Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Chế tài với hành vi gây tai nạn bỏ trốn

Câu hỏi:

Chào luật sư, 20/10 vừa qua tôi có điều khiển xe máy trên đường và gây tai nạn với một người đi đường. Va chạm nhẹ nên người đó chỉ bị ngã ra rồi đứng dậy luôn. Tuy nhiên do quá sợ hãi tôi đã phóng xe vụt đi luôn mà không dừng lại giúp. Vậy xin hỏi luật sư, nếu như hành vi này bị phát hiện tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

  1. Người điều khiển phương tiệnvà những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
  2. a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  3. b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”;

->      Khi gây ra tai nạn thì người gây ra tai nạn và những người có liên quan phải có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường; nếu như người bị tai nạn bị nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng thì phải đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, bạn là người đã gây ra tai nạn mà không cứu giúp mà có hành vi bỏ trốn, đây là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm tại khoản 17 Điều 8 Luật Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm”.

Đối với hành vi gây tai nạn không dừng lại, bỏ trốn mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm, bạn sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 46/2015/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”.

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Công văn quy định về thanh toán tiền khám bệnh khi cấp cứu

Công văn 7117/BYT-KH-TC ngày 27/9/2016 do Bộ Y tế ban hành về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC .

mau-the-bhyt

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khám chữa bệnh:

– Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên: Thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh.

– Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ: Được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.

Ngoài ra, Công văn 7117/BYT-KH-TC còn hướng dẫn một số nội dung khác, như là:

– Việc thanh toán ngày giường bệnh điều trị nội trú.

– Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện.

– Tiền giường lưu tại trạm y tế tuyến xã.

– Phòng khám đa khoa trực thuộc bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương: áp dụng giá dịch vụ y tế theo hạng bệnh viện đó…

Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần.

Câu hỏi:

Chị Nguyễn Hòa ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc gửi câu hỏi với nội dung: Mẹ tôi đang làm nhân viên lao công cho một công ty và đã đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm. Tôi xin hỏi sang năm khi mẹ tôi đến tuổi nghỉ hưu thì có nhận được khoản tiền trợ cấp không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

                                                           Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Bạch!

Trường hợp của gia đình chị, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Căn cứ vào Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì nếu mẹ chị đã đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Trân trọng!

Hỏi đáp về xử lý vi phạm trong việc lĩnh vực Ô nhiễm môi trường

chi-15-20-co-so-o-nhiem-moi-truong-duoc-xu-ly-triet-de-1

 

Kính gửi luật sư!

Thưa luật sư, mới đây PV báo Người đưa tin điều tra được vụ việc 1 tập đoàn xe tải có chở bùn thải chứa hóa chất lén nút đổ xuống dòng sông Hồng gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc.

Trước sự việc như trên, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đang tiến hàng vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc. Được biết, đây là hoạt động chưa được các cơ quan chức năng cho phép, trái pháp luật gây ảnh hưởng đến môi trường.

Vậy xin luật sư cho biết, theo pháp luật sự việc trên sẽ bị xử lý ra sao, việc xả thải, đổ hóa chất, chất thải ra sông Hồng như thế đã vi phạm những quy định nào? Và việc này sẽ bị xử lý thế nào?

Dựa vào những quy định pháp luật, xin luật sư đóng góp ý kiến để ngăn ngừa vụ việc này, cơ quan chức năng cần làm gì, xử lý thế nào nhất là khi sự việc này có dấu hiệu được bảo kê?

Xin cảm ơn luật sư.

 

Luật sư xin trả lời:

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.

Vụ việc 1 tập đoàn xe tải có chở bùn thải chứa hóa chất lén lút đổ xuống dòng sông Hồng gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua, gây bức xúc cho nhiều người dân.

Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ chất thải hóa chất do một lượng lớn xe tải kia đổ ra sông thuộc loại chất thải Công nghiệp hay thuôc loại như thế nào theo quy định của pháp luật,  sau đó tùy vào mức độ hành vi (có sự lặp đi lặp lại nhiều lần hay không, lượng chất thải là bao nhiêu) để áp dụng các điều khoản quy định và có những chế tài thích hợp nhằm xử lý một cách đúng đắn quyết liệt.

Có thể nói hành vi trên đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Mà cụ thể tại khoản 5 điều 7 Luật bảo vệ Môi trường 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “ Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.”

Xử lý vi phạm hành chính khi có hành vi xử lý rác thải không đúng quy định được quy định tại Điều 23  Nghị định 179/2013/NĐ-CP  của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hành vi lén lút đổ bùn thải chứa hóa chất nguy hại gây ô nhiễm cho sông Hồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Theo quy định tại  khoản 7,8,9 10 Điều 23, Nghị định 179/2013/NĐ-CP thì:

“ 7. Hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300 000.000 đồng, đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại thuộc Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ra môi trường không đúng quy định hoặc chôn lấp, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này;

đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.

 

Ngoài ra, theo quy định tại điều 183 bộ luật hình sư 1999( sửa đổi bổ sung 2009)

Về hành vi gây ô nhiễm nguồn nước:

Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.”

 

Ý kiến góp ý :

Qua sự kiện Fomusa chắc hẳn mỗi người dân chúng ta đều vô cùng bức xúc trước các hành vi  hủy hoại mỗi trường biển nghiêm trọng của các chủ thể … và các chế tài áp dụng cũng đã phần nào thể hiện tính răn đe, giáo dục cho các cá nhân tổ chức đã và đang có những hành vi như thế. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính.

Tuy nhiên theo tôi, trong trường hợp trên các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần trừng trị nghiêm khắc hơn nữa  tất cả các đối tượng có liên quan, nhất là nếu có sự bảo kê của 1 ai hay tổ chức quyền lực nào đó thì càng phải làm cho triệt để. Cần thiết phải đưa ra xử lý hình sự, như vậy sẽ tăng thêm tính răn đe giáo hơn cho mọi người.

Những nội dung cần phải xin giấy phép quảng cáo

Câu hỏi

Luật sư cho tôi hỏi những nội dung cần phải xin giấy phép quảng cáo? Nếu không xin giấy phép quảng cáo thì bị phạt bao nhiêu?

Trả lời:

Theo luật quảng cáo mới nhất 2012 thì các hình thức quảng cáo như băng ron, bảng, biển, pano, quảng cáo trên các phương tiện giao thông… không cần phải xin giấy phép quảng cáo mà chỉ cần gửi  hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.

Tuy nhiên đối với việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây: (Điều 31, Luật quảng cáo 2012)

  1. a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
  2. b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
  3. c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.

Theo quy định tại nghị định 158/2013/NĐ_CP xử phạt vi phạm hành chính văn hóa thể thao du lịch quảng cáo thì đối với những hình thức quảng cáo không phải xin giấy phép quảng cáo nếu không thông báo hoặc thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo, phương tiện giao thông  đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy từng hành vi vi phạm. Đặc biệt đối với các trường hợp quảng cáo không có giấy phép công trình thì theo quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều 60 của Nghị định trên thì :

        5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng           cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình           quảng cáo.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo”
Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu mới nhất 2018

Theo điều 4 tại quyết định 595/QĐ-BHXH thì công dân Việt Nam thuộc các trường hợp sau đây phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc :

1.1 Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)….

Và rất nhiều đối tượng khác nữa, như vậy Người lao động tham gia làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân cũng thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc.

Theo côn văn số 464/BHXH-KHTC ngày 14/03/2016 của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thì có 12 thủ tục giao dịch hồ sơ điện tử bao gồm :

  1. Đăng ký tham gia đối với đơn vị tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến
  2. Báo tăng lao động
  3. Báo tăng lao động, truy thu BHXH đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài
  4. Báo giảm lao động
  5. Thay đổi điều kiện đóng, mức đóng, căn cứ đóng
  6. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất
  7. Cấp lại thẻ  BHYT do bị mất, rách, hỏng ( Không thay đổi thông tin trên thẻ)
  8. Cấp thẻ BHYT hằng năm
  9. Cấp thẻ BHYT cho đối tượng là học sinh, sinh viên
  10. Cấp thẻ BHYT cho người chỉ tham gia BHYT do xã/phường hoặc Phòng LĐ&TB xã hội quản lý
  11. Cấp sổ BHXH do mất, hỏng (Không thay đổi thông tin trên sổ)
  12. Rà soát cấp mã số BHXH

Đối với các nghiệp vụ còn lại, đề nghị gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

Để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho các doanh nghiệp mới thực hiện MBLAW hướng dẫn quý doanh nghiệp như sau :

Bước 1 : Cần chuẩn bị chữ ký số của doanh nghiệp ( Hiện nay đăng ký giao dịch qua mạng) và mua phần mềm kê khai bảo hiểm (IVAN) của các nhà cung cấp như VNPT, VIETTEL, NEWCA,….Sau khi mua phần mềm kê khai thì đơn vị sẽ được cấp mã số bảo hiểm của đơn vị và mật khẩu để truy cập (máy tính có cài đặt phần mềm ivan này, do bên cung cấp ivan sẽ cài đặt cho doanh nghiệp) và thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm.

Bước 2 : Ở phần đăng ký  giao dịch có tất cả các nghiệp vụ, đơn vị nhấp vào nghiệp vụ đơn vị tham gia lần đầu và kê khai. ở trong nghiệp vụ này doanh nghiệp kê khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu

Bước 3 : Văn bản đính kèm bao gồm :

+ Hợp đồng lao động với tất cả mọi người tham gia BHXH trừ giám đốc/người đại diện pháp luật

+ Quyết định tuyển dụng

Tất cả là file word sau đó đính kèm vào mục đính kèm ( Nhớ ghi rõ số hiệu văn bản, trích lục văn bản)

Bước 4 : Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp cắm chữ ký số vào và ký để nộp hồ sơ . Thông báo tiếp nhận và giải quyết sẽ được gửi vào email đã đăng ký của công ty

Trên đây là toàn bọ quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu, MBLAW chuyên cung cấp dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp trong cả nước, để được trợ giúp, hoặc có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi. Rất hân hạnh được hợp tác với quý doanh nghiệp

Trân trọng!

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Thủ tục làm Hợp đồng/ Giấy ủy quyền

 

1. Địa điểm

– Văn phòng công chứng.

vpcongchung

Văn phòng công chứng cầu giấy hà nội

2. Hồ sơ

 a. Bên ủy quyền

* Trong trường hợp bên ủy quyền là cá nhân

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân).   Bản án ly hôn + giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( nếu đã ly hôn ).

– Chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân(nếu vợ hoặc chồng đã chết).

– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia tài sản, bản án phân chia tài sản ).

* Trong trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân

– Quyết định thành lập/ Đăng ký kinh doanh của pháp nhân.

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền;

– Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao có chứng thực).

*Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

– Hộ khẩu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (Đăng ký kết hôn)

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…)

– Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại (Nếu có)

     b. Bên nhận ủy quyền

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền

– Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền

– Phiếu yêu cầu công chứng (có sẵn tại nơi công chứng)

tintucvn-giy-y-quyn-c-nhn-1-638

Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân

3. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ (Bản photo và bản gốc để đối chiếu); Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, tư vấn tại nhà (có thù lao).

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.

thoigian

4. Thời hạn giải quyết

– Không quá 2 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc

 

Công ty Luật Minh Bạch

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Dựa trên các nguyên tắc chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại, đối với bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì về nguyên tắc, người chủ sở hữu súc vật gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tuy nhiên, Điều 625 BLDS quy định bồi thường thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể:

– Nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại;

– Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại; Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

– Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

So với quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995, thì quy định về trường hợp súc vật bị sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người sử dụng trái pháp luật phải bồi thường là quy định mới được bổ sung tại Bộ luật dân sự năm 2005. Do thói quen nuôi súc vật thả rông trong nhân dân, điển hình như việc nuôi chó để canh nhà, nuôi trâu, bò, ngựa cho sản xuất nông nghiệp theo lối chăn thả tự do, nhiều trường hợp súc vật gây thiệt hại nặng nề không chỉ tổn thất về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng cho người bị thiệt hại

Đối với các trường hợp giải quyết yêu cầu đòi chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản hợp pháp bồi thường thiệt hại khi tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu của họ gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác, ngoài việc áp dụng các hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tòa án phải áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS và hướng dẫn tương ứng tại NQ số 03/2006, cụ thể như sau:

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

+ Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…

Ngoài ra, còn phải xác định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Khi thực hiện quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; Bên cạnh đó, còn phải xác định mức chi phí hợp lý. Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 609, các điểm b và c khoản 1 Điều 610 và điểm a khoản 1 Điều 611 BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

Nghị quyết số 03/2006 còn hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của các đương sự:

– Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.

– Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.

– Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

– Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005. NQ số 03/2006 còn hướng dẫn việc xác định thiệt hại do sức khỏe; tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Ngoài các nội dung hướng dẫn nêu trên, NQ số 03/2006 còn hướng dẫn bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể như bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (Điều 623).

Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sử dụng

Điều 189. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Việt kiều muốn mua nhà tại Việt Nam cần những điều kiện, giấy tờ gì?

     Từ ngày nhà nước mở rộng chính sách cho Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam, tỷ lệ Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước ngày càng tăng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số ít lo sợ về thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam phức tạp nên còn e dè trong việc quyết định có nên mua nhà ở Việt Nam hay không?

20150917110910-2

Theo Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt kiều) là đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam.

Điều kiện chỉ cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam là đủ. Một điểm mới nữa là Việt kiều được sở hữu nhà ở với số lượng không hạn chế.

Theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì Việt kiều muốn mua nhà phải có giấy tờ thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp; hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài, thì giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam bao gồm:

– Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.

– Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam.

Phương pháp xác định lưu lượng giao thông

Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 2729/QĐ-BGTVT hướng dẫn phương pháp tính toán công suất bến xe khách.

cacdichvu3

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, lưu lượng giao thông của đường để tính công suất khai thác bến xe được tính dựa trên khảo sát lưu lượng giao thông tại các tuyến đường chính được đề xuất xung quanh bến xe như sau:

– Phạm vi đến 5 km cho bến xe trong đô thị loại đặc biệt, đến 4 km cho bến xe trong đô thị loại 1;

– Phạm vi đến 3 km cho bến xe trong đô thị loại 2, đến 2 km cho bến xe trong đô thị loại 3;

– Phạm vi đến 1 km cho bến xe trong đô thị từ loại 4 trở xuống.

Lưu lượng xe được khảo sát vào 03 ngày trong tuần (trừ ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật) và được lấy bình quân trong 01 ngày theo đơn vị xe con quy đổi.

Hệ số xe con quy đổi được lấy theo TCVN 104:2007 “Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế” nếu là đường đô thị; theo TCVN 4054:2005 “Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế” nếu là đường ngoài khu vực đô thị.

 

Quyết định 2729/QĐ-BGTVT có hiệu lực từ ngày 30/8/2016.

Chia tài sản trong trường hợp chung sống như vợ chồng

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi chung sống với nhau được 6 năm, nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn. Nếu có tranh chấp tài sản, thì việc phân chia tài sản như thế nào ?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho công ty chúng tôi. Luật sư xin tư vấn như sau:

Theo Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, giải quyết hậu quả của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Đối với tài sản hình thành trong thời kỳ sống chung với nhau như vợ chồng được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Dựa vào quy định trên thì theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc về người đó, có nghĩa hai vợ chồng bạn độc lập về tài sản

Để biết được được tài sản đó thuộc về ai thì nguyên tắc xác định tài sản chung như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo Bộ luật Dân sự quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

Chú ý: Nếu trong thời gian sống chung, hai bạn cùng nhau kinh doanh hay cùng làm ra tài sản chung, tài sản đó về nguyên tắc sẽ được chia đôi, trên thực tế tà sản đó được chia theo công sức của hai vợ chồng, nếu bạn bỏ công sức lớn hơn trong việc làm ra tài sản thì bạn sẽ được chia nhiều hơn

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật