Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

Các tổ chức hành nghề luật sư có thể thành lập chi nhánh ở các tỉnh khác nơi mình đặt trụ sở chính. Với chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động giống tổ chức hành nghề mở ra chi nhánh.

Cơ quan thực hiện : Sở tư pháp 

 Trình tự thực hiện : Tổ chức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

Thành phần hồ sơ : 

1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (theo mẫu).
2. Quyết định thành lập Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có ghi nhận nội dung “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập”.
3. Quyết định bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư.
4. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh (Bản chính đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp TP.HCM cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp tỉnh, thành khác cấp).
5. Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư của Trưởng Chi nhánh (bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
6. Biên bản họp thành viên (nếu tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh là Công ty luật hợp danh và Công ty TNHH 02 thành viên trở lên).
7. Hợp đồng làm việc/lao động với tổ chức hành nghề luật sư của Trưởng Chi nhánh (nếu Trưởng Chi nhánh không phải là thành viên của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh).
8. Giấy tờ chứng minh trụ sở. Đối với trường hợp thuê, mượn trụ sở thì trong hợp đồng phải ghi cụ thể vị trí, diện tích và mục đích thuê, mượn; trường hợp sử dụng nhà riêng để làm trụ sở thì phải có văn bản xác định cụ thể vị trí, diện tích dùng làm trụ sở.
Thời gan thực hiện : 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hành vi làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Thời gian vừa qua báo chí truyền thông đăng tải nhiều thông tin cho biết nhiều đối tượng giang hồ cộm cán nhưng lại… “bị tâm thần” nên không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và xác định những trường hợp này có hồ sơ bệnh án tâm thần tuy nhiên những bệnh án này đều được làm giả để trốn tránh trách nhiệm hình sự. Với hành vi làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần này, tùy theo cách thức, thủ đoạn làm giả mà cơ quan tố tụng xác định có hay không hành vi phạm tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ hay Làm giả con dấu tài liệu.

Với hồ sơ bệnh án tâm thần giả do các bệnh viện tâm thần địa phương làm ra, cần phải làm rõ cách thức, thủ đoạn làm giả, người làm giả để có căn cứ xác định có hay không có tội phạm và phạm tội gì.

Với loại hồ sơ do giám định viên, bác sĩ được phân công kiểm tra, xác nhận thì hành vi của người làm giả sẽ thuộc vào trường hợp thi hành công vụ, nhiệm vụ. Lúc này, họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, trái công vụ được giao.

Nếu người này đã nhận hoặc có hứa hẹn sẽ nhận được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất để làm giả hồ sơ bệnh án, thì việc làm giả của họ có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ

(Điều 354 BLHS 2015 quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm cho đến tù chung thân hoặc tử hình tùy theo tính chất và mức độ của hành vi phạm tội), người đưa tiền có dấu hiệu của tội Đưa hối lộ (Điều 364 BLHS 2015 quy định: Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng cho đến 20 năm tùy theo tính chất và mức độ của hành vi phạm tội).

Còn nếu không chứng minh được tình tiết đã hoặc sẽ nhận lợi ích thì người phạm tội có thể bị xem xét về tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS 2015 quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 15 năm tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm) hoặc tội danh Giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS 2015 quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi giả mạo trong công tác, thì bị phạt tù từ 01 năm cho đến 20 năm tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội).

Trong trường hợp người làm giả là những cá nhân không được phân công công việc đó, thì sẽ xác định họ không có chức vụ, quyền hạn đối với việc làm giả. Do đó, họ sẽ không bị định tội danh đối với nhóm về chức vụ, mà có thể xem xét theo tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS 2015 quy định: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội).

Về trách nhiệm đối với người sử dụng hồ sơ giả, nếu họ có mục đích dùng hồ sơ để trốn tránh việc bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật (không chứng minh được có tội Đưa hối lộ), thì có thể bị xem xét theo tội danh Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 nêu trên.

Việc làm giả giấy tờ trên thực tế không chỉ do những người trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện mà còn do những người khác thực hiện. Trường hợp này được xác định là giả về nội dung và hình thức.

Việc làm giả giấy tờ diễn ra rất phức tạp trong thực tế và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Việc làm giả không chỉ xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác cho xã hội. Các ngành, các cấp và mọi người dân cần chung tay đấu tranh, ngăn chặn, tạo môi trường xã hội bình đẳng, văn minh

Căn cứ pháp lý về tình trạng không có năng lực trách nhiệm dân sự và căn cứ miễn trách nhiệm dân sự đối với các hành vi trên.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả

Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định về việc chi trả chi phí thực tế để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Thông tư 32/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/11/2016.

mangthaiho

Ảnh minh họa

Theo đó, trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả sẽ phát sinh trong các trường hợp sau:

– Giai đoạn chuẩn bị mang thai;

– Quá trình áp dụng kỹ thuật chuyển phôi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

– Kỹ thuật thăm khám, sàng lọc, điều trị và xử trí các bất thường, dị tật của bào thai (nếu có) và theo dõi, chăm sóc thai nhi;

– Quá trình sinh đẻ và chăm sóc trong vòng 42 ngày sau sinh cho người mang thai hộ hoặc cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;

– Khám sức khỏe tổng quát cho người mang thai hộ sau khi sinh;

– Khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe trong trường hợp người mang thai hộ có biến chứng sau sinh liên quan đến sức khỏe sinh sản.

 

Hệ số lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật

banner1

Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định viên chức chuyên ngành mỹ thuật được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Cụ thể:

– Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I (mã số V.10.08.25) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

– Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II (mã số V.10.08.26) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

– Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III (mã số V.10.08.27) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

– Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng IV (mã số V.10.08.28) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Điều 292 BLHS 2015: Cần hiểu đúng và minh bạch trong quy định

Trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực (ngày 1/7/2016), trên một số trang báo, trên mạng xã hội …. đã rộ lên thông tin liên quan đến việc xử lý hình sự đối với các hành vi kinh doanh trên Facebook, trên website hay đưa ra nhận định “Nguyễn Hà Đông có thể bị xử lý hình sự về hành vi kinh doanh game Flappy Bird” ….nếu không đăng ký. (more…)

LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG KHÔNG?

Theo nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm tại việc tại Việt Nam quy định những người được cấp giấy phép lao động tại Việt nam phải có các điều kiện sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Theo quy định trên thì lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là  lao động phổ thông nên không thể xin cấp giấp phép lao động. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam muốn xin cấp giấy phép lao động phải là giám đốc điều hành, nhà quản lý chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên.

Bổ sung bản án tham nhũng vào việc THA dân sự trọng điểm

Nội dung này được đề cập tại Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Bổ sung án Tham nhũng vào việc Thi hành án trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

thamnhung

 

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

 

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Tục “cướp vợ, bắt vợ” và các vấn đề pháp lý liên quan

Ngày 4/2, trên mạng xã hội lan truyền video nhóm thanh niên bắt một cô gái về làm vợ tại ngã ba xã Châu Lộc (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Mặc dù cô gái đã gào thét, vùng vẫy nhưng nhóm thanh niên quyết không thả.

  1. Thưa Luật sư, trường hợp “cướp vợ, bắt vợ” mà nhóm thanh niên và người chủ mưu có vi phạm pháp luật không ? nếu vi phạm sẽ đối chiếu với điều luật nào ?
  2. Sự việc trên đã đủ để khởi tố vụ án hay không?
  3. Theo Luật sư, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần làm gì để thức tỉnh, cảnh tỉnh những người có hành vi như trên ?
  4. Được biết, hiện nay rất nhiều địa phương có phong tục “bắt vợ”, nhiều người lợi dụng phong tục để ép các cô gái về làm “vợ”. Vậy theo Luật sư, phong tục này có phù hợp với quy định pháp luật và nếp sống văn minh ngày nay hay không ? Nếu để phong tục này tiếp diễn thì có thể gây nên những hậu quả ra sao, thưa luật sư ?

a

         Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Trong trường hợp này, hành vi “cướp vợ, bắt vợ” mà nhóm thanh niên thực hiện đối với cô gái ở Nghệ An đã có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Cụ thể ở đây là tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Theo đó:

“Điều 123: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

  1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với người thi hành công vụ;
  6. d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

  1. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Hành vi của các thanh niên trong clip “bắt vợ” hoàn toàn đủ cấu thành tội phạm.

Thứ nhất, về mặt khách thể tội phạm:

Đây là tội phạm xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của công dân. Qua clip ta có thể thấy được sự ép buộc phải lên xe máy của nhóm thanh niên đối với cô gái trẻ.

Thứ hai, về mặt khách quan tội phạm:

Mặt khách quan được thể hiện ở hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật. Trong trường hợp này, nhóm thanh niên là người không có thẩm quyền, chức năng hoạt động nhà nước và cô gái cũng không phải trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng vì lý do cá nhân (bắt vợ) mà có hành vi bắt người trái phép.

Thứ ba, về chủ thể tội phạm:

Nhóm thanh niên có hành vi “cướp vợ, bắt vợ” (đủ 16 tuổi và có đủ năng lực TNHS).

Thứ tư, mặt chủ quan tội phạm:

Đây là tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp (thể hiện qua hành vi giữ tay chân, ép buộc cô gái lên xe gắn máy).

Như vậy, với hành vi như diễn ra trong clip, nhóm thanh niên đã bắt người trái pháp luật khi có hành vi dùng vũ lực như trói, khóa tay hoặc đe dọa dùng vũ lực buộc cô gái phải lên xe máy đến nơi theo ý chý của họ thì hành vi này hoàn toàn đủ cấu thành tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Ngoài ra, nếu hành vi bắt, giữ người trái pháp luật của nhóm thanh niên mà gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho cô gái thì còn có thể truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và các tình tiết liên quan khác thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án theo đúng quy định pháp luật.

          * Ý kiến cá nhân về phong tục “bắt vợ, cướp vợ”

Phong tục bắt vợ hay bắt chồng thường diễn ra ở môt số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây được coi là một nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên. Tuy nhiên, với xã hội tiên tiến, văn minh như hiện nay, cá nhân tôi cho rằng, phong tục này chỉ nên được giữ lại theo “hình thức”. Tức là khi tiến hành “bắt vợ, cướp vợ” thì hai bên đã có sự đồng thuận, chỉ coi hành vi này như một nét đẹp nhằm bảo toàn văn hóa và truyền thống của dân tộc.

Phong tục này nếu diễn ra mà không có biểu hiệu thể hiện sự đồng ý của các bên liên quan thì người thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định Điều 123 BLHS hiện hành quy định về hành vi bắt giữ người trái pháp luật  và dẫn tới các hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Hơn thế nữa, hiện nay Luật hôn nhân gia đình cũng đã quy định một cách cụ thể chi tiết về chế độ hôn nhân tại Việt Nam và công dân Việt Nam bất kể tôn giáo, dân tộc phải tuân thủ theo quy định của Luật.

Chính vì thế, chính quyền quản lý các cấp và các ban ngành có thẩm quyền phải tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là cho các dân tộc thiểu số để mọi người có thể hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật. Từ đó loại bỏ và cải tiến một số hủ tục, đảm bảo các nét văn hóa truyền thống được lưu giữ trong khuôn khổ của pháp luật.

Công ty Luật Minh Bạch

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Với xu thê hội nhập ngày càng sâu và rộng của các doanh nghiệp Việt Nam, trong những năm gần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với các thị trường chính như: Lào, Campuchia, Singapore, Úc, Ấn Độ, Công Gô, EU, Mỹ…Khi các doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài sẽ cần thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và nhận lợi nhuận từ nước ngoài chuyển về. (more…)

Nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng wifi

Ngày 16/10/2017, Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn 541/CATTT-TĐQLGS cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin trên các thiết bị sử dụng mạng Wifi. 

Theo đó, đối tượng tấn công có thể nghe lén, giải mã giao thức mã hóa và đọc được nội dung của các gói tin mà trước đây được cho là an toàn. Lỗ hổng này có thể bị lợi dụng để đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản trực tuyến, thông tin riêng, nội dung chat, thư điện tử, hình ảnh, video…được truyền qua mạng không dây.

Lỗ hổng này tồn tại trong chính nội tại của giao thức mạng không dây Wifi chứ không liên quan đến các sản phẩm hay cách thức triển khai mô hình mạng, bất cứ thiết bị mạng không dây nào sử dụng giao thức mã hóa WPA/WPA2 đều có thể là mục tiêu của hình thức tấn công. Theo đánh giá, các thiết bị Android, Linux, Apple, Windows, OpenBSD, MediaTek, Linksys và nhiều thiết bị khác cũng có thể bị tấn công bằng việc điều chỉnh cách thức tấn công KRACKs cho phù hợp.

Hình thức tấn công này ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị phát sóng Wifi sử dụng giao thức WPA/WPA2. Và tùy thuộc vào cấu hình của hệ thống mạng, đối tượng tấn công thậm chí còn có thể thay đổi nội dung gói tin, hay đính kèm mã độc tống tiền, mã độc gián điệp vào các gói tin và để người dùng tự lây nhiễm.

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh việc đối tượng tấn công lợi dụng lỗ hổng để thực hiện những cuộc tấn công mạng nguy hiểm, Cục ATTT khuyến nghị các quản trị viên tại các cơ quan, đơn vị và người dùng thực hiện:

Đối với người dùng:

– Lỗ hổng trên các thiết bị phát sóng không dây khó có thể sẽ có bản vá ngay lập tức, vì vậy cần thường xuyên theo dõi các bản cập nhật trên các thiết bị cầm tay, các thiết bị di dộng, trình điều khiển card mạng không dây của máy tính và các thiết bị phát sóng Wifi để cập nhật ngay khi có các bản vá mới.

– Luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân, hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web.

– Tiếp tục duy trì giao thức mã hóa WPA/WPA2 cho các thiết bị phát sóng không dây sử dụng tại gia đình kết hợp với mật mã ở mức độ khó cao, do đây vẫn là giao thức mã hóa an toàn nhất hiện nay ngăn chặn được các hình thức tấn công giải mã khác.

Đối với cơ quan, tổ chức:

– Cảnh báo tới người dùng trong tổ chức và thực hiện các biện pháp như nêu trên đối với người dùng;

– Chủ động theo dõi các thông tin từ các cơ quan chức năng và các tổ chức về an toàn thông tin để kịp thời cập nhật các bản vá cho các thiết bị mạng của mình, đồng thời đôn đốc các cán bộ đang làm việc trong cơ quan, tổ chức chủ động thường xuyên theo dõi và cập nhật các thiết bị đầu cuối khi có bản cập nhật mới.

– Liên hệ ngay với các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết.

Khi triển khai các nội dung nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Quý đơn vị có thể liên hệ với Cục ATTT, số điện thoại: 04.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vn để được phối hợp, hỗ trợ.

Xử phạt lỗi “vượt đèn vàng” có đúng quy định pháp luật?

Quy định xử phạt vượt đèn vàng, đèn đỏ trong Nghị định 46 nhiều người không hiểu luật, kể cả một số cơ quan báo chí, nên đã tuyên truyền sai về việc xử phạt. Thực chất quy định này không mới và đã có từ nhiều năm qua, chỉ có chút thay đổi về chế tài xử phạt.

vuot-den-vang

Ảnh minh họa

Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định:

Tôi cho rằng, đang có đại đa số người đưa ra quan điểm không tán thành việc xử phạt khi “vượt đèn vàng” chưa nhận thức đúng về tín hiệu đèn giao thông. Trong hệ thống các văn bản pháp quy Việt Nam, không có khái niệm về “vượt đèn vàng” mà chỉ có hành vi vi phạm hành chính khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, cụ thể ở đây là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng.

Về quy chuẩn giao thông trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn tồn tại 3 tín hiệu đèn như vậy. Ý nghĩa và vị trí của đèn vàng là đèn “giải phóng ngã tư” (điểm giao cắt có đèn tín hiệu). Có thể hiểu nôm na là thế này: Khi đèn vàng bật sáng, nếu ai đã đi qua vạch dừng thì phải đi tiếp, trong trường hợp người tham gia giao thông chưa đi đến vạch dừng mà tín hiệu đèn vàng đã sáng thì buộc người đó phải dừng trước vạch dừng.

Tại mục 9.3 của bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29/5/2012 (đang có hiệu lực tại thời điểm hiện nay) đã quy định rất chi tiết về ý nghĩa của đèn vàng: “9.3.2. Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn dừng lại, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.Vậy, việc người tham gia giao thông tiếp tục đi khi đèn vàng đã bật sáng (trước thời điểm người đó đến vạch dừng) là hành vi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.

Hành vi này rõ ràng sẽ gây ra nguy hiểm đối với những người tham gia giao thông khác cũng như chính người tham gia giao thông có hành vi “vượt đèn vàng” đó. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với Luật Giao thông đường bộ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành; và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác về giao thông đường bộ. Bởi theo nguyên tắc tham gia giao thông thì khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định để đảm bảo an toàn (Điều 24 Luật Giao thông đường bộ). Như vậy, khi đến các đoạn đường giao nhau (có hoặc không có đèn tín hiệu) thì nghĩa vụ của người điều khiển phương tiện là phải giảm tốc độ. Vậy, người tham gia giao thông hoàn toàn có điều kiện để có thể dừng trước vạch dừng khi đèn vàng bật sáng và không thực hiện hành vi vi phạm giao thông để bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà