Chồng giấu giếm ôm tiền đi đầu tư, khi gặp rủi ro vợ có đòi được tài sản?

Trên mạng xã hội, nhiều người tranh luận về tình huống vợ/chồng giấu đối phương để đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm…có phạm luật, nếu rủi ro thì có đòi được tiền? Nhằm giải đáp những thắc mắc của dư luận, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) đã có những chia sẻ với tờ VTC news,  nếu vợ hoặc chồng giấu đối phương để dùng tài sản chung đầu tư mà không có sự đồng ý của bên kia, theo luật hiện hành, hành vi này có thể bị coi là vô hiệu do vợ và chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung, việc thực hiện quyền về tài sản của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người còn lại, phải được sự đồng ý của bên còn lại. Nếu không, bên bị giấu giếm có quyền khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, việc lấy lại tài sản từ người thứ ba có thể khó khăn nếu họ không biết về sự vi phạm này.  Vì vậy, việc thỏa thuận và lập văn bản rõ ràng trước khi đầu tư là cách bảo vệ tài sản và quyền lợi của cả hai trong hôn nhân.

xem thêm bài viết tại đây 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Vụ Nước mắm chứa thạch tín – Bồi thường nếu đưa thông tin gây thiệt hại

Liên quan đến việc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) công bố thông tin 67% mẫu nước mắm do hội này khảo sát bị nhiễm Arsen vượt mức cho phép gây hoang mang dư luận gần đây, luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Cty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, dưới góc độ pháp lý thì trong các quyền lợi của người tiêu dùng có quyền được biết nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa căn cứ theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

Theo quan điểm của luật sư Tuấn Anh, việc công bố thông tin của Vinastas ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng do liên quan đến một loại thực phẩm thiết yếu của người dân.

Hầu như không có gia đình nào mỗi ngày không sử dụng nước mắm. Hơn thế nữa, với vốn hiểu biết của người dân, Arsen hay còn gọi là thạch tín là một chất vô cùng độc hại. Khi cùng một lúc đồng loạt nhiều phương tiện thông tin đại chúng cùng đăng tin “nước mắm chứa Arsen (thạch tín)” sẽ gây hoang mang lớn cho người tiêu dùng. Bởi lẽ, ít có người tiêu dùng nào, chủ yếu là các bà nội trợ ở nhà lại đi tìm hiểu về Arsen vô cơ, Arsen hữu cơ, loại nào độc hại, loại nào không?”- luật sư Tuấn Anh chia sẻ.

Luật sư Tuấn Anh cho rằng, việc công bố thông tin của Vinastas- một cơ quan mang danh nghĩa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của các cơ sở nước mắm truyền thống.

Trong trường hợp có một bên thứ ba là doanh nghiệp khác thao túng vấn đề này thì đây được coi là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định Luật Cạnh tranh 2004.

Điều 43 Luật cạnh tranh 2004 quy định: “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.

arsen

Ảnh minh họa

Cũng theo luật sư Tuấn Anh, trong trường hợp Vinastas đưa ra thông tin gây mất lòng tin của người tiêu dùng, khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bán các sản phẩm nước mắm bị giảm thị phần, giảm doanh thu hay phá sản thì Vinastas có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp này.

Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi việc công bố thông tin không rõ ràng của Vinastas còn có thể yêu cầu đơn vị này đăng thông tin đính chính một cách đầy đủ, rõ ràng về nội dung kết luận nhằm trấn an dư luận và xin lỗi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách chính thức” – luật sư Tuấn Anh cho biết.

Đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày  …  tháng …  năm 201..

 

ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ

Kính gửi: …………………………………………

Tôi tên là     :                                       Giới tính:

Chức danh  :                                        Điện thoại:

Sinh ngày    :                                       Dân tộc:                                Quốc tịch:

CMND số    :                                       Ngày cấp:                              Nơi cấp:

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại:

Là đại diện theo ủy quyền của công ty để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Tôi xin trình bày nội dung sau:

Ngày …/…/…….tôi đã nộp hồ sơ  đăng ký kinh doanh cho ………………biên nhận hồ sơ số ……………… Nay tôi muốn rút lại hồ sơ đã nộp.

Lý do: Rút hồ sơ để …………………………………………

Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai trên. Kính đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét giải quyết.

 

 

   NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

 

 

Bị chỉ trích vì mặc đồ phản cảm chơi pickleball, cô gái Nam Định lên tiếng

Một sự việc hi hữu gần đây của một cô gái Nam Định, Trần Ngọc Hiền, bị chỉ trích vì bức ảnh mặc đồ phản cảm trên sân pickleball. Hình ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng trang phục của cô không phù hợp khi chơi thể thao. Tuy nhiên, chính chủ đã khẳng định đây là ảnh ghép, do bạn bè chỉnh sửa từ ảnh gốc và không có ý định phát tán ra công chúng. Sau khi ảnh chế bị lan truyền, dù đã cố gắng đính chính và yêu cầu gỡ bỏ, nhưng bức ảnh vẫn tiếp tục được chia sẻ, gây mệt mỏi cho cô.

Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty luật Minh Bạch) cho hay, nghị định số 15/2020 quy định việc phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với việc lợi dụng mạng xã hội để thực hiện 1 trong các hành vi như cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín nhân phẩm của tổ chức, cá nhân…

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa thông tin trái phép lên mạng viễn thông, hành vi xâm phạm quyền tự do và làm nhục người khác.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều 47 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 47, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 47: Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật: Dư luận bức xúc đề nghị sớm “phong sát”

Thời gian gần đây, trên không gian mạng xã hội xuất hiện nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng có hành vi quảng cáo sai sự thật, gây hậu quả xấu trong cho cộng đồng, các cơ quan báo chí và dư luận dù nhiều lần phản ánh, lên án. Nhưng sau đó một thời gian, khi mọi việc “êm xuôi”, họ lại tiếp tục tái diễn các hành vi quảng cáo sai sự thật với nhiều sản phẩm khác. Một vụ việc mới nổi lên gần đây là việc Tiktoker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog, Hoa hậu Thùy Tiên có hành vi quảng cáo sai sự thật và được một số cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý nhưng điều đó vẫn khiến dư luận cho rằng cần phải sớm “phong sát” những người nổi tiếng mới có thể chấn chỉnh được tình trạng này không tái diễn. Nhận định sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trần Tuấn Anh – Văn phòng Luật Minh Bạch – cho biết: “Căn cứ theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021, cá nhân quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt từ 60 đến 80 triệu đồng. Đồng thời, các hình phạt bổ sung cũng được áp dụng như buộc gỡ bỏ, xóa các nội dung quảng cáo sai sự thật; buộc cải chính thông tin và xin lỗi công khai; cấm tham gia hoạt động quảng cáo từ 1 đến 3 năm trong trường hợp nghiêm trọng hoặc tái phạm. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015, nếu hành vi quảng cáo gian dối gây hậu quả nghiêm trọng và đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Đồng thời, hình phạt bổ sung có thể bao gồm phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Mời bạn đọc thêm tại đây.

Dưới đây là hình ảnh về sự sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội cũng như danh sách các cơ quan sau khi sắp xếp.
Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.
Vụ hành hung nhân viên hàng không: Muốn làm “ Lục Vân Tiên”: Phải đúng luật

“Chiều 18/10, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), hành khách Trần Dương Tùng (32 tuổi) và Đào Vịnh Thuấn (37 tuổi) đi trên chuyến bay VN7265 chặng Hà Nội – TP HCM, đã làm thủ tục cấp thẻ lên tàu bay nhưng đến cửa ra tàu bay muộn nên không được vận chuyển. Họ sau đó lăng mạ, chửi bới, xô xát với nhân viên hàng không Nguyễn Lê Quỳnh Anh tại quầy làm thủ tục số 38. 

Hình ảnh camera giám sát cho thấy hành khách Đào Vịnh Thuấn đã túm vai áo chị Quỳnh Anh. Trần Dương Tùng dùng ví đánh mạnh vào đầu chị này. Chứng kiến sự việc trên, 01 người đàn ông bất bình lao vào đánh trả, “giải cứu” chị Nguyễn Lê Quỳnh Anh. Sau khi lực lượng an ninh tới khống chế hành vi của hai hành khách, người đàn ông đã rời đi.”

Xin luật sư cho biết, hành vi lăng mạ, xô xát nhân viên hàng không chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?  Hành vi “giải cứu” của người đàn ông khi chứng kiến sự việc trên có phù hợp với quy định của pháp luật?

Cám ơn Luật sư!

xo-xat-1-7378-1476964866-2302-1476975303

Ảnh cắt từ clip (người đàn ông bên trái “giải cứu” nhân viên hàng không)

Luật sư trả lời:

Trước tiên, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Bạch.

Dưới góc độ xã hội và tình cảm, hành động nêu trên của người đàn ông “giải cứu” cô nhân viên hàng không được coi là một hành động nghĩa hiệp – “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Ở góc độ nào đó, hành vi của người thanh niên kia còn được xem là hành vi chống lại thói vô cảm của đại bộ phận người dân khi thấy việc làm trái pháp luật của người khác nhưng vẫn thờ ơ, đứng xem hoặc quay clip ….như một số việc xảy ra gần đây.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật thì chúng ta cần phải xem xét, đối chiếu với các quy định liên quan đến hành vi này.  Để nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta cần phải tách biệt hai hành vi xảy ra trong clip.

Đối với hành vi người đàn ông hung hãn, đánh cô tiếp viên là một hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt tiền là từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, những hành khách có hành vi đánh tiếp viên hàng không còn có thể bị “cấm vận chuyển có thời hạn từ 3 đến 12 tháng” theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 18 Nghị định số: 92/2015/NĐ-CP quy định về an ninh hàng không.

Còn đối với hành vi người thanh niên nghĩa hiệp kia lao vào đấm, đá đối với vị hành khách đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với cô nhân viên hàng không thì rõ ràng anh ấy đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác. Chúng ta không thể nào dùng một hành vi vi phạm pháp luật để “chế ngự” một hành vi vi phạm pháp luật khác. Như vậy cũng là vi phạm, trừ khi nó được thực hiện trong “tình thế cấp thiết”, trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “sự kiện bất ngờ”.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng hành vi của người thanh niên nghĩa hiệp kia không thuộc các trường hợp đó. Bởi trong hoàn cảnh này, người thanh niên đó có thể lựa chọn biện pháp khác như vào để can ngăn, ôm người đàn ông đang thực hiện hành vi vi phạm lại, giúp cô gái thoát khỏi sự nguy hiểm….chứ không phải là hành vi lao vào đánh, đấm đối với những người kia.

Không thể nào chỉ vì lý do anh đánh bạn tôi nên tôi lao vào đánh anh, rồi bạn anh lại lao vào đánh tôi và bạn của các bạn lại lao vào đánh nhau được.

Việc làm của người thanh niên nghĩa hiệp này có dấu hiệu của hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng quy định tại Điều 5 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi xem xét để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này, cơ quan chức năng cần căn cứ vào tính chất, mức độ, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm và căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có) để quyết định biệt pháp xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan chức năng có thể áp dụng khoản 3 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về tình tiết giảm nhẹ “vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra”, khi xử lý đối với người thanh niên có tinh thần “nghĩa hiệp” nêu trên.

Người thực hiện ( Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch )

Tiền ảo Pi được niêm yết: Cơn say khiến “Pi thủ” có thể gục ngã trước “ngưỡng cửa thiên đường”

Tiền ảo Pi Network vừa được “niêm yết” trên một số sàn tiền số khiến nhiều “Pi thủ” sốt xình xịch lập tức truy cập giao dịch. Tuy nhiên, trước sự “sục sôi” của cộng đồng mạng, luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khuyến cáo, do pháp luật Việt Nam chưa công nhận các loại tiền ảo nên việc giao dịch, mua bán các loại tiền ảo trên mạng là hoàn toàn không thuộc quyền bảo hộ của pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư vì thế cần cẩn trọng khi giao dịch để tránh mất mát tài sản hoặc bị kẻ xấu lừa đảo.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thủ tục thành lập công ty Cổ phần

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp

  1. Điều lệ Công ty;
  2. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
  3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

– Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

  1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  2. Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội)
  3. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo  

      –   Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

   –  Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

*Số lượng hồ sơ : 01 bộ

*Thời hạn giải quyết : 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ

 

Vụ rơi thanh sắt chết người trên đường Lê Văn Lương: Đã có quyết định khởi tố vụ án

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch đưa ra đánh giá về việc Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận Thanh Xuân quyết định khởi tố vụ án “vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người”

Tôi đánh giá việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Xuân quyết định khởi tố vụ án “vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người” trong trường hợp này là hành động cần thiết và đúng pháp luật. Bởi rõ ràng, hành vi khách quan trong sự việc nêu trên đã xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ pháp luật được luật hình sự bảo vệ đó là sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân ở nơi đông người.

Tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội nêu trên được Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định cụ thể tại Điều 295, cụ thể, người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải đối mặt với hình phạt nhẹ nhất có thể là hình phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt nặng nhất đối với tội này là hình phạt tù từ 6 đến 12 năm trong trường hợp làm chết 3 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, những người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh việc bị áp dụng chế tài xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự tương ứng với hành vi vi phạm nêu trên, người phạm tội này vẫn phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các thiệt hại khác phát sinh đối với những người bị hại hoặc bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho những người thân của người bị hại đã chết.

Mức bồi thường thiệt hại được xác định cụ thể dựa trên mức thiệt hại thực tế trong việc khám, điều trị, tỉ lệ tổn thương cơ thể và các chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại về sức khỏe, tài sản đối với người còn sống và tổn thất về mặt tinh thần tương đương khoảng 100 tháng lương tối thiểu cộng với tiền mai táng phí và các chi phí hợp lý khác để tổ chức tang lễ đối với người bị chết do hành vi phạm tội gây ra.

Ngoài ra, nếu người bị chết đang nuôi con nhỏ dưới 18 tuổi hoặc đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người không có khả năng lao động (theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì người phạm tội và những người có trách nhiệm liên đới bồi thường còn phải tiếp tục phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với những người con dưới 18 tuổi đến khi đủ 18 tuổi hoặc cấp dưỡng cho những người không có khả năng lao động mà người chết có trách nhiệm cấp dưỡng đến lúc những người này chết hoặc đến lúc có quyết định thay đổi quyết định cấp dưỡng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mức bồi thường cụ thể sẽ do các bên tự thỏa thuận, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết trên cơ sở các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự để giải quyết.

 

Chụp ảnh gái mại dâm đăng lên mạng phạm tội gì?

Trong thời gian gần đây liên quan đến vụ việc một gái bán dâm bị bắt quả tang đã khai nhận có thuê nam sinh năm cuối của một trường đại học trên Hà Nội dùng smartphone chụp ảnh khỏa thân gái bán dâm rồi đăng lên mạng “câu khách”. Xin hỏi luật sư hành vi của nam sinh này có vi phạm pháp luật? Và chế tài xử lý về tội phạm này như thế nào?

moigioimaidam

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch, để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Hành vi  dùng smartphone chụp ảnh gái bán dâm đăng lên mạng để “câu khách” của nam sinh đã phạm vào “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 của BLHS 1999 sửa đổi 2009.

“Điều 255. Tội môi giới mại dâm

. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

  1. a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  2. b) Có tổ chức;
  3. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. d) Phạm tội nhiều lần ;

đ)  Tái phạm nguy hiểm;

  1. e) Đối với nhiều người;
  2. g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

  1. a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  2. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng”

Cụ thể “ môi giới mại dâm ” là hành vi làm trung gian, tổ chức móc nối, dụ dỗ, dẫn dắt để cho người mại dâm và người khác quan hệ tình dục với nhau.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗi, móc nối, dẫn dắt người mại dâm và người mại dâm đã có sự nhận lời, thỏa thuận.

Theo đó, hành vi này đã thỏa mãn 4 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm.

Về “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định thì khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, ngoài hình phạt chính thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Theo BLHS 2015 sắp có hiệu lực thì tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

Trân trọng!

Thủ tục tuyên bố phá sản

 Luật phá sản 2014 của Việt Nam cũng có những thay đổi khi không còn định nghĩa về “Tình trạng phá sản” mà chỉ còn khái niệm “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Vậy như thế nào là mất khả năng thanh toán?

Theo đó, “Mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán” Điều 4          Luật phá sản 2014. Theo quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp bao gồm các dấu hiệu sau:

– Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Như vậy, nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

          Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp.

– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ.

– Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Do đó, không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trước đó. Cụ thể là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

– Thứ tư, khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.

– Thứ năm, bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều cách thức gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản…

Thẩm quyền của Tòa án :

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố

Toà án nhân dân huyện, quận có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, quận đó.

Những người có quyền nộp đơn : 

–   Chủ nợ

–   Ngư­ời lao động trong trư­ờng hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả đ­ược l­ương, các khoản nợ khác cho ngư­ời lao động

–   Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nư­ớc

–   Các cổ đông công ty cổ phần

–   Thành viên hợp danh công ty hợp danh.

Những người có nghĩa vụ nộp đơn : 

 Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Thành phần hồ sơ : 

I. Người nộp đơn là chủ nợ

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ng­ời làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đ­ợc doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;

đ) Quá trình đòi nợ;

e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

II. Người nộp đơn là người lao động      Đại diện cho ng­ười lao động đ­ược cử hợp pháp sau khi đ­ược quá nửa số ng­ười lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho ng­ười lao động đ­ược cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ng­ừơi làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Số tháng nợ tiền l­ương, tổng số tiền l­ương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả đ­ược cho ng­ười lao động;

đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

III. Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải đ­ược gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đ­ựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục đ­ược tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy đư­ợc ;

d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ ch­ưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm ;

đ) Danh sách những ng­ươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chư­a đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm ;

e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

IV Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà n­ước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đu­ợc thực hiện như mục III trên đây

V. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần

  1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn đ­ược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Tr­ường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đ­ược đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
  2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ược thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e .

VI. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh

1.Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ợc thực hiện như mục III.

Thời gian giải quyết : 

– Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.

– Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

– Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.

Điều 144 Bộ luật dân sự 2015

Điều 144. Thời hạn

1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Phân tích:

Thời hạn là một khoảng thời gian được giới hạn bởi hai đầu. Một đầu gọi là thời điểm bắt đầu của thời hạn còn đầu kia được gọi là thời điểm kết thúc thời hạn. Khoảng thời gian này có thể do các bên thỏa thuận, có thể do pháp luật quy định, có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định. Thông thường, thời hạn luôn gắn liền với một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, là một khoảng thời gian mà trong đó luôn có ít nhất một chủ thể mang một hoặc những nghĩa vụ nhất định vì lợi ích của chủ thể khác. Chẳng hạn thời hạn giao trong hợp đồng mua bán tài sản được xác định là 10 ngày kể từ khi bên mua trả đủ tiền cho bên bán và bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua. Dưới góc độ lý luận, thời hạn cũng được xác định là một trong những loại sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

căn cứ cơ sở xác định, thời hạn bao gồm 3 loại như sau 

  • Thời hạn do pháp luật quy định, ví dụ thời hạn một người biệt tích  khỏi nơi cư trú tối thiểu có thể tuyên bố mất tích là 2 năm kể từ ngày biết được thông tin cuối cùng về người đó
  • Thời hạn do các bên thỏa thuận, ví dụ thời hạn của hợp đồng vay tiền là một tháng
  • Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định, ví dụ Tòa án có thể ấn định một khoảng thời gian để các bên tranh chấp hoàn thành việc công chứng, chứng thực giao dịch đang tranh  chấp

Căn cứ đơn vị tính, thời hạn bao gồm 2 loại 

  • Thời hạn được xác định cụ thể ngay tại thời điểm xác lập. Đây là loại được tính bằng các đơn vị thời gian cụ thể như phút, giờ,ngày, tháng, năm. Ví dụ thời hạn của hợp đồng thuê nhà là 1 năm
  • Thời hạn được xác định cụ thể tại thời điểm kết thúc. Đây là loại thời hạn không được tính bằng một đơn vị thời gian cụ thể tại thời điểm xác lập mà chỉ được tính tại một thời điểm xảy ra sự kiện nhất định. Ví dụ các bên có thể thỏa thuận về thời hạn hợp đồng thuê nhà từ thời điểm có hiệu lực cho đến khi bên thuê nhà xây nhà xong

Thời hạn có thể được xác định theo các đơn vị thời gian ( Chẳng hạn hợp đồng vay tài sản có hiệu lực là 3 tháng) hoặc có thể được xác định bằng 1 sự kiện có thể xảy ra. Sự kiện được coi là căn cứ để xác định thời hạn phải là những sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra vào thời điểm nào có thể nằm ngoài ý chí của con người. Ngoài ra tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên có liên quan đến thời hạn mà khi sự kiện xảy ra có thể làm căn cứ để xác định thời điểm bắt đầu của thời hạn, có thể là căn cứ để xác định thời điểm kết thúc của thời hạn. Chẳng hạn, thời hạn của hợp đồng thuê nhà được tính từ con của bên cho thuê được xuất cảnh và định cư ở nước ngoài hoặc hợp đồng thuê nhà hết thời hạn khi con của bên cho thuê nhập cảnh về Việt Nam sinh sống.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật