Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Luật sư

Tính đến buổi chiều ngày 31/03/2020, số người dương tính với dịch bệnh Covid tại Việt Nam đã lên đến con số trên 200 người. Có thể thấy số người nhiễm bệnh vẫn tăng theo theo từng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vì vậy, ngay trong ngày 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch Covid 19. Qua đó, chỉ đạo hạn chế di chuyển, cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ ngày 01/04/2020.

Đây là Chỉ thị thứ 07 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 kể từ ngày 28/01/2020. Các chỉ thị trước đó đã được ban hành bao gồm:

– Ngày 28/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 31/01/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 25/02/2020, Chỉ thị 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19;

– Ngày 04/03/2020, Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn của sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid 19;

– Ngày 11/03/2020, Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19 trong tình hình mới;

– Ngày 27/03/2020, Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid 19;

Theo quy định, những chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo nhiệm vụ của Chính phủ đã được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước”.

Việc liên tục ban hành những chỉ đạo sát sao, khẩn trương của Chính phủ và các Bộ ban ngành cho thấy sự quyết liệt, quyết tâm của họ trong việc đẩy lùi dịch bệnh truyền nhiễm Covid 19 lớn đến mức nào.

Cũng căn cứ theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối với dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A như Covid 19, chỉ cần có ít nhất một trường hợp người bệnh được chẩn đoán xác định dương tính là đã đủ điều kiện để Bộ Y tế công bố dịch. Trong trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người thì Bộ Y tế sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố dịch.

Theo thông tin mới nhất, trưa ngày 01/04/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 525/TTr-BYT ngày 31/03/2020.

Tại điều 01 của Quyết định này nêu rõ tên gọi của dịch bệnh, thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh; tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.

Việc đưa ra quyết định công bố dịch cũng là hành động cụ thể hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng mới ban hành ngay ngày 31/03/2020, có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày 01/04/2020 về chỉ đạo cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh tới đời sống kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Ngoài ra, hành động trên cũng cho thấy sự khẩn trương, nghiêm túc và nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, nhằm đưa nền kinh tế đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển vốn có, giúp người dân quay trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.

Theo như phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid 19 thì ông đề nghị các Bộ ban ngành cũng như người dân phải kỷ luật, quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đẩy lùi dịch bệnh và phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm Covid 19 ở Việt Nam.

Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, thì khả năng cao trong thời gian sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh giống như Mỹ, Italy, Thái Lan, Indonesia và các nước chịu ảnh hưởng nặng nề khác.

Nếu trường hợp này xảy ra, có thể Chính phủ và các Bộ ban ngành sẽ có thể đưa ra các biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ hơn trong việc phòng, chống dịch bệnh. Điều này sẽ vô tình khiến cuộc sống của người dân có thể chịu ảnh hưởng và chịu nhiều bất tiện hơn.

Trong giai đoạn cao điểm tòa quốc chống dịch này, các cá nhân, cơ sở kinh doanh dịch vụ có vi phạm quy định về phòng, chống dịch, không thực hiện đúng chỉ đạo gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Về xử phạt vi phạm hành chính

Với cơ sở kinh doanh:

– Vẫn tiến hành hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ kinh doanh. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

– Tăng giá bán khẩu trang, nước rửa tay: Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp ngân sách nhà nước phần thu lợi bất chính. Căn cứ pháp lý: Điểu 17 Nghị định 109/2013.

Với cá nhân:

– Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng. Không đeo khẩu trang dù là quên, vô ý hay vì bất kỳ lý do nào khác thì pháp luật bắt buộc phải biết và chấp hành giống như khi tham gia giao thông vậy. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi không khai báo, khai báo gian dối bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi trốn khỏi khu cách ly: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 2.000.000 đồng – 10.000.000 đồng, đồng thời bị cưỡng chế bắt quay trở lại khu cách ly. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 1, điểm b, khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013.

– Hành vi cố ý tập trung nơi đông người: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 6, Điều 11 Nghị định 176/2013.

Xử lý hình sự

Đối với những hành vi nếu gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và thiệt hại lớn về tài sản có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Một số hành vi thường gặp có thể bị xử lý hình sự như:

– Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ (Như bar, kara, mát xa, thẩm mỹ,…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Trốn cách ly, không khai báo, khai báo không đầy đủ, khai báo gian đối với người đã được xác định là nhiễm bệnh thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Người chưa nhiễm Covid 19 nhưng sống trong khu vực cách ly, phong tỏa mà trốn khỏi khu cách ly, không tuẩn thủ quy định cách ly, không khai báo y tế, khai báo gian dối hoặc không đầy đủ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Đăng thông tin không chính thống, sai sự thật về dịch bệnh Covid gây hoang mang dư luận thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại điều 288. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

– Lợi dụng sự khan hiếm hàng hóa để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyên công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm.

Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ cũng như các Bộ ban ngành để cùng chung tay đẩy lùi Covid 19, cùng đoàn kết đưa Việt Nam tới chiến thắng như Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng.

Hiện nay, với tình trạng cấp bách, nguy hiểm của đại dịch viêm phổi cấp khiến các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay khử trùng liên tục tăng giá gấp nhiều lần so với mức giá thông thường.

Với giá bán thông thường chỉ 2.000 đồng/chiếc, hiện nay một chiếc khẩu trang y tế được bán với giá 25.000 đồng thậm chí cao hơn.

Theo quy định pháp luật hiện hành, các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý thu lợi bất chính như vậy sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm bởi đã xâm phạm nguyên tắc quản lý nhà nước về định giá và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Quy định pháp luật

Cụ thể, Điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Giá năm 2012 quy định cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Khoản 1 Điều 11 Luật Giá quy định mặc dù các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thể được quyền tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá) tuy nhiên tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Xử phạt hành chính

Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh bị coi là hành vi đầu cơ hàng hóa.

Hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính số tiền 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tại Điều 17 Nghị định số: 109/2013/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành chính  đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Xử lý hình sự

Liệu có thể xử lý hình sự những trường hợp đầu cơ hàng hóa là khẩu trang, nước rửa tay trong tình hình dịch bệnh như hiện tại hay không?

Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đầu cơ.

Cụ thể, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ ba đến 7 năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng hóa trị giá từ 1,5 đến 3 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới một tỷ đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 1,5 đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 đến 15 năm: hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Chế tài xử lý hình sự đối với tội phạm đầu cơ hàng hóa lên đến 15 năm tù có thể coi là có tính răn đe.

Tuy nhiên trong trường hợp các tổ chức, cá nhân đầu cơ mặt hàng là khẩu trang y tế, nước rửa tay tiệt trùng lại khó có thể bị xử lý hình sự bởi luật chỉ quy định xử lý hình sự đối với trường hợp đầu cơ sản phẩm thuộc mặt hàng bình ổn giá hoặc được Nhà nước định giá ví dụ như lúa, gạo, xăng, dầu, điện,..

Theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

Như vậy, có thể thấy sự vênh nhau, chồng chéo trong hệ thống pháp luật khi quy định xử phạt, xử lý những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, bán hàng hóa với giá cao như hiện tại.

Thẩm quyền xử phạt

Khi gặp các trường hợp trên, người tiêu dùng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Quản lý thị trường hoặc Sở Tài chính để xử lý, răn đe và ngăn chặn những hành vi đầu cơ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi như vậy.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Hiện nay, với tình trạng cấp bách, nguy hiểm của đại dịch viêm phổi cấp khiến các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay khử trùng liên tục tăng giá gấp nhiều lần so với mức giá thông thường.

Với giá bán thông thường chỉ 2.000 đồng/chiếc, hiện nay một chiếc khẩu trang y tế được bán với giá 25.000 đồng thậm chí cao hơn.

Theo quy định pháp luật hiện hành, các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý thu lợi bất chính như vậy sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm bởi đã xâm phạm nguyên tắc quản lý nhà nước về định giá và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Quy định pháp luật

Cụ thể, Điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Giá năm 2012 quy định cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Khoản 1 Điều 11 Luật Giá quy định mặc dù các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thể được quyền tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá) tuy nhiên tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Xử phạt hành chính

Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh bị coi là hành vi đầu cơ hàng hóa.

Hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính số tiền 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tại Điều 17 Nghị định số: 109/2013/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành chính  đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Xử lý hình sự

Liệu có thể xử lý hình sự những trường hợp đầu cơ hàng hóa là khẩu trang, nước rửa tay trong tình hình dịch bệnh như hiện tại hay không?

Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đầu cơ.

Cụ thể, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ ba đến 7 năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng hóa trị giá từ 1,5 đến 3 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới một tỷ đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 1,5 đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 đến 15 năm: hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Chế tài xử lý hình sự đối với tội phạm đầu cơ hàng hóa lên đến 15 năm tù có thể coi là có tính răn đe.

Tuy nhiên trong trường hợp các tổ chức, cá nhân đầu cơ mặt hàng là khẩu trang y tế, nước rửa tay tiệt trùng lại khó có thể bị xử lý hình sự bởi luật chỉ quy định xử lý hình sự đối với trường hợp đầu cơ sản phẩm thuộc mặt hàng bình ổn giá hoặc được Nhà nước định giá ví dụ như lúa, gạo, xăng, dầu, điện,..

Theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

Như vậy, có thể thấy sự vênh nhau, chồng chéo trong hệ thống pháp luật khi quy định xử phạt, xử lý những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, bán hàng hóa với giá cao như hiện tại.

Thẩm quyền xử phạt

Khi gặp các trường hợp trên, người tiêu dùng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Quản lý thị trường hoặc Sở Tài chính để xử lý, răn đe và ngăn chặn những hành vi đầu cơ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi như vậy.

Chiều ngày 11/1, hãng xe điện Pega trình làng mẫu xe hai bánh mới với tên gọi eSH được thiết kế tương đồng xe tay ga Honda SH “huyền thoại”. Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện hãng xe này đã mang sản phẩm của mình so sánh trực diện với mẫu Honda SH 2020. Mở đầu bài so sánh, ông Đoàn Ngọc Linh, CEO hãng xe điện Pega khẳng định, sản phẩm của mình học theo thiết kế của SH, nhưng đẹp hơn và không ngần ngại so sánh trực tiếp với Honda SH 2020.

Với việc chọn cách ra mắt sản phẩm mới của mình bằng việc so sánh trực tiếp với phân khúc sản phẩm xe tay ga cao cấp được nhiều người Việt ưa chuộng sẽ khiến nhiều người chú ý hơn và đây là một cách marketing, quảng cáo có thể được coi là khôn ngoan trong kinh doanh. Vậy việc mượn hình ảnh của sản phẩm cùng loại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình nếu nhìn dưới khía cạnh pháp luật thì phương thức quảng cáo này có hợp pháp?

Theo quy định quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012, thì hành vi quảng cáo được hiểu như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc quảng cáo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận là hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức buộc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Với việc quảng cáo sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp với một sản phẩm cùng loại khác, trong trường hợp này dù sản phẩm xe máy điện Pega eSH còn sản phẩm bị so sánh là xe tay ga SH, tuy nhiên về mặt bản chất, cả 02 sản phẩm đều là phương tiện di chuyển 02 bánh, có cùng phân khúc khách hàng nên hành vi này là không được pháp luật cho phép, vi phạm quy định của cả Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc so sánh sản phẩm với sản phẩm cùng loại khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, lôi kéo khách hàng bất chính, cụ thể:

  1. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Theo quy định tại khoản 6, Điều 109, Luật Thương mại 2005: Các quảng cáo thương mại bị cấm:

Với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo và cạnh tranh, hãng PEGA có thể đối mặt với những chế tài dân sự và xử phạt hành chính.

Chế tài hành chính:

Căn cứ theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

Hãng PEGA có thể bị xử phạt tiền 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi bị cấm trong quảng cáo và 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng khi vi phạm hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tịch thu khoản lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Về dân sự, hãng Honda có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phía PEGA buộc gỡ quảng cáo, bồi thường thiệt hại trên thực tế (nếu chứng minh được thiệt hại) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Về vấn đề pháp luật liên quan đến thừa kế mà bạn đọc thắc mắc và đã gửi câu hỏi về cho Luật Minh Bạch, sau đây Luật Minh Bạch sẽ tổng hợp và trả lời những câu hỏi mà độc giả đã gửi về cho Luật Minh Bạch.

_________________________________________________

Câu hỏi thứ nhất: Chú tôi trước đây sinh sống ở LB Nga nhưng đã mất do tai nạn lao động. Hiện ông có tổng tài sản là 5 tỷ đồng. Ông có một người vợ hợp pháp và hai con gái. Ngoài ra ông còn có một người con riêng. Người con riêng này của ông không có khả năng lao động. Chú tôi mất đột xuất không để lại di chúc vậy thì số tài sản của chú tôi sẽ được phân chia như thế nào?

 

Với câu hỏi trên, Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau

Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc nếu tài sản ở đâu thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó. Vì vậy nếu tài sản ở LB Nga thì phải căn cứ pháp luật LB Nga để chia di sản thừa kế. Còn nếu di sản trên ở Viêt Nam thì xử lý như sau:

Trường hợp ông chú của bạn chết mà không để lại di chúc thì trường hợp này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (điểm a, khoản 1, Điều 650 BLDS 2015).

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết đều được hưởng thừa kế phần di sả bằng nhau (Điều 651 BLDS 2015). Trong trường hợp trên chỉ đề cập đến người vợ hợp pháp, 02 người con gái và 01 người con riêng thì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Một vấn đề đặt ra nữa là người con riêng bị mất khả năng lao động thì liệu người con riêng của ông chú không có khả năng lao động thì có được quyền hưởng di sản không? Căn cứ theo Điều 610 BLDS 2015 thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản cả theo di chúc lẫn theo pháp luật.

Như vậy, không phụ thuộc vào khả năng lao động, những người thừa kế theo pháp luật đều có quyền hưởng di sản thừa kế.

 

Câu hỏi thứ hai:Tôi là Nguyễn Hải Yến, hiện đang sinh sống ở Canada. Tôi có một số câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế đúng hay sai? Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản thừa kế chết là đúng hay sai? Lỗi chỉ được đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi phải không ạ?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, đối với câu hỏi: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như là những người bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, có hành vi ngược đãi, hành hạ người đề lại di sản,… thì không được hưởng thừa kế là không chính xác. Những trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế có thể vì nhiều lý do có thể là có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người để lại di sản và những người thừa kế khác hay có những hành vi không xứng đáng với bổn phận. Khi này, pháp luật sẽ có những quy định tước đi quyền hưởng di sản của những trường hợp này.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí giữa các bên trong quan hệ thừa kế, tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nằm trong diện không được hưởng di sản vẫn có quyền được hưởng di sản chỉ với điều kiện nếu như người để lại di sản đồng ý để lại di sản cho những người đó (khoản 2 Điều 621 BLDS 2015).

Thứ hai, quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản chết (có thể hiểu đẩy đù là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý) là đúng, thời điểm người để lại di sản chết (về mặt sinh học) hoặc bị tòa án tuyên là đã chết (chết về mặt pháp lý) gọi là thời điểm mở thừa kế. Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi có người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mặc dù thời điểm còn sống, các bên trong quan hệ thừa kế có thể phát sinh di chúc tuy nhiên, văn bản này chỉ có hiệu lực đối với các bên khi người để lại di chúc hoặc di sản chết. Vì vậy, chỉ khi người để lại di sản chết, quan hệ thừa kế mới hình thành.

Thứ ba, tôi hiểu ý bạn hỏi về yếu tố lỗi của các hành vi được quy định trong trường hợp của người không được hưởng quyền thừa kế. Đúng như vậy, các trường hợp không được hưởng thừa kế phải có lỗi cố ý khi thực hiện các hành vi như ngược đãi, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác hay lừa dối, cưỡng ép, giả mạo di chúc,… và chỉ những người có khả năng nhận thức, kiểm soát thì mới coi hành vi đó là cố ý. Vì vậy, yếu tố lỗi sẽ được đặt ra đối với những người có thể kiểm soát, nhận thức hành vi của mình.

 

Câu hỏi thứ ba: Cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 3 người con (tôi là con trai và sau tôi là hai em gái). Trong thời gian cha và mẹ tôi chung sống có tạo ra được một số tài sản gồm đất ở và nhà. Nay cha tôi mất không để lại di chúc. Khi tôi ở nước ngoài thì mẹ tôi cùng hai người con gái bán đất mà không có sự đồng ý của tôi. Khi vắng mặt tôi mà thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Như vậy có hợp pháp hay không?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Trong trường hợp của bạn, phần di sản của bố bạn trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn khi không để lại di chúc cần phải được phân chia theo quy định phân chia thừa kế pháp luật, khi này phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều thành bốn phần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Trong trường hợp của bạn cần phải xem xét những người thuộc hàng thừa kế bao gồm những người còn sống tại thời điểm bố bạn mất, như thế ngoài mẹ, hai người em gái và bạn thì ông bà bạn còn sống hay không? Bố bạn có con nuôi, con riêng hay không để vì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản là như nhau.

Tiếp đó, khi mẹ và 2 người chị em gái bán phần tài sản chung có phần của bạn mà không có sự đồng ý của bạn thì giao dịch đó không hợp pháp bạn cũng có phần sở hữu trong khối di sản mà bố bạn để lại cho bạn, vì vậy việc mua bán đó là không hợp pháp và có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đã được bên thứ ba ngay tình đăng ký sang tên đổi chủ theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ không thể đòi lại tài sản từ họ mà phải đòi những người có lỗi trong giao dịch này đó là mẹ và chị em gái bạn.

Điều 163 BLDS 2015 cũng nêu rõ rằng không ai có thể bị hạn chế quyền, tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 cũng quy định chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm về tài sản phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi trái pháp luật.

 

Câu hỏi thứ tư: Ba tôi đã mất nhưng không để lại di chúc, còn người vợ sau của ba tôi thì có giấy đăng kí kết hôn nhưng đang định cư ở nước ngoài. Vậy khi ba tôi mất là người vợ sau này có toàn quyền với tài sản của ba tôi không? Ví dụ nếu muốn sang tên xe ba tôi đứng tên hay làm lại giấy tờ xe đó có cần tôi đứng ra làm giấy tờ gì không ? Hay chỉ người vợ sau của ba tôi là toàn quyền?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Việc cha của bạn mất mà không có di chúc thì phần di sản để lại sẽ phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ phải căn cứ theo một trong những yếu tố cơ bản là về hàng thừa kế, là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này để có quyền được hưởng như nhau phần di sản mà bố bạn để lại.

Vì vậy, nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn còn sống thì mẹ kế của bạn không có toàn quyền với di sản mà cha bạn để lại.

Đối với di sản của bố mạng ví dụ như chiếc xe, việc sang tên xe bố của bạn đã mất thì khi phân chia di sản sẽ không phải là bạn tiến hành sang tên hoặc mẹ kế của bạn tiến hành sang tên. Mà việc đầu tiên là phần di sản này phải được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau khi thực việc việc phân chia thừa kế xong mới xác định được quyền sở hữu tài sản mà cụ thể là cái xe này thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó mới có quyền sang tên.

Về cách thức phân chia di sản thì theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015 “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Việt Nam là đất nước rất đẹp, nét đẹp về thiên nhiên, con người, chính vì vậy mà có rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam, trong quá trình di chuyển, ăn ở đi lại thì việc làm mất hộ chiếu là điều có thể xảy ra. Để khắc phục tình trạng trên việc đầu tiên người mất hộ chiếu cần làm là :

+ Làm ngay đơn trình bày mất hộ chiếu gửi đến công an địa phương nơi mất hộ chiếu hoặc nơi đăng ký tạm  trú. Trong đơn nêu rõ thông tin trên hộ chiếu như: tên tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan cấp thị thực.

+ Sau đó người nước ngoài cần đến cơ quan đại diện của nước mình tại Việt Nam để xin cấp giấy thông hành hoặc cấp hộ chiếu mới và đồng thời đề nghị Cơ quan đại diện lãnh sự có công hàm thông báo hủy hộ chiếu đã mất, đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cấp lại thị thực xuất cảnh cho người bị mất

+ Nếu quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch không có cơ quan đại diện tại Việt Nam, người nước ngoài phải liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao của của nước đó tại nước thứ ba để xin các giấy tờ cần thiết nói trên.

Cuối cùng thì người mất hộ chiếu phải nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an để xin thị thực

Hồ sơ bao gồm : 

+ Công hàm của cơ quan đại diện lãnh sự,

+ Đơn trình bày mất hộ chiếu có xác nhận của Công an địa phương 

+ Giấy thông hành hoặc hộ chiếu mới

Để được hỗ trợ về thủ tục quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

MBLAW chuyên xin cấp các giấy phép con cho quý doanh nghiệp về các lĩnh vực khác nhau.

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và nhân viên có kinh nghiệm, đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được MBLAW :

  • Tư vấn trực tiếp và lắng nghe giải đáp yêu cầu của khách hàng
  • Soạn thảo và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để hoàn thành công việc của khách hàng cần
  • Thay mặt khách hàng liên hệ và làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền
  • Giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo của khách hàng về phương thức làm việc của nhân viên công ty.

Kinh doanh Karaoke là ngành nghề có điều kiện, để được hoạt động bắt buộc cá nhân kinh doanh phải có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thực hiện : Sở văn hóa thể thao và du lịch

Yêu cầu

(1) Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200m trở lên.

(2) Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ.

(3) Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.

(4) Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

(5) Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

(6) Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.

(7) Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thành phần hồ sơ : 

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Mẫu 3 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012);

+ Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thời gian thực hiện : 7 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ 

Để được hỗ trợ về thủ tục quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

MBLAW chuyên xin cấp các giấy phép con cho quý doanh nghiệp về các lĩnh vực khác nhau.

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và nhân viên có kinh nghiệm, đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được MBLAW :

  • Tư vấn trực tiếp và lắng nghe giải đáp yêu cầu của khách hàng
  • Soạn thảo và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để hoàn thành công việc của khách hàng cần
  • Thay mặt khách hàng liên hệ và làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền
  • Giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo của khách hàng về phương thức làm việc của nhân viên công ty.

Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố hợp quy theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đăng ký bản công bố hợp quy tại sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

a) Bước 1: Đánh giá hợp quy

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định hoặc tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy được quy định và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;

b) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố tại cơ quan có thẩm quyền.

Công bố hợp quy có hai trường hợp : 

  1. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
  2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận

Mỗi 1 trường hợp sẽ có thành phần hồ sơ khác nhau. 

Để được hỗ trợ về thủ tục quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Các tổ chức hành nghề luật sư có thể thành lập chi nhánh ở các tỉnh khác nơi mình đặt trụ sở chính. Với chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động giống tổ chức hành nghề mở ra chi nhánh.

Cơ quan thực hiện : Sở tư pháp 

 Trình tự thực hiện : Tổ chức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

Thành phần hồ sơ : 

1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (theo mẫu).
2. Quyết định thành lập Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có ghi nhận nội dung “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập”.
3. Quyết định bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư.
4. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh (Bản chính đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp TP.HCM cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp tỉnh, thành khác cấp).
5. Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư của Trưởng Chi nhánh (bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
6. Biên bản họp thành viên (nếu tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh là Công ty luật hợp danh và Công ty TNHH 02 thành viên trở lên).
7. Hợp đồng làm việc/lao động với tổ chức hành nghề luật sư của Trưởng Chi nhánh (nếu Trưởng Chi nhánh không phải là thành viên của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh).
8. Giấy tờ chứng minh trụ sở. Đối với trường hợp thuê, mượn trụ sở thì trong hợp đồng phải ghi cụ thể vị trí, diện tích và mục đích thuê, mượn; trường hợp sử dụng nhà riêng để làm trụ sở thì phải có văn bản xác định cụ thể vị trí, diện tích dùng làm trụ sở.
Thời gan thực hiện : 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật