Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Doanh nghiệp

Vì một số lý do mà các công ty thành lập kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nên muốn tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định. 

Hồ sơ tạm ngừng bao gồm :

  1. Quyết định của hội đồng cổ đông; hội đồng thành viên; chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
  2. Biên bản họp của hội đồng cổ đông; hội đồng thành viên; chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh

     3.Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh ( theo mẫu)

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tai phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh nơi công ty đặt trụ sở, sau 2 ngày nhận được hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty, sở kế hoạch đầu tư sẽ ra thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty đối với cơ quan thuế nơi công ty đặt trụ sở

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là gì?

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (tiếng Anh: INNOVATION INVESTMENT FUND) là một loại quỹ được thành lập với mục đích đầu tư vào các công ty khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là những công ty có tiềm năng phát triển nhanh và tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai.

Các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thường được tạo ra bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các công ty tài trợ, tổ chức tài chính hoặc các nhà đầu tư cá nhân giàu có. Những người điều hành quỹ đầu tư này thường có kiến thức và kinh nghiệm về việc đánh giá các công ty khởi nghiệp và hỗ trợ chúng phát triển.

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thường đầu tư vào các công ty ở giai đoạn phát triển sớm, khi công ty cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng đội ngũ nhân sự hoặc mở rộng thị trường. Thông qua việc đầu tư vốn và cung cấp kiến thức, kinh nghiệm quản lý, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo mong muốn tạo điều kiện thuận lợi để công ty khởi nghiệp phát triển và đạt được thành công.

Trong quá trình đầu tư, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thường nhận lại lợi nhuận thông qua việc bán lại cổ phần của mình trong công ty khởi nghiệp cho các nhà đầu tư khác hoặc thông qua việc niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Quỹ này được quy định bởi Nghị định 38/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 11/3/2018, nhằm thúc đẩy đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (sau đây gọi tắt là đầu tư khởi nghiệp sáng tạo) là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo chưa phải là công ty đại chúng.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo vui lòng tham khảo tại đây

Tư cách pháp lý của Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

  • Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
  • Vốn góp của quỹ là tổng giá trị tài sản do các nhà đầu tư đã góp vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
  • Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, có ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
  • Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ.
  • Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.
  • Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
  • Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.

Danh Mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:

  • Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;
  • Đầu tư không quá 50% vốn Điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

Trình tự thủ tục thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cần thiết phải có Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, do vậy về trình tự thủ tục thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sẽ trải qua 3 bước như sau:

Bước 1. Thành lập công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (nếu đã có doanh nghiệp) hoặc liên hệ với công ty có chức năng thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để sử dụng dịch vụ quản lý quỹ.
  • Trình tự thành lập công ty chi tiết tại đây.
  • Trình tự bổ sung ngành nghề kinh doanh quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo chi tiết tại đây.
  • Liên hệ với công ty có chức năng thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Bước 2. Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Hồ sơ thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tao bao gồm:

  • Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Mẫu số 01a và Mẫu số 01b tại Phụ lục kèm theo của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định các mẫu văn bản sử dụng trong thông báo thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
  • Điều lệ quỹ;
  • Hợp đồng thuê công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có);
  • Giấy xác nhận của ngân hàng về quy mô vốn đã góp;
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại Điều lệ công ty của nhà đầu tư là tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện Phần vốn góp theo ủy quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này.

Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

(Theo quy định thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thành lập, công ty thực hiện quản lý quỹ phải hồ sơ thành lập quỹ tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trước khi quỹ hoạt động.)

Bước 3. Công bố thông tin về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo thành lập quỹ hợp lệ được chấp thuận, Công ty thực hiện quản lý quỹ công bố thông tin về việc thàn hlập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trên trang thông tin điện tử hoặc công thông tin điện tử của công ty thực hiện quản lý quỹ và gửi bản sao thông báo thành lập quỹ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và cửa. Quỹ chỉ được hoạt động sau khi thông tin của quỹ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thành lập quỹ;
  • Bản sao chứng thực Thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập quỹ.

Hồ sơ sẽ gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; có hiệu lực từ ngày 18/9/2023.

Trong đó, Nghị định 70 bổ sung nhiều điểm mới, thay đổi so với Nghị định 152/2020/NĐ-CP như:

  • Báo cáo nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài;
  • Hồ sơ cấp giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật…
  • Thay đổi theo hướng nới yêu cầu đối với các vị trí công việc:
  • Chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Chuyên gia chỉ cần tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc tại Việt Nam.
  • Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, Doanh nghiệp được quy định với phạm vi rộng hơn.
  • Lao động kỹ thuật nước ngoài chỉ cần được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự kiến làm việc tại Việt Nam.
  • Thời hạn báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài được rút ngắn còn ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài (quy định cũ 30 ngày).
  • Bộ LĐTB&XH hoặc Sở LĐTB&XH là các cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người sử dụng lao động đã báo cáo.
  • Kể từ ngày 1/1/2024, các Doanh Nghiệp thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐTB&XH, Trung tâm Dịch vụ việc làm do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập; thời hạn: trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình.
  • Người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, TP thì người sử dụng lao động phải báo cáo về Bộ LĐTB&XH và Sở LĐTB&XH – nơi người lao động nước ngoài làm việc.
  • Nghị định 70 cũng bổ sung một số trường hợp lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc không cần xin giấy phép lao động…

Trên đây là một số điểm mới, sửa đổi của nghị 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020

Em cần được tư vấn. Em đang tổ chức các khóa học hỗ trợ chỉnh sửa giọng nói, công ty em là công ty TNHH với ngành chính là hỗ trợ giáo dục. Em thấy rất nhiều các đơn vị cũng đang tổ chức các khóa học ví dụ như: đào tạo NLP, kinh doanh online, đào tạo marketing …. Vậy coi là hình thức gì và có cần giấy phép con không ạ? Mà nếu làm giấy phép con thì mấy ngành đào tạo trên làm gì có bằng cấp chuyên ngành để đăng ký. Anh chị nào biết tư vấn giúp em?

Về vấn đề được đặt ra chúng tôi xin được phép tư vấn dưới góc nhìn pháp luật như sau:

Giấy phép con thể hiện sự chấp thuận, cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện (vốn pháp định, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, an toàn trật tự,…) và đã làm thủ tục xin cấp giấy phép. Sau khi doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép con thì được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Một doanh nghiệp, một tổ chức muốn kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này phải xin phép cơ quan có thẩm quyền giấy phép hoạt động, giấy phép này thường được mọi người được gọi là giấy phép con. Đối với doanh nghiệp của chị hiện tại chưa có giấy phép này, để hoạt động thì cần phải xin giấy phép thì mới được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, cụ thể:

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa quy định trong trong chương II

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA

Điều 4. Cơ sở vật chất

  1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
  2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

  1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Điều 6. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Sau khi đáp ứng đủ những điều kiện trên thì, chị cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để Xin Giấy phép xác nhận đăng ký hoạt động đào tạo kỹ năng mềm. Thành phần hồ sơ như sau:

– Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Công ty lập một bộ hồ sơ như trên gửi cho cơ quan có thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi công ty đặt trụ sở.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của công ty với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho công ty. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì chị sẽ được cấp giấy phép con và sẽ được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Thủ tục Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
+ Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

+ Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Thời gian thực hiện: 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hiện nay, việc các startup hay công ty khởi nghiệp sáng tạo đang được thúc đầy thành lập với số lượng ngày càng lớn. Theo quy định tại nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết về Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đã tạo ra hành lang pháp lý cho loại hình đầu tư mới tại Việt Nam nhưng trên thế giới các nước đã áp dụng từ rất lâu.

Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, có ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Như vậy, theo quy định tại Khoản 4, điều 2 của nghị định số 38/2018/NĐ-CP thì Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp và có ngành nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Hồ sơ cần cung cấp bao gồm:

  • Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân của các thành viên/cổ đông công ty và người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về công ty quản lý quỹ khởi nghệp sáng tạo.

Thời gian thực hiện: từ 3-7 ngày làm việc.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Khung pháp lý cho quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 11/03/2018 Chính phủ ban hành nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Với các quy định liên quan đến Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo…

Theo đó đầu tư

– Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở điều lệ quỹ và không có tư cách pháp nhân; quỹ này không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.

– Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam.

Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

– Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo gồm:

+ Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại;

+ Đầu tư không quá 50% vốn điều lệ của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

Chi tiết xin xem thêm tại Nghị định số 38/2018/NĐ-CP tại đây

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.

2. Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Danh Mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:

a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;

b) Đầu tư không quá 50% vốn Điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

4. Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.

5. Các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư và nội dung này phải được quy định tại Điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có).

Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo phải được tất cả nhà đầu tư thông qua.

2. Điều lệ quỹ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên quỹ đầu tư, ngày thành lập, thời hạn hoạt động của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ;

b) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; nguyên tắc hoạt động; thời hạn hoạt động của quỹ;

c) Vốn góp của quỹ và quy định về tăng, giảm vốn góp của quỹ;

d) Quyền và nghĩa vụ (bao gồm lương, thưởng, phí hoạt động) của công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ; các trường hợp thay đổi công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ;

đ) Quy định về Đại hội nhà đầu tư;

e) Quy định về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư;

g) Quy định về việc lưu giữ sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ;

h) Quy định về phân chia lợi nhuận;

i) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;

k) Quy định về chế độ báo cáo;

l) Quy định về giải thể, thanh lý quỹ;

m) Quy định về chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư;

n) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;

o) Các nội dung khác (nếu có).

3. Phần Mục tiêu hoạt động tại Điều lệ quỹ phải ghi rõ khuyến cáo như sau: Quỹ này nhằm Mục tiêu đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Nhà đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư.

Tổ chức quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức quản lý theo một trong các mô hình sau:

a) Đại hội nhà đầu tư, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

b) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ hoặc Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

c) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ và Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

2. Các nhà đầu tư của quỹ có thể thành lập hoặc thuê công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thành lập quỹ và thông báo bổ sung ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Hoạt động quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Nghị định này thực hiện theo Điều lệ của quỹ, các hợp đồng ký kết với quỹ (nếu có) và không chịu sự Điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán.

4. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ định kỳ 03 tháng các thông tin:

a) Thông tin về danh Mục đầu tư của quỹ, bao gồm số tiền đã đầu tư tại từng doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

b) Thông tin về kế hoạch đầu tư, thoái vốn dự kiến (nếu có).

c) Chi phí quản lý, phí thưởng (nếu có) trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ và các phí dịch vụ khác được quy định tại Điều lệ quỹ phát sinh trong kỳ báo cáo.

d) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ.

5. Việc chuyển nhượng cổ Phần của cổ đông sáng lập tại công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp.

Điều kiện để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

  1. Có điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
  2. Có công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (nhà đầu tư có thể thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hoặc đi thuê công ty quản lý quỹ)
  3. Giấy xác nhận của ngân hàng về quy mô vốn đã góp.
  4. Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  5. Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại Điều lệ công ty của nhà đầu tư là tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện Phần vốn góp theo ủy quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này.

Như vậy điều kiện để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hiện nay là rất đơn giản, chỉ cần các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện nêu trên sẽ được phép thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Mô hình công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân làm chủ sở hữu, tự mình quyết định mọi hoạt động của công ty, dễ quản lý hoạt động của công ty. Nhưng nó khó huy động vốn vì không phát hành được cổ phần, cổ phiếu. Khi chuyển nhượng vốn góp cho các thành viên khác thì mô hình không phù hợp nữa mà phải chuyển đổi loại hình, so với các loại hình thì công ty cổ phần là loại hình ưu điểm nhất, dễ trong quá trình huy động vốn, nguồn nhân lực, có thể phát hành cổ pần, cổ phiếu.

MBlaw sẽ tư vấn và soạn thảo cho khách hàng những hồ sơ cần thiết để thay đổi chuyển đổi loại hình công ty sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của công ty

I. Cơ sở pháp lý

1.Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan 

2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

II. Dịch vụ tư vấn của MBLAW :

  • Tư vấn, kiểm tra điều kiện là cổ đông của công ty của công ty;
  • Tư vấn chức danh của người đại diện theo pháp luật phù hợp với nhu cầu của công ty, loại hình công ty;
  • Soạn thảo hồ sơ thay đổi loại hình  công ty;
  • Đại diện Qúy khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi quá trình thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp tới khi ra kết quả và bàn giao cho Qúy khách hàng;
  • Đại diện Qúy khách hàng thực hiện công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quôc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn cho Qúy khách hàng các thủ tục sau khi thay đổi loại hình công ty từ công ty TNHH sang Công ty Cổ phần như: cách thức thông báo cho khách hàng, đối tác, ngân hàng và thay đổi các loại giấy phép con có chứa thông tin của công ty cũ ( Công ty TNHH)

Cơ quan thực hiện : Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở

III.Thành phần hồ sơ : 

  • Thông báo thay đổi doanh nghiệp
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông
  • Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý của chủ sở hữu cho các thành viên còn lại nhận chuyển nhượng để thực hiện chuyển đổi
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần
  • Danh sách cổ đông sáng lập
  • Điều lệ công ty cổ phần
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của các cổ đông công ty
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp và kèm theo bản sao chứng minh thư của người đi nộp hồ sơ

Thời gian thực hiện : 7-10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ ( Trừ ngày nghỉ, lễ)

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Kính gửi Công ty Luật Minh Bạch

Công ty của em là Công ty 100% vốn Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Công ty có 1 chi nhánh tại Hà Nội. Bên em đang muốn tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành giấy phép kinh doanh, trên cơ sở đó thực hiện thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh theo địa chỉ trụ sở chính tại HCM (tên, địa chỉ, ngành nghề và thông tin cá nhân nhà đầu tư).

Xin quý công ty tư vấn cho em về thủ tục tách giấy chứng nhận đăng ký  và thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh

Em xin trân thành cảm ơn.

Kính gửi quý Luật sư công ty Luật Minh Bạch

Hiện nay tôi là Giám đốc của một tổ chức Phi chính phủ tại Hà Nội (Local NGO), Tôi có định hướng thành lập một chi nhánh (bộ phận), tạm gọi là Doanh nghiệp xã hội, trực thuộc Trung tâm. Hoạt động của bộ phận này hướng vào ngành Xây dựng dân dụng (Thi công công trình), với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng đích như: Người di cư, người sử dụng ma túy, Người có H, Người thất nghiệp… và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xã hội của Trung tâm bên cạnh các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Nguồn thu từ hoạt động của chi nhánh cũng là nguồn thu của Trung tâm.

Xin Luật sư tư vấn các điều kiện để thành lập bộ phận Doanh nghiệp xã hội này? Ví dụ như vốn điều lệ?, các yêu cầu về thủ tục pháp lý?…

Xin cảm ơn Luật sư và Chúc luật sư sức khỏe, thành đạt.

Trân trọng!

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật