Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 105 Bộ luật dân sự 2015

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản

Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

 

Đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư nếu được triển khai có thể là một sai lầm không thể khắc phục

“Đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư, hay nói cách khác là “bán” dữ liệu dân cư nếu được triển khai trên thực tế, theo tôi sẽ là một sai lầm không thể khắc phục được” – Luật sư Trần Tuấn Anh, Công ty Luật hợp danh Minh Bạch.

Mỗi con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi, có 2 thứ quyền gắn bó suốt cuộc đời, đó là “quyền nhân thân” và “quyền tài sản”.

Trong đó, quyền nhân thân tức là những gì gắn bó với chính con người họ, chỉ duy nhất họ mới có quyền thực hiện hoặc thay đổi thông qua bộ máy quản lý hành chính nhà nước, ví như quyền đối với họ tên, giới tính, quyền kết hôn, ly hôn, nuôi con…

Quyền này nằm trong giới hạn “quyền con người” mà pháp luật đã trao cho mỗi cá nhân và là bất khả xâm phạm. Mọi hành vi sử dụng, khai thác không được sự đồng ý của cá nhân, công dân đều là hành vi xâm phạm quyền nhân thân và bị pháp luật nghiêm cấm.

Điều 21 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” và “Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 cũng đã dành riêng một mục 2, với 15 Điều luật riêng biệt để quy định về quyền này của công dân.

Ở đó khẳng định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác” (khoản 1, Điều 25) và “1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác” (khoản 1, 2 Điều 38).

Như vậy, có thể khẳng định, trong trường hợp cá nhân không đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng, công khai thông tin liên quan đến “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân” thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được quyền thực hiện. Hành vi sử dụng, công khai thông tin cá nhân của người khác trong trường hợp này là hành vi vi phạm pháp luật.

Cũng cần nói thêm rằng, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án) hay một số các cơ quan nhà nước khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ có thể “khai thác” thông tin cá nhân của công dân để phục vụ mục đích quản lý hoặc xử lý vi phạm pháp luật của công dân theo đúng phạm vi quy định tại Điều 8 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, cũng như Luật Căn cước Công dân năm 2014.

Việc được “khai thác” trong phạm vi thẩm quyền không đồng nghĩa với đề xuất của  UBND TP. Hà Nội được đem các thông tin này đi “bán” (dưới cái tên là “thu giá dịch vụ”) cho các tổ chức kinh tế như đề xuất của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Thông tin cá nhân, bí mật đời tư cá nhân thuộc về từng người. Quyền cho hay không do từng cá nhân quyết định, làm gì có giá nào đưa ra để “thu giá” hay “thu phí”, lại càng không phải là hàng hóa để có thể đem “bán”!

Qua đề xuất trên, có cảm giác rằng ở Việt Nam chúng ta chưa coi trọng và dành sự tôn trọng đúng mức đối với dữ liệu cá nhân của mỗi công dân.

Trong thời đại số hiện nay, chỉ cần lộ ra bất kỳ một thông tin cá nhân nào thì đều có thể là cơ sở để các đối tượng xấu lợi dụng, xâm nhập, đánh cắp và sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Trong trường hợp dữ liệu công dân bị đánh cắp hoặc sử dụng vào mục đích trái pháp luật thì sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường.

Tôi cũng như nhiều người khác đã nhiều lần đặt câu hỏi: Tại sao sau khi đăng ký doanh nghiệp, hàng loạt đơn vị gọi điện đến “Giám đốc” trong giấy đăng ký kinh doanh để mời chào, kết nối làm ăn hay thu thuế, phí? Tại sao khi vừa xuống sân bay, đã có ngay tin nhắn của một hãng taxi gửi đến để quảng bá dịch vụ? Tại sao sau khi đến một đơn vị của ngành tài nguyên môi trường làm việc, ngay sau đó đã nhận được hàng loạt tin nhắn mời chào mua bán bất động sản? Người gọi điện nắm rõ họ tên, thu nhập cũng như nghề nghiệp của tôi. Họ đã làm cách nào?

Chúng ta có thể nhìn vào những sự việc còn chưa hết tính thời sự để có kinh nghiệm cho mình trong lĩnh vực bảo mật thông tin cá nhân của công dân, ví dụ: gần như toàn bộ thông tin cá nhân của người dân Malaysia đã bị đánh cắp cuối năm 2017, hay sự việc nhà sáng lập ứng dụng mạng xã hội Facebook bị điều trần liên tục tại Châu Âu và Mỹ liên quan đến việc để lộ thông tin cá nhân người sử dụng.

Vì thế, đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư, hay nói cách khác là “bán” dữ liệu dân cư, nếu được triển khai trên thực tế, theo tôi sẽ là một sai lầm không thể khắc phục được.

Luật sư Trần Tuấn Anh

____________________________________________________________________________________________

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 226 Bộ luật Dân sự quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

Mẫu hợp đồng mượn nhà

MBLAW sẽ cung cấp cho mọi người mẫu hợp đồng mượn nhà sau đây, các bạn có thể tham khảo :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –  Tự do – Hạnh Phúc

—–o0o—–

 

HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ

 

  • Căn cứ Bộ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015
  • Căn cứ sự thoả thuận của hai bên.

Hôm nay, ngày ……..  tại …………………………………….

Chúng tôi gồm có:

1CHỦ NHÀ    Bà : …………….

  • Sinh ngày: 
  • Địa chỉ: 
  • CMND số: ……….do …………… cấp ngày ………
  • Điện thoại : 

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

  1. BÊN MƯỢN :

Ông 

Sinh ngày : 

Số chứng minh : 

Số điện thoại : 

Nơi đăng ký thường trú: 

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng mượn nhà như sau:

ĐIỀU 1: PHẦN DIỆN TÍCH MƯỢN

Sau khi đã thoả thuận, Bên A đồng ý cho Bên B mượn căn nhà  theo địa chỉ sau đây :

Địa chỉ:

ĐIỀU 2: THỜI HẠN MƯỢN

Thời hạn mượn nhà là …….. năm kể từ ngày ……….

ĐIỀU 3: BÀN GIAO VÀ SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ

Mọi trang thiết bị ở trong nhà, bên B sẽ được mượn trong thời gian mượn với điều kiện không được làm mất mát, hư hỏng, mất tính năng sử dụng của trang thiết bị trong nhà. Nếu bên B gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên A.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

  • Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mượn nhà khi bên B:
  • Sử dụng nhà không đúng mục đích mượn ;
  • Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang mượn mà không có sự đồng ý của bên A;
  • Được lấy lại nhà cho mượn khi hết hạn hợp đồng hoặc theo sự thoả thuận của hai bên;
  • Giao nhà đúng thời hạn cho Bên B như quy định của Điều 3;
  • Nhận lại nhà khi hết thời hạn mượn hoặc theo sự thoả thuận của hai bên.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B:

  • Được ưu tiên ký hợp đồng mượn tiếp, nếu đã hết thời hạn mượn mà nhà vẫn dùng để cho mượn ;
  • Thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự và các quy định khác của nhà nước;
  • Không cho bất kỳ một bên thứ ba nào thuê, mượn hoặc sử dụng lại ngôi nhà nói trên nếu không được Bên A đồng ý.
  • Trả nhà cho bên A đúng theo thời hạn quy định.
  • Nhận nhà và sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn mượn.
  • Không được làm thay đổi kết cấu xây dựng của căn nhà.
  • Thanh toán các khoản tiền điện, nước và các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng nhà từ thời điểm nhận nhà.
  • Giao nhà đúng thời hạn cho Bên B như quy định của Điều 3.

ĐIỀU 6: SỬA ĐỔI VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

  • Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của hai bên bằng văn bản.
  • Hợp đồng chấm dứt khi hết hạn hợp đồng hoặc theo thoả thuận của các bên.

ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  • Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết, được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản.
  • Mọi vấn đề phát sịnh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên tích cực giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải trên tinh thần hợp tác, cùng có lợi.
BÊN CHO MƯỢN NHÀ BÊN MƯỢN NHÀ
 

 

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

Cơ quan thực hiện : UBND cấp huyện, thành phố thực hiện

Cách thức thực hiện: 

+ Qua bưu điện;

+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Yêu cầu : Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. 

Trình tự thực hiện : 

Bước 1. Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ  được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phốtrực tiếp hoặc theo đường bưu điện.

Bước 2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận:

+ Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

+ Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở

Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;

Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

+ Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;

Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.

+ Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Bước 3. Nhận kết quả tại tạiBộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Cán bộ trả kết quả kiểm tra giấy hẹn, hướng dẫn nộp lệ phí và giao kết quả cho người đến nhận.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00), trừ ngày lễ.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đóng thành 01 quyển, gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

+ Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Thời gian thực hiện : 22 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

 

Tai nạn lao động và các vấn đề pháp lý

Trong thực tế chúng ta rất hay lầm tưởng là chỉ bị tai nạn khi đang làm việc, tại nơi làm việc thì mới được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì như thế nào được coi là tai nạn lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động ra sao? Hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu vấn đề này.

Chinese rescuers pull out a body of a worker crushed after scaffolding of a building under construction collapsed on to some twenty-odd workers, in Zhengzhou, central China's Henan province 06 September 2007. The accident is the second major workplace accident following the collapse of a 328-metre (1,076-foot) bridge over the Tuo river in Hunan province, killing 41 workers who were removing steel scaffolding erected during its construction. CHINA OUT GETTY OUT AFP PHOTO (Photo credit should read STR/AFP/Getty Images)
Ảnh minh họa (internet)

Hiểu thế nào về tai nạn lao động.

Theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH, tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn), làm người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, là tai nạn lao động và được trợ cấp.

Cũng theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động.

Mức hưởng

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 04 năm 2015 của Bộ LĐTBXH thì mức trợ cấp cụ thể là:

– Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

– Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04 năm 2015 của Bộ LĐTBXH.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp được xác định là tai nạn lao động thì Công ty phải có trách nhiệm:

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động 2012.

 

 

 

Chuyển đất nông nghiệp thành đất ở cần những điều kiện gì?

Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Giải đáp thắc mắc trên, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Căn cứ, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được Luật Đất đai 2024 quy định tại các điều 116 (Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất), điều 121 (Chuyển đổi mục đích sử dụng đất) và điều 122 (Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất). Theo đó, để chuyển đất nông nghiệp, như đất trồng lúa, thành đất ở, điều kiện tiên quyết là diện tích đất phải nằm trong quy hoạch đất ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, việc chuyển đổi cần sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là khi chuyển đất trồng lúa, rừng đặc dụng hoặc đất rừng phòng hộ. Quyết định chuyển đổi chỉ được đưa ra sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và phải tuân thủ các quy định tại Điều 116 và 121 của Luật Đất đai 2024.

Tìm hiểu thêm tại đây

6 hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Luật an ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 tới đây, An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo Điều 8 của luật này thì các hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm : 

1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:

a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

b) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;

d) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

e) Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

=>Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bổ sung “cỏ Mỹ”, lá “Khat” vào danh mục chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS năm 2015). Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lần này liên quan đến 141 điều: 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung và bãi bỏ 1 điều.

160109lctem1-1452276488951

Ảnh minh họa

Cũng theo Tờ trình, cần bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong “cỏ Mỹ” và lá “Khat” có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

Đồng thời, bổ sung quy định xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy, làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Cụ thể, đối với trường hợp phạm tội ma túy đặc biệt nghiêm trọng mà BLHS quy định khung hình phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tức là khoản 4 các Điều 248 –  252 của BLHS năm 2015) thì phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cho biết: Đa số ý kiến UBTP tán thành với quan điểm của Chính phủ về việc bổ sung chất ma tuý XLR-11 (được tẩm trong “cỏ Mỹ”) thuộc danh mục II và lá cây “Khat” (có chứa chất ma túy Cathinone) thuộc danh mục I quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

Đã có gia đình quan hệ ngoài luồng bị xử lý như thế nào?

Chuyện nam nữ có quan hệ ngoài luồng, không phải là vợ chồng hợp pháp hiện nay rất phổ biến. Do môi trường làm việc, áp lực, gia đình, hay xảy ra mâu thuẫn với nhau nên dẫn đến có người thứ 3 xen vào cuộc sống của gia đình. Vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào về hành vi vi phạm trên, cụ thể như sau : 

Người đang có vợ mà chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).

Điểm 3.1 của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

– Trường hợp đang có vợ mà chung số như vợ chồng với người phụ nữ khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 trong những trường hợp sau đây:

(i) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

(ii) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

(Căn cứ Điểm 3.1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC).

VỤ NỔ BỐT ĐIỆN: KHÔNG PHẢI CỨ GẮN “BÀN TAY XƯƠNG CHÉO” LÀ HẾT TRÁCH NHIỆM

Sự cố đáng tiếc nêu trên ở Sa La – Hà Đông cho chúng ta thấy một điều rằng, người dân đang phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy khi đi ra đường. Đành rằng Công ty Điện lực cũng đã gắn cảnh báo ở bất kỳ bốt điện nào, tuy nhiên, rõ ràng rằng, việc gắn cảnh báo đó không có nghĩa sẽ loại trừ trách nhiệm pháp lý của Công ty Điện lực.

Pháp luật quy định bốt điện là “nguồn nguy hiểm cao độ” và chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi trừ trường hợp “Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại” hoặc “Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết” (Điều 623 Bộ luật Dân sự).

Trong trường hợp này, xét dưới góc độ dân sự thì Công ty Điện lực phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người dân và chế định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được áp dụng để giải quyết (Điều 773 Bộ luật Dân sự).

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như sau: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Như vậy, pháp luật vẫn tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về mức đền bù thiệt hại thì một trong các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án xác minh và đưa ra mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

Dưới góc độ xã hội, tôi cho rằng, người dân cũng đang liều mình “đánh cược” mạng sống của mình khi mưu sinh ngay sát bốt điện bởi việc này là vô cùng nguy hiểm, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mà những sự cố liên quan đến điện bao giờ hậu quả cũng lớn và thương tâm.

Chính vì vậy, các cơ quan chức năng phải tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân về những tác hại của những việc này để họ biết cách phòng tránh và trực tiếp là người dân chúng ta cần phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tuân theo hiệu lệnh của những biển báo….để bảo vệ chính tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân cũng như gia đình mình.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Ngày nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam kéo theo đó là lực lượng lao động nước ngoài cũng di chuyển theo. Thực tế cho thấy rất nhiều người lao động nước ngoài đang gặp khó khăn trong quá trình xin giấy phép lao động tại Việt Nam. Luật Minh Bạch xin giới thiệu thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam để quý vị tham khảo:

Luật sư Nguyễn Văn Hân – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình Luật sư doanh nghiệp trên kênh truyền hình VITV

  1. Điều kiện để người nước ngoài được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật (không bị hạn chế lăng lực hành vi dân sự, không bị áp dụng các biện pháp hạn chế khác).

–  Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

–  Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

  1. Bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu quy định;

– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định;

– Lý lịch tư pháp tại nước ngoài (Giấy xác nhận không phạm tội) do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;

– Lý lịch tư pháp tại Việt Nam nếu người lao động đã từng cư trú tại Việt Nam;

– Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài ít nhất 5 năm đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành và ít nhất 3 năm đối với vị trí chuyên gia);

– 02 ảnh mầu 4×6 phông nền trắng, không đeo kính.

– Bản chứng thực Hộ chiếu;

– Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền;

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động…).

Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng dịch sang tiếng Việt.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

Thời gian thực hiện: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  1. Công việc thực hiện bởi Luật Minh Bạch

– Tư vấn cho khách hàng các quy định có liên quan đến việc xin giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, giải trình với cơ quan nhà nước (khi có yêu cầu) và thay mặt khách hàng nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tư vấn cho khách hàng thủ tục xin cấp visa dài hạn hoặc thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật.

Để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

  • Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232
  • Yêu cầu dịch vụ: 0987 832 333 
  • Gửi yêu cầu tư vấn qua email: luatsu@luatminhbach.vn

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật