Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Có được lập cam kết về tài sản trước khi kết hôn?

Câu hỏi: 

Tôi và chồng sắp cưới đều có tài sản riêng và con riêng trong cuộc hôn nhân trước. Lần kết hôn này chúng tôi muốn thỏa thuận tài sản với nhau để tránh những rắc rối về sau. Vậy chúng tôi có được phép lập thỏa thuận này hay không?

Trả lời cau hỏi: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi,luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.” .

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận chế độ tài sản trước khi kết hôn như mong muốn của hai bạn.

Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do các bên thỏa thuận nhưng phải có những nội dung cơ bản theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể nội dung cơ bản như sau:

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan

Theo Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 17 của Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó, hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng phải được thực hiện bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Còn trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu, Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Dự kiến nghỉ tết âm lịch 2017

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ về các ngày nghỉ lễ Tết năm 2017. Do dịp lễ Tết có ngày làm việc xen kẽ dịp nghỉ cuối tuần nên Bộ đưa ra các phương án với số ngày nghỉ khác nhau.

Tết Dương lịch 2017: Nghỉ 3 ngày liên tiếp, từ ngày 31/12/2016 đến hết ngày 02/01/2017

Dịp Tết Âm lịch có hai phương án nghỉ 7 hoặc 10 ngày. Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng giêng năm Đinh Dậu). Do mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào hai ngày cuối tuần, công chức được nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5 Tết. Tổng cộng có 7 ngày nghỉ và không hoán đổi.

phuong

Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 đến hết 5/2/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng giêng năm Đinh Dậu). Việc hoán đổi ngày nghỉ thực hiện như sau: công chức đi làm thứ bảy 11/2/2017 nghỉ thứ sáu 3/2/2017, để kỳ nghỉ kéo dài 10 ngày liên tục.

phuongan

Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng, phương án nghỉ 7 ngày là hài hòa, không quá ngắn cũng không quá dài.

Dịp giỗ Tổ Hùng Vương Bộ Lao động cũng đưa ra hai phương án nghỉ một ngày hoặc 4 ngày. Phương án đầu tiên là nghỉ đúng một ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch (6/4).

Phương án thứ hai hoán đổi ngày nghỉ, công chức đi làm bù vào thứ bảy một tuần sau đó để được nghỉ liên tục 4 ngày cuối tuần từ thứ năm đến hết chủ nhật (6/4 đến 9/4/2017). Bộ Lao động ủng hộ phương án thứ hai.

Những dịp lễ khác sẽ nghỉ theo quy định của Luật Lao động.

Tết Dương lịch dự kiến nghỉ 3 ngày (31/12/2016 đến hết 2/1/2017).

Dịp 30/4 và 1/5 có bốn ngày nghỉ liên tiếp (29/4 đến 2/5/2017).

Quốc khánh 2/9 vào thứ bảy, công chức được nghỉ bù vào thứ hai, ngày 4/9, tổng cộng nghỉ liên tiếp 3 ngày.

Nếu Chính phủ thông qua phương án nghỉ 7 ngày Tết Âm lịch và không hoán đổi ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, công chức sẽ được nghỉ tổng cộng 18 ngày. Nếu theo phương án hai, số ngày nghỉ lễ, Tết sẽ tăng lên 24.

Cô gái bị ghép mặt vào clip sex: Người chia sẻ có thể bị phạt

Mới đây, diễn đàn hơn một triệu thành viên chia sẻ ảnh chụp cô gái khá xinh đẹp trong phòng tập gym, kèm những bức hình được cắt ra từ clip nhạy cảm.

co_gai_vinh_phuc_khon_don_vi_bi_nham_la_nhan_vat_trong_clip_sex_45584_co_gai_vinh_phuc_clip_sex0_resize

Câu chuyện cô gái bị ghép mặt vào clip sex thu hút sự chú ý của dân mạng

Cô gái đó là P.A (19 tuổi), hiện đang học tập tại Hà Nội. P.A kể lại, ngày 20/10, trong khi đang ngồi học trong lớp thì được hai người bạn thân thông báo sự việc. Hình ảnh trong phòng tập gym của cô bị ghép vào một bức ảnh được cắt ra từ clip sex và lan truyền rộng rãi.

Từ câu chuyện của P.A, nhiều người thắc mắc, những đối tượng ghép ảnh người khác ghép vào clip sex hoặc hình ảnh cắt từ clip sex rồi tung lên mạng sẽ bị xử lý thế nào? Những người chia sẻ hình ảnh nhạy cảm của người khác nhưng chưa kiểm chứng có phải chịu trách nhiệm?

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) phân tích, hành vi ghép mặt cô gái vào bức ảnh cắt từ clip sex và đăng lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)

“Hành vi trên có dấu hiệu cấu thành “tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 121 BLHS 2009 bởi, nó khiến nhiều người hiểu nhầm cô gái là nhân vật trong clip đồi trụy, làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của cô gái. Người phạm tội “Làm nhục người khác” có thể bị phạt tù tới 3 năm tù

Luật sư Tuấn Anh nhận định, đối tượng ghép mặt cô gái vào clip sex rồi tung lên mạng thì có thể bị truy tố về tội danh “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Luật sư cho biết thêm, những người không trực tiếp cắt ghép mặt cô gái vào ảnh chụp đoạn clip sex nhưng thực hiện hành vi đăng tải, chia sẻ hình ảnh này tới nhiều người gây ảnh hưởng có thể phải bồi thường thiệt hại cho cô gái.

“Theo Bộ luật dân sự năm 2005, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì phải bồi thường”,

Như vậy, những người cố ý hoặc vô ý lan truyền trên mạng internet những thông tin thiếu chính xác như đăng tải, chia sẻ thông tin, clip ghép mặt cô gái vào đoạn clip sex gây thiệt hại đến quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của cô gái thì trong mọi trường hợp đều có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho nạn nhân.

Tùy vào mức độ vi phạm, người đăng tải, chia sẻ các thông tin thiếu căn cứ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nạn nhân có thể bị xử lý hành chính với số tiền phạt từ 10 – 15 triệu đồng theo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện 2013.

Về phía cô gái bị ghép mặt trong đoạn clip nhảy cảm, luật sư Tuấn Anh cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình cô gái có quyền yêu cầu những người chia sẻ thông tin đó phải gỡ bỏ ngay lập tức hình ảnh gây ảnh hưởng đến mình, đồng thời xin lỗi và đính chính công khai.

Ngoài ra, cô gái có thể yêu cầu người chia sẻ thông tin thất thiệt về mình bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.

 

 

Gửi bưu kiện từ nước ngoài về có phải đóng thuế không?

Câu hỏi : Xin hỏi khi tôi nhận bưu kiện từ nước ngoài gửi về tầm 20 kg thì có phải đóng thuế không?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn tham khảo như sau: 

Do bạn không nói rõ hàng hóa bạn nhận từ nước ngoài là loại hàng hóa cụ thể nào, nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể mức thuế bạn phải nộp như thế nào. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số loại thuế liên quan đến việc
nhận hàng hóa của bạn như sau:
– Muốn biết thuế suất một loại hàng hóa cần xác định theo Bản danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC về hàng hóa đó
– Theo đó, muốn xác định một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất và thành phần cấu tạo, quy cách của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Do vậy, để biết về thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bạn nhận phải tùy
theo quy cách của hàng hóa bạn nhận, bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật sau:
a) Thông tư số 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu
b) Danh mục hàng hóa ban hành kèm thông tư số 65/2017/TT-BTC
– Trên cơ sở đó, bạn có thể tham khảo thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
– Căn cứ vào các quy định nêu trên, tùy thuộc vào loại hàng hóa và giá trị hàng hóa của bạn nhận từ nước ngoài để xác định bạn có phải nộp thuế hay không.

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Ngày nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam kéo theo đó là lực lượng lao động nước ngoài cũng di chuyển theo. Thực tế cho thấy rất nhiều người lao động nước ngoài đang gặp khó khăn trong quá trình xin giấy phép lao động tại Việt Nam. Luật Minh Bạch xin giới thiệu thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam để quý vị tham khảo:

Luật sư Nguyễn Văn Hân – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình Luật sư doanh nghiệp trên kênh truyền hình VITV

  1. Điều kiện để người nước ngoài được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật (không bị hạn chế lăng lực hành vi dân sự, không bị áp dụng các biện pháp hạn chế khác).

–  Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

–  Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

  1. Bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu quy định;

– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định;

– Lý lịch tư pháp tại nước ngoài (Giấy xác nhận không phạm tội) do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;

– Lý lịch tư pháp tại Việt Nam nếu người lao động đã từng cư trú tại Việt Nam;

– Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài ít nhất 5 năm đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành và ít nhất 3 năm đối với vị trí chuyên gia);

– 02 ảnh mầu 4×6 phông nền trắng, không đeo kính.

– Bản chứng thực Hộ chiếu;

– Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền;

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động…).

Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng dịch sang tiếng Việt.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

Thời gian thực hiện: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  1. Công việc thực hiện bởi Luật Minh Bạch

– Tư vấn cho khách hàng các quy định có liên quan đến việc xin giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, giải trình với cơ quan nhà nước (khi có yêu cầu) và thay mặt khách hàng nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tư vấn cho khách hàng thủ tục xin cấp visa dài hạn hoặc thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật.

Để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

  • Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232
  • Yêu cầu dịch vụ: 0987 832 333 
  • Gửi yêu cầu tư vấn qua email: luatsu@luatminhbach.vn
Chuyển từ cơ quan nhà nước sang tư nhân, nghỉ hưu thế nào?

Theo quy định tại điểm 1, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời gian làm việc của người lao động theo tiền lương do Nhà nước quy định thì:

“a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian”.

Thời gian làm việc theo tiền lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo quy định tại điểm 1, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 thì:

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Như vậy, người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bổ sung bản án tham nhũng vào việc THA dân sự trọng điểm

Nội dung này được đề cập tại Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Điều kiện đề nghị xét đặc xá trong trường hợp đặc biệt

TANDTC vừa ban hành Hướng dẫn 330/TANDTC-V1 về xét, đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt cho người bị kết án đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Theo đó, người bị kết án đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thuộc 01 trong các trường hợp đặc biệt được đề nghị xét đặc xá phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

+ Có nơi cư trú rõ ràng (có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội nơi quản lý người bị kết án).

+ Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, đơn vị nơi quản lý.

+ Đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung như phạt tiền, tiền bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác.

+ Tính đến ngày 30/11/2016, Quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Tòa án vẫn đang còn hiệu lực thi hành đối với người bị kết án.

Mẫu giấy biên nhận hồ sơ
TÊN CƠ QUAN TRAO HỒ SƠ
TÊN CƠ QUAN NHẬN HỒ SƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:………………

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2016

 

GIẤY BIÊN NHẬN

Hồ sơ….

————–

Họ và tên: …………………………………………….

Chức vụ, đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………….

Đã tiếp nhận hồ sơ của:

Ông (bà):  ………………………………………………………………………….. bao gồm:

1…………………………………………………………………………………………………………………..

3………………………………………………………….

4………………………………………………………….

5………………………………………………………….

6…………………………………………………………. .

……………………………………………….

……………………………………………….

 


Nơi nhận:
– Cơ quan trao hồ sơ
– Lưu: Hồ sơ.
 

NGƯỜI TIẾP NHẬN

 

Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Thứ nhất, thẩm định, thẩm tra dự tháo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có quyền chính thức xem xét, ban hành các văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại nếu thẩm định, thẩm tra không chính xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn không thống nhất trong pháp luật hiện hành.

Thứ hai, hoạt động thẩm định, thẩm tra còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh giá, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

Với tư cách là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa là căn cứ, cơ sở chuẩn mực cho mối quan hệ giữa chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với đối tượng thực hiện văn bản đó. Nếu không có hoạt động này thì đối tượng ban hành sẽ khó tiếp nhận được những thông tin khách quan về tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của dự thảo văn bản. Chẳng hạn, cùng một nội dung mà Nghị định của Chính phủ quy định khác so với Luật hoặc Pháp lệnh, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập, hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan thì giá trị pháp lý của dự thảo đó trên thực tế không có khả năng thực hiện. Với tư cách là những đánh giá, xem xét và đưa ra nhận xét nên ý nghĩa của thẩm định, thẩm tra là định hướng, chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ thể ban hành dự thảo. Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn có làm cho mối quan hệ giữa chủ thể soạn thảo với người ký (cơ quan có thẩm quyền ký, công bố) nắm được cách thức, trình tự thực hiện các dự thảo đó sau khi được ban hành.

Thẩm định, thẩm tra còn giúp làm giảm bớt sự căng thẳng giữa các ý kiến khác nhau của các cơ quan khi giải quyết những vấn đề có tính chất liên ngành bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết và thiết kế lại một hoặc nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đồng thời có thể giảm bớt chi phí về thời gian và vật chất cho việc soạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và có hiệu lực. Kinh nghiệm trong những năm qua cho thấy, các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể cải thiện được kết quả xây dựng pháp luật nhờ một quy trình thẩm định, thẩm tra tương đối khoa học, góp phần chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng pháp luật, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại, nếu thẩm định, thẩm tra không chuẩn xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác, nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn, không thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Chỉ có thông qua công tác thẩm định, thẩm tra của cơ quan, người có thẩm quyền mới đánh giá những mặt được, chưa được của các dự thảo và từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự thảo. Chẳng hạn, khi chúng ta tiến hành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng nước ta còn có hiện tượng giao các dự thảo cho các Bộ, Ngành chủ trì nội dung thì việc xem xét, đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo chất lượng là việc làm không thể thiếu được. Thông thường, xây dựng dự thảo chỉ khai thác những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình mà khó có cái nhìn tổng thể, do đó điều quan trọng là từ những ý tưởng ban đầu ấy nhiệm vụ của những người làm công tác thẩm định cần nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện và làm cho các ý tưởng đó trở thành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của đất nước.

Hơn nữa, ngoài giá trị là xem xét, kiểm tra (đôi khi là tư vấn) công tác thẩm định, thẩm tra còn tạo ra một cơ chế bắt buộc các chủ thể phải thực hiện các ý kiến của các cơ quan thẩm định. Giá trị pháp lý này ở nước ta còn bị coi nhẹ. Ở một số nước, vai trò thẩm định không chỉ dừng lại ở xem xét, kiến nghị mà chủ thể thẩm định còn có thể đưa các dự thảo ra trước công luận (báo chí) hoặc đề nghị xem xét dự thảo trước Tòa Hành chính (Ở Pháp và một số bang của CHLB Đức) hoặc Chính phủ trao thẩm quyền đình chỉ cho cơ quan thẩm định và thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ văn bản đó (tham khảo bài viết Vài suy nghĩ về hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Th.s Phí Thị Thanh Tuyền, Khoa hành chính-nhà nước Đại học Luật Hà Nội ).

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, có kiện đòi tiền bảo hiểm xã hội hay không?

Ông Lê Quang Hưng ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có câu hỏi : Khi làm thủ tục nhận trợ cấp thôi việc thì tôi mới biết hơn 10 năm nay công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Tôi có thể kiện công ty để đòi tiền bảo hiểm xã hội hay không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

                                      Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho Luật Minh Bạch.

Trong trường hợp này của bác, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đối với tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động, TAND có thẩm quyền giải quyết mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội. Ông có thể nộp đơn đến TAND quận nơi công ty đóng trụ sở để được xem xét, giải quyết.

Trân trọng!

Thủ tục đăng ký khai tử

Cơ quan thực hiện : Ủy ban nhân cấp xã 

Trình tự thực hiện : 

– Người có yêu cầu đăng ký khai tử trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai tử;

– Người thực hiện việc đăng ký khai tử có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

Yêu cầu : 

+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

– Người có yêu cầu đăng ký khai tử nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu thấy thông tin khai tử đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì ký Trích lục khai tử cấp cho người có yêu cầu; công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử, cùng người đi đăng ký khai tử ký tên vào Sổ.

Thành phần hồ sơ : 

* Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

– Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

* Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu;

– Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm   quyền cấp.

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Thời hạn giải quyết : Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật