Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Hỏi đáp

Em cần được tư vấn. Em đang tổ chức các khóa học hỗ trợ chỉnh sửa giọng nói, công ty em là công ty TNHH với ngành chính là hỗ trợ giáo dục. Em thấy rất nhiều các đơn vị cũng đang tổ chức các khóa học ví dụ như: đào tạo NLP, kinh doanh online, đào tạo marketing …. Vậy coi là hình thức gì và có cần giấy phép con không ạ? Mà nếu làm giấy phép con thì mấy ngành đào tạo trên làm gì có bằng cấp chuyên ngành để đăng ký. Anh chị nào biết tư vấn giúp em?

Về vấn đề được đặt ra chúng tôi xin được phép tư vấn dưới góc nhìn pháp luật như sau:

Giấy phép con thể hiện sự chấp thuận, cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện (vốn pháp định, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, an toàn trật tự,…) và đã làm thủ tục xin cấp giấy phép. Sau khi doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép con thì được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Một doanh nghiệp, một tổ chức muốn kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này phải xin phép cơ quan có thẩm quyền giấy phép hoạt động, giấy phép này thường được mọi người được gọi là giấy phép con. Đối với doanh nghiệp của chị hiện tại chưa có giấy phép này, để hoạt động thì cần phải xin giấy phép thì mới được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, cụ thể:

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa quy định trong trong chương II

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA

Điều 4. Cơ sở vật chất

  1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
  2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

  1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Điều 6. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Sau khi đáp ứng đủ những điều kiện trên thì, chị cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để Xin Giấy phép xác nhận đăng ký hoạt động đào tạo kỹ năng mềm. Thành phần hồ sơ như sau:

– Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Công ty lập một bộ hồ sơ như trên gửi cho cơ quan có thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi công ty đặt trụ sở.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của công ty với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho công ty. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì chị sẽ được cấp giấy phép con và sẽ được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Chuyện gì đã diễn ra trong hoạt động đào tạo của trường Đại học Chu Văn An? Luật Minh Bạch vừa qua mới nhận được đề nghị phỏng vấn của Chương trình Chuyển động 24h – Kênh tin tức VTV24 để tìm hiểu những câu chuyện bất thường của trường ĐH này.

Trường Đại học Chu Văn An – Hưng Yên trong vụ việc trên

– Thưa ông, vừa qua, nhiều học viên của trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên chia sẻ, họ chỉ học 2 ngày cuối tuần, hệ liên thông, nhưng lại được cấp bằng cử nhân, hình thức đào tạo chính quy. Điều này có đúng theo quy định pháp luật không?

Trả lời

Hiện nay, giáo dục đại học không còn phân biệt bằng cấp giữa các hình thức đào tạo thể hiện qua việc trong bằng đại học sẽ không ghi mục xếp loại. Theo đó, áp dụng bằng đại học dù được đào tạo chính quy hay tại chức đều có giá trị ngang nhau kể từ ngày 01/07/2019.

Quy định này được áp dụng được coi phù hợp với thời buổi hiện nay khi năng lực, kinh nghiệm được chú ý đề cao hơn là bằng cấp. Việc cung cấp chứng chỉ, chứng minh trình độ chuyên môn qua bằng cấp chỉ là điều kiện đủ cho một vị trí làm việc còn điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công việc, phục vụ các hoạt động tiến trình công việc thật tốt chính là kinh nghiệm, kỹ năng.

Hình thức đào tạo có thể là chính quy, không chính quy (gồm vừa học vừa làm, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn).

Việc đào tạo liên thông đại học vẫn có thể được cấp bằng đại học chính quy. Tuy nhiên, theo khoản 1, Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 định nghĩa về đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục thực hiện, thường sẽ được giảng dạy trong giờ hành chính, sáng hoặc chiều, học liên tục giữa các ngày trong tuần. Nếu xét về thời gian học theo quy định trên thì việc học vào 02 ngày cuối tuần hoặc học ngoài giờ hành chính đương nhiên không chính quy.

Tại Điều 2 của Quy chế về ban hành quy chế quản lý văn bằng giáo dục đại học kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT quy định rõ về nguyên tắc cấp phát văn bằng, chứng chỉ phải công khai, minh bạch và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Vì vậy, việc cấp bằng cử nhân hệ đào tạo chính quy của trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên đối các học viên chỉ học 02 ngày cuối tuần có dấu hiệu của hai sai phạm, thứ nhất, lừa dối học viên và thứ hai là làm sai lệch nội dung của tấm bằng tốt nghiệp. Đây đều là hai hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Việc cấp bằng cử nhân hệ chính quy đối với trường hợp đào tạo liên thông hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ có nội dung không đúng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Theo tìm hiểu, trường này còn liên kết tuyển sinh, mở lớp đào tạo tại một số trung tâm dạy nghề ở các tỉnh. Việc liên kết này chưa được cơ quan nào cấp phép. Vậy có sai so với quy định pháp luật không?

Trả lời

Về đối tượng tham gia liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo là cơ sở giáo dục đại học sẽ chịu trách nhiệm tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, công nhận kết quả và cấp bằng. Cơ sở giáo dục phối hợp hoặc đặt lớp đào tạo có thể là cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

Để thực hiện việc liên kết đào tạo nêu trên thì các cơ sở chủ trì và cơ sở phối hợp đào tạo phải đảm bảo các điều kiện chung, điều kiện riêng nhất định mà khi đảm bảo đủ những điều kiện này thì cơ sở đào tạo mới được cấp có thẩm quyền cho phép liên kết đào tạo. Cụ thể, tại Điều 6 của Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT quy định về điều kiện chung chỉ rõ ngành đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực địa phương và cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn phải không đáp ứng được nhu cầu đào tạo thì cơ sở giáo dục chủ trì mới được phép liên kết với các cơ sở phối hợp.

Về điều kiện riêng đối với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo phải: có văn bản đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng); đã có quyết định cho phép mở ngành đạo tạo hệ chính quy trình độ đại học và đã tuyền sinh tối thiểu 02 khóa đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo; đã công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau 12 tháng đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo của khóa tốt nghiệp gần nhất; đã thực hiện thẩm định điều kiện đảo bảo chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp và các điều kiện khác về chất lượng đội ngũ giảng viên, nội dung, khối lượng, chương trình đào tạo, chỉ tiêu,…

Trở lại vụ việc, nếu thực hiện đúng quy định nêu trên thì trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên hoàn toàn có thể liên kết với trường đào tạo dạy nghề nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên và phải có trách nhiệm đảm bảo lập hồ sơ đăng ký thực hiện và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.

Có thể thấy được điều kiện, trình tự thủ tục để được phép thực hiện liên kết đào tạo là rất phức tạp, hồ sơ đăng ký phải đầy đủ, chi tiết và phải xin ý kiến của rất nhiều cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Quy trình như vậy để đảm bảo chất lượng dạy và học tốt nhất.

Như vậy, việc tiến hành liên kết đào tạo bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới được tiến hành đào tạo. Việc tiến hành liên kết đào tạo mà không có sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết khi chưa có văn bản cho phép thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 12 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Mặc dù hiện nay trường ĐH này chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên thông báo tuyển sinh thì lại thông báo tuyển sinh văn bằng 2. Việc này có đúng quy định không?

Trả lời

Để có thể ra thông báo tuyền sinh văn bằng hai thì cơ sở giáo dục cũng phải được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai thì việc đào tạo văn bằng hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo điều kiện về ngành được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khóa chính quy của ngành đó tốt nghiệp.

Những cơ sở muốn tiến hành tuyển sinh văn bằng hai phải có văn bản đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó nêu rõ số lượng đào tạo cho từng ngành, quy mô, điều kiện bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy và học tập. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành xét duyệt, nếu trường nào đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì sẽ tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nhất định.

Như vậy, việc chưa được cấp phép đào tạo văn bằng hai của cơ quan có thẩm quyền mà cở sở giáo dục vẫn triển khai tuyển sinh đào tạo văn bằng hai là hành vi vi phạm quy định về tổ chức tuyền sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép được quy định tại khoản 6, Điều 8 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Có quy định nào về việc đào tạo chính quy không tập trung không?

Giáo dục chính quy hay không chính quy là vấn đề về khái niệm và giải thích từ ngữ.

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định “Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo theo một trình độ của giáo dục đại học”.

Theo khoản 5, Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định “Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học…”

Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ: “Hệ không chính quy: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung không liên tục – hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Hệ chính quy: Học tập trung liên tục tại trường”.

Như vậy, hệ giáo dục chính quy phải đảm bảo hai yếu tố đó là học tập trung và thời gian học là toàn thời gian, liên tục tại cơ sở giảng dạy và không có quy định về đào tạo chính quy không tập trung.

– 7 năm nay, trường này không có Hiệu trưởng. Việc ký trên bằng cấp cử nhân của trường được Phó Hiệu trưởng ký. Vậy, điều này có phù hợp quy định hay không? Tấm bằng có giá trị hay không?

Trả lời

Thứ nhất, về việc Phó Hiệu trưởng ký bằng tốt nghiệp.

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Giáo dục 2005 hiện hành quy định về bằng tốt nghiệp đại học như sau:

Điều 43. Văn bằng giáo dục đại học

  1. Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Điềm c, khoản 1 Điều 13 Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục cũng quy định rõ: “Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường cấp”.

Thẩm quyền để ký quyết định cấp bằng cử nhân tốt nghiệp đại học đương nhiên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng không có thẩm quyền ký. Tuy nhiên để biết được Phó Hiệu trưởng có thẩm quyền ký quyết định cấp thì cần phải xem xét, căn cứ theo nội dung của Quyết định giao việc cho Phó hiệu trưởng: có việc bàn giao, ủy quyền quyền ký tên trên bằng tốt nghiệp hay không (giao toàn quyền quản lý trường hay chỉ giao một số quyền).

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế quản lý văn bằng giáo dục đại học quy định về ký, đóng dấu văn bằng, chứng chỉ thì đối với “Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ là người ký văn bằng, chứng chỉ.”

Khi đó, cấp phó ký thay người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ; chức vụ ghi trên văn bằng, chứng chỉ là chức vụ lãnh đạo chính thức trong cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (phó hiệu trưởng, phó viện trưởng, phó giám đốc).

Ngoài ra, bản sao của quyết định giao phụ trách cơ quan của cấp phó ký văn bằng, chứng chỉ phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.

Như vậy, nếu trong quyết định giao việc này có giao quyền ký tên trên bằng tốt nghiệp thì Phó Hiệu trưởng vẫn có quyền ký thay Hiệu trường.

Thứ hai, quan điểm về việc hơn 07 năm mà trường Đại học này không có Hiệu trưởng là cũng không đúng theo quy định của pháp luật. Bởi theo Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định Hiệu trưởng là một chức danh phải có trong cơ cấu tổ chức của trường đại học và có chức năng, nhiệm vụ đại diện cho trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động trực tiếp và nhiều trách nhiệm quan trọng khác. Vì vậy, một trường đại học mà không có hiệu trưởng là một thiếu sót rất lớn và trách nhiệm chính đối với việc này là Hội đồng quản trị của trường đã không tiến hành bầu cử, bổ nhiệm để chọn ra Hiệu trưởng cho trường. Hội đồng quản trị vi phạm quy định pháp luật như vậy nhưng lại không có một cơ chế cụ thể nào để quy định trách nhiệm bắt buộc của họ.

– Sai phạm này diễn ra nhiều năm. Trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trên địa bàn và cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục?

Thanh tra giáo dục là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra trong phạm vi phảm lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Trong lĩnh vực giáo dục thì các cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các cấp bao gồm: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh. Cư sở giáo dục đại học cũng có trách nhiệm tự thanh tra và kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi có thông tin về những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm thì các cơ quan này phải có trách nhiệm tiến hành khảo sát, nắm bắt tình hình để có quyết định thanh tra hoặc kiến nghị thanh tra tới cấp có thẩm quyền nhanh chóng theo nguyên tắc thanh tra được quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2013/NĐ-CP là đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Để sai phạm này diễn ra trong nhiều năm thì cơ quan thanh tra trên địa bàn và cả cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải chịu trách nhiệm do không quyết dứt điểm, thỏa đáng và đúng quy định của pháp luật.

Tại điều 42 của Luật Thanh tra 2010 quy định nếu trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra; hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý; hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Hướng xử lý vụ việc này là như thế nào?

Việc tiến hành thanh tra, xử lý giải quyết đối với những trường đại học trên địa bàn thì thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian dài cơ quan này lại không thể hiện được vai trò của mình, để vụ việc kéo dài, gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người học. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải nhanh chóng vào cuộc để tiến hành thanh tra toàn diện, qua đó có hướng xử lý, giải quyết phù hợp.

Thứ nhất, đối với trách nhiệm của tổ chức.

Những hành vi vi phạm quy định trong tổ chức hoạt động như liên kết đào tạo, tiến hành tuyển sinh văn bằng hai không được cấp phép, vi phạm quy định về việc cố ý làm sai lệch nội dung bằng tốt nghiệp (học liên thông lại cấp bằng chính quy) thì cần thiết phải xử phạt vi phạm hành chính đối với mức xử phạt tương ứng của từng hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp sai, thu hồi lợi bất chính và buộc trả lại học phí đã thu cho người học để đảm bảo lợi ích của họ.

Ngoài ra, buộc trường phải thực hiện đúng quy định về việc bầu cử, bổ nhiệm Hiệu trưởng, thực hiện quy định về tổ chức đại hội đồng cổ đông, bầu ra Hội đồng quản trị khóa mới và tổ chức bộ máy theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với trách nhiệm của cá nhân có liên quan khi để xảy ra những sai phạm nêu trên có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó, khung hình phạt đối với tội danh này là từ 01 năm đến 20 năm tù. Ngoài ra, những cá nhân phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hiện nay, với tình trạng cấp bách, nguy hiểm của đại dịch viêm phổi cấp khiến các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay khử trùng liên tục tăng giá gấp nhiều lần so với mức giá thông thường.

Với giá bán thông thường chỉ 2.000 đồng/chiếc, hiện nay một chiếc khẩu trang y tế được bán với giá 25.000 đồng thậm chí cao hơn.

Theo quy định pháp luật hiện hành, các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý thu lợi bất chính như vậy sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm bởi đã xâm phạm nguyên tắc quản lý nhà nước về định giá và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Quy định pháp luật

Cụ thể, Điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Giá năm 2012 quy định cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Khoản 1 Điều 11 Luật Giá quy định mặc dù các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thể được quyền tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá) tuy nhiên tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Xử phạt hành chính

Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh bị coi là hành vi đầu cơ hàng hóa.

Hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính số tiền 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tại Điều 17 Nghị định số: 109/2013/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành chính  đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Xử lý hình sự

Liệu có thể xử lý hình sự những trường hợp đầu cơ hàng hóa là khẩu trang, nước rửa tay trong tình hình dịch bệnh như hiện tại hay không?

Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đầu cơ.

Cụ thể, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ ba đến 7 năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng hóa trị giá từ 1,5 đến 3 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới một tỷ đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 1,5 đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 đến 15 năm: hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Chế tài xử lý hình sự đối với tội phạm đầu cơ hàng hóa lên đến 15 năm tù có thể coi là có tính răn đe.

Tuy nhiên trong trường hợp các tổ chức, cá nhân đầu cơ mặt hàng là khẩu trang y tế, nước rửa tay tiệt trùng lại khó có thể bị xử lý hình sự bởi luật chỉ quy định xử lý hình sự đối với trường hợp đầu cơ sản phẩm thuộc mặt hàng bình ổn giá hoặc được Nhà nước định giá ví dụ như lúa, gạo, xăng, dầu, điện,..

Theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

Như vậy, có thể thấy sự vênh nhau, chồng chéo trong hệ thống pháp luật khi quy định xử phạt, xử lý những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, bán hàng hóa với giá cao như hiện tại.

Thẩm quyền xử phạt

Khi gặp các trường hợp trên, người tiêu dùng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Quản lý thị trường hoặc Sở Tài chính để xử lý, răn đe và ngăn chặn những hành vi đầu cơ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi như vậy.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Hiện nay, với tình trạng cấp bách, nguy hiểm của đại dịch viêm phổi cấp khiến các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay khử trùng liên tục tăng giá gấp nhiều lần so với mức giá thông thường.

Với giá bán thông thường chỉ 2.000 đồng/chiếc, hiện nay một chiếc khẩu trang y tế được bán với giá 25.000 đồng thậm chí cao hơn.

Theo quy định pháp luật hiện hành, các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý thu lợi bất chính như vậy sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm bởi đã xâm phạm nguyên tắc quản lý nhà nước về định giá và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Quy định pháp luật

Cụ thể, Điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Giá năm 2012 quy định cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Khoản 1 Điều 11 Luật Giá quy định mặc dù các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thể được quyền tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá) tuy nhiên tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Xử phạt hành chính

Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh bị coi là hành vi đầu cơ hàng hóa.

Hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính số tiền 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tại Điều 17 Nghị định số: 109/2013/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành chính  đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Xử lý hình sự

Liệu có thể xử lý hình sự những trường hợp đầu cơ hàng hóa là khẩu trang, nước rửa tay trong tình hình dịch bệnh như hiện tại hay không?

Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đầu cơ.

Cụ thể, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ ba đến 7 năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng hóa trị giá từ 1,5 đến 3 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới một tỷ đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 1,5 đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 đến 15 năm: hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Chế tài xử lý hình sự đối với tội phạm đầu cơ hàng hóa lên đến 15 năm tù có thể coi là có tính răn đe.

Tuy nhiên trong trường hợp các tổ chức, cá nhân đầu cơ mặt hàng là khẩu trang y tế, nước rửa tay tiệt trùng lại khó có thể bị xử lý hình sự bởi luật chỉ quy định xử lý hình sự đối với trường hợp đầu cơ sản phẩm thuộc mặt hàng bình ổn giá hoặc được Nhà nước định giá ví dụ như lúa, gạo, xăng, dầu, điện,..

Theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

Như vậy, có thể thấy sự vênh nhau, chồng chéo trong hệ thống pháp luật khi quy định xử phạt, xử lý những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, bán hàng hóa với giá cao như hiện tại.

Thẩm quyền xử phạt

Khi gặp các trường hợp trên, người tiêu dùng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Quản lý thị trường hoặc Sở Tài chính để xử lý, răn đe và ngăn chặn những hành vi đầu cơ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi như vậy.

Chiều ngày 11/1, hãng xe điện Pega trình làng mẫu xe hai bánh mới với tên gọi eSH được thiết kế tương đồng xe tay ga Honda SH “huyền thoại”. Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện hãng xe này đã mang sản phẩm của mình so sánh trực diện với mẫu Honda SH 2020. Mở đầu bài so sánh, ông Đoàn Ngọc Linh, CEO hãng xe điện Pega khẳng định, sản phẩm của mình học theo thiết kế của SH, nhưng đẹp hơn và không ngần ngại so sánh trực tiếp với Honda SH 2020.

Với việc chọn cách ra mắt sản phẩm mới của mình bằng việc so sánh trực tiếp với phân khúc sản phẩm xe tay ga cao cấp được nhiều người Việt ưa chuộng sẽ khiến nhiều người chú ý hơn và đây là một cách marketing, quảng cáo có thể được coi là khôn ngoan trong kinh doanh. Vậy việc mượn hình ảnh của sản phẩm cùng loại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình nếu nhìn dưới khía cạnh pháp luật thì phương thức quảng cáo này có hợp pháp?

Theo quy định quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012, thì hành vi quảng cáo được hiểu như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc quảng cáo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận là hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức buộc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Với việc quảng cáo sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp với một sản phẩm cùng loại khác, trong trường hợp này dù sản phẩm xe máy điện Pega eSH còn sản phẩm bị so sánh là xe tay ga SH, tuy nhiên về mặt bản chất, cả 02 sản phẩm đều là phương tiện di chuyển 02 bánh, có cùng phân khúc khách hàng nên hành vi này là không được pháp luật cho phép, vi phạm quy định của cả Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc so sánh sản phẩm với sản phẩm cùng loại khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, lôi kéo khách hàng bất chính, cụ thể:

  1. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Theo quy định tại khoản 6, Điều 109, Luật Thương mại 2005: Các quảng cáo thương mại bị cấm:

Với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo và cạnh tranh, hãng PEGA có thể đối mặt với những chế tài dân sự và xử phạt hành chính.

Chế tài hành chính:

Căn cứ theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

Hãng PEGA có thể bị xử phạt tiền 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi bị cấm trong quảng cáo và 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng khi vi phạm hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tịch thu khoản lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Về dân sự, hãng Honda có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phía PEGA buộc gỡ quảng cáo, bồi thường thiệt hại trên thực tế (nếu chứng minh được thiệt hại) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Nhức nhối nạn trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cắp vật tư, linh kiện tại các tủ đèn tín hiệu giao thông. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người tham gia giao thông khi lưu thông qua những nút đèn xảy ra mất cắp.

Trao đổi với phóng viên Kênh VOV Giao thông, ông Phan Nhân Quảng, cán bộ Ban Duy tu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, trước đây đã có 3-4 lần xảy ra tình trạng mất cắp thiết bị tại tủ đèn tín hiệu. Hiện tượng này lác đác và không dồn dập.

Tuy nhiên, chỉ trong hai tuần gần đây, tủ đèn tín hiệu tại các nút giao thông như ngã tư Thái Thịnh – Yên Lãng và Phan Văn Trường – Trần Quốc Hoàn liên tiếp bị các đối tượng tấn công, lấy cắp cáp tín hiệu.

Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc tại nút giao Phan Văn Trường – Trần Quốc Hoàn xảy ra hôm 25/6 vừa qua. Cụ thể, các đối tượng đã phá cửa tủ, cắt điện nguồn của tủ sau đó bậy nắp hố ga rồi lấy đi gần 200m dây cáp điện.

Theo ông Quảng nhận định, các đối tượng lấy cắp có thể cũng hiểu biết về điện nên mới nắm rõ quy trình như vậy.

Nói về những thiệt hại, cán bộ Ban duy tu cho biết: “Nếu các đối tượng bán phế liệu thì không được bao nhiêu, chỉ khoảng vài trăm nghìn. Bởi nhìn bên ngoài sợi cáp to nhưng bên trong chỉ là những lõi đồng đường kính 1,5mm. Giá thành sản xuất sợi cáp thì lớn nhưng để bán phế liệu thì sẽ rất rẻ”.

Ông Quảng cũng cho biết, việc khắc phục hậu quả của việc mất cắp tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đơn vị thi công thường phải mất từ 4-6 tiếng đồng hồ mới có thể khắc phục được sự cố. Trong khoảng thời gian này, hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải tạm dừng hoạt động. Đồng thời chi phí để khắc phục cũng lên tới hàng chục triệu đồng.

Được biết, ngay sau khi phát hiện sự cố mất cáp, sáng ngày 26/6, cán bộ kỹ thuật thuộc công ty Công nghệ ITELCO (đơn vị làm nhiệm vụ duy tu đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Hà Nội) đã trình báo vụ việc tới Công an phường Dịch Vọng Hậu.

Cơ quan chức năng đã tiếp nhận vụ việc và đang điều tra làm rõ.

Trao đổi với Kênh VOVGT Quốc gia, Luật sư Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho biết:

Hệ thống tín hiệu đèn giao thông công cộng được coi là công trình, cơ sở kinh tế – kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Việc phá hủy, trộm cắp các công trình này không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, tài sản của Nhà nước mà còn xâm phạm đến trật tự xã hội, đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.

Trong trường hợp trộm cắp thiết bị, vật tư điện của hệ thống đèn tín hiệu giao thông thì thiệt hại về tài sản có thể không quá lớn nhưng hậu quả cũng những vấn đề gián tiếp gây ra là rất lớn. Cụ thể là vấn đề điều tiết giao thông tại các khu vực xảy ra trộm cắp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không có cảnh sát giao thông tại các điểm này khi hệ thống đèn tín hiệu giao thông không hoạt động khả năng cao sẽ xảy ra ùn tắc, hỗn loạn khi mà ý thức của người tham gia giao thông vẫn là vấn nạn lớn.

Như vậy, hậu của mà hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông gây ra là rất lớn, rất nghiêm trọng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông có thể bị xác định vào tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 303 Bộ luật hình sự năm 2015 và có thể bị xử lý hình sự.

Theo đó, bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu cấu thành tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có thể bị xử lý theo ba khung hình phạt.

Khung hình phạt thứ nhất: phạt tù từ 01 đến 05 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

Khung hình phạt thứ hai: quy định phạt tù từ 03 năm đến 12 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt thứ ba: quy định hình phạt tù từ 10 đến tù chung thân nếu thực hiện hành vi có tổ chức hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế.

Trong trường hợp hành vi trộm cắp thiết bị điện, đèn tín hiệu giao thông mà thiệt hại không lớn thì người thực hiện hành vi trộm cắp sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 163/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

  1. Mặc dù nhiều vụ việc liên quan đến phí bảo trì chung cư đã nổ ra và cần phải có sự vào cuộc của chính quyền, tuy nhiên, theo luật sư, tại sao các hiện tượng này vẫn tiếp tục lặp lại ở nhiều chung cư khác nhau?

Trả lời

Phí bảo trì chung cư là khoản tiền 2% trên tổng giá trị hợp đồng mà chủ đầu tư (CĐT) thu từ cư dân và sẽ bàn giao lại cho ban quản trị (BQT) chung cư sau bảy ngày thành lập được quy định cụ thể tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP về hướng dẫn luật nhà ở.

Quy định là thế, tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc tranh chấp giữa Ban quản trị và chủ đầu tư khi chủ đầu tư không chịu bàn giao số tiền phí bảo trì chung cư hoặc chậm bàn giao, cũng như không chịu nộp số tiền phí bảo trì chung cư 2% của phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại không bán. Khi chủ đầu tư không chịu bàn giao số tiền bảo trì chung cư cho Ban quản trị thì Ban quản trị cũng chỉ biết đòi chủ đầu tư hết lần này đến lần khác.

Còn nhớ, câu chuyện phí bảo trì ở toà nhà chung cư cao Keangnam (Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội) là ví dụ điển hình khi có số tiền bảo trì lên đến cả trăm tỷ đồng và cũng là chung cư tranh chấp kéo dài nhất liên quan số tiền này. Ban Quản trị toà nhà cùng cư dân nhiều lần kêu cứu lên Thủ tướng để đòi lại tiền phí bảo trì, kiên trì đấu tranh sau 6 năm, chủ đầu tư mới hoàn trả hết số tiền 120 tỷ đồng tiền phí bảo trì.

Tuy nhiên không phải chung cư nào cũng “may mắn” đòi lại được phí bảo trì được như Keangnam bởi nhiều lý do ví dụ như ban quản trị tòa nhà chưa được thành lập (việc thành lập ban quản trị tòa nhà cũng là một vấn nạn, theo khảo sát tại TP.HCM thì có khoảng 50% chung cư trên địa bàn chưa được thành lập ban quản trị) thì đương nhiên chủ đầu tư sẽ không giao vì theo quy định chủ đầu tư sẽ phải bàn giao cho ban quản trị chính thức của tòa nhà. Đối với những chung cư đã thành lập BQT thì chủ đầu tư với lý do không yên tâm giao phí bảo trì cho ban quản trị vì sợ ban quản trị sử dụng số tiền không đúng mục đích,… và muôn vàn lý do “hợp tình hợp lý” khác như thống nhất được số tiền quỹ bảo trì hay vấn đề quyết toán, bàn giao số tiền quỹ bảo trì còn vướng mắc nên không thể tiến hành bàn giao.

Nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn nạn này là do bà con cư dân chưa có được một ban quản trị mạnh, có đủ sự hiểu biết pháp luật để đấu tranh cho quyền lợi của mình, trong khi chủ đầu tư thường là những đơn vị sừng sỏ, họ có đủ những chữ “ệ” (trí tuệ, quan hệ, tiền tệ) nên cư dân rơi vàng tình trạng khó khăn trồng chất khó khăn khi đấu tranh cho quyền lợi của mình.

Thêm vào đó, chế tài quy định việc cơ quan chức năng can thiệp cũng chưa đủ sức để “làm khó” được chủ đầu tư, chưa có chế tài xử lý về chậm thành lập BQT nên hiện tượng trên vẫn xảy ra và lặp lại ở nhiều dự án chung cư khác.

  1. Theo luật sư, việc chủ đầu tư chậm trễ việc bàn giao quỹ bảo trì, BQT tòa nhà lấp liếm các khoản thu chi để nhằm mục đích gi?

Trả lời

Nếu như trước đây, các khu chung cư đa số nhỏ lẻ, chỉ vài chục đến hàng trăm căn hộ, thì nay có những khu đô thị lên đến hàng chục ngàn căn hộ khiến số tiền quỹ bảo trì chung cư rất lớn. Đây là miếng “bánh” béo bở dẫn đến những tranh chấp quản lý nguồn vốn này. Đặc biệt là khoản tiền khổng lồ, có khi lên tới vài chục, cả trăm tỉ thu được từ phí quản lý chung cư đã làm bùng nổ tranh chấp. Phí bảo trì đã bị chủ đầu tư sử dụng vào mục đích riêng, sử dụng sai mục đích hoặc đã tiêu hết.  Số tiền này chỉ cần đem gửi ngân hàng nào đó ăn chênh lệch lãi suất hoặc được “lót tay” cũng đã rất lớn. Ngoài ra nếu chủ đầu tư giữ quỹ bảo trì để đem số tiền này đầu tư mà không sinh lời ngay hoặc thua lỗ sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán thì sẽ không còn tiền để bàn giao. Cũng có chủ đầu tư dùng quỹ bảo trì vào việc riêng của lãnh đạo doanh nghiệp nên gặp khó khăn trong việc hoàn trả số tiền quỹ này.

Còn việc BQT tòa nhà lấp liếm khoản thu chi thì có nhiều lý do, lý do khách quan liên quan đến năng lực quản trị của ban quản trị, lý do chủ quan thì vì mục đích cá nhân, lợi ích nhóm mà BQT tòa nhà đã không sử dụng số tiền quỹ bảo trì không đúng mục đích.

  1. Trong các trường hợp tranh chấp, khiếu nại về khoản tiền bảo trì chung cư, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên ra sao?

Trả lời

Hiện nay pháp luật chỉ có quy định về khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan nhà nước. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì giữa chủ đầu tư và ban quản trị tòa nhà, hiện chưa có quy định pháp luật quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với việc khiếu nại một tổ chức không phải là cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, các vấn đề về thẩm quyền khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thời hạn khiếu nại hay phạm vi khiếu nại sẽ liên quan đến thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì, ngoài việc khiếu nại đến chủ đầu tư thì còn nhiều cách xử lý khác theo quy định của pháp luật như ban quản trị tòa nhà có quyền đề nghị UBND cấp tỉnh/ thành phố  nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì hoặc yêu cầu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đứng ra làm “trọng tài” định lại số tiền của quỹ kinh phí bảo trì. Khi UBND công bố mức này thì phải thực hiện. Nếu một trong hai bên vẫn không đồng ý với mức UBND đưa ra thì có thể khởi kiện trong một vụ án hành chính để xem xét mức quỹ cụ thể. Toà án sẽ xác định mức cụ thể và phán quyết của toà án là phán quyết cuối cùng buộc các bên phải thực hiện. Cư dân ở chung cư trong những trường hợp này cũng có thể kiện chủ đầu tư về việc không ban giao kinh phí bảo trì. Đây là quan hệ dân sự, còn liệu chủ đầu tư có hành vi gian dối hay trốn tránh trách nhiệm hay không thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ và có kết luận, bởi để kết luận chủ đầu tư có chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép số tiền quỹ bảo trì thì phải điều tra. Nhưng thực tế chưa thấy vụ việc nào giải quyết bằng con đường hình sự trong những trường hợp này, chủ yếu là xử lý hành chính. Còn UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cưỡng chế chủ đầu tư, buộc phải bàn giao kinh phí bảo trì toà nhà chung cư cho ban quản trị.

  1. Khi bất đồng xảy ra, người dân có yêu cầu triệu tập nhà chung cư bất thường thì phải thỏa mãn những yêu cầu gì?

Trả lời

Khoản 2 Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, trong các trường hợp khác khi bất đồng xảy ra, người dân có yêu cầu triệu tập hội nghị nhà chung cư bất thường thì phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có đơn đề nghị của trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

Thứ hai, trường hợp tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị nhà chung cư bất thường tham dự.

  1. Nghị định 139/2017 với các mức phạt hành chính khủng tuy nhiên vẫn được coi là “thanh gươm chưa rút khỏi vỏ” vì có rất ít chủ đầu tư, ban quản trị nào bị phạt với các mức phạt trên và được thông tin công khai để phát huy tác dụng răn đe. Vậy thiếu sót nào trong công tác thi hành Nghị định dẫn đến sự việc như vậy?

Trả lời

Điều 66 Nghị định 139/2017 của chính phủ quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư cụ thể mức phạt tiền là từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi “không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định.” Và bị buộc bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho ban quản trị nhà chung cư.

Thứ nhất về chế tài đối với các chủ đầu tư tối đa là 150.000.000 đồng là chưa đủ sức răn đe chủ đầu tư khi mà số tiền quỹ bảo trì của các chung cư lớn có thể lên đến vài chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Việc chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao số tiền này để phục vụ mục đích khác là điều dễ hiểu.

Thứ hai, đúng là việc chế tài trên là khó áp dụng đối với các chủ đầu tư bởi về bề ngoài chủ đầu tư có rất nhiều lý do chính đáng, đúng quy định pháp luật để không bàn giao, chậm bàn giao hay bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì ví dụ như việc không tiến hành, chậm tiến hành việc thành lập ban quản trị cho chung cư, theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị, như vậy với việc chung cư không có ban quản trị thì chủ đầu tư sẽ có lý do chính đáng để không bàn giao số tiền này.

  1. Chính quyền đóng vai trò như thế nào trong việc giải quyết khiếu nại về quỹ bảo trì nhà chung cư giữa cư dân với ban quản trị hoặc với chủ đầu tư?

Trả lời

Căn cứ Điều 47, 48, 49, 50 Thông tư 02/2016 thì các cơ quan sau có thẩm quyền giải quyết, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư:

– Trách nhiệm của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

“Kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trong phạm vi cả nước và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp phường

“Theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp quận xem xét, giải quyết.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp quận

“1. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân giao trách nhiệm quản lý hành chính khu vực có nhà chung cư và xử lý các vướng mắc theo thẩm quyền.

Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

d) Tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này;

g) Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, khi có vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư thì các bên có thể liên hệ với các cơ quan chức năng trên để yêu cầu giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền trên, các bên còn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

1. Thời gian gần đây môn thể thao vua trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra nhiều giải đấu hấp dẫn mà nhất là khi đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam đang đạt thành tích cao tại đại hội thể thao ASIAD khiến người hâm mộ không khỏi hưng phấn. Ngồi uống cà phê vài ngày trước giải đấu bóng đá ASIAD diễn ra, tôi thấy các bạn kháo nhau có nghị định nào đó của chính phủ đã có hiệu lực từ tháng 3/2017 cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Thông tin này có chính xác không, tôi cần làm gì để tham gia cá cược mà không bị quy kết tội đánh bạc?

Đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự môn bóng đá nam tại ASIAD năm 2018

Trả lời

Đúng là như vậy. Nghị định cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế mà bạn đang nhắc đến chính xác là Nghị định số 06/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 24/01/2017 và có hiệu lực vào ngày 31/3/2017 quy định về việc kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

Theo đó nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện và không được khuyến khích phát triển rộng rãi, và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ đối với hình thức đặt cược bóng đá quốc tế, doanh nghiệp muốn kinh doanh thì phải đảm bảo số vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng và nhiều điều kiện ngặt nghèo khác về công nghệ, địa điểm kinh doanh, phương án kinh doanh,… Thêm nữa với những doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh loại hình dịch vụ này cũng chỉ được cấp phép dưới dạng thí điểm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, thời gian thí điểm là 05 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Sau thời gian thí điểm, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá để quyết định việc tiếp tục cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế hoặc có thể chấm dứt không cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Như vậy, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể kinh doanh mà chỉ những doanh nghiệp trúng thầu, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược theo quy định pháp luật thì mới được phép kinh doanh.

Ngoài ra để tham gia loại hình cá cược hợp pháp thì người chơi cũng phải đáp ứng một số điều kiện như:

  • Từ đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không phải là nhân viên hoặc người nhà của nhân viên công ty kinh doanh đặc cược, thành viên hội đồng giám sát cuộc đua;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…

Như vậy, để tham gia cá cược một cách hợp pháp thì bạn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh loại hình dịch vụ này. Mọi hành vi cá cược được thua bằng tiền, hiện vật giữa các cá nhân với nhau hoặc với tổ chức mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép đều bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và nếu bị phát hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc cá cược bóng đá giữa các cá nhân với nhau dưới hình thức được thua bằng tiền, hiện vật là trái phép

2. Cá độ bóng đá qua mạng ở Việt Nam có được xem là hình thức đánh bạc không thưa luật sư? Khung hình phạt của tội này ra sao?

Trả lời

Hiện nay cá độ qua mạng đang dần phát triển bùng nổ và thay thế cho cá độ truyền thống, do sự tiện lợi mà nó đem lại cho người chơi. Vậy cá độ bóng đá qua mạng theo quy định của pháp luật là hợp pháp hay không? Có bị xử lý hành chính hay truy tố hình sự hay không vẫn luôn là câu hỏi mà mọi người thắc mắc.

Đầu tiên xin khẳng định rằng: hành vi cá độ (cá cược/đặt cược) bóng đá trên mạng, tổ chức cá độ bóng đá trên mạng là hành vi đánh bạc hoàn toàn không hợp pháp theo quy định pháp luật, gọi theo cách khác thì đây là hành vi đánh bạc trái phép. Đánh bạc trái phép được hiểu là hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng quy định trong giấy phép. Ngoài ra, thuật ngữ đánh bạc “trái phép” còn có thể được dùng để phân biệt với các hoạt động tương tự như đánh bạc nhưng có phép (hợp pháp) như các hoạt động vui chơi có thưởng (trong casino).

Còn việc xử lý hành chính hay truy tố trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào quy mô, mức độ thu lợi từ cá độ bóng đá mang lại mà có chế tài xử phạt vi phạm tương xứng.

Tại Điều 321 BLHS 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó mức phạt có thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù lên tới 07 năm tùy theo tính chất, số tiền, mức độ vi phạm.

Ngoài ra, việc đánh bạc, cá độ, cá cược qua mạng còn là yếu tố tăng nặng cho tội này, có thể hiểu rằng với cùng mức độ, số tiền nhưng việc sử dụng internet, phương tiện điện tử để đánh bạc thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng hơn việc đánh bạc truyền thống.

Đối với những trường hợp đánh bạc nhỏ lẻ, không thuộc trường hợp được quy định tại điều 321 BLHS 2015 thì vẫn sẽ bị xử lý phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo đó các mức phạt tiền có thể từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuy vào từng hành vi đánh bạc trái phép đó xâm phạm trật tự công cộng đến đâu. Ví dụ như đối với hành vi mua số lô, số đề thì chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa 500.000 đồng, còn hoạt động tổ chức cá cược bóng đá thì có thể bị xử phạt tiền lên tới 20.000.000 đồng.

3. Mùa World Cup đang diễn ra sôi động, một nhóm bạn muốn về nhà tôi để tụ tập. Nếu chỉ độ nhau làm bữa nhậu, chầu cà phê thì không sao nhưng tôi ngại nhất đến chuyện họ dùng tiền nong để cá cược. Xin luật sư tư vấn nếu họ dùng tiền tham gia cá cược tại nhà tôi, tôi có bị xử lý gì về hành vi tổ chức hay chứa chấp đánh bạc không. Nếu có, tôi sẽ bị xử lý hình sự hay phạt hành chính?

Trả lời

Với mục đích tăng tính hấp dẫn khi theo dõi các trận bóng tại World Cup 2014, một số người xem bóng đá cá cược với nhau về kết quả của trận đấu. Với nhiều người, việc cá cược này thực sự chỉ để cho vui.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người máu mê cờ bạc đã cá cược, cá độ để kiếm lợi. Và rồi sau mỗi trận bóng đá, thua cá cược phải chung độ, nhiều người bị lâm vào tình cảnh nợ nần, mất nhà cửa, xe cộ. Nạn trộm cướp gia tăng đáng kể trong mùa World Cup. Pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ các biện pháp xử lý hành vi cá độ bóng đá.

Việc dùng tiền nong để cá cược giữa các cá nhân với nhau chính là hành vi đánh bạc trái phép, và việc bạn biết họ thực hiện những hành vi đó mà vẫn để xảy ra dù chỉ là nể nang chứ không vì mục đích phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn những điều kiện về tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 322 BLHS 2015 bao gồm:

– Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc; hoặc 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền, hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

– Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

– Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu thỏa mãn một trong những điều kiện trên thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt từ phạt tiền 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm cho đến 10 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Còn nếu việc tổ chức đánh bạc không thỏa mãn những điều kiện trên thì bạn cũng vẫn phải chịu xử lý hành chính phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Chống bạo lực gia đình.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Câu hỏi : Tôi năm nay 35 tuổi, cuộc sống hôn nhân vợ chồng tôi không hạnh phúc, anh thường xuyên đánh đập, xúc phạm tôi nhiều lần, tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không chịu đến tòa thì như thế nào? Liệu có ly hôn được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi cau hỏi  về cho chúng tôi,  về vấn đề thắc mắc của bạn, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn tham khảo như sau : 

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn. Việc cho ly hôn này căn cứ việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, bạn có quyền đơn phương ly hôn và nộp đơn lên tòa án yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp chồng bạn không hợp tác, không đến tòa để giải quyết việc ly hôn thì theo quy định tại khoản 1 điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tòa án căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau:

– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Theo quy định vừa viện dẫn, nếu đã triệu tập chồng bạn đến lần thứ hai mà anh ta vẫn vắng mặt không có lý do thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ việc ly hôn giữa hai người theo quy định của pháp luật.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ 

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Hotline : 19006232 hoặc Phone 0987.892.333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

 

Câu hỏi : Tôi muốn nhập khẩu thuốc từ Pháp về thì cần làm những thủ tục gì để nhập khẩu về Việt Nam.
a) Khi về Việt Nam rồi thì tôi cần làm những thủ tục gì để lưu hành?
b) Tôi chưa thành lập công ty
c) Nếu cần lập công ty thì cần những giấy tờ gì?

Trả lời : 

  1. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

“   1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy             phép của Bộ, ngành liên quan.

  1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
  2. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.”
  • Bạn xác định rõ loại thuốc bạn nhập có nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay không, là loại thuốc gì để xin Giấy phép ở Bộ ngành liên quan và xuất trình các tài liệu liên quan trước cơ quan có thẩm quyền kiểm tra để xác nhận tiêu chuẩn liên quan đến kiểm dịch, an toàn thực phẩm và quy chuẩn chất lượng. Ví dụ thuốc thú y thì sẽ xin Giấy phép nhập khẩu ở Cục Thú y, Thuốc thành phẩm, tân dược thì sẽ xin ở Cục quản lý dược, Bộ y tế…..

Ngoài ra bạn còn phải thực hiện thủ tục hải quan, thành phần hồ sơ khai điện tử (Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC) bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý
  • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
  • Tờ khai trị giá
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

  Muốn sản phẩm được lưu hành trên thị trường thì phải đăng ký lưu hành thuốc. Thủ tục được quy định tại Thông tư 44/2014/TT-BYT quy định việc đăng ký thuốc. Điều kiện đăng ký lưu hành thuốc đó là:

“a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc tại Việt Nam nếu là cơ sở kinh doanh thuốc của Việt Nam.

b) Có Giấy phép sản xuất, kinh doanh thuốc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp và Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam nếu là cơ sở kinh doanh thuốc của nước ngoài. Trường hợp không có Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam, cơ sở kinh doanh thuốc của nước ngoài phải ủy quyền cho cơ sở kinh doanh thuốc của Việt Nam đăng ký thuốc”

Hồ sơ đăng ký thuốc được quy định tại Chương III thông tư 44/2014/TT-BYT. Tùy vào từng loại thuốc khác nhau, từng trường hợp đăng ký thuốc mà sẽ cần chuẩn bị những tài liệu, bộ hồ sơ khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo thành phần hồ sơ tại quy định nêu trên.

Đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp bạn định thành lập (Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên…) sẽ phải nộp các tài liệu, giấy tờ khác nhau được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thời điểm bạn thành lập doanh nghiệp.

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật