thể áp dụng trường hợp thay đổi sản phẩm/ cơ cấu sản phẩm và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ với lý do không giải quyết được việc làm mới cho anh H

Điều đáng lưu ý là công ty muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ, công ty phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi trao đổi nhất trí, với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.Trong trường hợp không nhất trí thì hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

     Ưu điểm của phương án này là về thủ tục nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức của quý công ty. Tuy nhiên, quý công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hướng kinh doanh mới của công ty cho chúng tôi lựa chọn lý do hợp lý nhất,  tránh việc tranh chấp sau này

       Hạn chế là với phương án này là công ty sẽ phải mất chi phí để trả trợ cấp mất việc làm. Theo điều 49 BLLĐ : “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy tiền trợ cấp mất việc làm của anh H khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật là 1 tháng lương + tiền phụ cấp lương + tiền bảo hiểm thất nghiệp ( anh H làm việc cho công ty 2 năm , 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương hiện giờ của anh H)

Phương án 3 : Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại điều 41 BLLĐ

Công ty có thể lựa chọn phương án chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại điều 41 BLLĐ. Hạn chế của phương án này là tỉ lệ thành công không cao do phải phụ thuộc vào quyết định của NLĐ. Nếu công ty không muốn nhận anh H quay lại làm việc tiếp và anh H đồng ý thì công ty mới có thể chấm dứt HĐLĐ với anh H. Không những thế mà công ty còn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), khoản trợ cấp quy định tại điều 49 và các khảo tiền bồi thường do 2 bên thỏa thuận.

 

Bảng lương của lãnh đạo Đảng áp dụng từ ngày 01/5/2016

BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, MẶT TRẬN VÀ CÁC ĐOÀN THỂ TRUNG ƯƠNG

(Áp dụng từ ngày 01/5/2016)

aaab

  1. CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO QUY ĐỊNH MỘT MỨC LƯƠNG:
STT Chức danh Hệ số lương Mức lương hiện hành (VNĐ)
1 Tổng Bí thư 13,00 15.730.000
2 Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư 12,00 14.520.000
  1. CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO QUY ĐỊNH HAI BẬC LƯƠNG:
STT Chức danh Bậc 1 Bậc 2
Hệ số lương Mức lương hiện hành (VNĐ) Hệ số lương Mức lương hiện hành (VNĐ)
 

1

– Ủy viên Bộ Chính trị 11,10 13.431.000 11,70 14.157.000
– Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 11,10 13.431.000 11,70 14.157.000
 

2

– Bí thư Trung ương 10,40 12.584.000 11,00 13.310.000
– Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (không là Ủy viên Bộ Chính trị) 10,40 12.584.000 11,00 13.310.000
 

3

– Trưởng ban Đảng (không là Ủy viên Bộ Chính trị) 9,70 11.737.000 10,30 12.463.000
– Chánh văn phòng Trung ương và tương đương(1) 9,70 11.737.000 10,30 12.463.000
4 – Trưởng đoàn thể Trung ương (2) 9,70 11.737.000 10,30 12.463.000
5 – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc 9,70 11.737.000 10,30 12.463.000

Ghi chú:

(1) Chức danh tương đương: Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Trưởng ban của Đảng.

(2) Trưởng đoàn thể Trung ương: Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động, Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (đương chức).

Nội dung trên được căn cứ vào Quyết định 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nghị định 47/2016/NĐ-CP.

Xem xét vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não: Luật sư nhấn mạnh khả năng khởi tố tội giết người với tình tiết tăng nặng

Xem xét về vụ việc một nam sinh lớp 8 bị đánh dẫn đến chấn thương sọ não, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch)  nhận định rằng các cơ quan chức năng cần dựa vào tính chất, mức độ và tính côn đồ của hành vi tấn công để khởi tố người gây ra sự việc. Nếu hành vi này có dấu hiệu côn đồ, thậm chí không cần dùng hung khí, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Những tình tiết tăng nặng như việc nạn nhân là trẻ vị thành niên cũng có thể được xem xét khi khởi tố.

Đọc thêm tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Đăng ký mã barcode

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm hay còn gọi là mã barcode, mã này gồm 13 chữ số, nó được quét trên điện thoại dưới dạng sọc dọc hoặc mã quét hình vuông bao gồm các mạch dẫn phân biệt mã hàng

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị

Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt

khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất

Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sauk hi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

Chuẩn bị hồ sơ

  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch ( Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm ( Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

Thời gian thực hiện :

Sau 03-05 ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch .

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Có được lập cam kết về tài sản trước khi kết hôn?

Câu hỏi: 

Tôi và chồng sắp cưới đều có tài sản riêng và con riêng trong cuộc hôn nhân trước. Lần kết hôn này chúng tôi muốn thỏa thuận tài sản với nhau để tránh những rắc rối về sau. Vậy chúng tôi có được phép lập thỏa thuận này hay không?

Trả lời cau hỏi: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi,luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.” .

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận chế độ tài sản trước khi kết hôn như mong muốn của hai bạn.

Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do các bên thỏa thuận nhưng phải có những nội dung cơ bản theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể nội dung cơ bản như sau:

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan

Theo Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 17 của Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó, hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng phải được thực hiện bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Còn trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu, Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2020

Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……………………………………………………….
việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có):(9)…………………………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

  1. 1. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. 2. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. 3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

 

………, ngày…. tháng. năm……. (11)

NGƯỜI YÊU CẦU(12)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

Tải xuống file word tại đây: Mẫu số 01 VDS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04 2018 NQ HĐTP

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Quy trình nhận hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Theo đó, quy trình nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:
– Nhận hồ sơ tại điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa chỉ theo yêu cầu;
– Đại diện tổ chức, cá nhân có hồ sơ cần chuyển phát cùng với nhân viên bưu chính (NVBC) kiểm đếm, đối chiếu với danh mục tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền công bố công khai;
– Nếu tài liệu còn thiếu so với danh mục được công bố công khai thì NVBC có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung đầy đủ;
– NVBC và đại diện tổ chức, cá nhân lập và cùng ký vào phiếu  hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phát hành;
– NVBC trực tiếp đóng gói và niêm phong hồ sơ có sự chứng kiến của đại diện tổ chức, cá nhân để chuyển phát;
– NVBC thực hiện thu phí, lệ phí (nếu có) và cấp biên lai theo quy định.
Quyết định 45/2016/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 16/12/2016.

Quán bar, vũ trường, nhà hàng để khách hàng sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?

Nhân vụ công an Hải Phòng vừa đột kích hàng loạt hàng loạt quán bar, quán karaoke qua đó bắt quả tang hàng chục đối tượng thác loạn sử dụng ma túy, em hỏi luật sư về hình thức xử lý với người sử dụng; người tàng trữ bao nhiều thì phị phạt tù (theo cả luật hiện hành và luật hình sự mới – sắp tới có hiệu lực). Việc quán bar, quán hát để xảy ra sự việc bị xử lý thế nào?

ruby_2_1

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Bộ luật Hình sự đã quy định các tội phạm về ma tuý. Theo đó, ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng, các chất ma tuý khác ở thể rắn.

Về vụ việc ở Hải Phòng, khi công an bắt quả tang hàng chục đối tượng đang thác loạn sử dụng chất ma túy:

Thứ nhất, về hình thức xử lý với người sử dụng chất ma túy.

Nếu chỉ là sử dụng ma túy thì hiện nay tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199 BLHS 1999) đã được bãi bỏ bởi khoản 36 điều 1 Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2009 nên người sử dụng ma túy không phạm tội, những người sử dụng ma túy trái phép sẽ không bị xử lý hình sự. Nếu người sử dụng ma túy có thêm hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán….trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về những hành vi này.

Còn về chế tài hành chính thì người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt hành chính: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.” Theo khoản 1 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP uy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

Thứ hai, về hình thức xử lý với người tàng trữ trái phép chất ma túy.

“Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người.v.v) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Như vậy, khi các đối tượng bị bắt quả tang, công an khám xét trong quần áo, tư trang cá nhân theo người có cất giấu bất hợp pháp chất ma túy thì bị coi là “tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Về mức phạt hành chính: Phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

 

Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;

+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;

+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.

Về xử lý hình sự: Theo đó người nào có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với trọng lượng vượt quá mức kể trên sẽ bị khởi tố hình sự Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

– Tuy nhiên ,quy định mới của BLHS 2015 thì tội tàng trữ trái phép chất ma túy đã được quy định cụ thể tại Điều 249 BLHS 2015 với khung hình phạt là chung thân.  Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Bên cạnh đó, điều 249 BLHS 2015 bổ sung thêm quy định về tàng trữ trái phép chất Methamphetamine, Amphetamine, MDMA.

Theo Nghị đinh 82/2013/NĐ-CP  của chính phủ ban hành về danh mục các chất ma túy và tiền chất thì thuốc lắc (MDMA) được đưa vào danh mục “CÁC CHẤT MA TÚY TUYỆT ĐỐI CẤM SỬ DỤNG TRONG Y HỌC VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI”

Quy định này là phù hợp với thực trạng hiện nay, khi ma túy tổng hợp, thuốc lắc… đang dần thay thế các loại ma túy truyền thống khác.

Thứ ba, về hình thức xử lý đối với các quán bar, quán karaoke để xảy ra sự việc.

Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có vũ trường, quán bar, karaoke. Cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội, các địa điểm vui chơi giải trí này không ngừng phát triển và đây là môi trường nhạy cảm đối với các đối tượng sử dụng, tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép ma túy.

+ Xử lý vi phạm hành chính.

-) Trong trường hợp người chủ, người quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke không biết hoặc bị người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP.

-) Trong trường hợp người chủ, người quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke biết và cung cấp địa điểm, phương tiện trái pháp luật cho người sử dụng chất ma túy thì bị phạt tiền từ  20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

+ Xử lý hình sự  đối với chủ, quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke.

Thực tế cho thấy, hoạt động phạm tội ma túy của các đối tượng tại vũ trường, quán karaoke, khách sạn, nhà nghỉ thường có sự liên quan của những người là chủ cơ sở, những người làm công tác quản lý, nhân viên, lễ tân, kỹ thuật viên. Vì những lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại, những người có trách nhiệm của những cơ sở này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm ngơ các hoạt động phạm tội về ma túy. Do vậy, ta cần phải làm rõ trách nhiệm của những người này.

Nếu những người này biết việc người khác là các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ hoặc không cho thuê nhưng để mặc người khác hai lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy thì bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 198 BLHS 1999 với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu những người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác hoặc điều hành, chỉ huy, phân công việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sự dụng chất ma túy thì người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 197 BLHS 1999 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Theo Bộ luật Hình sự 2015, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 255 BLHS 2015 với khung hình phạt tương đương Điều 197 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Tội chứa chấp sử dụng chất ma túy được  quy định tại Điều 256 BLHS 2015 với khung hình phạt tương đương Điều 198 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

Tuyển dụng Luật sư

Luật Minh Bạch (MB Law) là một trong những công ty luật uy tín, chuyên nghiệp được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Với hơn đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm tư vấn tại Việt Nam.

Hiện tại, Luật Minh Bạch (MB Law) đang có nhu cầu tuyển dụng luật sư với những nội dung sau:

* Số lượng

– 01 ứng viên làm việc tại Hà Nội, địa chỉ: P703 tầng 7 số 272 phố Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Thời giờ làm việc: Từ 8h00 đến 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

* Mô tả công việc:

– Nghiên cứu, chuẩn bị và soạn thảo các tài liệu, hợp đồng, ý kiến pháp lý.

– Đưa ra quan điểm pháp lí theo yêu cầu tư vấn của khách hàng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

– Thực hiện và phụ trách các công việc liên quan tới khách hàng theo sự phân công của Luật sư Thành viên.

– Tiếp xúc và làm việc với cơ quan nhà nước và các cơ quan liên quan để thực hiện công việc của Văn phòng;

– Phối hợp cùng các luật sư và đồng nghiệp khác trong các công việc chuyên môn.

– Tham gia các dự án của Văn phòng;

– Phụ trách, hướng dẫn các luật sư tập sự cùng làm việc để mang lại hiệu quả cao trong công việc chung.

– Tham gia vào các vụ án dân sự/kinh tế/lao động theo sự phân công của Văn phòng.

– Thực hiện công việc tại địa điểm khác của văn phòng theo phân công.

– Quản lý đội ngũ luật sư cấp dưới, bao gồm đào tạo;

– Thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh doanh cho Công ty;

– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công.

* Quyền lợi

– Mức lương: Phù hợp với năng lực và trình độ

– Tăng lương: Theo năng lực và hiệu quả công việc thực tế

– Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực

– Cơ hội phát triển và thăng tiến theo năng lực thực tế

– Bảo hiểm: Các chế độ bảo hiểm XH theo quy định của pháp luật

– Du lịch hàng năm

– Nghỉ phép hàng năm theo quy chế của Công ty và theo quy định của pháp luật

– Được làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động, được trực tiếp gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng.

Yêu cầu chuyên môn

– Bằng cấp: Cử nhân luật trở lên

Đã có chứng chỉ hành nghề luật sư

– Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lí ít nhất ba (03) năm, có kinh nghiệm làm việc tại các Công ty Luật, bộ phận pháp chế tại các Doanh nghiệp, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.

– Có kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các Khách hàng nước ngoài.

– Ngoại ngữ: Làm việc hiệu quả bằng tiếng Anh

– Năng lực, kĩ năng:

+ Phân tích và tư duy pháp lí

+ Nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo

+ Làm việc nhóm hiệu quả & làm việc độc lập

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả

+ Tra cứu và nghiên cứu tài liệu pháp lí khoa học và hiệu quả

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;

+ Giao tiếp và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

+ Yêu thích lĩnh vực doanh nghiệp, định chế tài chính.– Phẩm chất: Quyết đoán, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao

* Hồ sơ bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương

– CV xin việc.

– Bản sao công chứng Bảng điểm, bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ khác ( nếu có).

– Bản sao chứng minh thư phô tô công chứng.

– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng

– 2 ảnh 4×6,

Điều 54 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 54, Bộ luật dân sự 2015:

Điều 54 : Cử, chỉ định người giám hộ 

1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

Điều kiện thành lập nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô

Theo quy định tại quyết định 115/2004/QĐ-BCN về việc ban hành quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô thì doanh nghiệp cần phải có các điều kiện sau :

  • Có báo cáo nghiên cứu khả thi được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; công suất lắp ráp (tính cho một ca sản xuất) bảo đảm tối thiểu 3.000 xe/năm đối với xe khách, 5.000 xe/năm đối với xe tải có trọng tải đến 5 tấn, 3.000 xe/năm đối với xe lam có trọng tải từ 5 đến 10 tấn, 1.000 xe/năm đối với xe tải có trọng tải đến 10 tấn và 10.000 xe/năm đối với xe con.
  • Khu vực sản xuất và nhà xưởng phải có đủ diện tích mặt bằng để bố trí các dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra; các phòng thiết kế, công nghệ, thử nghiệm kiểm tra chất lượng, kho bảo quản chi tiết, khu vực điều hành sản xuất, các công trình xử lý chất thải, bãi tập kết xe, đường chạy thử và các công trình phụ khác. Nhà xưởng phải được xây dựng phù hợp với qui hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất trong thời gian tối thiểu 20 năm.
  • Từng chủng loại xe ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải có đầy đủ hồ sơ thiết kế, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành; không vi phạm bản quyền về sở hữu công nghiệp và phải có hợp đồng chuyển giao công nghệ theo li xăng từ nhà sản xuất gốc về một trong những đối tượng sau: mẫu thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ, thông tin tư liệu, đào tạo.
  • Khu vực xưởng sản xuất, lắp ráp, bao gồm cả hàn, sơn, kiểm tra phải được bố trí theo quy trình công nghệ phù hợp. Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố trí đúng nơi quy định trong các phân xưởng để người công nhân thực hiện. Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và mặt bằng công nghệ.
  • Có đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, giảm độc hại (tiếng ồn, nóng bức, bụi), phòng chống cháy nổ và xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) theo đúng các quy định hiện hành; bảo đảm cảnh quan môi trường văn minh công nghiệp.
  • Có đường thử ô tô riêng biệt với chiều dài tối thiểu 500m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được chất lượng của xe lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại địa hình bằng phẳng, sỏi đá, gồ ghề, ngập nước, dốc lên xuống, cua, trơn ướt.
  • Có bộ phận nghiên cứu thiết kế, công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm; đủ lực lượng để tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến, nghiên cứu cải tiến sản phẩm; có đầy đủ hồ sơ thiết kế, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến từng chủng loại sản phẩm;
  • Có chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, chương trình, kế hoạch phát triển nguồn lực, hợp tác chuyên gia và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật;
  • Sau 24 tháng tính từ ngày bắt đầu sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo LSO 9001:2000 hoặc một trong những hệ thống quản lý tiên tiến khác vào sản xuất, kinh doanh (TQM, QS 9000). Chậm nhất sau 36 tháng doanh nghiệp phải được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001;
  • Doanh nghiệp phải có mạng lưới đại lý bán hàng, bảo hành, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng.
Giải thích hợp lý về hiện tượng cây xanh bật gốc còn nguyên bầu rễ bọc bao tải

Đi qua bất cứ đâu, bão Yagi cũng để lại hậu quả nặng nề. Khi quét qua Thủ đô Hà Nội, dù sức gió đã giảm đáng kể nhưng chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ quần thảo, cơn bão gây rất nhiều thiệt hại về người và của cải, đặc biệt, làm hơn 40.000 cây xanh bị đổ và gãy cành. Có nhiều ý kiến trái chiều về nguyên nhân sự cố này, từ kỹ thuật trồng cây không đạt chuẩn đến yếu tố ngoài tầm kiểm soát như bão mạnh. Sự việc này đã dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi về chất lượng quy hoạch và kỹ thuật trồng cây xanh Thủ đô. Luật sư Trần Tuấn Anh (giám đốc công ty luật Minh Bạch) đã nêu lên những chia sẻ về sự việc này nhằm rộng đường dư luận, tránh những tranh cãi, ý kiến trái chiều trong xã hội

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật