Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 103 Bộ luật dân sự 2015

Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.

2. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.

3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

55 lỗi mà người đi xe máy sẽ bị tước giấy phép lái xe

Người lái xe máy mắc phải 55 lỗi sau đây sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng (tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lỗi) theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

TT Hành vi vi phạm Căn cứ pháp lý Thời gian bị tước Giấy phép lái xe
1 Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe Điểm b Khoản 4 Điều 6 01 đến 03 tháng
2 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông Điểm c Khoản 4 Điều 6
3 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định Điểm i Khoản 4 Điều 6
4 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông Điểm m Khoản 4 Điều 6
5 Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc Điểm b Khoản 5 Điều 6
6 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ Điểm đ Khoản 5 Điều 6
7 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Khoản 6 Điều 6
8 Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy Điểm a Khoản 7 Điều 6
9 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h Điểm a Khoản 8 Điều 6
10 Tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 9, Khoản 10 Điều 5; Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều 6; Điểm b Khoản 7 Điều 7; Điểm b Khoản 6 Điều 33. Khoản 7 Điều 11
11 Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép Điểm c Khoản 5 Điều 17
12 Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung Khoản 9 Điều 46
13 Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông Điểm d Khoản 5 Điều 17 01 đến 03 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

14 Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 7 Điều 6 02 đến 04 tháng
15 Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn Điểm c Khoản 7 Điều 6
16 – Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6
17 Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các lỗi sau đây:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6 03 đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

18 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều 6 và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 1 Điều 6 02 đến 04 tháng
19 Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” và gây tai nạn giao thông Điểm c, Khoản 1 Điều 6
20 Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 1 Điều 6
21 Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 1 Điều 6
22 Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước và gây tai nạn giao thông Điểm e Khoản 1 Điều 6
23 Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 1 Điều 6
24 Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 1 Điều 6
25 Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 6 và gây tai nạn giao thông Điểm i Khoản 1 Điều 6
26 Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 2 Điều 6
27 Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và gây tai nạn giao thông Điểm c Khoản 2 Điều 6
28 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 2 Điều 6
29 Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 2 Điều 6
30 Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 2 Điều 6
31 Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 3 Điều 6
32 Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 3 Điều 6
33 Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 3 Điều 6
34 Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 3 Điều 6
35 Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 3 Điều 6
36 Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép và gây tai nạn giao thông Điểm m Khoản 3 Điều 6
37 Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước và gây tai nạn giao thông Điểm n Khoản 3 Điều 6
38 Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính và gây tai nạn giao thông Điểm o Khoản 3 Điều 6
39 Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 4 Điều 6
40 Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 4 Điều 6
41 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và gây tai nạn giao thông Điểm c Khoản 4 Điều 6
42 Dừng xe, đỗ xe trên cầu và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 4 Điều 6
43 Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 4 Điều 6
44 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định và gây tai nạn giao thông Điểm i Khoản 4 Điều 6
45 Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác và gây tai nạn giao thông Điểm k Khoản 4 Điều 6
46 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và gây tai nạn giao thông Điểm m Khoản 4 Điều 6
47 Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 5 Điều 6
48 Chạy trong hàm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 5 Điều 6
49 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 5 Điều 6
50 Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định và gây tai nạn giao thông Điểm e Khoản 5 Điều 6
51 Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ Điểm b Khoản 8 Điều 6 03 đến 05 tháng
52 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Điểm c Khoản 8 Điều 6
53 Vi phạm các quy định sau đây mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

 

Khoản 10 Điều 6
54 Đua xe trái phép Điểm b Khoản 4 Điều 34 03 đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

55 Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) Khoản 11 Điều 6 22 đến 24 tháng
Xoay quanh các vụ xe sang trùng biển số: Nghi vấn mua bán thông tin?

Thật giả lẫn lộn khi mới đây, hình ảnh những chiếc xe hạng sang như Mercedes Benz E300, Porsche bị làm giả biển số xảy ra không phải hiếm gặp, điều đáng lưu ý là những chiếc xe này, dù có biển số giả hay thật, đã “chạm mặt” nhau trên đường. Những trường hợp như trên đã khiến dư luận đặt ra câu hỏi về hành vi mua bán thông tin chính chủ của những chiếc ô tô hạng sang này để làm giả biển số, giấy tờ nhằm bán xe nhập lậu, xe cầm cố không có giấy tờ. Với tinh thần phổ cập những kiến thức pháp luật vào đời sống. Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty luật Minh Bạch đã có những chia sẻ nhằm giải đáp thắc mắc của người dân về hành vi mua bán, làm giả thông tin cũng như thể hiện quan điểm của mình về cách xử lý những trường hợp vi phạm

Đọc thêm tại đây 

Không xác định được người đại diện pháp luật của hợp tác xã, tranh chấp dân sự giải quyết như thế nào?

Khi tranh chấp dân sự mà một bên là hợp tác xã nhưng thực tế đương sự không xác định được tình hình hoạt động của hợp tác xã, không tìm được người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thì xử lý như sau :

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thể tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định tình hình hoạt động và người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã tham gia tố tụng, tùy từng trường hợp xử lý như sau:

– Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản; hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Hợp tác xã năm 2003 và khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì căn cứ vào quyết định thành lập hợp tác xã, điều lệ hoạt động của hợp tác xã (nếu có) để xác định người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Nếu người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã chết thì những xã viên còn sống (theo Luật hợp tác xã năm 2003) hoặc những thành viên hợp tác xã (theo Luật hợp tác xã năm 2012) còn sống có quyền bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng. Trường hợp không thể bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án yêu cầu thành viên hợp tác xã còn sống tham gia tố tụng.

– Trường hợp hợp tác xã đã bị chia, tách: Theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của hợp tác xã bị chia, tách và là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã bị chia, tách. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới sẽ tham gia tố tụng tại Tòa án.

– Trường hợp hợp tác xã bị hợp nhất, sáp nhập với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác thì người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi hợp nhất, sáp nhập sẽ tham gia tố tụng.

– Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải ra quyết định giải thể hợp tác xã đó. Tòa án yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết theo thẩm quyền và căn cứ điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

– Trường hợp hợp tác xã đã có quyết định giải thể mà việc xử lý tài sản chung và vốn (Luật hợp tác xã năm 2012 gọi là tài sản không chia) của hợp tác xã được giải quyết theo Điều 36 Luật hợp tác xã năm 2003, khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã năm 2012, Điều 21 Nghị định số193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã năm 2012. Theo đó, khi giải thể hợp tác xã, một phần tài sản chung không chia được giao cho chính quyền địa phương quản lý thì người đại diện cho chính quyền địa phương (nơi quản lý tài sản của hợp tác xã) sẽ là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã và tham gia tố tụng tại Tòa án.

– Trường hợp hợp tác xã đã có quyết định tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.

Thủ tục đăng ký kinh doanh về dịch vụ chuyển phát nhanh

Câu hỏi:  Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn kinh doanh về dịch vụ chuyển phát nhanh thì cần làm những thủ tục gì? Tôi cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi cau hỏi về cho chúng tôi, Luật sư của chúng tôi xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:

Bạn muốn kinh doanh về dịch vụ chuyển phát nhanh đây là ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định, cụ thể như sau:

– Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;

– Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.

– Mức vốn tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/2011/NĐ-CP phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp

Kinh doanh DV chuyển phát nhanh đòi hỏi có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính của cơ quan quản lý chuyên ngành.

*Thành phần hồ sơ bao gồm:

–  Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;

– Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);

– Phương án kinh doanh;

– Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

– Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

– Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này.

– Phương án kinh doanh, gồm các nội dung chính sau:

+ Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;

+ Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;

+ Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;

+ Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;

+ Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);

+ Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;

+ Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.

Số lượng hồ sơ là 3 bộ, 1 bộ gốc và 2 bộ bản sao

Xóa án tích

Câu hỏi:

Tôi bị phạt tù 6 tháng nhưng cho hưởng án treo và thời hạn thử thách là 1 năm đã hết nhưng trong thời gian thử thách tôi không lên trình báo địa phương do tôi không biết và không ai chỉ dẫn các bước và tôi còn vướng công việc làm nên cũng không lên trình báo nơi tôi ở.Vậy bây giờ tôi muốn xin giấy xác nhận là đã hoàn thành xong thời hạn thử thách để làm hồ sơ xóa án tích thì có bị trục trặc gì không? Tôi phải làm gì để xóa án tích.

logo-mblaw

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Về vấn đề thi hành án treo

Căn cứ quy định tại Điều 62, Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì việc thi hành quyết định thi hành án treo như sau:

Điều 62. Thi hành quyết định thi hành án treo

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
  2. a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
  3. b) Quyết định thi hành án treo;
  4. c) Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp;
  5. d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
  6. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
  7. Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”

Như vậy, trường hợp của anh thì Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Anh có thể lên UBND xã để hỏi cụ thể về vấn đề này.

Thứ hai, Về vấn đề xóa án tích

Người được xóa án tích  coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích trong những trường hợp:

Căn cứ Điều 53, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì các trường hợp Đương nhiên được xoá án tích:

“1. Người được miễn hình phạt.

  1. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
  2. a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  3. b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
  4. c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
  5. d)  Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù  từ trên mười lăm năm.”

-Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin xóa án tích

+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.

+ Bản sao hộ khẩu;

+ Bản sao chứng minh nhân dân.

Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện). Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

Trân trọng !

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Câu hỏi : 

Chào luật sư, vợ chồng tôi kết hôn cũng khá lâu rồi, nhưng không có con, nên 2 vợ chồng chúng tôi muốn nhận con về nuôi, chúng tôi muốn hỏi về trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi như thế nào hợp pháp để vợ chồng tôi có thể nhận nuôi và cần những giấy tờ gì?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư của công ty chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Đối với trường hợp của bạn cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp xã nơi bạn thường trú

Yêu cầu :

Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; – Đến thời điểm Luật nuôi con nuôi có hiệu lực (ngày 01/01/2011), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống

– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

Trình tự thực hiện:

– Người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã nơi mình thường trú;

– UBND cấp xã cử công chức tư pháp -hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh.

– Nếu các bên đáp ứng đủ điều kiện thì công chức tư pháp- Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi.

– Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi và cấp cho người nhận nuôi con nuôi một bản chính.

Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai đăng ký việc nuôi con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính);

– Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi; (Bảo sao);

– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận con nuôi; (Bản sao);

– Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có (Bản sao);

– Giấy tờ tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi thực tế nếu có; (Tùy tính chất của từng trường hợp cụ thể mà có các giấy tờ tương ứng).

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Mọi ý kiến thắc mắc và cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn cụ thể hơn

Thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi) : Thay “chọn cho” sang “chọn bỏ”

Điểm mới nhất của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) lần này là sự thay đổi phương pháp tiếp cận khi làm luật, thay vì “chọn cho” (nghĩa là cái gì cho thì ghi trong luật), đã chuyển sang cách “chọn bỏ” (quy định những gì cấm, còn lại thì doanh nghiệp, nhà đầu tư được phép đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật).

Cơ quan soạn thảo thống nhất với các bộ, ngành hữu quan thu hẹp từ 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ xuống còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như quy định tại Điều 6 của dự thảo Luật. Tất cả 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều này đều đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhưng được tổng hợp trong Luật Đầu tư (sửa đổi) để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân.

Trước đó, về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 7), vẫn có ý kiến đề nghị quy định rõ những trường hợp nào phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và những trường hợp nào được thực hiện hoạt động kinh doanh khi có đủ điều kiện. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ hệ thống và công bố các điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Điều kiện kinh doanh là các yêu cầu cần thiết để bảo đảm cho hoạt động bình thường mà không bị pháp luật cấm; còn các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là hạn chế quyền tự do đầu tư kinh doanh, do đó cần quy định trong Luật nhằm bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng như tại Điều 7 của dự thảo Luật. Để tăng cường tính công khai minh bạch của các chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tự quyết định hoạt động của mình, Luật đã quy định rõ các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Điều 62 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 62, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 62 : Chấm dứt việc giám hộ

1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Người được giám hộ chết;

c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với Hoạt động bán lẻ của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sẽ thực hiện theo nội dung được quy định tại Nghị định này, cụ thể Liên quan đến việc Xin cấp Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Luật Minh Bạch xin giới thiệu đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện, trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài) và những lưu ý khi thực hiện thủ tục:

I. Trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cụ thể là những hoạt động sau, thì phải xin cấp Giấy phép kinh doanh:

“ a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ø  Căn cứ vào Điều 9 Nghị định này các khoản a, b, c được nêu trên : Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài  thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối hàng hóa lưu ý cụ thể các trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

·        Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí => Tổ chức kinh tế nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối bán buôn  hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì không phải xin Giấy phép kinh doanh

·        Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

·         Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thì cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ để bán lẻ tại các cơ sở đó.

II. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP đưa ra các điều kiện như sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

“a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

“b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

III. Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh:

B1: Nộp hồ sơ xin Cấp Giấy phép kinh doanh lên Sở Công Thương

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Lưu ý: Giải trình theo các tiêu chí:

–         Quốc tịch của Nhà đầu tư có đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay không?;

–         Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường hàng hóa;

–         Giải trình về kinh nghiệm hoạt động của nhà đầu tư

–         Đánh giá tác động hiệu quả kinh tế, xã hội, sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất, tác động của dự án tới môi trường

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

Lưu ý: Trình bày tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, phương án lưu giữ kho và bảo quản hàng hóa, nhu cầu sử dụng lao động phục vụ cụ thể mục đích phân phối , phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh phân phối từ giới thiệu sản phẩm đến giao hàng

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

Lưu ý: Giải trình vốn sử dụng cho mục đích phân phối, xuất khẩu: Tổng vốn, nguồn vốn, phương thức huy động vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thì phải kèm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

Lưu ý: Giải trình số liệu căn cứ vào báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

B2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ: Đa số hồ sơ chuyển về Phòng Thương Mại, Phòng Kinh tế đối ngoại

Cơ quan cấp phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hoạt động:  Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động:

–         Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu mỡ bôi trơn

–         Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–         Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

–         Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

–         Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

–         Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

–         Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

B3: Sở Công Thương trả kết quả

Thời hạn xử lý: 10-15 ngày

Thời hạn xử lý (trong trường hợp xin ý kiến Bộ): 25-30 ngày

 

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI NHẤT 2020

Em cần được tư vấn. Em đang tổ chức các khóa học hỗ trợ chỉnh sửa giọng nói, công ty em là công ty TNHH với ngành chính là hỗ trợ giáo dục. Em thấy rất nhiều các đơn vị cũng đang tổ chức các khóa học ví dụ như: đào tạo NLP, kinh doanh online, đào tạo marketing …. Vậy coi là hình thức gì và có cần giấy phép con không ạ? Mà nếu làm giấy phép con thì mấy ngành đào tạo trên làm gì có bằng cấp chuyên ngành để đăng ký. Anh chị nào biết tư vấn giúp em?

Về vấn đề được đặt ra chúng tôi xin được phép tư vấn dưới góc nhìn pháp luật như sau:

Giấy phép con thể hiện sự chấp thuận, cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện (vốn pháp định, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, an toàn trật tự,…) và đã làm thủ tục xin cấp giấy phép. Sau khi doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép con thì được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Một doanh nghiệp, một tổ chức muốn kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này phải xin phép cơ quan có thẩm quyền giấy phép hoạt động, giấy phép này thường được mọi người được gọi là giấy phép con. Đối với doanh nghiệp của chị hiện tại chưa có giấy phép này, để hoạt động thì cần phải xin giấy phép thì mới được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, cụ thể:

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa quy định trong trong chương II

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA

Điều 4. Cơ sở vật chất

  1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
  2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

  1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Điều 6. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Sau khi đáp ứng đủ những điều kiện trên thì, chị cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để Xin Giấy phép xác nhận đăng ký hoạt động đào tạo kỹ năng mềm. Thành phần hồ sơ như sau:

– Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Công ty lập một bộ hồ sơ như trên gửi cho cơ quan có thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi công ty đặt trụ sở.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của công ty với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho công ty. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì chị sẽ được cấp giấy phép con và sẽ được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Danh mục những từ được phép viết tắt trên hóa đơn

Những từ được phép viết tắt trên hóa đơn.

Theo thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính:

phan-biet-hoa-don-ban-hang-va-hoa-don-gtgt

Ảnh minh họa

Căn cứ và Điểm b Khoản 7 Điều 3

STT Từ được phép viết tắt Viết tắt thành
1 Phường P
2 X
3 Thị trấn TT
4 Quận Q
5 Huyện H
6 Thị xã TX
7 Thành phố TP
8 Tỉnh T
9 Việt Nam VN
10 Cổ phần CP
21 Các từ khác nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật