Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Luật sư

Các bước thành lập doanh nghiệp

ho-so-thanh-lap-cong-ty-tnhh

Ảnh minh họa

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

  • Bước 1:Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp
  • Bước 2:Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3:Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
  • Bước 4:Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
  • Bước 5:Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
  • Bước 6:Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
  • Bước 7:Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

 

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

  • Bước 1:Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43
  • Bước 2:Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

  • Bước 1:Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
  • Bước 2 :Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

 

Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  • Bước 1:Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
  • Bước 2:Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
  • Bước 3:Đăng bố cáo (Luật Doanh nghiệp);
  • Bước 4:Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Bước 5:Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Bước 6:Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
  • Bước 7:Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
  • Bước 8:Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

 

Theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi 2012 các loại thu nhập phải nộp thuế bao gồm:

thue-tncn

Ảnh minh họa (internet)

Theo điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi 2012, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:

“1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi…

3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

a) Tiền lãi cho vay

b) Lợi tức cổ phần

c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:

a) Trúng thưởng xổ số

b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại

c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược

d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.”

 

Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập được miễn thuế, gồm:

“1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

  1. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
  2. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
  3. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
  4. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
  5. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
  6. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
  7. Thu nhập từ kiều hối.
  8. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
  9. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
  10. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:                                                                                                                             a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước                                                                                                 b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
  11. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
  12. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
  13. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  14. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
  15. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.”

Như vậy, khi phát sinh thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế và không được miễn thuế thì người có thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Câu hỏi: Gia đình tôi có thửa đất ở quê muốn bán và đã có người hỏi mua. Nhưng bên mua yêu cầu gia đình tôi phải hướng dẫn và làm các thủ tục sang tên chuyển nhượng đất cho họ. Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh An- Đông Anh,Hà Nội.

images1479442_Quyen_su_dung_dat

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất được quy định và hướng dẫn cụ thể như sau:

  1. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;

– Hộ khẩu thường trú của người mua;

– Trích lục thửa đất;

– Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;

– Chứng từ nộp tiền thuế đất.

  1. Các khoản thuế phải nộp:

– Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở;

– Lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở;

  1. Trình tự, thủ tục:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Kể từ ngày các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng hoàn thành nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trân trọng!

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là một trong các tội về xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự. Trong thực tế cuộc sống hiện nay, tội phạm này ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hãy cùng luật sư đi tìm hiểu về vấn đề này.

bat-giu-nguoi-trai-phap-luat

Ảnh minh họa (internet)

Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội bắt, giữ hoặc giam  người trái pháp luật

“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  4. c) Đối với người thi hành công vụ;
  5. d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

  1. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.

Dấu hiệu pháp lý

– Khách thể của tội phạm:

Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Việc bắt, giữ hoặc giam người liên quan trực tiếp đến thân thể, quyền tự do của công dân, uy tín chính trị, danh dự của họ. Vì vậy, các hoạt động này được quy định chặt chẽ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như: việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80); việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81); việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82). Do đó, hành vi bắt,giữ hoặc giam người trái pháp luật còn xâm phạm những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

-Mặt khách quan của tội phạm: đều luật quy định ba tội với ba hành vi sau đây:

+ Hành vi bắt người trái pháp luật.

+ Hành vi giữ người trái pháp luật.

+ Hành vi giam người trái pháp luật.

Các hành vi đều là các hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở hình thức thể hiện. Tính trái pháp luật nói trong điều luật này là không đúng về thẩm quyền, không có căn cứ, không theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định trong việc bắt, giữ hoặc giam người.

Tuy nhiên, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng ở mức khác nhau nên chỉ xử lý về hình sự đối với các hành vi sau đây:

+ Người không có thẩm quyền mà bắt giữ hoặc giam người ( Trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã).

+ Người có thẩm quyền nhưng lại bắt giữ hoặc giam người không có căn cứ pháp luật.

Cùng với các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì tùy từng trường hợp có thể xử lý thêm về các tội khác nếu có như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự) hay tội dùng nhục hình Điều 298 Bộ luật hình sự). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan nêu trên.

– Chủ quan:

Là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc nhưng thực tế, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì động cơ xấu thường bị xử nặng. Nếu việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là vì lợi ích chung thì chỉ bị xử lý hành chính. Trường hợp vì nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người không đúng pháp luật thì cũng không cấu thành tội này.

– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều này.

* Hình phạt

1.Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm                     A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

C) Đối với người thi hành công vụ

D) Phạm tội nhiều lần;

Đ) Đối với nhiều người.

3.Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm;

4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 157 với nhiều điểm mới,tăng khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù.

Trân trọng!

Hiện nay, khi đang lưu thông trên đường, nhiều trường hợp bị cảnh sát giao thông dừng xe xử lý vi phạm nhưng người điều kiển giao thông không chấp hành, bất tuân và giằng co với cảnh sát, như vậy thì có cấu thành tội chống người thi hành công vụ hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ.

 

chong nguoi thi hanh cong vu

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội chống người thi hành công vụ:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

a) Có tổ chức

b) Phạm tội nhiều lần

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Khách thể của tội phạm:

Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi hành công vụ nêu tại Điều 257 này bao gồm các nhân viên của các cơ quan hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.

Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật hoặc không cho họ thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình:

+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đá , đâm, chém…)

+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.

+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

Hành vi dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực,… của người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 93 và Điều 104 BLHS hiện hành.

Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích hoặc làm chết người đang thi hành công vụ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 93 hoặc điểm k khoản 2 Điều 104 BLHS 1999.

Hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 257. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi kháng cự hay cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.Việc người thi hành công vụ có thực hiện hay không các hành vi theo sự cưỡng ép không ảnh hưởng tới việc định tội danh với hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là cản trở người đang thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện các hành vi trái pháp luật. Nếu người phạm tội không biết người mà mình chống lại là người đang thi hành công vụ hoặc nghi ngờ về tính hợp pháp của việc thực hiện nhiệm vụ của người đó, thì tùy trường hợp căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà xác định tội danh đối với hành vi đã thực hiện là gây thương tích hay chống người thi hành công vụ.

Hình phạt:

Điều 257 quy định hai khung hình phạt:

Khung 1: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

– Có tổ chức

– Phạm tội nhiều lần;

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

–  Gây hậu quả nghiêm trọng;

– Tái phạm nguy hiểm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 với khung hình phạt tương tự Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

 

 

 

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền