Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Con riêng của vợ (chồng) có được hưởng di sản thừa kế không?

Câu hỏi : 

Người chồng có một đứa con riêng cùng sống với gia đình. Khi chết, người chồng không để lại di chúc. Vậy con riêng của người chồng có được hưởng gì từ căn nhà của vợ chồng người đã mất?

Trả lời :

Theo quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình 2014 : 

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Khi ngươì chồng chết thì căn nhà (tài sản chung của hai vợ chồng), theo quy định được chia làm hai phần khi chia di sản thưà kế, một phần thuộc quyền sở hữu sử dụng của người chồng, phần còn lại thuộc quyền sử dụng của người vợ. Phần của ngươì chồng được đem chia cho những ngươì thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: ông, bà, cha, mẹ đẻ của chồng (nếu còn sống), con rêing của chồng, con đẻ của người vợ với người chồng mỗi ngươì một phần ngang nhau theo điêu 653, 654 Bộ Luật Dân sự 2015 . Như vậy, khi phân chia di sản của người chồng, người con riêng sẽ được hưởng một phần ngang với các đối tượng khác cùng hàng thừa kế.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Từ ngày 01/01/2017, người đẹp được chụp ảnh khỏa thân

Đây là quy định mới tại Thông tư 10/2016/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu. Thông từ này có hiệu lực từ ngày 1/1/2017

Theo đó, bãi bỏ Điều 3 Thông tư 01 về hành vi người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu không được thực hiện, phổ biến, lưu hành.

Cụ thể là bãi bỏ các nội dung hiện hành đang cấm, như sau:

– Chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông;

– Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình hình ảnh tập thể, cá nhân thể hiện các Tiết Mục biểu diễn có nội dung vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2012/NĐ-CP và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông;

– Có hành động, phát ngôn không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật và vô ý hoặc cố ý phổ biến trên phương tiện truyền thông hoặc ngoài xã hội gây hậu quả xấu.

Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án kinh doanh thương mại

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN HOÃN PHIÊN TOÀ

                                     Kính gửi:       TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Tên tôi là:      Đặng Thị Nhiễu                              Sinh năm: 1948

Thường trú tại: TT54, ngõ 12, tổ 3, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tôi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Đống Á và Công ty Hải Dương Vina

Tôi được biết Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 08 tháng 06 năm 2018. Tôi tôn trọng và tự giác chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên vào ngày 08 tháng 06 gia đình tôi có việc bận, không thể đến tham gia phiên toà.

Vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý toà, Hội đồng xét xử cho hoãn phiên Toà dự kiến vào ngày 08 tháng 06 năm 2018 và chuyển sang một ngày khác để tôi có điều kiện tham gia và trình bày quan điểm, nguyện vọng.

Tôi cam kết, ngay sau khi xong xuôi công việc gia đình sẽ tuân thủ, chấp hành đầy đủ mọi quyết định của quý Toà.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                            Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2018

                                                                                                                                           Người làm đơn

 

                                                                                                                                          ĐẶNG THỊ NHIỄU

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Không thu hồi thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động nghỉ việc

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Công văn 2533/BHXH-QLT ngày 18/10/2016 của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) thành phố Hồ Chí Minh

Theo đó, khi có phát sinh giảm người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH ngay trong tháng đó; nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng thì phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng đó.

Đồng thời, cơ quan BHXH sẽ không thu hồi thẻ BHYT các trường hợp báo giảm

Ngoài ra, các đơn vị sử dụng lao động cần lưu ý những nội dung sau đây:

(i) Thực hiện báo giảm qua hệ thống giao dịch điện tử để xác định ngày báo giảm nêu trên. Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì ngày báo giảm tính từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ.

(ii) Thông báo cho người lao động thôi việc nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác thì đăng ký ngay tham gia BHYT theo hộ gia đình nhằm đảm bảo quyền lợi tham gia BHYT 05 năm liên tục.

(iii) Trường hợp người lao động báo giảm đang mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo có yêu cầu đóng hết giá trị thẻ còn lại để khám chữa bệnh trong khi chờ tham gia BHYT theo hộ gia đình thì cơ quan BHXH thực hiện theo yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động.

Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 18/10/2016 và bãi bỏ Khoản 1 của Công văn 1989/BHXH-QLT ngày 09/8/2016.

Mở cửa ô tô gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì?

Câu hỏi:

“Vợ tôi đang đi xe máy trên đường thì bất ngờ một chiếc ô tô mở cửa. Do khoảng cách quá gần, cô ấy tông vào cánh cửa rồi ngã ra đường. Nhưng người chủ xe trên không đồng ý bồi thường cho vợ tôi với lý do là vợ tôi không quan sát”. Tôi muốn hỏi người chủ xe có phạm lỗi không? Và vợ tôi có được bồi thường không?

logo-mblaw

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời tư vấn:

Theo Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe phải thực hiện quy định sau: “đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.”

Như vậy, việc lái xe taxi bất ngờ mở cửa là hành vi không bảo đảm an toàn về giao thông đường bộ khi dừng đỗ. Và người điều khiển phương tiện đã có lỗi trong việc gây ra tai nạn đối với vợ bạn.

Và theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 thì vợ bạn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện bồi thường Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.

Nếu người điều khiển phương tiện trên cố tình không bồi thường thì vợ bạn có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường, bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Trong trường hợp việc vi phạm về việc mở cửa xe mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bị xử phạt hành chính về lỗi “mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn” theo điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46 năm 2016 của Chính với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Còn nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng như gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng…hoặc gây ra hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo đó, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Điều 129 Bộ luật dân sự 2015

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực

Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp 

Yêu cầu : 

– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

+ Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

– Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

– Giấy tờ có trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trình tự thực hiện : 

– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì ghi vào Sổ thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, đồng thời cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định và phải được đóng dấu treo của Sở Tư pháp.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

+ Đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trong thời gian ít nhất 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.

+ Đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Sau khi có Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 10 ngày, Bộ Tư pháp gửi cho người được thôi quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định kèm theo bản trích sao danh sách những người được thôi quốc tịch, gửi 01 bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ để theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch. Đồng thời, thông báo cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người được thôi quốc tịch Việt Nam (nếu đăng ký khai sinh trong nước), hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh. Nội dung ghi chú bao gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định. Cán bộ ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm thực hiện ghi chú.

Trường hợp trước đây đương sự đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì thông báo được gửi cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nơi đã đăng ký khai sinh; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo tiếp cho Bộ Ngoại giao để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh được lưu tại Bộ Ngoại giao.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

– Bản khai lý lịch;

– Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch năm 2008;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài).

– Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

– Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Số lượng : 03 bộ 

Thời hạn giải quyết : 75 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền)

 

Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Thứ nhất, thẩm định, thẩm tra dự tháo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có quyền chính thức xem xét, ban hành các văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại nếu thẩm định, thẩm tra không chính xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn không thống nhất trong pháp luật hiện hành.

Thứ hai, hoạt động thẩm định, thẩm tra còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh giá, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

Với tư cách là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa là căn cứ, cơ sở chuẩn mực cho mối quan hệ giữa chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với đối tượng thực hiện văn bản đó. Nếu không có hoạt động này thì đối tượng ban hành sẽ khó tiếp nhận được những thông tin khách quan về tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của dự thảo văn bản. Chẳng hạn, cùng một nội dung mà Nghị định của Chính phủ quy định khác so với Luật hoặc Pháp lệnh, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập, hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan thì giá trị pháp lý của dự thảo đó trên thực tế không có khả năng thực hiện. Với tư cách là những đánh giá, xem xét và đưa ra nhận xét nên ý nghĩa của thẩm định, thẩm tra là định hướng, chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ thể ban hành dự thảo. Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn có làm cho mối quan hệ giữa chủ thể soạn thảo với người ký (cơ quan có thẩm quyền ký, công bố) nắm được cách thức, trình tự thực hiện các dự thảo đó sau khi được ban hành.

Thẩm định, thẩm tra còn giúp làm giảm bớt sự căng thẳng giữa các ý kiến khác nhau của các cơ quan khi giải quyết những vấn đề có tính chất liên ngành bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết và thiết kế lại một hoặc nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đồng thời có thể giảm bớt chi phí về thời gian và vật chất cho việc soạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và có hiệu lực. Kinh nghiệm trong những năm qua cho thấy, các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể cải thiện được kết quả xây dựng pháp luật nhờ một quy trình thẩm định, thẩm tra tương đối khoa học, góp phần chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng pháp luật, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại, nếu thẩm định, thẩm tra không chuẩn xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác, nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn, không thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Chỉ có thông qua công tác thẩm định, thẩm tra của cơ quan, người có thẩm quyền mới đánh giá những mặt được, chưa được của các dự thảo và từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự thảo. Chẳng hạn, khi chúng ta tiến hành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng nước ta còn có hiện tượng giao các dự thảo cho các Bộ, Ngành chủ trì nội dung thì việc xem xét, đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo chất lượng là việc làm không thể thiếu được. Thông thường, xây dựng dự thảo chỉ khai thác những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình mà khó có cái nhìn tổng thể, do đó điều quan trọng là từ những ý tưởng ban đầu ấy nhiệm vụ của những người làm công tác thẩm định cần nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện và làm cho các ý tưởng đó trở thành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của đất nước.

Hơn nữa, ngoài giá trị là xem xét, kiểm tra (đôi khi là tư vấn) công tác thẩm định, thẩm tra còn tạo ra một cơ chế bắt buộc các chủ thể phải thực hiện các ý kiến của các cơ quan thẩm định. Giá trị pháp lý này ở nước ta còn bị coi nhẹ. Ở một số nước, vai trò thẩm định không chỉ dừng lại ở xem xét, kiến nghị mà chủ thể thẩm định còn có thể đưa các dự thảo ra trước công luận (báo chí) hoặc đề nghị xem xét dự thảo trước Tòa Hành chính (Ở Pháp và một số bang của CHLB Đức) hoặc Chính phủ trao thẩm quyền đình chỉ cho cơ quan thẩm định và thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ văn bản đó (tham khảo bài viết Vài suy nghĩ về hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Th.s Phí Thị Thanh Tuyền, Khoa hành chính-nhà nước Đại học Luật Hà Nội ).

Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng để phục vụ yêu cầu kinh doanh riêng

Câu hỏi : 

Vợ chồng tôi muốn chia tài sản chung để phục vụ yêu cầu kinh doanh riêng của mỗi người. Xin cho biết văn bản chia tài sản chung phải có nội dung gì? có nhất thiết phải công chứng hay không?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Việc chia sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình, theo đó, khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.

Về thủ tục thực hiện việc chia sản chung, Nghị định của Chính phủ số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết hướng dẫn  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định cụ thể như sau:

– Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây: lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản), trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia, nếu có; thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung…

– Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải công chứng.

Thủ tục tuyên bố phá sản

 Luật phá sản 2014 của Việt Nam cũng có những thay đổi khi không còn định nghĩa về “Tình trạng phá sản” mà chỉ còn khái niệm “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Vậy như thế nào là mất khả năng thanh toán?

Theo đó, “Mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán” Điều 4          Luật phá sản 2014. Theo quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp bao gồm các dấu hiệu sau:

– Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Như vậy, nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

          Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp.

– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ.

– Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Do đó, không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trước đó. Cụ thể là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

– Thứ tư, khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.

– Thứ năm, bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều cách thức gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản…

Thẩm quyền của Tòa án :

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố

Toà án nhân dân huyện, quận có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, quận đó.

Những người có quyền nộp đơn : 

–   Chủ nợ

–   Ngư­ời lao động trong trư­ờng hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả đ­ược l­ương, các khoản nợ khác cho ngư­ời lao động

–   Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nư­ớc

–   Các cổ đông công ty cổ phần

–   Thành viên hợp danh công ty hợp danh.

Những người có nghĩa vụ nộp đơn : 

 Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Thành phần hồ sơ : 

I. Người nộp đơn là chủ nợ

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ng­ời làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đ­ợc doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;

đ) Quá trình đòi nợ;

e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

II. Người nộp đơn là người lao động      Đại diện cho ng­ười lao động đ­ược cử hợp pháp sau khi đ­ược quá nửa số ng­ười lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho ng­ười lao động đ­ược cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ng­ừơi làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Số tháng nợ tiền l­ương, tổng số tiền l­ương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả đ­ược cho ng­ười lao động;

đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

III. Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải đ­ược gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đ­ựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục đ­ược tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy đư­ợc ;

d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ ch­ưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm ;

đ) Danh sách những ng­ươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chư­a đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm ;

e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

IV Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà n­ước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đu­ợc thực hiện như mục III trên đây

V. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần

  1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn đ­ược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Tr­ường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đ­ược đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
  2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ược thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e .

VI. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh

1.Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ợc thực hiện như mục III.

Thời gian giải quyết : 

– Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.

– Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

– Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.

Điều 45 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 45, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 45: Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.

Có Nên Thừa Nhận Pháp Lý Cho Thuật Ngữ ‘Đất Ở Không Hình Thành Đơn Vị Ở’?

Việc thừa nhận thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” đang được nhiều chuyên gia đề xuất như một giải pháp pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Thuật ngữ này, mặc dù chưa được công nhận chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng đã được một số địa phương sử dụng để thu hút đầu tư vào phân khúc bất động sản này.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi nhằm tạo cơ chế cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng như condotel, villa, và biệt thự biển. Việc này được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng hàng nghìn dự án đang bị “mắc kẹt” do chưa có quy định pháp lý rõ ràng. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch, việc thừa nhận và hợp thức hóa thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” trong pháp luật là cần thiết. Điều này không chỉ giúp giải quyết các vướng mắc hiện tại mà còn tạo nền tảng pháp lý rõ ràng hơn cho việc phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật du lịch năm 2017

QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật