Điều 116. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trang chủ Tin Tức Thư viện Văn bản pháp luật Điều 116 Bộ luật dân sự 2015
Điều 116. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
0.0 sao của 0 đánh giá
Luật sư Nguyễn Văn Hân – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình: Luật sư doanh nghiệp – Gỡ khó chính sách pháp luật cho lĩnh vực phân bón của Kênh truyền hình VITV.
Câu hỏi:
Tôi vừa kết hôn chưa được 1 tháng, tôi và vợ của tôi đến với nhau không trên cơ sở tình yêu mà vì cô ấy nói đang mang thai con của tôi nên tôi mới có trách nhiệm và đồng ý lấy cô ấy. Tuy nhiên vừa rồi vô tình đọc được tin nhán và tôi phát hiện đứa bé là con của người yêu cũ. Bây giờ tôi không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa? Trong trường hợp này tôi có được hủy hôn hay không?
Kính mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ảnh minh họa
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều kiện kết hôn:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
Trong đó điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 quy định như sau:
Tại Điều 2 Thông tư liên tịch số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định như sau:
“Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.”
=> Vậy trong trường hợp của bạn nếu bạn chứng minh được việc đứa con trong bụng là của người yêu cũ của vợ bạn thì đây được coi là lừa dối kết hôn, do vợ của bạn đã đưa thông tin sai lệch rằng cô ấy đang mang thai đứa con của bạn.
Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Bạn có thể yêu cầu Tòa án hủy hôn do lừa dối theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình:
Trân trọng !
Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì có thể được miễn chấp hành hình phạt.
Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên. Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trong giai đoạn thi hành án hình sự khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật
Căn cứ miễn chấp hành hình phạt:
Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định:
+ Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự).
+ Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự).
Trong đó “lập công lớn” được hiểu là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Để thực hiện bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần,cần chuẩn bị:
Yêu cầu :
Doanh nghiệp được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
Thành phần hồ sơ :
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Quyết định bằng văn bản của đại hội đồng Cổ đông
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng cổ đông.
(Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.)
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp .
– Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
– Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Trình tự thực hiên: Người đăng ký hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau đây viết tắt là người đăng ký) nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Văn phòng Phát triển kinh tế – EDO (sau đây viết tắt là EDO) hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
Kết quả : Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Mọi ý kiến thắc mắc và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp
Mới đây câu chuyện người mẹ trẻ rao bán nội tạng để lấy tiền chữa bệnh cho con đang dậy sóng dư luận. Với vai trò là một Luật sư xin anh cho biết luật Pháp Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đền rao bán nội tạng này?
+ Pháp luật sẽ có hình thức xử phạt thế nào đối với hành vi ra bán nội tạng này?
+ Luật sư có lời khuyên thế nào đối với người mẹ mẹ trẻ này?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Ảnh minh họa
Luật sư nhận định:
Trước hết, qua câu chuyện này, là người làm cha làm mẹ, tôi cũng hiểu và cảm thông với việc làm của người mẹ trẻ. Trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn, không có tiền để chữa bệnh cho con thì cha mẹ có thể làm bất cứ việc gì để cứu sống tính mạng của con mình. Tình thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Tuy nhiên tình thương nào cũng cần phải được đặt trong giới hạn của quy định của pháp luật.
Trong việc này, tôi khuyên chị nên bình tâm suy nghĩ, tìm hướng giải quyết có thể là nhờ báo đài, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm. Không nên quyết định bồng bột, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này của cả chị và con chị.
Trở lại với sự việc, Pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có “LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 2006” quy định về vấn đề này.
Theo đó tại Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là “ Không vì mục đích thương mại”.
Ngoài theo quy định tại Điều 11 Luật này về các hành vi bị nghiêm cấm:
“….
Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại
…..”
Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, “việc hiến tặng nội tạng” là mang ý nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo. Khi thương mại hóa vấn đề này, biến “việc hiến bộ phận cơ thể con người” thành món hàng hoá có thể mua đi, bán lại dễ dàng thuộc phạm trù văn hoá, pháp luật không cho phép
Như vậy có thể thấy “hành vi rao bán nội tạng của người mẹ” là trái với quy định của pháp luật.
Thực tiễn hiện nay:
Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều, tuy nhiên để đợi được người hiến , tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò,mồi về việc mua bán nội tạng. Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.
Về chế tài xử lý:
Đây chính là một lỗ hổng pháp lý, bởi hiện nay theo Luật hình sự 1999 thì tội phạm về mua bán, môi giới nội tạng chưa được quy định . Còn theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11, tuy nhiên lại không có văn bản hướng dẫn hay quy định liên quan nào đến việc xử lý những hành vi này. Sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết cho cơ quan pháp luật.
Theo tôi, với tình hình thực tế hiện nay về nguy cơ xuất hiện loại tội phạm mới các nhà làm luật nên hình sư hóa hành vi mua bán và môi giới nội tạng. Bởi hành vi này đi ngược với ý nghĩa tinh thần về nhân đạo, nhân văn.Gây ảnh hưởng tới xã hội,ảnh hưởng cả về sức khỏe và mặt đạo đức của con người.
Trân trọng!
Một sự việc hi hữu gần đây của một cô gái Nam Định, Trần Ngọc Hiền, bị chỉ trích vì bức ảnh mặc đồ phản cảm trên sân pickleball. Hình ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng trang phục của cô không phù hợp khi chơi thể thao. Tuy nhiên, chính chủ đã khẳng định đây là ảnh ghép, do bạn bè chỉnh sửa từ ảnh gốc và không có ý định phát tán ra công chúng. Sau khi ảnh chế bị lan truyền, dù đã cố gắng đính chính và yêu cầu gỡ bỏ, nhưng bức ảnh vẫn tiếp tục được chia sẻ, gây mệt mỏi cho cô.
Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty luật Minh Bạch) cho hay, nghị định số 15/2020 quy định việc phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với việc lợi dụng mạng xã hội để thực hiện 1 trong các hành vi như cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín nhân phẩm của tổ chức, cá nhân…
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa thông tin trái phép lên mạng viễn thông, hành vi xâm phạm quyền tự do và làm nhục người khác.
Đọc thêm tại đây
Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.
Mới đây, diễn đàn hơn một triệu thành viên chia sẻ ảnh chụp cô gái khá xinh đẹp trong phòng tập gym, kèm những bức hình được cắt ra từ clip nhạy cảm.
Câu chuyện cô gái bị ghép mặt vào clip sex thu hút sự chú ý của dân mạng
Cô gái đó là P.A (19 tuổi), hiện đang học tập tại Hà Nội. P.A kể lại, ngày 20/10, trong khi đang ngồi học trong lớp thì được hai người bạn thân thông báo sự việc. Hình ảnh trong phòng tập gym của cô bị ghép vào một bức ảnh được cắt ra từ clip sex và lan truyền rộng rãi.
Từ câu chuyện của P.A, nhiều người thắc mắc, những đối tượng ghép ảnh người khác ghép vào clip sex hoặc hình ảnh cắt từ clip sex rồi tung lên mạng sẽ bị xử lý thế nào? Những người chia sẻ hình ảnh nhạy cảm của người khác nhưng chưa kiểm chứng có phải chịu trách nhiệm?
Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) phân tích, hành vi ghép mặt cô gái vào bức ảnh cắt từ clip sex và đăng lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
“Hành vi trên có dấu hiệu cấu thành “tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 121 BLHS 2009 bởi, nó khiến nhiều người hiểu nhầm cô gái là nhân vật trong clip đồi trụy, làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của cô gái. Người phạm tội “Làm nhục người khác” có thể bị phạt tù tới 3 năm tù”
Luật sư Tuấn Anh nhận định, đối tượng ghép mặt cô gái vào clip sex rồi tung lên mạng thì có thể bị truy tố về tội danh “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.
Luật sư cho biết thêm, những người không trực tiếp cắt ghép mặt cô gái vào ảnh chụp đoạn clip sex nhưng thực hiện hành vi đăng tải, chia sẻ hình ảnh này tới nhiều người gây ảnh hưởng có thể phải bồi thường thiệt hại cho cô gái.
“Theo Bộ luật dân sự năm 2005, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì phải bồi thường”,
Như vậy, những người cố ý hoặc vô ý lan truyền trên mạng internet những thông tin thiếu chính xác như đăng tải, chia sẻ thông tin, clip ghép mặt cô gái vào đoạn clip sex gây thiệt hại đến quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của cô gái thì trong mọi trường hợp đều có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho nạn nhân.
Tùy vào mức độ vi phạm, người đăng tải, chia sẻ các thông tin thiếu căn cứ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nạn nhân có thể bị xử lý hành chính với số tiền phạt từ 10 – 15 triệu đồng theo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện 2013.
Về phía cô gái bị ghép mặt trong đoạn clip nhảy cảm, luật sư Tuấn Anh cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình cô gái có quyền yêu cầu những người chia sẻ thông tin đó phải gỡ bỏ ngay lập tức hình ảnh gây ảnh hưởng đến mình, đồng thời xin lỗi và đính chính công khai.
Ngoài ra, cô gái có thể yêu cầu người chia sẻ thông tin thất thiệt về mình bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.
Câu hỏi:
Hành động ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông thực sự là mối nguy hiểm lớn, đe dọa sự an toàn của người điều khiển và cả những người đang cùng tham gia giao thông thời điểm đó. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện nay pháp luật mới có quy định về trách nhiệm của lái xe gây tai nạn mà chưa đề cập đến trách nhiệm của người dân bên đường khi gây nguy hiểm cho người đang điều khiển phương tiện. Ý kiến của luật sư về vấn đề này?
Người gửi câu hỏi: Bác A – Long Biên Hà Nội.
Ảnh minh họa
Luật sư trả lời:
Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!
Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phạm vào tội phạm được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý về vi phạm hành chính với các quy định tương ứng trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan. Tức là hành vi này luôn được cụ thể hóa thành các điều luật rất dễ nhận thấy.
Còn đối với hành vi ném gạch đá hoặc các vật nguy hiểm khác gây thiệt hại cho các phương tiện khi đang tham gia giao thông thì không có điều luật nào về Hình sự hay xử lý vi phạm hành chính có tên cụ thể đến từng hành vi như vậy. Nhưng nói vậy không có nghĩa là những hành vi đó không được điều chỉnh bởi pháp luật Hình sự hay không bị xử lý vi phạm hành chính.
Lấy ví dụ đơn cử như hành vi ném đá vào xe ô tô gây vỡ kính xe và thiệt hại được xác định là 5 triệu đồng. Vậy người gây ra hành vi trên sẽ bị xử lý về tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ Hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Và trong trường hợp nếu hành vi đó gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc thiệt hại về tài sản lên tới 500 triệu đồng thì mức án cao nhất mà người phạm tội phải đối mặt là chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Còn trong trường hợp hành vi gây thiệt hại không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo các biện pháp hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với các điều luật tương ứng.
Trân trọng!
Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; có hiệu lực từ ngày 18/9/2023. (more…)
Câu chuyện Công an TP Hà Nội thí điểm xử phạt nguội vi phạm giao thông qua hình ảnh và video do người dân cung cấp trên trang Facebook đang nhận được sự bàn tán xôn xao từ dư luận. Quá trình xử lý yêu cầu xác minh tính xác thực của bằng chứng và tìm chủ phương tiện có thể trở nên thuận tiện hơn, tuy nhiên vẫn gặp khó khăn khi xe đã đổi chủ.
Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định rằng việc tiếp nhận thông tin qua Facebook là cần thiết, giúp quản lý và xử lý vi phạm hiệu quả. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng các hình ảnh và video trên mạng xã hội chỉ là nguồn phản ánh hành vi vi phạm, chưa đủ để làm căn cứ xử phạt hành chính. Theo quy định pháp luật, việc xử lý cần dựa trên các thiết bị chuyên dụng, và quá trình xử phạt phải tuân thủ đúng trình tự điều tra, xác minh như trong các trường hợp vi phạm thông thường.
Tìm hiểu thêm tại đây.
Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.
Trong phiên xử ngày 21/9 thì Phương Nga nói rằng bị cáo và bị hại có “hợp đồng tình ái” trị giá 16.5 tỷ (Nga có lăn tay), hợp đồng có điều khoản “Nga phải quan hệ tình cảm 7 năm với bị hại”.
Bị cáo Dung nói hợp đồng có thật, nhưng quan hệ giữa bị hại và Nga đổ vỡ nên bị hại đã biến hợp đồng thành đó thành mua bán nhà để vu cho Nga tội lừa đảo.
Xin luật sư cho biết vậy nếu lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật thì “hợp đồng tình ái” có hợp pháp hay không?
Ảnh (báo tuoitre)
Luật sư trả lời:
Trước hết đây là lời khai một phía từ hoa hậu “Phương Nga” nên tôi chưa thể khẳng định hợp đồng tình cảm này có thật hay không? Phương Nga cũng chưa chính thức đưa ra “bản hợp đồng” này để làm chứng cứ xác thực lời khai của mình. Đây là một trong những yếu tố để Tòa án nhân dân TP.HCM trả hồ sơ để Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
“Hợp đồng tình ái” là trái quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật.
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì không có quy định nào về “hợp đồng tình ái”.
Nếu coi đây là một “hợp đồng dân sự” thì nó đã vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 389 BLDS 2005.
Bởi lẽ, tình cảm là thứ xuất phát tự nguyện từ bản thân của hai phía. Không thể dùng tiền bạc, tài sản hay thậm chí là danh lợi để giao dịch. Như vậy, hành vi dùng 16,5 tỷ VNĐ để đổi lấy 07 năm quan hệ tình cảm với ông M là trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta.
Chế tài xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Nếu lời khai của Nga là đúng sự thật và trong trường hợp Nga biết ông M đã có vợ và vẫn đồng ý chung sống và quan hệ tình cảm với ông M thì ông M và Nga có thể bị xử phạt hành chính theo tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
Ngoài ra, tùy vào mức độ có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS 1999:
“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi Thưa Luật sư, tôi có vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.Gia
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu 1. Giao dịch dân sự vô hiệu
Luật sư Trần Tuấn Anh trả lời Truyền hình Quốc hội “Alo cử tri: Hàng trăm người dân Hoàng Mai,
Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Đây là một vấn đề tưởng chừng hết sức “cỏn con” và gần gũi trong đời sống hàng ngày, và
Đây là quy định tại Thông tư 68/2017/TT-BQP về hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong
Chi tiết điều 40 Bộ luật dân sự 2015 như sau : Điều 40: Nơi cư trú của cá nhân
Đây là nội dung được quy định tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg về danh mục phương tiện, thiết bị phải dán
Khi tranh chấp dân sự mà một bên là hợp tác xã nhưng thực tế đương sự không xác định
Điều kiện kinh doanh dược phẩm: Cơ sở vật chất – kỹ thuật và nhân sự phải đạt tiêu chuẩn
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều Điều 12 của Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình
Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp Yêu cầu : – Người xin thôi quốc
Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
____________________________________________________
Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Luật Minh Bạch
Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.6232
Email: luatsu@luatminhbach.vn
Trân trọng!
Điều 111. Vật chia được và vật không chia được
1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
2. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.
3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
Ngày 26/9/2017, Thủ tướng ban hành Quyết định 43/2017/QĐ-TTg về trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
– Bản khai hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không và vận đơn chủ (nếu có vận chuyển hàng hóa xuất khẩu);
– Danh sách hành khách (nếu có vận chuyển hành khách);
– Danh sách tổ bay;
– Bản lược khai hành lý ký gửi của hành khách (nếu hành khách có ký gửi hành lý);
– Thông tin về chuyến bay (đường bay, số liệu chuyến bay, tên hãng hàng không, cửa khẩu, số lượng hành khách, tổ bay và thời gian xuất cảnh);
– Thông tin về đặt chỗ của hành khách (thông tin PNR).
Ngoài ra, người làm thủ tục còn phải nộp các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không:
a) Tờ khai chung hàng không (bao gồm khai báo y tế) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;
b) Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;
c) Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Người làm thủ tục phải xuất trình các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không:
d) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực của hành khách; Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực của tổ bay xuất trình cho Công an cửa khẩu;
đ) Phiếu tiêm chủng quốc tế của tổ bay, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm) xuất trình cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.
2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.
3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp dùng các chiêu trò khác nhau (gây áp lực cho người lao động, bắt tăng ca quá mức…) để đuổi việc người lao động nhằm không phải trả tiền thưởng Tết Âm lịch Đinh Dậu 2017. Vậy doanh nghiệp có bị xử lý gì không?
i) Người sử dụng lao động chỉ được phép sa thải (đuổi việc) người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 126 của Bộ luật Lao động 2012; như vậy, ngoài các trường hợp này thì người sử dụng lao động không được đuổi việc người lao động.
ii) Trong trường hợp người sử dụng lao động đuổi việc người lao động trái pháp luật thì họ phải có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường một khoản chi phí cho người lao động theo Điều 42 của Bộ luật Lao động 2012.
(iii) Ở mức độ vi phạm nhẹ thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
(iv) Trường hợp đuổi người lao động một cách trái pháp luật ở mức độ nặng, thì có bị xử lý hình sự theo Điều 128 của Bộ luật Hình sự 1999 (hình phạt có thể lên đến 01 năm tù giam).
Hiện nay, tình trạng giao thông ở Việt Nam đang khá căng thẳng và bất cập. Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt chính là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm. Trong nhiều trường hợp, người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, đi sai làn đường gây tai nạn thì ngoài trách nhiệm bồi thường thì còn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu rõ về vấn đề này.
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Ảnh minh họa(internet)
Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP
– Chủ thể:
Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.
– Khách thể:
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.
– Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).
+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).
Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.
Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.
Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.
Trân trọng!
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP
– Chủ thể:
Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.
– Khách thể:
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.
– Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).
+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).
Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.
Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.
Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.
Trân trọng!
Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông
A. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả
1.Khách thể của tội phạm
Vậy Cụ thể thế nào là hàng giả? Theo Bình Luận Khoa học BLHS 2015, có thể hiểu hàng giả là các loại hàng hóa khi đối chiếu với hàng thật có thể có các vi phạm sau đây:
Lưu ý: Cần phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng. Hàng kém chất lượng trước hết là các loại hàng hóa do các công ty, các doanh nghiệp được phép sản xuất với những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhất định đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sản xuất và buôn bán hàng kém chất lượng hiện nay không bị coi là tội phạm.
2.Mặt khách quan của tội phạm
Điều 192 quy định hai loại hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả
Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.
Ví dụ: sản xuất hàng giả là quần áo thì mỗi người có thể chỉ may một bộ phận của chiếc áo, có người chuyên đóng nhãn mác giả, có người chỉ tham gia đóng gói để đem bán thì đều coi là người sản xuất hàng giả
Cụ thể là: “ việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường hợp phạm tội
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng
b)Hàng giả dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
c) Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d)Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Chủ thể của tội phạm
Đó là những người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 và đạt độ tuổi từ 16 trở lên
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người sản xuất, buôn bán hàng giả phải nhận biết rõ đó là hàng giả mà vẫn sản xuất và buôn bán vì mục đích kiếm lợi bất chính
Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa
B. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả
a) Có tính chất chuyên nghiệp
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
f) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
g) Buôn bán qua biên giới;
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn
Lưu ý: Tất cả các bài viết trên website: luatminhbach.vn chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Luật Hợp Danh Minh Bạch và người gửi yêu cầu tư vấn.
Tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi:
Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo BLHS 2015
Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nào
Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào
Đất rừng sản xuất hiện đang được rao bán với giá rẻ tại nhiều khu vực như Hòa
Chủ tịch nước vừa ra Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016 quy định về đặc xá 2016 Ảnh
Chiều 28-9, Bộ GD-ĐT họp báo công bố phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ
Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy định chung trong Bộ luật dân sự năm
Sau va chạm giao thông, nhiều tài xế thường có hành vi mất bình tĩnh ,đập phá phương
Trong mấy ngày qua, vụ URC bồi thường vì 2 lô C2, Rồng đỏ nhiễm chì lại nóng
Liên quan đến vụ việc Công an tỉnh Nghệ An phát hiện, thu giữ 17 con hổ
Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình talk show “Đối
Các cá nhân, tổ chức muốn tham gia các hoạt động giám sát, lập dự án, thiết kế, thi công
Theo thông tư 07/2002/TT-BYT hướng dẫn đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế và nghị định
Cơ quan thực hiện :Sở Y tế Yêu cầu : Điều kiện chung để xác nhận nội dung quảng cáo
Cơ quan thực hiện : Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Các Cơ quan
Quy định xử phạt vượt đèn vàng, đèn đỏ trong Nghị định 46 nhiều người không hiểu luật, kể cả
Theo Điều 50 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo,
Thành phần hồ sơ: a) Trường hợp có nhiều hơn một cá nhân hoặc nhiều hơn một tổ chức được
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là một trong các tội về xâm phạm quyền tự do
0243 999 0601