Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Công văn về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

________________

Số: xxx/LMB-CV

Về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________

 

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm ……………..

 

Kính gửi:

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                     

Tôi là Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật hợp danh Minh Bạch thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là người tham gia bào chữa cho bị cáo X trong vụ án cố ý gây thương tích đã được Tòa án nhân dân huyện X đưa ra xét xử sơ thẩm vào hồi X giờ X phút ngày X tháng X năm 2019.

Kính trình quý cơ quan về nội dung vụ án cụ thể như sau:

Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019, bị cáo A sau khi đi dự đám ma có đi lên nhà mới xây của anh C, sinh năm 1983, trú tại thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y để đậy máy do bị cáo A làm mộc cho C. Lúc này tại nhà C có ông Nguyễn Văn B, anh C và D sinh năm 1986 đều là người cùng thôn, bị cáo A ngồi cạnh ông B cùng uống nước nói chuyện, một lát sau thì có thêm bác Nguyễn Văn Bảy hàng xóm của C. Tại thời điểm này cả ông B và bị cáo A đều đã uống nhiều rượu.

Khoảng 12 giờ 30 phút, lúc đang nói chuyện, trêu đùa, bị cáo A nói ông B dạo này gầy thế, ông B không nói gì mà dùng tay trái bẻ ngón tay của bị cáo A kéo vặn tay ra sau làm bị cáo A ngã ra sàn, rồi tiếp tục dùng cùi trỏ đánh vào cổ bị cáo A. Bị đánh bất ngờ, bị cáo A theo phản xạ tự nhiên vung tay đánh trả nhưng không trúng, thấy vậy D chạy lại ôm lấy bị cáo A đẩy ra xa, trong lúc đó bị cáo A tiếp tục dùng chân không đá với trúng vào vùng cằm ông B. Sau đó được mọi người có mặt tại đó can ngăn nên hai bên không đánh nhau nữa, bị cáo A thì được bác Bảy đưa về, ông B được D đưa về.

Đến khoảng 5 giờ 30 phút ngày hôm sau 12/06/2019, E sinh năm 1982 ở cùng thôn đến nhà ông B thì phát hiện thấy ông B cởi trần nằm bất tỉnh, nhưng vẫn còn sống, trên giường miệng nôn ra nhiều máu nên đã gọi người đến cùng đưa đi Trung tâm y tế huyện X cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z cấp cứu.

Tại Trung tâm y tế huyện X, ông B được chẩn đoán “chấn thương sọ não kín – Tụ máu nội sọ/Tăng huyết áp”, kết quả chụp CT sọ não cho thấy có “tụ máu dưới màng cứng bán cầu não trái” (Bút lục 54, 56).

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z, ông B đã được chỉ định mổ cấp cứu “lấy máu tụ dưới màng  cứng, giải tỏa não + hồi sức” (bút lục 76).

Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 13/06/2019, gia đình ông B xin ra viện và sau đó ông B đã tử vong trên đường từ bệnh viện trở về nhà.

Đến 14 giờ 00 ngày 28/11/2019, Tòa án nhân dân huyện X đã quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành Bản án số X/2019/HS-ST qua đó tuyên bị cáo X phạm tội cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là “Làm chết người” theo khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình Sự 2015 với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Nguyễn Văn B trong khi không có căn cứ thuyết phục, còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ và đặc biệt là không xác định % tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với tội phạm cố ý gây thương tích.

Quan điểm của phía luật sư bào chữa cho bị cáo về vấn đề này như sau:

Tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự quy định:

            “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

  1. a) Làm chết người;”

Để có thể phạm tội cố ý gây thương tích theo cấu thành tăng nặng tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự nêu trên, trước hết hành vi của bị cáo A phải thỏa mãn cấu thành cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự.

Điều này đồng nghĩa với việc bị cáo A phải có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho bị hại Nguyễn Văn B mà tỷ lệ tổn thương cơ thể đạt từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp liệt kê từ điểm a đến điểm k, khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội cố ý gây thương tích (phải có % tỷ lệ tổn thương cơ thể).

Sau đó, từ tỷ lệ tổn thương cơ thể đã gây ra cho bị hại B mới cấu thành tội cố ý gây thương tích là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả bị hại B chết.

Tuy nhiên, tại các Quyết định trưng cầu giám định trong hồ sơ vụ án, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện X chưa yêu cầu giám định nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”

Từ đó dẫn đến các Bản kết luận giám định pháp y của Trung tâm pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh Z và Viện pháp y quốc gia cũng như Bản cáo trạng không thể hiện được nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”. Từ đó, đề nghị Tòa trả lại hồ sơ để làm rõ các nội dung sau:

  1. Giám định đối với tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với vết thương vùng môi, cằm trực tiếp gây ra do cú đá mà bị cáo đã thực hiện. Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể xác định được như trên với hậu quả chết người đã xảy ra?

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã bác bỏ quan điểm của Luật sư và nhận định tại bản án số X/2019/HS-ST ngày 28/11/2019: “Về trách nhiệm hình sự: Lời khai của bị cáo tại phiên tòa hôm nay phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người tham gia tố tụng khác, phù hợp kết luận giám định và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, có đủ cơ sở khẳng định, Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019 tại nhà C ở thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y. Do đã uống rượu không làm chủ được bản thân, Nguyễn Văn B đã có hành vi bẻ ngón tay cái của X và đánh cùi trỏ vào vùng cổ A thì bị A dùng chân đá một phát trúng vào vùng cằm vào mồm tạo ra một lực tác động lớn có chiều từ trước ra sau, từ dưới lên trên, tác động qua xương hàm, xương nền sọ, tới não làm tổ chức não va đạp vào xương vòm sọ gây dập tổ chức não vùng thái dương – chẩm trái, đồng thời gây chảy máu màng mềm vùng thái dương – đỉnh trái, chảy máu nội sọ từ từ tạo thành khối máu tụ lớn chèn ép vào não gây hôn mê, đến ngày 13/06/2019 thì Nguyễn Văn B tử  vong. Hành vi của bị cáo X đã đủ căn cứ để xác định bị cáo phạm vào tội Cố ý gây thương tích quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Viện kiểm sát nhân dân huyện X truy tố bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không có căn cứ.” Qua đó, quyết định tuyên bị cáo A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại Nguyễn Văn B.

Vì vậy, tôi kính đề nghị Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao giải đáp thắc mắc của tôi về việc “Khi tiến hành xét xử trong các vụ án về tội phạm cố ý gây thương tích có bắt buộc phải làm rõ % tỷ lệ tổn thương cơ thể hay không?” để làm căn cứ bào chữa cũng như căn cứ để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh xảy ra án oan sai.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý cơ quan.

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

 

 

 

 

  

 

 

 

 

  

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hãng PEGA quảng cáo xe điện eSH bằng cách so sánh với Honda SH 2020 có vi phạm pháp luật?

Chiều ngày 11/1, hãng xe điện Pega trình làng mẫu xe hai bánh mới với tên gọi eSH được thiết kế tương đồng xe tay ga Honda SH “huyền thoại”. Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện hãng xe này đã mang sản phẩm của mình so sánh trực diện với mẫu Honda SH 2020. Mở đầu bài so sánh, ông Đoàn Ngọc Linh, CEO hãng xe điện Pega khẳng định, sản phẩm của mình học theo thiết kế của SH, nhưng đẹp hơn và không ngần ngại so sánh trực tiếp với Honda SH 2020.

Với việc chọn cách ra mắt sản phẩm mới của mình bằng việc so sánh trực tiếp với phân khúc sản phẩm xe tay ga cao cấp được nhiều người Việt ưa chuộng sẽ khiến nhiều người chú ý hơn và đây là một cách marketing, quảng cáo có thể được coi là khôn ngoan trong kinh doanh. Vậy việc mượn hình ảnh của sản phẩm cùng loại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình nếu nhìn dưới khía cạnh pháp luật thì phương thức quảng cáo này có hợp pháp?

Theo quy định quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012, thì hành vi quảng cáo được hiểu như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc quảng cáo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận là hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức buộc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Với việc quảng cáo sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp với một sản phẩm cùng loại khác, trong trường hợp này dù sản phẩm xe máy điện Pega eSH còn sản phẩm bị so sánh là xe tay ga SH, tuy nhiên về mặt bản chất, cả 02 sản phẩm đều là phương tiện di chuyển 02 bánh, có cùng phân khúc khách hàng nên hành vi này là không được pháp luật cho phép, vi phạm quy định của cả Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc so sánh sản phẩm với sản phẩm cùng loại khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, lôi kéo khách hàng bất chính, cụ thể:

  1. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Theo quy định tại khoản 6, Điều 109, Luật Thương mại 2005: Các quảng cáo thương mại bị cấm:

Với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo và cạnh tranh, hãng PEGA có thể đối mặt với những chế tài dân sự và xử phạt hành chính.

Chế tài hành chính:

Căn cứ theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

Hãng PEGA có thể bị xử phạt tiền 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi bị cấm trong quảng cáo và 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng khi vi phạm hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tịch thu khoản lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Về dân sự, hãng Honda có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phía PEGA buộc gỡ quảng cáo, bồi thường thiệt hại trên thực tế (nếu chứng minh được thiệt hại) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Hiện nay, Việt Nam đang mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập thị trường kinh doanh, việc giao lưu với các nước có nền kinh tế đã và đang phát triển là rất rộng, hàng hoa tiêu dùng không chỉ có xuất xứ từ trong nước mà còn từ nước ngoài du nhập vào, với giá cả hợp lý, tính năng phù hợp nên càng được người Việt ưa chuộng.

Tuy nhiên để hàng hóa có thể thông quan qua cửa khẩu thì doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục Hải quan.

Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan.

– Bước 2: Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.

* Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;

b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;

d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;

g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.

 Thời hạn giải quyết:         

– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)

– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác

Kể từ 01/06/2014 Thông tư 15 chính thức có hiệu lực thay thế Thông tư 12 và không đề cập đến thời hạn sang tên đổi chủ xe qua nhiều chủ mà chỉ quy định về thủ tục như sau:

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

Đăng ký sang tên xe tỉnh khác chuyển đến:

a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15).

b) Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) và Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

c) Chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định.

Liệu có lỗ hổng nào từ quy trình ủy thác nhập khẩu thuốc vào Việt Nam dẫn đến tình trạng nhập khẩu thuốc kém chất lượng

Trong thời gian vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi một loại kháng sinh nhập khẩu của công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco. Đáng lưu ý, đây không phải lần đầu mà công ty Sahaco vi phạm vấn đề này, trước đó Dược phẩm Sohaco cũng nhiều lần bị Cục Quản lý Dược Bộ y tế cấm lưu hành, thu hồi và xử phạt vì nhập khẩu thuốc kém chất lượng. Từ vụ việc này, ta phải đặt ra câu hỏi liệu quy trình nhập khẩu ủy thác hay công tác quản lý, cấp phép có lỗ hổng nào cho các doanh nghiệp “khai thác và tận dụng”  lỗ hổng đó nhập khẩu thuốc, dược phẩm kém chất lượng về Việt Nam. Để khi “sự đã rồi” thì các cơ quan chức năng lại phải tự đi tìm cách gỡ rối, giải quyết và hậu quả thì hoàn toàn do người tiêu dùng gánh chịu.

Về quy trình ủy thác nhập khẩu ở Việt Nam được quy định cụ thể tại chương 4 của Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Theo đó, Điều 17 Nghị định này quy định :

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.”

Mà dược phẩm là hàng hóa xuất nhập khẩu phải có giấy phép.

Công ty Sohaco khi nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu dược phẩm từ nước ngoài về Việt Nam phải được cấp phép.

Về Điều kiện tham gia nhập khẩu, xuất khẩu và ủy quyền nhập khẩu thuốc, dược liệu :

Quy định tại Điều 3 Thông tư 47/2010 của Bộ y tế:

Thương nhân Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu thuốc, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phúng xạ.

Thương nhân được phép ủy thác nhập khẩu thuốc theo đúng phạm vi hoạt động quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phúng xạ.

 Ngoài ra, còn một loại các yêu cầu và điều kiện khác như hạn sử dụng thuốc, chất lượng về bao bì…..Trong đó có điều kiện về phiếu kiểm nghiệm:

“ Khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải xuất trình Hải quan cửa khẩu bản chính phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho từng lô thuốc nhập khẩu của nhà sản xuất trừ dược liệu và các thuốc quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 17 và 18 của Thông tư này.

Hải quan cửa khẩu lưu bản sao phiếu kiểm nghiệm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu.”

=> Như vậy, theo quy định thì quy trình để viên thuốc đi từ nước ngoài vào đến tay người tiêu dùng ở Việt Nam là rất nghiêm ngặt và khắt khe. Tuy nhiên, vẫn xảy ra những vụ việc thuốc kém chất lượng được lưu thông, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng thì một phần trách nhiệm lớn từ các cơ quan quản lý và cấp phép.

 *Trách nhiệm:

Về  trách nhiệm của các doanh nghiệp khi nhập khẩu, ủy quyền nhập khẩu thuốc, dược phẩm kém chất lượng thì trong thông Tư 47/2010 mới chỉ quy định chung chung:

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2010 của Bộ y tế quy định:

Thương nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, ủy thác, nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn của thuốc nhập khẩu theo quy định của Luật Dược, Luật Thương mại và các quy định khác về quản lý chất lượng thuốc hiện hành”

Chính vì vậy, chưa có một cơ chế và một chế tài đủ sức răn đe, khiến cho các doanh nghiệp “ nhờn luật” vẫn ngang nhiên làm trái, coi thường tính mạng, sức khỏe của người dân.

Điều 94 Bộ luật dân sự 2015

Điều 94. Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Chi phí giải thể pháp nhân;

b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.

Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Bình luận khoa học về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hoại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Điểm mới so với BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 quy định 04 khoản, BLHS năm 2015 quy định 07 khoản, có nhiều điểm mới cụ thể:

Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”.

Bổ sung các trường hợp phạm tội là người “đang chấp hành hình phạt tù”, “đang bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Tách các trường hợp phạm tội gây thương tích ở các mức độ khác nhau với các tình tiết tăng nặng định khung tương ứng để quy định mức hình phạt cho phù hợp. Trong đó khoản 2 quy định mức hình phạt tù tối đa từ 07 năm giảm xuống còn 05 năm. Đồng thời bổ sung các tình tiết tăng nặg bổ sung: “Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Điểm mới của tội phạm này sau khi được sửa đổi bổ sung tháng 06/2017 so với BLHS năm 2015

Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 07 khoản thành 06 khoản.

Sửa khoản 1: Bỏ 03 tình tiết định khung là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. Điểm a bổ sung cụm từ “Dùng vũ khí, vật liệu nổ”; Điểm 2 thay cụm từ “Sunfuric (H2SO4) bằng cụm từ “nguy hiểm” bỏ cụm từ “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Điểm k bổ sung cụm từ “bị giữ”. Khoản 2 sửa hình phạt tù tối đa từ 05 năm lên 06 năm. Khoản 3 tăng hình phạt tù cả mức tối thiểu và tối đa (04 năm đến 07 năm thành 05 năm đến 10 năm) và quy định các trường hợp phạm tội cụ thể định khung. Khoản 4 tăng mức phạt tù tối đa từ 12 năm lên 14 năm, quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 5 và khoản 6 gộp lại thành khoản 5, tăng mức phạt tù tối thiểu từ 10 năm lên 12 năm tù và cao nhất đến tù chung thân; Quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 6 quy định những trường hợp cụ thể chuẩn bị phạm tội.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: Đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, điều khiển để chó cắn nạn nhân, bị tra tấn,… Có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự làm tổn hại cho sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay,…

Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bị coi là tội phạm.

Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là tội phạm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác. Theo nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 thì “phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của cong người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá,… gây thương tích cho người khác.
  • Dung axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ kh ẩu hoặc chứng minh nhân dân,… để xác định tổi nạn nhân. Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn,… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật ngeuyền, thương binh nặng,…
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp,… Về tình tiết “phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình”, xem thêm mục 3.3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006.
  • Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê.
  • Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

3. Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS. Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Hình phạt

Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k như phân tích trên.

Khung 2: Quy định hình phạt từ từ 02 năm đến 06 năm thuộc một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều này.

Khung 3: Quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản 3 Điều này.

Khung 4: Quy định phạt tù từ 07 năm đến 17 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 4 Điều này.

Khung 5: Quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Trong các tình tiết tăng nặng cần lưu ý:

Để xác định mức độ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và có phải thuộc vùng mặt hay không căn cứ vào kết quả giám định pháp y thương tích. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019  của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Phạm tội dẫn đến chết người là trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân nhưng không may nạn nhân chết, việc nạn nhân chết là người ý muốn của người phạm tội. Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải nguyên nhân nào khác, ở đây cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người với những thương tích của nạn nhân do người phạm tội gây ra.

Khung 6: Quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

  • Chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội còn có thể bị xem xét về tội liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ (theo Điều 304, 305, 306).
  • Thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Mẫu giấy biên nhận hồ sơ
TÊN CƠ QUAN TRAO HỒ SƠ
TÊN CƠ QUAN NHẬN HỒ SƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:………………

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2016

 

GIẤY BIÊN NHẬN

Hồ sơ….

————–

Họ và tên: …………………………………………….

Chức vụ, đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………….

Đã tiếp nhận hồ sơ của:

Ông (bà):  ………………………………………………………………………….. bao gồm:

1…………………………………………………………………………………………………………………..

3………………………………………………………….

4………………………………………………………….

5………………………………………………………….

6…………………………………………………………. .

……………………………………………….

……………………………………………….

 


Nơi nhận:
– Cơ quan trao hồ sơ
– Lưu: Hồ sơ.
 

NGƯỜI TIẾP NHẬN

 

Điều 102 Bộ luật dân sự 2015

Điều 102. Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.

2. Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.

3. Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật