Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Tư vấn đầu tư

Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sẽ thực hiện theo nội dung được quy định tại Nghị định này, cụ thể Liên quan đến việc Xin cấp Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Luật Minh Bạch xin giới thiệu đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện, trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài) và những lưu ý khi thực hiện thủ tục:

I. Trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cụ thể là những hoạt động sau, thì phải xin cấp Giấy phép kinh doanh:

“ a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ø  Căn cứ vào Điều 9 Nghị định này các khoản a, b, c được nêu trên : Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài  thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối hàng hóa lưu ý cụ thể các trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

·        Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí => Tổ chức kinh tế nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối bán buôn  hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì không phải xin Giấy phép kinh doanh

·        Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

·         Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thì cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ để bán lẻ tại các cơ sở đó.

II. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP đưa ra các điều kiện như sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

“a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

“b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

III. Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh:

B1: Nộp hồ sơ xin Cấp Giấy phép kinh doanh lên Sở Công Thương

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Lưu ý: Giải trình theo các tiêu chí:

–         Quốc tịch của Nhà đầu tư có đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay không?;

–         Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường hàng hóa;

–         Giải trình về kinh nghiệm hoạt động của nhà đầu tư

–         Đánh giá tác động hiệu quả kinh tế, xã hội, sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất, tác động của dự án tới môi trường

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

Lưu ý: Trình bày tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, phương án lưu giữ kho và bảo quản hàng hóa, nhu cầu sử dụng lao động phục vụ cụ thể mục đích phân phối , phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh phân phối từ giới thiệu sản phẩm đến giao hàng

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

Lưu ý: Giải trình vốn sử dụng cho mục đích phân phối, xuất khẩu: Tổng vốn, nguồn vốn, phương thức huy động vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thì phải kèm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

Lưu ý: Giải trình số liệu căn cứ vào báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

B2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ: Đa số hồ sơ chuyển về Phòng Thương Mại, Phòng Kinh tế đối ngoại

Cơ quan cấp phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hoạt động:  Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động:

–         Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu mỡ bôi trơn

–         Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–         Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

–         Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

–         Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

–         Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

–         Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

B3: Sở Công Thương trả kết quả

Thời hạn xử lý: 10-15 ngày

Thời hạn xử lý (trong trường hợp xin ý kiến Bộ): 25-30 ngày

 

Xin Chào Luật sư

Hiện nay, các sếp tôi và 2 người nữa là các nhà đầu tư Hàn Quốc đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, vốn đầu tư khoảng 11 tỷ đồng, địa điểm dự kiến tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Để thành lập được công ty các nhà đầu tư nần làm những thủ tục nào? thời gian mất bao lâu?

xin trân thành cảm ơn.

 

Kính gửi Công ty Luật Minh Bạch

Công ty của em là Công ty 100% vốn Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Công ty có 1 chi nhánh tại Hà Nội. Bên em đang muốn tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành giấy phép kinh doanh, trên cơ sở đó thực hiện thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh theo địa chỉ trụ sở chính tại HCM (tên, địa chỉ, ngành nghề và thông tin cá nhân nhà đầu tư).

Xin quý công ty tư vấn cho em về thủ tục tách giấy chứng nhận đăng ký  và thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh

Em xin trân thành cảm ơn.

I.                    Trình tự thực hiện

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) lập bộ hồ sơ gửi đến Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính để đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.Cơ sở pháp lý:

II.                 Căn cứ pháp lý

Luật Đầu tư năm  2014;

Luật Thương Mại năm  2005

Luật doanh nghiệp năm 2014

Luật quản lý ngoại thương năm  2017

Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 hướng dẫn Luật Đầu tư

Nghị định số 09/2018/NĐ-CP

III.               Điều kiện để cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP thì Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

IV.              Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh..

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

V.                Số lượng bộ hồ sơ: Từ 01 đến 03 bộ tuỳ thuộc vào trường hợp theo quy định của pháp luật

VI.              Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định

Trên đây là tư vấn về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác xin vui lòng liên hệ với Luật Minh Bạch – Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài gọi số: 1900 6232 để được giải đáp hoặc liên hệ dịch vụ: 0987 892 333

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật – Công ty Luật Minh Bạch

 

 

Với xu thê hội nhập ngày càng sâu và rộng của các doanh nghiệp Việt Nam, trong những năm gần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với các thị trường chính như: Lào, Campuchia, Singapore, Úc, Ấn Độ, Công Gô, EU, Mỹ…Khi các doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài sẽ cần thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và nhận lợi nhuận từ nước ngoài chuyển về.

Luật Minh Bạch với đội ngủ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu chuyên sâu về các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài sẽ là đối tác tin cậy để quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục đầu tư ra nước ngoài lựa chọn. Chúng tôi đã hoàn thành nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài cho các đối tác và khách hàng, với nhiều ngành nghề đầu tư như: Đầu tư kinh doanh bất động sản, Khai khoáng, sản xuất dược phẩm, sản xuất sản phẩm tiêu dùng, du lịch…và với nhiều đối tượng nhà đầu tư như nhà đầu tư tư nhân, doanh nghiệp đầu tư, nhóm nhà đầu tư…

Chúng tôi xin giới thiệu thủ tục đầu tư ra nước ngoài để quý khác hàng tham khảo:

I. Cơ sở pháp lý:

Luật Đầu tư năm  2014;

Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 hướng dẫn Luật Đầu tư

Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày  25/09/2015 Quy định về đầu tư ra nước ngoài

Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT

II. Đối tượng được phép đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư gồm:

a) Tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Hợp tác xã;

c) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng;

d) Hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam;

đ) Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

III. Hình thức thể hiện vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:

  1. Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

  2. Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

  3. Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.

  4. Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.

  5. Các tài sản hợp pháp khác.

  6. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  7. Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

  8. Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.

  9. Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;

Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư là các văn bản sau:

– Văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu: Nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được;

– Báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài, làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Điểm a nêu trên.

IV. Các dự án đầu tư sau đây phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

a) Dự án năng lượng;

b) Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản;

c) Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;

d) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo;

đ) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng.

– Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư gồm một trong các loại sau:

a) Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất;

b) Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

c) Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất;

d) Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

  1. Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  2. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
  3. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

V. Số lượng bộ hồ sơ: 03 bộ trong đó có 01 bộ gốc (trong trường hợp Hồ sơ cần xin ý kiến các cơ quan có liên quan, số lượng hồ sơ là 08 bộ trong đó có 1 bộ gốc)

VI. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là tư vấn về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác xin vui lòng liên hệ với Luật Minh Bạch – Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài gọi số: 1900 6232 để được giải đáp hoặc liên hệ dịch vụ: 0987 892 333

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật – Công ty Luật Minh Bạch

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh Việt Nam, ngoài hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam

1.Các hình thức mua cổ phần, phần vốn góp

  • Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  1. Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  2. Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  3. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  1. Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  2. Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  3. Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  4. Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

2.Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

  1. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
  2. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Nếu không thuộc trường hợp trên, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế

3.Điều kiện để nhà đầu tư có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp

Để có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể như sau:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trừ trường hợp

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

c) Cần có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này

d) Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký, có hợp pháp hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư là tổ chức

đ) Có bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị đối với nhà đầu tư là cá nhân

4. Thủ tục pháp lý

MB Law sẽ hoàn thiện toàn bộ hồ sơ cần thiết trên cơ sở dữ liệu khách hàng cung cấp và sẽ tiến hành nộp và giải trình hồ sơ tại cơ quan nhà nước

Thủ tục bao gồm:

– Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua vốn góp, cổ phần, góp vốn

– Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh ( thông tin thành viên, cổ đông, tỷ lệ góp vốn), nếu làm thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp

– Thời hạn giải quyết hai thủ tục nêu trên từ 20 đến 25 ngày tùy thuộc vào tiến độ xử lý của cơ quan nhà nước

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Công ty Luật Hợp Danh Minh Bạch với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, được đào tạo chuyên nghiệp về chuyên môn lẫn kỹ năng sẽ hỗ trợ tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam với thời gian nhanh và chi phí ưu đãi nhất

Đặc biệt bên cạnh việc tư vấn cơ cấu tổ chức và những quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng tìm hiểu những thủ tục về thuế và các ưu đãi cho các công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Các thủ tục Minh Bạch Law thực hiện để xin cấp phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài:

  • Thu thập và hướng dẫn Nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết cho công ty 100% vốn nước ngoài:
  • Hướng dẫn Nhà đầu tư hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ từ nước ngoài
  • Hướng dẫn Nhà đầu tư chứng minh năng lực tài chính
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Đại diện thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Đại diện thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Khắc con dấu, đăng bố cáo thông tin mẫu dấu trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Hồ sơ giấy tờ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

  1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với dự án cần xin quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Giaỉ trình về sử dụng công nghệ (với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao)
  • Quyết định Nhà nước cho thuê đất, giao đất không thông qua đấu giá đấu thầu hoặc thông qua chuyển nhượng; chuyển mục đích sử dụng đất

Hoặc Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận Nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án đầu tư

  • Đối với dự án xin quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Giaỉ trình về sử dụng công nghệ (với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao)
  • Quyết định Nhà nước cho thuê đất, giao đất không thông qua đấu giá đấu thầu hoặc thông qua chuyển nhượng; chuyển mục đích sử dụng đất

Hoặc Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận Nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án đầu tư

  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

Đối với dự án xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Giaỉ trình về sử dụng công nghệ (với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao)
  • Quyết định Nhà nước cho thuê đất, giao đất không thông qua đấu giá đấu thầu hoặc thông qua chuyển nhượng; chuyển mục đích sử dụng đất

Hoặc Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận Nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án đầu tư

  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Đối với dự án không cần xin quyết định chủ trương

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Quyết định Nhà nước cho thuê đất, giao đất không thông qua đấu giá đấu thầu hoặc thông qua chuyển nhượng; chuyển mục đích sử dụng đất

Hoặc Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận Nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án đầu tư

2.Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Hồ sơ bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI UY TÍN CỦA LUẬT MINH BẠCH (MB Law):

– Tư vấn, trả lời các câu hỏi, thắc mắc của nhà đầu tư nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam;

– Tư vấn tìm, lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài;

– Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu và hình thức đầu tư;

– Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở, vốn góp, vốn đầu tư, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, góp vốn, thời hạn góp vốn;

– Tư vấn điều kiện đầu tư, các ưu đãi đầu tư (nếu có), hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

– Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;

– Hỗ trợ và Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty,…;

– Tư vấn toàn diện, thường xuyên, dịch vụ kế toán, pháp luật thuế trọn gói các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.

– Tư vấn các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh (xin visa, thẻ tạm trú, giấy phép lao động..) cho nhà đầu tư nước ngoài và các thành viên công ty.

Ngày 15/01/2018 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế nghị định 23/2007/NĐ-CP chính thức có hiệu lực

Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới tiến bộ và rõ ràng hơn về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đặc biệt về mảng giấy phép kinh doanh

I.Các trường hợp hoạt động phải xin giấy phép kinh doanh

Căn cứ vào Điều 5 và Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các trường hợp hoạt động phải xin giấy phép kinh doanh bao gồm:

  1. Phân phối bán lẻ hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó”
  2. Phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí”
  3. Nhập khẩu, phân phối bán buôn với hàng hóa là “dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
  • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
  • Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
  1. Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  2. Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  3. Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  4. Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  5. Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  6. Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

II.Các trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh phải xin ý kiến Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành

Theo Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì:

  1. Thẩm quyền cấp giấy phép theo Luật mới thuộc Sở Công Thương
  2. Xin ý kiến Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh các hoạt động bao gồm:
  • Nhập khẩu, phân phối bán buôn với hàng hóa là “dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
  • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
  • Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

(Trước đây theo quy định Nghị định 23/2007/NĐ-CP thì lĩnh vực nhập khẩu, phân phối bán buôn phải xin giấy phép và có ý kiến đồng ý của Bộ Công Thương)

  • Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  • Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa

Lưu ý: Đối với các hoạt động lĩnh vực phân phối bán lẻ hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí” thì phải xin thêm ý kiến của Bộ quản lý ngành (tuy nhiên luật không quy định rõ cơ quan nào trong trường hợp này)

III. Thời hạn giải quyết 

So với Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định tổng thời gian giải quyết là 45 ngày thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP rút ngắn còn 28 ngày đổi với trường hợp phải xin ý kiến Bộ Công Thương và các bộ chuyên ngành khác, còn 10 ngày trong trường hợp không phải xin ý kiến

 

 

Câu hỏi:

Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư là cá nhân, hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý khu kinh tế Tỉnh Long An chứng nhận lần đầu năm 2013, chứng nhận thay đổi lần thứ 01 năm 2014.

Ngành nghề kinh doanh bao gồm: In ấn và sản xuất chi tiết máy lụa. Hiện nay do nhu cầu mở rộng phát triển kinh doanh nên công ty chúng tôi có nhu cầu bổ sung các ngành nghề nhập khẩu, xuất khẩu, bán trực tiếp các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn.

Mong luật sư của Công ty Luật Minh Bạch tư vấn giúp những thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn đầu tư của Công ty Luật Minh Bạch

Trả lời:

Chào quý công ty, cảm ơn quý công ty đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Bạch. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1/ Cơ sở pháp lý:

Luật Đầu tư năm 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2014

2/ Luật sư tư vấn:

Do ngành nghề kinh doanh của Công ty chỉ là In ấn và sản xuất chi tiết máy in lụa nên Công ty có quyền nhập khẩu, xuất khẩu và bán các mặt hàng cho Công ty sản xuất ra. Tuy nhiên, Công ty không có quyền nhập khẩu các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn không thông qua khâu sản xuất để phân phối trực tiếp ra thị trường. Nếu Công ty thực hiện việc này là trái phép bởi vì trái với ngành nghề đã đăng ký và đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên Công ty phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh mới có thể tiếp tục thực hiện mở rộng mục tiêu và quy mô đầu tư.

Các thủ tục cần thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định hiện nay, ngành nghề kinh doanh là một thông tin được hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư . Trước khi tiến hành thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do trước đó Công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư cũ nên Công ty phải thực hiện thủ tục tách thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  2. Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  3. Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  4. Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư
  5. Tài liệu quy định tại các điểm b,c,d, đ và e khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014 liên quan đến các nội dung điều chỉnh

Thời gian thực hiện: Thông thường mất khoảng 15 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ, Sở kế hoạch đầu tư cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới

Bước 2: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  2. Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  3. Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và công ty Cổ phần)
  4. Tài liệu khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp nộp kèm bản sao chứng chỉ hành nghề và giấy tờ tùy thân

Thời gian thực hiện:

Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên thực tế tầm từ 5-10 ngày

Trường hợp áp dụng Kết quả nhận được
Trước khi thay đổi doanh nghiệp sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ trước 01/07/2015, ngành nghề kinh doanh chưa được mã hóa theo mã ngành cấp 4 – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mẫu mới (không hiển thị ngành nghề)

– Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (hiển thị danh sách ngành nghề)

Trước khi thay đổi doanh nghiệp đang sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sau ngày 01/07/2015 – Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (không hiển thị ngành nghề)

 

Bước 3: Xin Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Bảng mã HS;
  3. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thuế;
  4. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa;

Thời gian thực hiện: Luật quy định thời gian 10 ngày làm việc trong trường hợp không phải xin ý kiến Bộ Công Thương. Trường hợp xin ý kiến Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan thì thời gian là 28 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế tiến độ giải quyết của cơ quan Nhà nước thường lâu hơn so với dự kiến

 

 

Câu hỏi:

Chúng tôi là một công ty Hà Lan chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí muốn thành lập một văn phòng đại diện ở Hà Nội với mục đích thúc đẩy thương mại và sự gắn kết hơn nữa với các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Xin cho biết thủ tục đăng ký, lệ phí… trong trường hợp lập văn phòng tại Hà Nội. Và kèm theo một số câu hỏi liên quan sau:

  • Cơ cấu, chức danh cơ bản (theo yêu cầu của Luật pháp Việt Nam hiện hành) đối với Văn phòng đại diện thương mại?
  • Nếu có phát sinh giá trị thương mại (kinh doanh) thì Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không? Mức thuế suất là bao nhiêu?

Trả lời:

Công ty Luật Minh Bạch cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tô

I. Thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam: Điều kiện cấp phép 

Căn cứ theo Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 11  Nghị định 07/2016/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

  • Thương nhân nước ngoài được cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:
  1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

 Lưu ý Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn

II. Hồ sơ và thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện

  • Hồ sơ bao gồm:
  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

  • Thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
  • Thủ tục thành lập

Công ty nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ

Trường hợp phải xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành, thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ

  • Thủ tục công bố

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp phép, thực hiện thủ tục công bố trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép các nội dung thông tin về văn phòng đại diện tại Việt Nam và thông tin của thương nhân nước ngoài

Mức thu lệ phí cấp mới quy định tại Thông tư 143/2016/ TT-BTC quy định chế độ thu nộp quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là: 3.000.000 VNĐ (Ba triệu đồng Việt Nam)/ giấy phép. Ngoài ra còn có các khoản phí khác như phí chuẩn bị hồ sơ công chứng dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự, phí công bố

III. Một vài vấn đề khác về văn phòng đại diện

Cơ cấu tổ chức

Theo Điều 27 NĐ 07/2016/NĐ-CP:

Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện, Chi nhánh do thương nhân nước ngoài quyết định.

Việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải thực hiện theo quy định pháp luật về lao động và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”

Thuế suất phát sinh lợi nhuận kinh doanh của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 18 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 14/06/2005, Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật Thương mại cho phép. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài.

Như vậy, hoạt động của Văn phòng đại diện sẽ không phát sinh lợi nhuận, do đó nhà nước Việt Nam không áp dụng thuế suất đối với hoạt động của văn phòng đại diện. Nhưng, Văn phòng đại diện phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho đội ngũ nhân sự của văn phòng.

 

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật