Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Chủ rừng được thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách

Ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 44/2016/QĐ-TTg về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.

vbmoi

Theo đó, cho phép chủ rừng được thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với yêu cầu về tiêu chuẩn dành cho bảo vệ như sau:

– Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ 18 tuổi trở lên và có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ rừng.

– Ưu tiên đối với người đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại địa bàn, người đã được đào tạo nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng bảo vệ rừng được phép trang bị:

– Các loại súng bắn đạn cao su, đạn hơi cay và các loại đạn dùng cho các loại súng này; dùi cui điện, dùi cui cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay; áo giáp, găng tay bắt dao; mũ chống đạn.

– Các trang thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng và các thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý bảo vệ rừng.

Quyết định 44/2016/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 05/12/2016.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 119 Bộ luật dân sự 2015

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Điều 53 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 53, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 53 : Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự 

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

 

Vụ cháu bé chết vì xe chở tôn: “Nhân tai” phải khắc phục

Việc bé trai học lớp 4 va chạm vào chiếc xích lô chở tôn dùng để lợp mái đang chuẩn bị dỡ hàng gây tử vong là thực tế rất đáng báo động về tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô. Đây còn là sự cảnh báo với các cơ quan chức năng trong việc buông lỏng quản lý, xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa không đảm bảo an toàn, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.

cho-cong-kenh-read-only-1474765473-1858

Ảnh minh họa

Trước vụ việc nghiêm trọng này, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) nhận định:

Trước tiên, tôi xin chia buồn sâu sắc đối với những mất mát to lớn của gia đình nạn nhân. Cháu bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức được sự vi phạm pháp luật của người lớn, tuy nhiên đã trở thành nạn nhân của nó. Giờ đây, mọi sự đền bù, khắc phục hậu quả, hình phạt …. sẽ chỉ còn mang tính thủ tục pháp lý và là trách nhiệm của những người còn sống đối với cái chết quá thương tâm của cháu.

Dưới góc độ pháp luật, người lái xích lô chở tôn là chủ thể duy nhất của hành vi vi phạm đến giờ phút này. Và cũng như những người vi phạm khác, người lái xích lô sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nhận mức hình phạt tương ứng với lỗi cũng như hậu quả của hành vi mà mình gây ra. Có lẽ, trong trường hợp này, người lái xích lô sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Song, dưới góc độ xã hội, góc độ tình người, trong trường hợp này tôi có cảm giác rằng cả cháu bé và người lái xích lô đều là nạn nhân. Nạn nhân của một xã hội thiếu kỷ cương pháp luật, một xã hội mà sự vi phạm pháp luật luôn diễn ra một cách ngang nhiên, trắng trợn, kéo dài, có hệ thống và chưa bao giờ bị xử lý triệt để. Một xã hội mà sự bon chen, vô cảm, khó khăn, túng quẫn có trong mọi cá nhân và mọi người dường như đang làm tất cả chỉ để kiếm tiền nhằm tồn tại mà quên đi ngay cả những điều quan trọng nhất chính là tính mạng, sức khỏe của mình và người thân trong gia đình. Hay nhìn theo một cách khoa học thì chúng ta quá thiếu những kỹ năng sống cần thiết.

Về người lái xích lô, ông là một cựu chiến binh, một người đã hi sinh một phần tuổi thanh xuân, xương máu của mình để cống hiến cho tổ quốc, một người cũng đã từng ở ranh giới của sự sống và cái chết. Có lẽ rằng, ông là người thấu hiểu nhất về nỗi đau thương và sự mất mát này, ý thức sâu sắc lỗi lầm mà mình đã gây ra và bản án lương tâm ông mới là hình phạt nặng nề nhất. Tôi cho rằng, ông ý thức được việc làm của mình là vi phạm, song, vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống mưu sinh, ông vẫn phải còng lung, gồng mình đạp những chuyến xích lô như vậy để kiếm chút tiền công để duy trì cả gia đình hết ngày này qua ngày khác.

Sự việc đáng tiếc này có thể làm chúng ta giật mình nhìn lại và chợt nhận ra rằng, không chỉ có một ông Thạch ở Hoàng Mai mà trên toàn bộ dải đất hình chữ S này, có tới hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu “ông Thạch” đang vận hành những “cỗ quan tài bay” đi trên đường với gánh nặng mưu sinh chất đầy trên đó.

Nói như vậy để thấy rằng, lỗi thì đương nhiên là có lỗi, hình phạt rồi cũng sẽ phải có, nhưng chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng: Đảng, Chính phủ của chúng ta chưa chăm lo được đời sống của người dân, chưa bảo vệ được người dân trước những “nhân họa” như vậy. Rõ ràng, nếu chúng ta có chính sách phúc lợi xã hội tốt, thì những người cựu chiến binh như ông Thạnh không phải bất chấp pháp luật chỉ vì mưu sinh khi đã cống hiến một phần xương máu để bảo vệ cho cuộc sống yên bình của chính chúng ta.

Một sự kiện, một hành vi, một hậu quả, một niềm đau nhưng lại là cả vấn đề lớn đối với toàn xã hội, một thách thức đối với Chính phủ trong việc bảo vệ người dân trước những “nhân tai” mà chúng ta có thể hoàn toàn khắc phục được. Người dân đang hi vọng một “Chính phủ kiến tạo”, “Chính phủ phục vụ” có những hành động quyết liệt, thực tế để bảo vệ cho chính cuộc sống của họ. Còn cá nhân tôi tin rằng, sẽ không còn những vụ tai nạn đáng tiếc như trên nếu Chính phủ của chúng ta thực hiện được những điều đã cam kết.

 

Phòng ngừa ma túy “tem giấy”

Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội có nhiều tin, bài về “tem giấy” hay “bùa lưỡi” chứa chất LSD (một loại ma túy gây ảo giác) đang bủa vây trường học, đầu độc giới trẻ.

160109lctem1-1452276488951

Ảnh minh họa (internet)

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phòng ngừa, đấu tranh với ma túy dưới hình thức “tem giấy”.

Về việc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, địa phương liên quan kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả đối với hiện tượng này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/10/2016.

Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường quản lý địa bàn, đặc biệt khu vực xung quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp quảng bá, mua bán, dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng ma túy.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên và phụ huynh về tác hại và cách nhận biết các loại ma túy, đặc biệt là chất LSD; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất gây nghiện, chất hướng thần trong trường học; kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn công tác phòng ngừa ma túy trong trường học ở một số địa bàn trọng điểm.

Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt

Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thông tư hướng dẫn phối hợp xét xử Vụ án hành chính

Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC về việc phối hợp thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính (TTHC) giữa TAND và VKSND được ban hành ngày 31/8/2016.

vbmoi

Theo đó:

– Nếu Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì VKS gửi văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Toà án chuyển hồ sơ cho VKS có văn bản yêu cầu;

– Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại Điều 213 Luật TTHC, VKS trả hồ sơ cho Toà án đã chuyển hồ sơ cho mình;

– Trường hợp đã quá thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 213 và Điều 251 của Luật TTHC thì Tòa án cấp sơ thẩm có văn bản yêu cầu VKS đã kháng nghị giải thích lý do kháng nghị quá hạn;

– Văn bản giải thích lý do kháng nghị quá hạn được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận yêu cầu.

 

Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 18/10/2016.

Bãi bỏ nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ 01/01/2017

Theo đó, ban hành Danh mục mới gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thay vì 268 ngành, nghề như hiện nay.

Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như : 

+ Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu;

+ Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;

+ Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh;

+ Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

+ Dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm.

Đồng thời, từ 01/7/2017, bổ sung ngành, nghề kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị và ngành, nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra, Luật cũng bổ sung “kinh doanh pháo nổ” vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Những điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam

Kinh doanh lữ hành là một trong những loại hình kinh doanh du lịch đang phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là một trong những ngành nghề kinh doanh du lịch quy định tại Điều 38 Luật Du Lịch 2005:

Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:

  1. Kinh doanh lữ hành;
  2. Kinh doanh lưu trú du lịch;
  3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
  4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
  5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.” 

thu-tuc-thay-doi-giam-doc-cong-ty-tnhh

Điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam

– Các cá nhân, tổ chức được quyền thành lập công ty du lịch trừ trường hợp vi phạm điều cấm theo Luật doanh nghiệp 2014.

– Người điều hành du lịch phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành nội địa) và 4 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành quốc tế) khi xin giấy phép hoạt động lữ hành.

– Có ít nhất 3 Hướng dẫn viên du lịch quốc tế làm việc.

– Cơ sở vật chất đảm bảo cho văn phòng hoạt động.

– Có tiền ký quỹ tại Ngân hàng. (Nghị định số 180/2013) –Đối với kinh doanh lữ hành  quốc tế.

Với mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:

+.250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

+.500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

– Có hồ sơ thành lập công ty đầy đủ theo quy định tại Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp

Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam

Câu  Hỏi:

Tôi là người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Đan Mạch, xin được quý báo giải đáp về tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi cho chúng tôi, luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại, Khoản 1,  điều 6, nghị định 134 /2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:

a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật

b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;

d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.00000 đồng Việt Nam;

Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.

 

Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp 

Yêu cầu : 

– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

+ Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

– Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

– Giấy tờ có trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trình tự thực hiện : 

– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì ghi vào Sổ thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, đồng thời cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định và phải được đóng dấu treo của Sở Tư pháp.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

+ Đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trong thời gian ít nhất 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.

+ Đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Sau khi có Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 10 ngày, Bộ Tư pháp gửi cho người được thôi quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định kèm theo bản trích sao danh sách những người được thôi quốc tịch, gửi 01 bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ để theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch. Đồng thời, thông báo cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người được thôi quốc tịch Việt Nam (nếu đăng ký khai sinh trong nước), hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh. Nội dung ghi chú bao gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định. Cán bộ ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm thực hiện ghi chú.

Trường hợp trước đây đương sự đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì thông báo được gửi cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nơi đã đăng ký khai sinh; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo tiếp cho Bộ Ngoại giao để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh được lưu tại Bộ Ngoại giao.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

– Bản khai lý lịch;

– Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch năm 2008;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài).

– Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

– Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Số lượng : 03 bộ 

Thời hạn giải quyết : 75 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền)

 

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở bán lẻ dược liệu

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo mẫu;
– Bản chính Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược mới đối với trường hợp thay đổi người quản lý chuyên môn về dược

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu của cơ sở (nếu là doanh nghiệp) đối với văn bản chấp thuận việc thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu của cơ sở (nếu là doanh nghiệp) văn bản chấp thuận việc thay đổi địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh thuốc của cơ quan cấp đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định đến Sở Y tế 
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thủ tục cấp lại cho cơ sở lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế phải thành lập Đoàn thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện tại cơ sở bán lẻ dược liệu, có biên bản thẩm định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, sau khi có biên bản thẩm định, Giám đốc Sở Y tế cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu. Nếu không cấp lại thì Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3: Đến ngày hẹn ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, tổ chức trực tiếp mang Phiếu tiếp nhận đến tại Bộ phận giao dịch Một cửa để nhận kết quả.

Bài viết cùng chủ đề

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật