Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Có được giữ giấy tờ, văn bằng gốc của người lao động hay không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi đăng ký tuyển dụng vào công ty A và họ yêu cầu giữ bằng đại học bản gốc của tôi. Họ đã làm bản cam kết sẽ trả lại khi 02 bên chấm dứt hợp đồng lao động. Đến nay, sau một thời gian làm việc, do có việc gia đình nên tôi xin nghỉ việc và được công ty đồng ý. Tuy nhiên công ty không trả bằng đại học bản gốc của tôi và cho biết là tôi phải nộp 10 triệu đồng  tiền phạt do chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì công ty mới trả lại bằng gốc. Xin hỏi luật sư, trong trường hợp này tôi sẽ phải giải quyết ra sao?  Việc công ty giữ bằng gốc của người lao động có bị phạt không?

 thu-tuc-thay-doi-giam-doc-cong-ty-tnhh

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Luật Minh Bạch. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Việc giữ giấy tờ gốc của nhân viên là vi phạm quy định của pháp luật .

Căn cứ theo điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012:

“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

  1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
  2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”

Hành vi giữ bằng gốc của công ty bạn còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 88/2015/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. a)Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chcủa người lao động;
  2. b)Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
  3. c)Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm”

Theo đó, công ty bạn có thể bị xử phạt 20.000.000 đến 25.000.000 đồng và buộc phải trả lại bằng cho bạn.

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Công văn 276 hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Công văn 276/TANDTC-PC  ngày 13/9/2016, hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

boluathinhsu2015_1

Theo đó, những quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 bao gồm:

– Xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng;

– Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới;

– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự;

– Miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội.

Những thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thi hành quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 gồm:

– Chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân;

– Tha tù trước thời hạn có điều kiện;

– Xóa án tích;

– Xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

Những quy định nên trên được tập hợp trong Danh mục ban hành kèm theo Công văn 276/TANDTC-PC và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

Công văn 276/TANDTC-PC hiện đang được cập nhật. Để xem chi tiết vui lòng xem tại thuvienphapluat.vn

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại về tội trốn thuế

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 200 BLHS năm 2015, cụ thể:

TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THUẾ, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM

Điều 200. Tội trốn thuế

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;

g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;

i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Tội trốn thuế là một trong những tội phạm được quy định trong các BLHS 1985, 1999 và được tiếp tục quy định là tội phạm trong BLHS năm 2015 nhưng có sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. So với BLHS 1999, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các hành vi phạm tội trốn thuế; mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền trên cơ sở nâng mức phạt tiền; quy định mức phạt tiền cụ thể thay vì tính theo số lần so với số tiền trốn thuế như trước kia và quy định TNHS của pháp nhân thương mại khi phạm tội này.

Hành vi phạm tội này được hiểu là hành vi cố ý không nộp các khoản thuế mà người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật. BLHS 1999 không mô tả cụ thể thế nào là trốn thuế mà chỉ nêu lại tên tội danh, thì BLHS năm 2015 đã mô tả cụ thể các hành vi khách quan của tội trốn thuế, gồm 09 dạng hành vi. Cụ thể:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan thuế.

Đây là các hành vi quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế. Các hành vi này đều được thực hiện với lỗi cố ý và đều nhằm mục đích là không nộp hoặc nộp không đúng, không đầy đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều này, các hành vi kể trên cấu thành tội này khi thuộc các trường hợp sau:

Thứ nhất, trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Thứ hai, trường hợp số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng tuy nhiên trước đó người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội được quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo đó:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế là trường hợp trước đó người phạm tội bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế (mà chưa cấu thành tội phạm); và người bị xử phạt chưa được xóa án tích của lần vi phạm hành chính này mà lại tiếp tục thực hiện thành vi trốn thuế.
  • Đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội phạm quy định tại các Điều 188 (tội buôn lậu), 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm), 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả), 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm), 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 196 (tội đầu cơ), 202 (tội làm, buôn bán tem giả, vé giả), 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy), 253 (tội tàng trữ, vận chuyển , mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy), 254 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy), 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự), 305 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ), 306 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự), 309 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân) và 311 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi trốn thuế  với số tiền số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.”;

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Hồ sơ hưởng trợ cấp khi vợ sinh con

Khoản 2, Điều 34 và Tiết b, Khoản 1, Điều 39 Luật BHXH quy định, lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày hoặc 14 ngày tùy thuộc vào hình thức sinh con hoặc số con được sinh.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tính trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con. Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Điều 38 Luật BHXH và Điểm a, Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định, trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH mà cha đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì cha được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Pregnant woman holding her stomach outdoors --- Image by © Heide Benser/Corbis

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 101 Luật BHXH đối với trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao Giấy Chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con và Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Chỉ có 08 trường hợp áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội

TANDTC ban hành Công văn 301/TANDTC-PC ngày 07/10/2016 về việc áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015. Theo đó:

boluathinhsu2015_1

– Kể từ ngày 09/12/2015, chỉ có 08 trường hợp được áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội theo Nghị quyết 109/2015/QH13 và Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP .

– Các quy định khác có lợi cho người phạm tội theo Khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 và Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 109; thống kê tại Công văn 276/TANDTC-PC được áp dụng kể từ ngày 01/7/2016.

 

Ngoài ra, tiếp tục áp dụng quy định BLHS 1999 để xử lý cho đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 có hiệu lực thi hành đối với các hành vi sau:

– Hoạt động phỉ;

– Đăng ký kết hôn trái pháp luật;

– Kinh doanh trái phép;

– Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Chánh án TAND, TAQS các cấp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC lưu ý với các nội dung  Công văn 301/TANDTC-PC để việc áp dụng được đảm bảo đúng quy định.

 

 

Từ ngày 01/01/2017, người đẹp được chụp ảnh khỏa thân

Đây là quy định mới tại Thông tư 10/2016/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu. Thông từ này có hiệu lực từ ngày 1/1/2017

Theo đó, bãi bỏ Điều 3 Thông tư 01 về hành vi người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu không được thực hiện, phổ biến, lưu hành.

Cụ thể là bãi bỏ các nội dung hiện hành đang cấm, như sau:

– Chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông;

– Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình hình ảnh tập thể, cá nhân thể hiện các Tiết Mục biểu diễn có nội dung vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2012/NĐ-CP và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông;

– Có hành động, phát ngôn không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật và vô ý hoặc cố ý phổ biến trên phương tiện truyền thông hoặc ngoài xã hội gây hậu quả xấu.

Thủ tục Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngòai làm con nuôi

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ tư pháp 

Yêu cầu : 

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

3. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

4. Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

1. Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

3. Đang chấp hành hình phạt tù;

4. Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trình tự thực hiện : 

Bước 1.Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp;

Bước 2.Bộ Tư pháp xem xét, cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Bước 3.Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi nước ngoài thường trú ghi chú việc nuôi con nuôi. 

Thành phần hồ sơ : 

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

1.Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

3. Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

5. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

6. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Thời gian thực hiện : 15 ngày (nếu cần xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày).

 

Điều 199 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Điều 199. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Làm nhục người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Làm nhục người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

lam nhuc

Ảnh minh họa (internet)

Trong thời gian gần đây có khá nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân mà các đối tượng thực hiện hành vi này lại khá đa dạng. Từ những người công nhân, người lao động chân tay đến cả những chủ doanh nghiệp hay thậm trí là tầng lớp trí thức trong xã hội. Hãy cùng Luật sư đi tìm hiểu vấn đề này:

Khi phát hiện một hành vi vi phạm, đang lẽ ra chúng ta phải trình báo các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết hoặc hành xử theo đúng quy định của pháp luật thì lại chọn cách làm theo ý mình, làm cho bõ tức, để hăm dọa, rằn mặt. Và khi bị các cơ quan chức năng xử lý, thậm chí là khởi tố về tội làm nhục người khác thì lúc đó mới “ngớ” ra rằng mình đã vi phạm hành chính hoặc phạm tội. Đây là một thực tế khi những vụ việc nêu trên bị phát hiện và xử lý.

Dưới góc độ pháp luật,

Xử lý về hành chính :

Những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý về hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

Xử lý về hình sự:

Trong trường hợp các hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý về Hình sự với tội “làm nhục người khác” – Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009.

Điều 30 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 30, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 30 : Quyền được khai sinh, khai tử 

1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.

2. Cá nhân chết phải được khai tử.

3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

Thêm 04 loại chứng thư số khi giao dịch với cơ quan tài chính

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 156/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định 156/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2017. Theo đó:

Bổ sung 04 loại chứng thư số dùng để ký số trong giao dịch tài chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan tài chính bên cạnh chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, gồm:

– Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;

– Chứng thư số nước ngoài được công nhận;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cơ quan tài chính khi tham gia giao dịch điện tử có ràng buộc bởi điều ước quốc tế về chữ ký số mà Việt Nam là thành viên thì phải thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
 

Hướng dẫn trường hợp công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài

Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đăng ký kết hôn với nhau hoặc với người nước ngoài phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (TTHN) theo Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP . Cụ thể:

– CDVN thường trú tại Việt Nam, đủ tuổi kết hôn trước khi xuất cảnh theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (GXNTTHN) do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

– CDVN đã có thời gian cư trú ở nhiều nước phải nộp thêm GXNTTHN do Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi đã cư trú cấp, nếu không xin được GXNTTHN thì phải nộp văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân.

– CDVN đồng thời có quốc tịch nước ngoài phải nộp giấy tờ chứng minh TTHN do cơ quan thẩm quyền của nước người đó có quốc tịch cấp.

– CDVN thường trú ở nước ngoài không đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc đồng thời có quốc tịch nước ngoài nhưng thường trú ở nước thứ ba phải nộp giấy tờ chứng minh TTHN do cơ quan thẩm quyền của nước người đó thường trú cấp.

Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Hãng PEGA quảng cáo xe điện eSH bằng cách so sánh với Honda SH 2020 có vi phạm pháp luật?

Chiều ngày 11/1, hãng xe điện Pega trình làng mẫu xe hai bánh mới với tên gọi eSH được thiết kế tương đồng xe tay ga Honda SH “huyền thoại”. Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện hãng xe này đã mang sản phẩm của mình so sánh trực diện với mẫu Honda SH 2020. Mở đầu bài so sánh, ông Đoàn Ngọc Linh, CEO hãng xe điện Pega khẳng định, sản phẩm của mình học theo thiết kế của SH, nhưng đẹp hơn và không ngần ngại so sánh trực tiếp với Honda SH 2020.

Với việc chọn cách ra mắt sản phẩm mới của mình bằng việc so sánh trực tiếp với phân khúc sản phẩm xe tay ga cao cấp được nhiều người Việt ưa chuộng sẽ khiến nhiều người chú ý hơn và đây là một cách marketing, quảng cáo có thể được coi là khôn ngoan trong kinh doanh. Vậy việc mượn hình ảnh của sản phẩm cùng loại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình nếu nhìn dưới khía cạnh pháp luật thì phương thức quảng cáo này có hợp pháp?

Theo quy định quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012, thì hành vi quảng cáo được hiểu như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc quảng cáo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận là hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức buộc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Với việc quảng cáo sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp với một sản phẩm cùng loại khác, trong trường hợp này dù sản phẩm xe máy điện Pega eSH còn sản phẩm bị so sánh là xe tay ga SH, tuy nhiên về mặt bản chất, cả 02 sản phẩm đều là phương tiện di chuyển 02 bánh, có cùng phân khúc khách hàng nên hành vi này là không được pháp luật cho phép, vi phạm quy định của cả Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc so sánh sản phẩm với sản phẩm cùng loại khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, lôi kéo khách hàng bất chính, cụ thể:

  1. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Theo quy định tại khoản 6, Điều 109, Luật Thương mại 2005: Các quảng cáo thương mại bị cấm:

Với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo và cạnh tranh, hãng PEGA có thể đối mặt với những chế tài dân sự và xử phạt hành chính.

Chế tài hành chính:

Căn cứ theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

Hãng PEGA có thể bị xử phạt tiền 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi bị cấm trong quảng cáo và 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng khi vi phạm hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tịch thu khoản lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Về dân sự, hãng Honda có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phía PEGA buộc gỡ quảng cáo, bồi thường thiệt hại trên thực tế (nếu chứng minh được thiệt hại) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật