Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng

Bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng trong siêu thị hay các cửa hàng tiện ích có sử dụng máy quét mã vạch…

Luật Minh Bạch chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch uy tín, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Luật Minh Bạch được coi là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng đầu tại Hải Phòng. Với những chuyên viên nhiều kinh nghiệm tư vấn và đăng ký mã số mã vạch, chúng tôi sẽ cung cấp cho Khách hàng một dịch vụ toàn diện về mã số mã vạch như sau:

Phạm vi tư vấn dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng:

Tư vấn về việc việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm;

Tư vấn việc xử lý vi phạm, yêu cầu xử lý và bồi thường thiệt hại khi mã số mã vạch bị làm giả, sử dụng trái phép;

Tư vấn soạn thảo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng cho khách hàng;

Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho Khách hàng;

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng bao gồm:

Bản đăng ký mã số mã vạch (02 bản) (theo mẫu Luật Minh Bạch soạn);

Danh mục dản phẩm đăng ký mã số mã vạch (02 bản) (theo mẫu Luật Minh Bạch soạn);

Biên nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch (01 bản) (theo mẫu);

Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư (02 bản).

Phí đăng ký mã số mã vạch gồm có phí dịch vụ và phí duy trì, cụ thể:

Phí dịch vụ đăng ký mã số mã vạch: 2.500.000 VND

Phí duy trì được quy định như sau:

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số:

Phí duy trì 500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số:

Phí duy trì 800.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 1000 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số:

Phí duy trì 1.500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 10.000 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số:

Phí duy trì 2.000.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100.000 loại sản phẩm)

Các lưu ý cho doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch

  1. Khi đăng kí sử dụng, doanh nghiệp phải đóng phí đăng kí và phí duy trì cho năm đầu tiên.
  2. Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đến cơ quan nhà nước
  3. Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải nộp trước 30/6 hàng năm
  4. Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch (MSMV), đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi.
  5. Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch (MSMV), đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch (MSMV).

Để được tư vấn chi tiết dịch vụ xin vui lòng gọi: 0987 892 333 hoặc Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

 

5.0 sao của 1 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt?

Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì có thể được miễn chấp hành hình phạt.

Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên. Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trong giai đoạn thi hành án hình sự khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật

  • Căn cứ miễn chấp hành hình phạt:

Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định:

+ Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự).

+ Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự).

Trong đó  “lập công lớn” được hiểu  là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát  minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Những thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký cấp “sổ đỏ” từ 03/3/2017

Trình tự và thủ tục đăng ký

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chuyển hồ sơ của cá nhân, hộ gia đình lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Bộ phận có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, viết phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 3: Chuyển hồ sơ đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 4: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất.

Khi đủ điều kiện thì viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình chủ tịch UBND huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 5: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện

Bước 6: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất chuyển kết quả cho Bộ phận trả cho người sử dụng đất hoặc trả kết quả cho UBND xã để trả cho người sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồ sơ

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK.

+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ:

+ Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.

+ Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

+ Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

+ Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 1/7/1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

+ Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ có thể chứng minh việc sử dụng đất lâu dài, không tranh chấp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

+ Giấy tờ được quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết tại các điểm (a), (b), (c), Khoản 54, Điều 3 về thi hành Luật Đất đai 2013:

+ Giấy mua bán viết tay trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

+ Giấy tờ mua bán viết tay trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 kèm theo giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

+ Di chúc nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

+ Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

+ Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01/LPTB).

+ Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01/TSDĐ).

+ Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

Bản sao về việc thực hiện nghiã vụ tài chính liên quan đến đất.

– Hóa đơn thu tiền thuế sử dụng đất qua các năm

Các khoản tiền phải nộp

Tiền sử dụng đất: Nếu quyền sử dụng đất của gia đình bạn đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như nêu trên thì gia đình bạn không phải đóng tiền sử dụng đất.

Lệ phí trước bạ: 0,5% Theo quy định tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ (Thông tư 124/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 45/2011/NĐ-CP).

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo thông tư 106/2010/TT-BTC hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận.

Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận.

Đối với tổ chức: Mức thu tối đa không quá 500.000 đồng/giấy. Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy.

Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận: Mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.

Lưu ý: Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp Giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Chi phí lập bản vẽ nhà đất, chi phí này bạn cần trả cho đơn vị đo vẽ.

Thời gian hoàn thành thủ tục cấp

Nghị định 01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định thi hành Luật Đất đai, quy định thời gian thực hiện một số thủ tục hành chính về đất đai và những trường hợp mở rộng được cấp quyền sử dụng đất như sau:

-Thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất; tách thửa, hợp thửa đất, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý tối đa là 15 ngày.

– Thủ tục đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, vợ, chồng, nhóm người sử dụng đất… tối đa là 10 ngày.

– Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày.

– Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày.

– Gia hạn sử dụng đất là không quá 7 ngày.

– Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất là không quá 5 ngày.

– Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 10 ngày.

– Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày.

– Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày.

– Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày.

– Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 3 ngày.

– Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 3 ngày.

– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 5 ngày.

– Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.

– Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày.

– Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp là không quá 10 ngày.

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang Công ty Cổ Phần

Mô hình công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân làm chủ sở hữu, tự mình quyết định mọi hoạt động của công ty, dễ quản lý hoạt động của công ty. Nhưng nó khó huy động vốn vì không phát hành được cổ phần, cổ phiếu. Khi chuyển nhượng vốn góp cho các thành viên khác thì mô hình không phù hợp nữa mà phải chuyển đổi loại hình, so với các loại hình thì công ty cổ phần là loại hình ưu điểm nhất, dễ trong quá trình huy động vốn, nguồn nhân lực, có thể phát hành cổ pần, cổ phiếu.

MBlaw sẽ tư vấn và soạn thảo cho khách hàng những hồ sơ cần thiết để thay đổi chuyển đổi loại hình công ty sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của công ty

I. Cơ sở pháp lý

1.Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan 

2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

II. Dịch vụ tư vấn của MBLAW :

  • Tư vấn, kiểm tra điều kiện là cổ đông của công ty của công ty;
  • Tư vấn chức danh của người đại diện theo pháp luật phù hợp với nhu cầu của công ty, loại hình công ty;
  • Soạn thảo hồ sơ thay đổi loại hình  công ty;
  • Đại diện Qúy khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi quá trình thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp tới khi ra kết quả và bàn giao cho Qúy khách hàng;
  • Đại diện Qúy khách hàng thực hiện công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quôc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn cho Qúy khách hàng các thủ tục sau khi thay đổi loại hình công ty từ công ty TNHH sang Công ty Cổ phần như: cách thức thông báo cho khách hàng, đối tác, ngân hàng và thay đổi các loại giấy phép con có chứa thông tin của công ty cũ ( Công ty TNHH)

Cơ quan thực hiện : Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở

III.Thành phần hồ sơ : 

  • Thông báo thay đổi doanh nghiệp
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông
  • Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý của chủ sở hữu cho các thành viên còn lại nhận chuyển nhượng để thực hiện chuyển đổi
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần
  • Danh sách cổ đông sáng lập
  • Điều lệ công ty cổ phần
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của các cổ đông công ty
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp và kèm theo bản sao chứng minh thư của người đi nộp hồ sơ

Thời gian thực hiện : 7-10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ ( Trừ ngày nghỉ, lễ)

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Người dân được phép kiểm tra kế hoạch của CSGT?

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều Điều 12 của Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT thì CSGT chỉ được dừng xe người tham gia giao thông trong 02 nhóm trường hợp sau:

1-canhsatgiaothong

Hình ảnh minh họa

Một là, trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;  tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Đây là nhóm trường hợp thực tế đã có sự vi phạm pháp luật giao thông của người tham gia giao thông.

Hai là, dừng xe theo mệnh lệnh, kế hoạch, văn bản… của cơ quan công an theo quy định.

Đây là nhóm trường hợp chưa xác định được thực tế có vi phạm pháp luật giao thông của người tham gia giao thông hay không.

Thông tư 01/2016/TT-BCA liệt kê cụ thể các trường hợp CSGT được phép dừng xe như trên là nhằm tránh sự lạm quyền, gây khó khăn của một bộ phận CSGT đối với người dân nhưng cũng đảm bảo kỷ cương, sự phù hợp của pháp luật với thực tiễn.

CSGT được phép dừng xe trong những trường hợp trên là hoàn toàn hợp lý; nhưng giả sử nếu một bộ phận CSGT cố tình gây phiền hà cho người tham gia giao thông bằng cách không thuộc các trường hợp nêu trên vẫn dừng xe và bảo “Theo kế hoạch, mệnh lệnh, văn bản…” thì người dân phải làm sao?

Theo tinh thần của pháp luật thì “nói có sách, mách có chứng”; bởi vậy, nếu CSGT muốn dừng xe người tham gia giao thông trong nhóm trường hợp thứ hai buộc phải xuất trình cho người tham giao giao thông biết mệnh lệnh, kế hoạch, văn bản…. Có như vậy mới đảm bảo sự minh bạch, hợp tác giữa người dân với CSGT và là sự giám sát trực tiếp hiệu quả của nhân dân đối với người có thẩm quyền.

Nếu mệnh lệnh, kế hoạch… của cơ quan công an chỉ có một bản thì CSGT có thể sao thành nhiều bản để đảm bảo mỗi tổ tuần tra, kiểm soát giao thông phải có một bản cho người dân xem.
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—————­­­­­­­—

ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

Đối với Bản án số ………………………. ngày ……………………….

của Toà án nhân dân ……………………..

      Kính gửi: CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

 

Người yêu cầu thi hành án: Công ty TNHH ……………………………………………………………………………………………….

Giấy ĐKKD số: ………………….. do ………………………………………………………… cấp ngày …………………………………….

Địa chỉ:  …………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông ………………………….. – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty.

Công ty TNHH ………………………. làm đơn này yêu cầu Cơ quan Thi hành dân sự huyện ………………………………….., tỉnh ……………………………….thi hành Bản án số: …………………………….. ngày  …………………………….. của Toà án nhân dân ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Nội dung yêu cầu:

  • Công ty TNNH …………………………………………. thanh toán tiền thuê nhà xưởng từ tháng 5/2015 đến ngày 05/01/2017 cho Công ty TNHH ………………………………………….. số tiền là 350.000.000đ (Ba trăm năm mươi triệu đồng) chậm nhất vào ngày 31/12/2017.
  • Công ty TNNH …………………………………………………………. dịch chuyển toàn bộ tài sản, máy móc, thiết bị của công ty ra khỏi nhà xưởng thuê của Công ty TNHH ………………………………………… để trả lại nhà xưởng cho Công ty TNHH ……………………………………………………. gồm: 1.330m2 kho (trong đó 1.200m2 kho chính và 130m2 kho phụ) tại …………………………………………………………………….. có vị trí: Phía Đông giáp …………………., phía Tây giáp …………………………., phía Nam giáp …………………………………………, phía Bắc giáp …………………

Hình dáng kho: Kết cấu bằng thép lợp mái tôn, sơn màu xanh, kho hình chữ nhật. Phần kho chính chiều dài 60m, chiều rộng 20m, chiều cao 7,5m. Tổng diện tích 1.200m2. Phần kho phụ bán mái 5 gian, chiều dài 30m, chiều rộng 4,3m, tổng diện tích 130m2.

Thời gian: Công ty TNNH ………………………………………………………. phải dịch chuyển toàn bộ tài sản, máy móc, thiết bị chậm nhất vào ngày 31/12/2017.

Công ty TNHH …………………………………. kính đề nghị Thi hành án dân sự huyện …, tỉnh ………………………………… yêu cầu: Công ty TNHH ……………………………………………………….. thực hiện các yêu cầu trên theo bản án đã tuyên.

Trân trọng cảm ơn!

 

Đính kèm: (bản sao)

–  Bản án số …;

– Giấy đăng ký kinh doanh ….

Hà Nam, ngày  tháng … năm

Người yêu cầu

 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mới nhất năm 2017

         Hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm: giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật; tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cho mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Là ngành nghề có điều kiện .

MBLAW sẽ tư vấn , giải đáp trực tiếp cho khách hàng và soạn thảo hồ sơ cho quý khách hàng, và thay mặt quý khách hàng liên hệ làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Dịch vụ tư vấn du học là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, để có thể kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam cần phải làm những công việc sau

Bước 1: Thực hiện thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
1. Giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị:
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Giải trình việc đáp ứng các điều kiện đối với hoạt động tư vấn du học.
2. Thời hạn thực hiện dự kiến: 35 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
1. Giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị:
– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:

Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
2. Thời hạn thực hiện dự kiến: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 hoặc 0987.892.333 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Các quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại

1. Miễn trách nhiệm trong trường hợp mà các bên đã thỏa thuận

          Pháp luật thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng. Do vậy, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài.Theo nguyên tắc chung, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận, nếu không trái với pháp luật thì đều có giá trị pháp lý. Xuất phát từ đó, luật thương mại năm 2005 đã quy định “các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nếu có sự thỏa thuận của các bên về trường hợp đó được miễn trách nhiệm” tại điểm a khoản 1 điều 294.

          Tuy nhiên, khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dun hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng. Nhưng kể cả khi hợp đồng đã ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. Khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại một thỏa thuận không bằng văn bản sẽ gặp những khó khăn nhất định.

          Về vấn đề này, pháp luật nhiều nước cũng có những quy định. Pháp luật Anh coi thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp lý, tuy nhiên, những thỏa thuận miễn trách nhiệm do vi phạm những điều kiện cơ bản của hợp đồng thì được coi là không có hiệu lực pháp lý. Pháp luật dân sự Đức quy định, bên vi phạm không thể được miễn trừ trách nhiệm trong tương lai do cố ý vi phạm hợp đồng.

Pháp luật trong nước điều chỉnh về vấn đề này chỉ dừng lại ở mức độ chung, chưa đưa ra điều kiện để công nhận thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm hợp đồng giữa các bên. Rõ ràng đã có sự thiếu xót ở đây bởi quy định này của nước ta mới chỉ đơn giản là công nhận trường hợp miễn trừ trách nhiệm hợp đồng đã được các bên thỏa thuận trước mà không lưu ý tới trường hợp một trong các bên lợi dụng sự tồn tại của điều khoản miễn trừ trách nhiệm để vi phạm hợp đồng, để họ không phải chịu biện pháp chế tài nào, hậu quả là sự bất bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng thương mại không thể tránh khỏi.

2. Miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.

          Theo quy định của điểm b khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng. Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

          Theo đó, để được xem là bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn 3 nội dung sau:

   Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng. Tức là sự  kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: bão, lụt, sóng thần… các sự kiện chính trị, xã hội: đình công, bạo loạn, chiến tranh…, ngoài ra còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài lan sang và thiêu rụi nhà máy…

      Thứ hai, là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được. Năng lực đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một thương nhân bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu. Ví dụ khu vực nhà máy của bên vi phạm thường xuyên có bão vào mùa mưa nhưng do tính bất ngờ và khó kiểm soát của bão nên việc dự đoán bão có xảy ra hay không đối với một thương nhân là không thể lường trước được. (chiến tranh, bạo loạn, đình công… hay các thảm họa thiên nhiên khác)

      Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không thể tránh được về mặt hậu quả. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.

          Để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng thõa mãn 3 điều kiện vừa nêu.

    Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ. Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

  • 05 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
  • 08 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

      Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày.

3. Miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

           Trường hợp miễn trách nhiệm này được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 294 Luật thương mại năm 2005. Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm đó không phải do lỗi của bên vi phạm mà là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là phải do lỗi của bên bị vi phạm. Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm.

     Ngoài ra, điều 80 công ước viên 1980 cũng có quy định tương tự: “một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ xuất của chính họ”. Như vậy, có thể thấy Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã đảm bảo sự tương thích với pháp luật thương mại quốc tế trong việc quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà việc vi phạm đó hoàn toàn do lỗi của bên kia.

4. Miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

          Điểm d khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định: trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng là một căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.

          Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.

Ví dụ: Công ty M chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công ty M bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh. Theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, công ty M phải hủy toàn bộ cơ sở sản xuất để tránh lây lan bệnh dịch. Thực hiện quyết định này khiến cho công ty M không thể cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K theo hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp này, công ty M được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CHỈ THỊ CÁCH LY TOÀN XÃ HỘI TRONG VÒNG 15 NGÀY VÀ QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DỊCH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Tính đến buổi chiều ngày 31/03/2020, số người dương tính với dịch bệnh Covid tại Việt Nam đã lên đến con số trên 200 người. Có thể thấy số người nhiễm bệnh vẫn tăng theo theo từng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vì vậy, ngay trong ngày 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch Covid 19. Qua đó, chỉ đạo hạn chế di chuyển, cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ ngày 01/04/2020.

Đây là Chỉ thị thứ 07 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 kể từ ngày 28/01/2020. Các chỉ thị trước đó đã được ban hành bao gồm:

– Ngày 28/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 31/01/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 25/02/2020, Chỉ thị 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19;

– Ngày 04/03/2020, Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn của sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid 19;

– Ngày 11/03/2020, Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19 trong tình hình mới;

– Ngày 27/03/2020, Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid 19;

Theo quy định, những chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo nhiệm vụ của Chính phủ đã được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước”.

Việc liên tục ban hành những chỉ đạo sát sao, khẩn trương của Chính phủ và các Bộ ban ngành cho thấy sự quyết liệt, quyết tâm của họ trong việc đẩy lùi dịch bệnh truyền nhiễm Covid 19 lớn đến mức nào.

Cũng căn cứ theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối với dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A như Covid 19, chỉ cần có ít nhất một trường hợp người bệnh được chẩn đoán xác định dương tính là đã đủ điều kiện để Bộ Y tế công bố dịch. Trong trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người thì Bộ Y tế sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố dịch.

Theo thông tin mới nhất, trưa ngày 01/04/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 525/TTr-BYT ngày 31/03/2020.

Tại điều 01 của Quyết định này nêu rõ tên gọi của dịch bệnh, thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh; tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.

Việc đưa ra quyết định công bố dịch cũng là hành động cụ thể hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng mới ban hành ngay ngày 31/03/2020, có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày 01/04/2020 về chỉ đạo cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh tới đời sống kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Ngoài ra, hành động trên cũng cho thấy sự khẩn trương, nghiêm túc và nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, nhằm đưa nền kinh tế đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển vốn có, giúp người dân quay trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.

Theo như phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid 19 thì ông đề nghị các Bộ ban ngành cũng như người dân phải kỷ luật, quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đẩy lùi dịch bệnh và phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm Covid 19 ở Việt Nam.

Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, thì khả năng cao trong thời gian sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh giống như Mỹ, Italy, Thái Lan, Indonesia và các nước chịu ảnh hưởng nặng nề khác.

Nếu trường hợp này xảy ra, có thể Chính phủ và các Bộ ban ngành sẽ có thể đưa ra các biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ hơn trong việc phòng, chống dịch bệnh. Điều này sẽ vô tình khiến cuộc sống của người dân có thể chịu ảnh hưởng và chịu nhiều bất tiện hơn.

Trong giai đoạn cao điểm tòa quốc chống dịch này, các cá nhân, cơ sở kinh doanh dịch vụ có vi phạm quy định về phòng, chống dịch, không thực hiện đúng chỉ đạo gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Về xử phạt vi phạm hành chính

Với cơ sở kinh doanh:

– Vẫn tiến hành hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ kinh doanh. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

– Tăng giá bán khẩu trang, nước rửa tay: Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp ngân sách nhà nước phần thu lợi bất chính. Căn cứ pháp lý: Điểu 17 Nghị định 109/2013.

Với cá nhân:

– Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng. Không đeo khẩu trang dù là quên, vô ý hay vì bất kỳ lý do nào khác thì pháp luật bắt buộc phải biết và chấp hành giống như khi tham gia giao thông vậy. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi không khai báo, khai báo gian dối bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi trốn khỏi khu cách ly: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 2.000.000 đồng – 10.000.000 đồng, đồng thời bị cưỡng chế bắt quay trở lại khu cách ly. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 1, điểm b, khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013.

– Hành vi cố ý tập trung nơi đông người: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 6, Điều 11 Nghị định 176/2013.

Xử lý hình sự

Đối với những hành vi nếu gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và thiệt hại lớn về tài sản có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Một số hành vi thường gặp có thể bị xử lý hình sự như:

– Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ (Như bar, kara, mát xa, thẩm mỹ,…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Trốn cách ly, không khai báo, khai báo không đầy đủ, khai báo gian đối với người đã được xác định là nhiễm bệnh thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Người chưa nhiễm Covid 19 nhưng sống trong khu vực cách ly, phong tỏa mà trốn khỏi khu cách ly, không tuẩn thủ quy định cách ly, không khai báo y tế, khai báo gian dối hoặc không đầy đủ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Đăng thông tin không chính thống, sai sự thật về dịch bệnh Covid gây hoang mang dư luận thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại điều 288. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

– Lợi dụng sự khan hiếm hàng hóa để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyên công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm.

Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ cũng như các Bộ ban ngành để cùng chung tay đẩy lùi Covid 19, cùng đoàn kết đưa Việt Nam tới chiến thắng như Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng.

Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Hiện nay, việc các startup hay công ty khởi nghiệp sáng tạo đang được thúc đầy thành lập với số lượng ngày càng lớn. Theo quy định tại nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết về Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đã tạo ra hành lang pháp lý cho loại hình đầu tư mới tại Việt Nam nhưng trên thế giới các nước đã áp dụng từ rất lâu.

Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, có ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Như vậy, theo quy định tại Khoản 4, điều 2 của nghị định số 38/2018/NĐ-CP thì Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp và có ngành nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Hồ sơ cần cung cấp bao gồm:

  • Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân của các thành viên/cổ đông công ty và người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về công ty quản lý quỹ khởi nghệp sáng tạo.

Thời gian thực hiện: từ 3-7 ngày làm việc.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hành vi “xâm phạm đê điều” qua góc nhìn pháp lý. Có truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Vụ việc

Nhiều km đê sông Thái Bình của tỉnh Hải Dương bị xâm phạm bởi hoạt động khai thác đất bãi trái phép gây ra hiện tượng sụt lún, sạt lở thậm chí mất nhiều tuyến đê. Nhiều diện tích đê sông gần như mất trắng khó có khả năng phục hồi.

Từ ngày 01/01/2007 Luật đê điều 2006 của nước ta đã có hiệu lực thi hành, vậy quy định cụ thể về trách nhiệm đối với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ đê điều là thế nào? Chế tài đối với hành động xâm phạm đê điều được pháp luật quy định ra sao?

de-dieu

Ảnh minh họa

Luật sư Trần Tuấn Anh (giám đốc công ty Luật Minh Bạch) trả lời:

Luật đê điều đã có từ năm 2006 và có hiệu lực từ đầu năm 2007, trong Luật này cũng đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm bảo vệ đê điều, không những là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền địa phương mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân. Nói như vậy để chúng ta có thể thấy được Đảng và Nhà nước ta ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ đê điều trong hoạt động điều hành kinh tế, xã hội của đất nước. Bởi khi gặp sự cố về đê điều thì thường gây ra hậu quả rất lớn đối với đời sống kinh tế, xã hội nói chung và tính mạng, sức khỏe, tài sản của từng công dân.

Chính vì vậy, Luật Đê điều năm 2006 ngoài việc giao trách nhiệm thống nhất về quy hoạch, quản lý đê điều cho Chính phủ, mà cơ quan tham mưu trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thì cũng đã thành lập một bộ phận chuyên trách để quản lý đê điều tại từng địa phương. Cụ thể trách nhiệm này được giao cho “Hạt quản lý đê”,  là đơn vị của Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh; có trụ sở làm việc, có con dấu và tài khoản riêng.

Hạt quản lý đê có thể có chức năng quản lý đê điều trong phạm vi một huyện hoặc liên huyện.

Lực lượng này có chức năng trực tiếp quản lý và bảo vệ đê điều, từ đê cấp III đến đê cấp đặc biệt.

Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ việc tổ chức quản lý do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Như vậy, chức năng chính về quản lý đê điều tại địa phương là thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Ngoài lực lượng chuyên nghiệp trong quản lý đê nêu trên thì pháp luật về đê điều còn quy định chi tiết về “Lực lượng quản lý đê nhân dân”. Lực lượng này  do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.

Lực lượng này có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều, được hưởng thù lao.

Đối với xử vi phạm về đê điều, Luật Đê điều và Nghị định số: 113/2007/NĐ-CP quy định cụ thể: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Cụ thể:

Đối với chế tài hành chính, thì mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ đê điều là 100.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và mức phạt tối đa sẽ là 200.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm (NĐ số: 139/2013/NĐ-CP)

Trong trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm về chính sách đê điều gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tại Bộ luật Hình sự hiện hành chưa có điều luật nào quy định riêng biệt, cụ thể về Tội xâm phạm hoạt động đê điều. Đây chính là nguyên nhân tại sao chưa có hành vi xâm phạm đê điều nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi nếu muốn xử lý thì lại phải áp dụng điều luật liên quan đến hủy hoại tài sản của Nhà nước.

Tuy nhiên, đến Bộ luật Hình sự năm 2015 thì đã bổ sung hành vi xâm phạm đê điều thành một tội phạm riêng biệt tại Điều 238 BLHS với mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù. Tôi cho rằng, điều này là cần thiết và thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với hành vi xâm phạm hoạt động đê điều hiện nay.

 

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật du lịch năm 2017

QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật